Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

luận văn thạc sĩ khảo sát lỗi dùng từ trong bài viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 ở trường tiểu học thực hành sư phạm thành phố cao lãnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP CƠ SỞ NĂM HỌC 2018 – 2019

KHẢO SÁT LỖI DÙNG TỪ
TRONG BÀI VIẾT VĂN MIÊU TẢ CỦA HỌC SINH
LỚP 4 Ở TRƯỜNG THỰC HÀNH SƯ PHẠM,
THÀNH PHỐ CAO LÃNH, ĐỒNG THÁP
SPD 2018.02.31

Chủ nhiệm đề tài: Dương Ngọc Hân
Người tham gia thực hiện: Phan Thị Minh Nguyệt
GV hướng dẫn: TS. Trần Đức Hùng

Đồng Tháp, 5/2019

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP CƠ SỞ NĂM HỌC 2018 – 2019

KHẢO SÁT LỖI DÙNG TỪ
TRONG BÀI VIẾT VĂN MIÊU TẢ CỦA HỌC SINH
LỚP 4 Ở TRƯỜNG THỰC HÀNH SƯ PHẠM,
THÀNH PHỐ CAO LÃNH, ĐỒNG THÁP


SPD 2018.02.31

Xác nhận của Chủ tịch hội đồng
(ký, ghi rõ họ tên)

Đồng Tháp, 5/2019

2

Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ tên)


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu với tên Khảo sát lỗi dùng từ trong bài
viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 ở Trường Thực hành sư phạm, thành phố
Cao Lãnh, Đồng Tháp. Chúng tôi đã nhận được sự cộng tác nhiệt tình của
thầy cơ giáo và các em học sinh. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
các thầy cô trong khoa Giáo dục, các cô giáo và học sinh trường tiểu học
Thực hành sư phạm. Đặc biệt, tôi vô cùng cảm ơn TS. Trần Đức Hùng, người
đã trực tiếp hướng dẫn chúng tơi để hồn thành đề tài nghiên cứu này.

Chúng tơi xin chân thành cảm ơn!

3


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU


Trang

1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu

2.1. Tình hình nghiên cứu về phân mơn Tập làm văn
2.2. Tình hình nghiên cứu về lỗi dùng từ
3. Mục tiêu
4. Đối tượng nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Cấu trúc đề tài

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Khái niệm về từ
1.1.2. Lỗi dùng từ trong tiếng Việt
1.2. Một số vấn đề về lỗi ngôn ngữ
1.2.1. Khái niệm Lỗi ngôn ngữ
1.2.2. Quan điểm về phân tích lỗi
1.2.3. Yêu cầu chung của việc dùng từ trong tiếng Việt
1.3. Chương trình phân mơn Tập làm văn và văn miêu tả lớp 4
1.4. Tâm sinh lí của học sinh tiểu học
1.4.1. Tâm lí của học sinh tiểu học
1.4.2. Khả năng nhận thức của học sinh lớp 4
1.5. Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2: CÁC LOẠI LỖI DÙNG TỪ, BIỆN PHÁP SỬA LỖI
DÙNG TỪ TRONG BÀI VIẾT VĂN MIÊU TẢ CỦA HỌC SINH LỚP 4
Ở TRƯỜNG THỰC HÀNH SƯ PHẠM, THÀNH PHỐ CAO LÃNH,


ĐỒNG THÁP
2.1. Mục đích, nội dung, địa điểm, phương pháp khảo sát
4


2.1.1. Mục đích khảo sát
2.1.2. Thời gian, địa điểm khảo sát
2.1.3. Phương pháp khảo sát
2.2. Giới thiệu về Trường Thực hành sư phạm, thành phố Cao Lãnh

2.3. Kết quả khảo sát
2.3.1. Lỗi dùng từ khơng đúng âm thanh và hình thức cấu tạo
2.3.2. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
2.3.3. Lỗi dùng từ không đúng về quan hệ kết hợp
2.3.4. Lỗi dùng từ không đúng về phong cách văn bản
2.3.5. Lỗi lặp từ, thừa từ
2.4. Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN THỰC
TRANG LỖI DÙNG TỪ CHO HỌC SINH LỚP 4 Ở TRƯỜNG THỰC
HÀNH SƯ PHẠM, THÀNH CAO LÃNH, ĐỒNG THÁP
3.1. Nguyên nhân mắc lỗi
3.1.1. Nguyên nhân khách quan
3.1.2. Nguyên nhân chủ quan
3.2. Một số đề xuất cải thiện thực trạng lỗi dùng từ trong các bài văn miêu tả

3.2.1. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả dùng từ của học sinh
3.2.2. Một số bài tập củng cố và chữa lỗi dùng từ của học sinh
3.3. Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


5


MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Nội dung chương trình phân môn Tập Làm Văn lớp 4
Bảng 2.1: Phân loại lỗi từ của học sinh lớp 4, Trường Thực hành sư
phạm Bảng 2.2:Phân loại lỗi dùng từ không đúng nghĩa của học sinh

6


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GD: Giáo dục
HS: Học sinh
GV: Giáo viên
VD: Ví dụ
SGK: Sách giáo khoa
TLV: Tập làm văn
LTVC: Luyện từ và câu

