Tải bản đầy đủ (.docx) (243 trang)

luận án tiến sĩ thực trạng và hiệu quả một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng an toàn người bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 243 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DC THI BèNH

LI C TR

thực trạng và hiệu quả một số giải pháp quản lý
nâng cao chất l-ợng an toàn ng-ời bệnh tại bệnh
viện đa khoa tỉnh thái bình

LUN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CƠNG CỘNG

THÁI BÌNH – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DC THI BèNH

LI C TR

thực trạng và hiệu quả một số giải pháp
quản lý nâng cao chất l-ợng an toàn ngời bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái
bình

Chuyờn ngành: Y tế Công cộng
Mã số: 9720701



LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

Người hướng dẫn khoa học:
1.PGS.TS. Phạm Văn Trọng
2.GS.TS. Lương Xuân Hiến


THÁI BÌNH – 2020


LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện thành công đề tài nghiên cứu và luâṇ án , tôi đa ̃nhâṇ được
sư ̣giúp đỡcủa nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin được gửi lời cảm
ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Quản lýđào taọ Sau đaịhọc, Khoa Y
tếCông công ̣ Trường Đaịhoc ̣ Y Dươc ̣ Thái Binh̀ cùng các thầy giáo, cô giáo đa
̃hướng dâñ vàgiúp đỡtôi trong suốt quátrinh ̀ hoc ̣ tâp ̣ vànghiên cứu. Xin chân
thành cảm ơn các nhà khoa học trong và ngồi Trường đã giúp cho tơi nhiều ý
kiến quý báu để tơi hồn thiện luận án.
Tơi xin trân trong ̣ gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đớc Sở Y tế tỉnh Thái
Bình, Ban Giám đớc, các khoa phòng chức năng cùng các đồng nghiệp tại
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi rất nhiều
trong suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài, thu thâp ̣ xử lý số liệu vàhồn
thành lṇ án.
Tơi xin đươc ̣ bày tỏlòng kính trọng và biết ơn tới Nhà giáo Nhân dân,
PGS.TS. Phạm Văn Trọng, Nhà giáo Nhân dân, GS.TS. Lương Xuân Hiến Những người Thầy đãtận tình hướng dẫn và giúp đỡtơi trong suốt quátri ǹ h
hoc ̣ tâp, ̣ nghiên cứu và hồn thành lṇ án này.
Ći cùng tơi xin bày tỏlòng cảm ơn tới gia đinh, ̀ baṇ bèđồng nghiệp của
tơi - Những người ln đơng ̣ viên khích lê ̣ tôi trong suốt quátri ǹ h hoc ̣ tâp ̣

vànghiên cứu.
Thái Bình, tháng 12 năm 2020
Nghiên cứu sinh

Lại Đức Trí


LỜI CAM ĐOAN

Tơi là Lại Đức Trí, nghiên cứu sinh khóa IX Trường Đại học Y Dược
Thái Bình, chun ngành Y tế Công cộng, xin cam đoan:
1.

Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn

của PGS.TS. Phạm Văn Trọng và GS.TS. Lương Xuân Hiến.
2.

Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã

được công bố tại Việt Nam.
3.

Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác,

trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Thái Bình, tháng 12 năm 2020

Nghiên cứu sinh

Lại Đức Trí


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN............................................................................... 4
1.1. Thực trạng quản lý chất lượng an toàn người bệnh................................ 4
1.1.1. An tồn người bệnh và sự cớ y khoa................................................ 4
1.1.2. Quản lý chất lượng an toàn người bệnh........................................... 8
1.1.3. Phòng ngừa sự cố y khoa................................................................12
1.2. Giải pháp can thiệp nhằm nâng cao chất lượng an toàn người bệnh....15
1.2.1. Các phương pháp chất lượng cơ bản cấp quốc gia.........................16
1.2.2. Các hoạt động cơ bản về quản lý chất lượng trong khám chữa bệnh. .. 16

1.2.3. Các hoạt động khác trong quản lý chất lượng khám chữa bệnh.....21
1.2.4. Một sớ mơ hình quản lý chất lượng bệnh viện...............................23
1.2.5. Các nghiên cứu về quản lý chất lượng bệnh viện, an toàn người bệnh 30

1.2.6. Tổ chức hệ thống các bệnh viện tại tỉnh Thái Bình........................37
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............38
2.1. Địa bàn, đối tượng và thời gian nghiên cứu..........................................38
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu.........................................................................38
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................38
2.1.3. Thời gian nghiên cứu......................................................................40
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 40
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................ 40
2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu cho nghiên cứu............................................ 42
2.2.3. Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu..........................................47

2.2.4. Cơ sở tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số trong nghiên cứu.................49
2.2.5. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin...................................50
2.3. Các bước và tiến trình nghiên cứu........................................................51
2.3.1. Các bước tiến hành nghiên cứu...................................................... 51


2.3.2. Giải pháp can thiệp.........................................................................52
2.3.3. Tiến trình thực hiện đề tài...............................................................56
2.4. Xử lý số liệu..........................................................................................62
2.5. Biện pháp khắc phục sai số trong nghiên cứu.......................................63
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu......................................................... 63
2.7. Phạm vi và một số hạn chế trong nghiên cứu.......................................64
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 65
3.1. Thực trạng quản lý chất lượng an toàn người bệnh tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Thái Bình năm 2015..............................................................65
3.1.1. Kiến thức của NVYT về quản lý chất lượng ATNB.......................65
3.1.2. Thái độ của NVYT về quản lý chất lượng ATNB..........................68
3.1.3. Kiến thức của NVYT về 5S............................................................70
3.1.4. Thái độ của NVYT về thực hiện 5S............................................... 71
3.1.5. Thực trạng sự cố y khoa tại bệnh viện năm 2015...........................73
3.2. Hiệu quả một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng an toàn người
bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2017.........................77
3.2.1. Hiệu quả về kiến thức của NVYT đối với quản lý chất lượng ATNB 77

3.2.2. Hiệu quả về thái độ của NVYT đối với quản lý chất lượng ATNB 82
3.2.3. Hiệu quả thay đổi kiến thức của NVYT đối với 5S.......................85
3.2.4. Hiệu quả về thái độ của NVYT đối với 5S.....................................86
3.2.5. Thực trạng và hiệu quả thực hiện báo cáo SCYK tại bệnh viện
trước, sau can thiệp............................................................................... 88
3.2.6. Hiệu quả can thiệp đối với nhiễm khuẩn bệnh viện....................... 93

3.2.7. Kết quả nghiên cứu định tính hiệu quả của các giải pháp can thiệp
.................................................................................................................. 98
Chương 4: BÀN LUẬN...............................................................................101
4.1. Thực trạng quản lý chất lượng an toàn người bệnh tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Thái Bình năm 2015............................................................101


4.1.1. Kiến thức của NVYT về quản lý chất lượng an toàn người bệnh.
................................................................................................................ 101


4.1.2. Thái độ của NVYT về quản lý chất lượng ATNB.........................109
4.1.3. Kiến thức của NVYT về 5S..........................................................111
4.1.4. Thái độ của NVYT về thực hiện 5S..............................................112
4.1.5. Thực trạng về báo cáo SCYK, NKBV tại bệnh viện năm 2015 .. 113

4.2. Hiệu quả một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng an toàn người
bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2017.......................115
4.2.1. Hiệu quả về kiến thức của NVYT đối với quản lý chất lượng ATNB115

4.2.2. Hiệu quả về thái độ của NVYT đối với quản lý chất lượng ATNB
................................................................................................................ 121
4.2.3. Hiệu quả về kiến thức của NVYT đối với 5S...............................124
4.2.4. Hiệu quả về thái độ của NVYT đới với 5S...................................125
4.2.5. Hiệu quả cải thiện về tình hình sự cố y khoa tại bệnh viện..........127
4.2.6. Hiệu quả cải thiện tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện...................131
4.3. Tính bền vững của các giải pháp can thiệp.........................................135
KẾT LUẬN.................................................................................................. 138
KIẾN NGHỊ.................................................................................................140
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ

CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
A
D
R

KTV
LASA
NB

A
T
N
B

NKBV

A
T
P
T

NVCM

B
V


PVS

B
Y
T

VPBV

C
S
H
Q
C
T
C
H
H
S
B
A
H
S
T
C
C
Đ

NKTN
NKVM

NVQL
NVYT
SCYK
WHO


:
Adverse
Drug
Reaction
(Tác hại
khơng
mong
ḿn
của
th́c)

: An
tồn
người
bệnh
: An
tồn
phẫu
thuật
: Bệnh
viện

: Chấn thương chỉnh hình
: Hồ sơ bệnh án

: Hồi sức tích cực chớng độc
: Kỹ thuật viên
: Look-Alike, Sound-Alike (Trông
giống nhau, nghe giống nhau)

: Người bệnh
: Nhiễm khuẩn bệnh viện
: Nhiễm khuẩn tiết niệu
: Nhiễm khuẩn vết mổ
: Nhân viên chuyên môn
: Nhân viên quản lý
: Nhân viên y tế
: Phỏng vấn sâu
: Sự cố y khoa

: Bộ Y tế

: Viêm phổi bệnh viện

: Chỉ số
hiệu quả

: World Health Organization (Tổ
chức Y tế thế giới)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Tỷ lệ NVYT có kiến thức đúng về đặc điểm của SCYK............65


Bảng 3.2.

Tỷ lệ NVYT có kiến thức đúng về SCYK trong sử dụng thuốc. .. 65

Bảng 3.3.

Tỷ lệ NVYT có kiến thức đúng về SCYK trong phẫu thuật.......66

Bảng 3.4.

Tỷ lệ NVYT có kiến thức đúng về nhiễm khuẩn bệnh viện.......67

Bảng 3.5.

Tỷ lệ NVYT có kiến thức đúng về quản lý và trao đổi...............67

Bảng 3.6.

Kiến thức của NVYT về văn hóa an tồn người bệnh................68

Bảng 3.7.

Thái độ của NVYT về sự cần thiết thực hiện đảm bảo...............68

Bảng 3.8.

Thái độ của NVYT về tính khả thi thực hiện đảm bảo...............69

Bảng 3.9.


Thái độ của NVYT về việc tham gia đảm bảo chất lượng ATNB 69

Bảng 3.10. Thái độ của NVYT về ý nghĩa hoạt động đảm bảo.....................70
Bảng 3.11. Tỷ lệ NVYT có kiến thức đúng về 5S.........................................70
Bảng 3.12. Tỷ lệ NVYT có kiến thức đúng về điều kiện thực hiện..............71
Bảng 3.13. Thái độ của NVYT về tính cần thiết thực hiện 5S......................71
Bảng 3.14. Thái độ của NVYT về tính khả thi thực hiện 5S.........................72
Bảng 3.15. Thái độ của NVYT về việc tham gia thực hiện 5S.....................72
Bảng 3.16. Phân bố báo cáo SCYK theo đối tượng thực hiện báo cáo.........73
Bảng 3.17. Phân bớ SCYK được báo cáo theo nhóm sự cố..........................74
Bảng 3.18. Phân bố SCYK được báo cáo theo hậu quả sự cố.......................75
Bảng 3.19. Hiệu quả về kiến thức đúng của NVYT đối với đặc điểm của
SCYK..........................................................................................77
Bảng 3.20. Hiệu quả về kiến thức đúng của NVYT đối với SCYK trong sử
dụng thuốc.................................................................................. 78
Bảng 3.21. Hiệu quả về kiến thức đúng của NVYT đối với SCYK trong
phẫu thuật....................................................................................78
Bảng 3.22. Hiệu quả về kiến thức đúng của NVYT đối với nhiễm khuẩn BV . 79


Bảng 3.23. Hiệu quả về kiến thức đúng của NVYT đối với SCYK người
bệnh té ngã..................................................................................80
Bảng 3.24. Hiệu quả về kiến thức đúng của NVYT đối với quản lý và trao
đổi thông tin chuyên môn........................................................... 81
Bảng 3.25. Hiệu quả về kiến thức đúng của NVYT đới với văn hóa ATNB 81
Bảng 3.26. Hiệu quả về thái độ của NVYT

đối với sự cần thiết thực hiện


chất lượng ATNB........................................................................82
Bảng 3.27. Hiệu quả về thái độ của NVYT đới với tính khả thi thực hiện chất
lượng ATNB................................................................................83
Bảng 3.28. Hiệu quả về thái độ của NVYT đối với việc tham gia đảm bảo
chất lượng ATNB........................................................................84
Bảng 3.29. Hiệu quả về thái độ của NVYT đối với ý nghĩa hoạt động đảm
bảo chất lượng ATNB................................................................. 84
Bảng 3.30. Hiệu quả về kiến thức đúng của NVYT đối với 5S....................85
Bảng 3.31. Hiệu quả về kiến thức đúng của NVYT đới với điều kiện thực
hiện và lợi ích của 5S..................................................................86
Bảng 3.32. Hiệu quả về thái độ của NVYT đối với tính cần thiết thực hiện 5S. 86
Bảng 3.33. Hiệu quả về thái độ của NVYT đới với tính khả thi thực hiện 5S .. 87
Bảng 3.34. Hiệu quả về thái độ của NVYT đối với việc tham gia thực hiện 5S. .. 88
Bảng 3.35. Hiệu quả về phân loại sự cớ y khoa theo hình thức báo cáo.......88
Bảng 3.36. Hiệu quả về phân loại sự cố y khoa theo nhóm khoa báo cáo....89
Bảng 3.37. Hiệu quả về phân loại báo cáo SCYK theo đối tượng thực hiện
báo cáo........................................................................................89
Bảng 3.38. Hiệu quả về phân loại báo cáo SCYK khoa theo nhóm sự cớ....90
Bảng 3.39. Hiệu quả về phân loại SCYK theo nhóm đới tượng gây ra sự cớ
91
Bảng 3.40. Hiệu quả về phân loại nguyên nhân gây SCYK do NVYT........91
Bảng 3.41. Hiệu quả về phân loại SCYK theo hậu quả sự cố.......................92
Bảng 3.42. Hiệu quả về nội dung ghi chép trong báo cáo SCYK.................93


Bảng 3.43. Hiệu quả can thiệp với viêm phổi bệnh viện...............................94
Bảng 3.44. Hiệu quả can thiệp với VPBV ở NB có thực hiện thủ thuật.......94
Bảng 3.45. Hiệu quả can thiệp với NKTN ở các khoa NB điều trị...............95
Bảng 3.46. Hiệu quả can thiệp với nhiễm khuẩn tiết niệu.............................96
Bảng 3.47. Hiệu quả can thiệp với nhiễm khuẩn vết mổ...............................97

Bảng 3.48. Hiệu quả can thiệp với NKVM theo loại phẫu thuật..................97


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố SCYK được báo cáo theo nhóm khoa chun mơn......73
Biểu đồ 3.2. Phân bớ SCYK theo nhóm đới tượng gây ra sự cớ.....................74
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ người bệnh bị viêm phổi bệnh viện...................................75
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ người bệnh bị nhiễm khuẩn tiết niệu.................................76
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ người bệnh bị nhiễm khuẩn vết mổ...................................76
Biểu đồ 3.6. Hiệu quả can thiệp với viêm phổi bệnh viện..............................93
Biểu đồ 3.7. Hiệu quả can thiệp với nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện...........95
Biểu đồ 3.8. Hiệu quả can thiệp với nhiễm khuẩn vết mổ..............................96


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quản lý bệnh viện theo hệ thống................................................... 24
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu...............................................................41

DANH MỤC HỘP THOẠI
Hộp 3.1.

Ý kiến về hiệu quả can thiệp.........................................................98

Hộp 3.2.

Những khó khăn trong việc thực hiện báo cáo sự cố y khoa và 5S
...................................................................................................... 98

Hộp 3.3.


Thái độ và giải pháp duy trì tổ chức thực hiện báo cáo SCYK và
5S trong bệnh viện........................................................................99

.


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo các chuyên gia y tế quá trình chăm sóc, điều trị người bệnh phức
tạp, liên quan đến nhiều người, nhiều quy trình. Trong quá trình điều trị,
người bệnh có thể phải sử dụng nhiều loại th́c, xét nghiệm hoặc được phẫu
thuật, thủ thuật... nên nguy cơ xảy ra các sai sót, sự cớ y khoa là khó tránh
khỏi [1]. Vì vậy bệnh viện khơng là nơi an tồn cho người bệnh như mong
ḿn nên hoạt động đảm bảo an tồn cho người bệnh ln có tính cấp thiết.
Năm 2002 các nước thành viên của Tổ chức Y tế thế giới đã thơng qua Nghị
qút về An tồn người bệnh và xác định an toàn người bệnh là một trong 10
vấn đề toàn cầu phải quan tâm [2], ngày 17/9/2019 đã được Tổ chức Y tế thế
giới chọn là Ngày An toàn người bệnh thế giới [3].
Trên thế giới, sự cố y khoa cũng thường xảy ra, theo các báo cáo tại Mỹ
hàng năm số người tử vong do sự cố y khoa từ 44.000 đến 98.000 người. Tỷ
lệ sự cố y khoa xảy ra ở Mỹ, Australia, Anh, Đan mạch từ 3,2% – 16,6% [4],
[5]. Các nghiên cứu ghi nhận tử vong liên quan trực tiếp đến phẫu thuật từ
0,4% - 0,8% và biến chứng do phẫu thuật từ 3-16% [6], [7], [8]. Theo Viện
nghiên cứu y học Mỹ và Australia, gần 50% sự cố y khoa khơng mong ḿn
liên quan đến người bệnh có phẫu thuật [4], [9], [10]. Tuy nhiên tại các nước
phát triển đó, ngành y tế đã chủ động nghiên cứu về an tồn người bệnh và sự
cớ y khoa. Tại các nước này đã thiết lập các công cụ ghi nhận và báo cáo sự
cố y khoa, lập báo cáo hàng năm, từ đó đưa ra các khún nghị để đới phó
khắc phục và cải tiến nên liên tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Ở Việt Nam trong thời gian qua liên tiếp xảy ra các sự cố y khoa
nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Khi sự cố xảy ra không chỉ người bệnh, gia đình người bệnh trở thành nạn


2
nhân mà các nhân viên y tế liên quan trực tiếp cũng là nạn nhân. Các sự cố y
khoa xảy ra tại bệnh viện đã tạo ra sự quan tâm theo dõi đặc biệt của tồn xã
hội đới với ngành y tế [11].
Mặc dù số lượng sự cố y khoa xảy ra khá nhiều, gây nên những ảnh
hưởng tiêu cực, nhưng ở nước ta các nghiên cứu về an toàn người bệnh, sự cố
y khoa chưa nhiều [11]. Trong báo cáo của ngành y tế hàng năm chưa thông
báo công khai, cụ thể về sự cố y khoa, thiếu thông tin đầy đủ dịch tễ về sự cố
y khoa, như sự cố trong phẫu thuật, thủ thuật, sử dụng thuốc... Điều đó đã làm
giảm sự hợp tác của người bệnh, người nhà người bệnh với thầy th́c, làm
tăng sự hồi nghi, hoang mang trong xã hội và gán tội, đổ lỗi khi có sự cớ y
khoa xảy ra [1], [12], [13].
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình là cơ sở khám chữa bệnh đa khoa tuyến
cao nhất của tỉnh Thái Bình, năm 2007 được xếp hạng I, trực thuộc Sở Y tế [14].
Bệnh viện đã triển khai được nhiều kỹ thuật cao của tuyến trung ương. Tuy nhiên
cũng giống như một số cơ sở y tế khác, tại bệnh viện vẫn còn xảy ra một số sự cố
y khoa không mong muốn gây ảnh hưởng tiêu cực tới người bệnh cũng như ảnh
hưởng tới uy tín trong hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện. Mặc dù Bệnh
viện đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực và thực hiện một số giải pháp
quản lý để tăng cường, cải thiện an toàn cho người bệnh nhưng kết quả đạt được
chưa như mong muốn. Câu hỏi đặt ra là thực trạng sự cố y khoa và báo cáo sự cố
y khoa của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình như thế nào,
kiến thức, thái độ của nhân viên y tế về đảm bảo chất lượng an toàn người bệnh
ra sao, làm thế nào để nâng cao được chất lượng an toàn người bệnh tại bệnh
viện đa khoa tuyến tỉnh đang là những câu hỏi cần được trả lời cấp bách. Trước

thực tế đó chúng tơi nhận thấy cần phải có những nghiên cứu áp dụng một số giải
pháp quản lý mới vào hoạt động khám chữa bệnh nhằm đảm bảo nâng cao chất
lượng an toàn người bệnh.


3
Vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và hiệu quả một
số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng an toàn người bệnh tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Thái Bình” với 2 mục tiêu:

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.

Mô tả thực trạng quản lý chất lượng an tồn người bệnh tại Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2015.

2.

Đánh giá hiệu quả một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng an
toàn người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2017.


4
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Thực trạng quản lý chất lượng an toàn người bệnh.
1.1.1. An toàn người bệnh và sự cố y khoa.
1.1.1.1. An toàn người bệnh.
Khái niệm an toàn người bệnh được nhiều tài liệu y khoa đề cập đến
với những cách tiếp cận và cách hiểu khác nhau, một sớ khái niệm được sử

dụng phổ biến.
An tồn người bệnh được hiểu là sự bảo đảm cho người bệnh không bị
tổn thương thêm trong suốt thời gian điều trị tại bệnh viện [15], hoặc tránh
hoặc giảm thiểu được mức độ nguy cơ tiềm ẩn và kết quả không mong muốn
trong quá trình người bệnh điều trị tại bệnh viện [2], hoặc làm giảm hết mức
có thể nguy cơ gây tổn hại khơng cần thiết liên quan đến chăm sóc y tế [16].
1.1.1.2. Sự cố y khoa.
Để đảm bảo chất lượng an tồn người bệnh thì phải giảm sự cớ y khoa
và ngược lại, 2 vấn đề này có liên quan hữu cơ với nhau, chính vì vậy cần
hiểu rõ về sự cố y khoa. Trong y văn đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để
mô tả những rủi ro trong thực hành y khoa như bệnh do thầy thuốc gây nên,
sai sót y khoa, tai biến y khoa, sự cố y khoa … Hiện nay thuật ngữ sự cố y
khoa được sử dụng ngày càng phổ biến.
Sự cố y khoa là: Điều bất trắc xảy ra với người bệnh hoặc liên quan tới
người bệnh [4],[11].
Khái niệm sự cố y khoa không mong muốn: Theo Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) sự cố không mong muốn là tác hại liên quan đến quản lý y tế (khác
với biến chứng do bệnh) bao gồm các lĩnh vực chẩn đoán, điều trị, chăm sóc,
sử dụng trang thiết bị y tế để cung cấp dịch vụ y tế [4],[11].


5
1.1.1.3. Phân loại sự cố y khoa.
Với những khái niệm về sự cớ y khoa được nêu ở trên thì tùy theo mục
đích sử dụng mà có các cách phân loại sự cố y khoa khác nhau. Các cách phân
loại hiện đang sử dụng, bao gồm:
+

Phân loại theo tính chất chuyên môn, bao gồm: Sự cố y khoa do


nhầm tên người bệnh, thông tin bàn giao của nhân viên y tế khơng đầy đủ, sai
sót dùng th́c, nhầm lẫn liên quan đến phẫu thuật, nhiễm khuẩn bệnh viện,
người bệnh bị té ngã trong khi đang điều trị tại các cơ sở y tế [11], [17].
+

Phân loại theo lỗi cá nhân và hệ thống: Về lý thuyết cũng như thực

tiễn đã chỉ ra rằng trong y tế các quy trình chuyên môn, các hoạt động của
thầy thuốc như khám bệnh, điều trị…. kể cả các hoạt động hành chính đều
có thể gây rủi ro trực tiếp hoặc gián tiếp trên người bệnh [11].
-

Các lỗi do cá nhân người hành nghề: Theo một sớ nghiên cứu chỉ có

30% lỗi là do cá nhân người hành nghề [11].
-

Các lỗi do hệ thống: Liên quan tới các sự cớ y khoa có thể là các

chính sách khơng phù hợp, các quy định chưa lấy người bệnh làm trung tâm,
thiếu nhân lực, thiếu phương tiện phục vụ người bệnh [11].
+ Phân loại theo các yếu tố liên quan, gồm 4 yếu tố sau:
-

Yếu tố người hành nghề: Bao gồm sự cố không chủ định như do thói

quen cơng việc, dựa vào trí nhớ của thầy thuốc, do kiến thức kinh nghiệm của
người hành nghề, sự cố do cố ý như cắt xén hoặc làm tắt quy trình chun
mơn, vi phạm đạo đức nghề nghiệp [11].
-


́u tớ chun mơn: Y học mang tính xác suất và bất định cao. Người

bệnh thường phải trải qua nhiều can thiệp phẫu thuật, thủ thuật, được đưa
th́c, hóa chất vào cơ thể nên dễ gây phản ứng dẫn đến sự cớ bất khả kháng.
-

́u tớ mơi trường chăm sóc y tế: Mơi trường chăm sóc y tế có nhiều

áp lực do quá tải, làm ca kíp trái với sinh lý bình thường, nơi làm việc chật


6
chội, nhiều tiếng ồn, bệnh viện phải làm việc với cường độ cao, áp lực tâm lý
luôn căng thẳng [18], [19], [20].
-

́u tớ chính sách, quản lý và điều hành: Một sớ chính sách quản lý

điều hành còn bất cập tác động tới sự an toàn của người bệnh như quy định
cho thuốc 2-3 ngày/01 lần (vào các ngày nghỉ), vấn đề chuyển tuyến chưa phù
hợp dẫn đến tình trạng giữ bệnh nhân, chuyển muộn. Tổ chức cung cấp dịch
vụ chưa thực sự hợp lý như hoạt động bệnh viện tập trung nhiều vào buổi
sáng, ca kíp kéo dài 24giờ/01 ngày, nhân lực trực đêm và ngày nghỉ chưa thực
hiện được nguyên tắc “Bệnh viện hoạt động 24 giờ/ngày và 7 ngày/1 tuần”.
+

Phân loại sự cố y khoa theo mức độ nguy hại đối với người bệnh:

-


Sự cố không nguy hại cho người bệnh [11]: Đó là sự cớ đã xảy ra

nhưng chưa thực hiện trên người bệnh hoặc sự cố đã xảy ra trên người bệnh
nhưng không gây hại hoặc chỉ đòi hỏi phải theo dõi.
-

Sự cố nguy hại cho người bệnh gồm: Sự cố xảy ra trên người bệnh

gây tổn hại sức khỏe tạm thời đòi hỏi can thiệp chuyên môn hoặc sự cố xảy ra
trên người bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc kéo dài ngày nằm viện, sự cố
xảy ra dẫn đến tàn tật vĩnh viễn, hoặc gây tử vong.
+

Phân loại sự cố y khoa mà cơ sở y tế phải báo cáo (đó là các sự cố y

khoa nghiêm trọng).
Sự cố do phẫu thuật, thủ thuật: Phẫu thuật, thủ thuật nhầm vị trí trên
người bệnh; phẫu thuật, thủ thuật nhầm người bệnh; phẫu thuật, thủ thuật sai
phương pháp trên người bệnh; sót gạc dụng cụ: panh, kéo..; tử vong trong
hoặc ngay sau khi phẫu thuật, thủ thuật thường quy [6], [11], [21].
Sự cố do môi trường: Bị shock do điện giật, bị bỏng trong khi điều trị
tại bệnh viện, cháy nổ ơxy, bình ga, hóa chất độc hại…
Sự cớ liên quan tới chăm sóc: Do dùng nhầm th́c; truyền nhầm nhóm
máu/ sản phẩm của máu; người bệnh bị ngã trong thời gian nằm viện; loét do
tỳ đè trong khi nằm viện; thụ tinh nhân tạo nhầm tinh trùng hoặc nhầm trứng;


7
không chỉ định xét nghiệm dẫn đến xử lý không kịp thời; hạ đường huyết;

vàng da ở trẻ trong 28 ngày đầu; tai biến do tiêm/chọc dò tủy sống.
Sự cố liên quan tới quản lý người bệnh: Giao nhầm trẻ sơ sinh lúc xuất
viện, người bệnh gặp sự cố y khoa ở ngoài cơ sở y tế, người bệnh chết do tự
tử, tự sát hoặc tự gây hại.
Sự cố liên quan tới thuốc và thiết bị: Sử dụng thuốc bị nhiễm khuẩn,
thiết bị và chất sinh học; sử dụng các thiết bị hỏng/thiếu chính xác trong điều
trị và chăm sóc; đặt thiết bị gây tắc mạch do khơng khí.
Sự cớ liên quan tới tội phạm: Do thầy thuốc, nhân viên y tế chủ định
gây sai phạm; bắt cóc người bệnh; lạm dụng tình dục đới với người bệnh
trong cơ sở y tế.
1.1.1.4. Hậu quả của sự cố y khoa
Tùy thuộc vào tính chất của sự cớ y khoa mà khi sự cố y khoa xảy ra sẽ
để lại những hậu quả ở các mức độ khác nhau, như làm tăng gánh nặng bệnh
tật thậm chí có thể gây tử vong, tăng ngày nằm viện trung bình, tăng chi phí
điều trị, làm giảm chất lượng chăm sóc y tế và ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin
đới với nhân viên y tế và cơ sở cung cấp dịch vụ [11].
Tại Mỹ (Utah- Colorado): Các sự cố y khoa không mong muốn đã làm
tăng chi phí bình qn cho việc giải qút sự cố cho một người bệnh là 2.262
Dollar và tăng 1,9 ngày điều trị/người bệnh [4].
Ở Australia hàng năm: 470.000 người bệnh nhập viện gặp sự cố y khoa,
tăng 8% ngày điều trị (thêm 3,3 triệu ngày điều trị) do sự cố y khoa, 18.000
trường hợp tử vong, 17.000 trường hợp tàn tật vĩnh viễn và 280.000 người
bệnh mất khả năng tạm thời [4], [22], [23].
Tại Anh chi phí cho điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện lên tới 01 tỷ Bảng
Anh hàng năm. Con số kiện tụng lên tới 38.000 trường hợp đới với lĩnh vực
chăm sóc y tế gia đình và 28.000 đơn kiện đới với lĩnh vực bệnh viện [24].


8
Tại Nhật Bản, theo sớ liệu của tòa án, bình quân mỗi ngày người dân

kiện và đưa bệnh viện ra tòa từ 2-3 vụ. Thời gian giải quyết các sự cớ y khoa
tại Nhật Bản trung bình 02 năm/vụ khiếu kiện [11].
1.1.2. Quản lý chất lượng an toàn người bệnh.
1.1.2.1. Chất lượng bệnh viện và chất lượng an toàn người bệnh.
Chất lượng bệnh viện là tồn bộ các khía cạnh liên quan đến người
bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế, năng lực thực hiện chuyên môn
kỹ thuật; các yếu tố đầu vào, yếu tố hoạt động và kết quả đầu ra của hoạt động
khám, chữa bệnh.
Một sớ khía cạnh chất lượng bệnh viện là khả năng tiếp cận dịch vụ, sự
hài lòng của NB, người bệnh là trung tâm..v.v. đặc biệt là đảm bảo chất lượng
an toàn người bệnh, hướng về nhân viên y tế, trình độ chuyên môn, kịp thời,
tiện nghi, công bằng, hiệu quả [25], [26], [27], [28], [29].
Trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa thì chất lượng sản phẩm, hàng hóa là
mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng u cầu trong tiêu
chuẩn, quy chuẩn tương ứng [30]. Còn chất lượng trong y tế phản ánh mức độ
mà một dịch vụ chăm sóc y tế hoặc sản phẩm đạt một kết quả mong muốn [2].
Theo ISO 9000:2007 [31] từ định nghĩa thuật ngữ chất lượng cho thấy
đặc điểm của chất lượng nói chung và chất lượng bệnh viện nói riêng đều có
đặc điểm sau:
-

Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phẩm vì lý

do nào đó mà khơng được nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng
kém, cho dù trình độ cơng nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại.
-

Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn

luôn biến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian,

không gian, điều kiện sử dụng.


9
-

Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải xét và chỉ xét đến

mọi đặc tính của đới tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể.
Các nhu cầu này khơng chỉ từ phía khách hàng mà còn từ các bên có liên quan.
-

Nhu cầu có thể được cơng bớ rõ ràng dưới dạng các qui định, tiêu

chuẩn nhưng cũng có những nhu cầu khơng thể miêu tả rõ ràng, người sử
dụng chỉ có thể cảm nhận chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được trong chúng
trong q trình sử dụng.
-

Chất lượng khơng chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta vẫn

hiểu hàng ngày. Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thớng, một q trình.
1.1.2.2. Quản lý chất lượng bệnh viện và chất lượng an toàn người bệnh.
Theo ISO 9000: 2007 [31], quản lý chất lượng là các hoạt động có phới
hợp để định hướng và kiểm sốt một tổ chức về chất lượng.
Vì vậy, quản lý chất lượng bệnh viện là quản lý chất lượng dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện với mục đích thiết lập một hệ thống đo
lường và quản lý công tác chăm sóc điều trị người bệnh theo một cách thức
mà có thể cung cấp một chế độ chăm sóc, điều trị tới ưu, an tồn cho người
bệnh [32], [33].

Phạm vi điều chỉnh về quản lý chất lượng bệnh viện được thực hiện
trên ba lĩnh vực gồm: Nội dung triển khai quản lý chất lượng bệnh viện, hệ
thống tổ chức quản lý chất lượng bệnh viện và trách nhiệm thực hiện quản lý
chất lượng bệnh viện [33].
1.1.2.3. Nội dung quản lý chất lượng bệnh viện và chất lượng an toàn
người bệnh.
+

Nguyên tắc tổ chức thực hiện.
-

Lấy người bệnh làm trung tâm: Đây là vấn đề quan trọng có tính then

chớt, qút định các hoạt động trong khám, chữa bệnh.
-

Việc bảo đảm và cải tiến chất lượng là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên

suốt của bệnh viện, được tiến hành thường xuyên, liên tục và ổn định.


×