7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Dạy - học từ ngữ từ trước đến nay luôn được xác định là một nhiệm vụ
quan trọng trong giáo dục phổ thông, đặc biệt là trong bộ môn Ngữ văn. Vai trò
của dạy học từ ngữ trong nhà trường được cụ thể hóa bằng những yêu cầu, mục
tiêu và phương pháp cụ thể gắn liền với nội dung dạy học này. Tuy nhiên, trên

thực tế, hiệu quả dạy - học từ ngữ chưa đáp ứng được những yêu cầu đã đặt ra.
Xoay quanh việc dạy và học từ ngữ còn nhiều vấn đề tồn tại, trong đó phải kể đến
vấn đề về lỗi sử dụng từ ngữ của học sinh trong nhà trường.
1.2. Từ ngữ có vai trị quan trọng trong hoạt động giao tiếp của con người,
trong đó có học sinh tiểu học. Ở tiểu học, học sinh lớp 4 có số lượng vốn từ phát
triển khá phong phú. Nhưng chúng tơi thấy ở lứa tuổi này do trình độ ngơn ngữ
cịn hạn chế, vốn tiếng mẹ đẻ cịn chưa phong phú, do đặc điểm lứa tuổi còn chi
phối nhiều đến việc tiếp nhận từ của các em…Vì vậy các em mắc rất nhiều lỗi về
dùng từ thuộc nhiều kiểu, dạng lỗi khác nhau với những nguyên nhân và cơ chế
mắc lỗi rất phong phú đa dạng. Một câu hỏi đặt ra với tôi là làm thế nào để khắc
phục được lỗi dùng từ sai của học sinh và liệu có biện pháp gì giúp các em phịng
ngừa được những lỗi thường mắc hay khơng?

1.3. Văn miêu tả có vai trò quan trọng rất lớn đối với học sinh tiểu học.
Viết văn miêu tả giúp HS có thói quen quan sát, biết phát hiện những điều mới
mẻ, thú vị về thế giới xung quanh; biết truyền những rung cảm của mình vào
đối tượng miêu tả; biết sử dụng những từ ngữ có giá trị biểu cảm, những câu
văn sáng rõ về nội dung, chân thực về tình cảm. Một bài văn hay là một bài
văn mà khi đọc, người đọc thấy hiện ra trước mắt mình: con người, cảnh vật,
đồ vật…cụ thể, sống động như nó vẫn tồn tại trong thực tế cuộc sống. Như
vậy, có thể xem văn miêu tả là một bức tranh về sự vật bằng ngôn từ. Và để
làm tốt một bài văn miêu tả, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng
5


hợp của các môn học. Kiến thức của các môn học này cộng với vốn
sống thực tế sẽ giúp học sinh trình bày suy nghĩ của mình một cách
mạch lạc và sống động. Qua đó, bồi dưỡng cho các em tình u q
hương đất nước, vốn sống, vốn ngơn ngữ và khả năng giao tiếp.
1.4. Hiện nay, có nhiều học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp 4 không

hiểu hết được nghĩa của từ đó là một vấn đề cấp thiết cần được quan tâm.
Trên thực tế, không phải bất cứ ai cũng có thể hiểu từ và sử dụng một cách tối
ưu khi nói và viết nhất là học sinh tiểu học. Chúng tôi thấy ở lứa tuổi này do
trình độ ngơn ngữ cịn hạn chế, vốn tiếng mẹ đẻ còn chưa phong phú, do đặc
điểm lứa tuổi còn chi phối nhiều đến việc tiếp nhận từ của các em. Từ việc
không hiểu được hết nghĩa của từ, dẫn đến việc các em gặp khó khăn trong
q trình viết văn bản nói chung và các bài văn miêu tả nói riêng. Do đó, các
bài viết của các em sẽ kém hấp dẫn và thuyết phục.

Xuất phát từ thực tế này, chúng tôi chọn đề tài: “Khảo sát lỗi
dùng từ trong bài viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 ở trường
tiểu học thực hành sư phạm thành phố Cao Lãnh Đồng tháp” với
mong muốn sửa lỗi dùng từ cho học sinh sẽ giúp các em dùng từ
đúng hơn trong văn bản, trong giao tiếp, đồng thời giữ gìn được
sự trong sáng của tiếng Việt và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu về phân mơn Tập làm văn
Phân môn Tập làm văn được chia thành nhiều kiểu bài khác nhau,
mỗi kiểu bài có vị trí và vai trị nhất định trong việc cung cấp kiến thức
cho các em. Đối với phân môn Tập làm văn ở Tiểu học, văn miêu tả có
vị trí đặc biệt quan trọng. Ở Việt Nam, có khơng ít nhà nghiên cứu đã
nghiên cứu đề tài liên quan đến bài văn miêu tả của học sinh tiểu học.
Năm 2000, tác giả Nguyễn Trí trong cuốn Dạy tập làm văn ở trường Tiểu
học đã nêu những nhận xét khái quát về văn miêu tả: thế nào là văn miêu
6


tả? đặc điểm của văn miêu tả và văn miêu tả trong trường Tiểu
học. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra phương pháp dạy văn miêu tả
ở Tiểu học và một số kinh nghiệm bài tập làm văn cho tốt.

Năm 2007, tác giả Nguyễn Thị Thư đã có cơng trình nghiên cứu về
Chữa lỗi dùng từ, đặt câu cho học sinh tiểu học lớp 4,5 qua các bài tập làm
văn. Trong khóa luận của mình, tác giả Nguyễn Thị Thư chỉ mới đề cập đến
hai loại lỗi về dùng từ và đặt câu của học sinh lớp 4, 5 ở tiểu học.

Năm 2008, tác giả Đặng Thị Nghiêm đã nghiên cứu về vấn đề
Biện pháp khắc phục lỗi dùng từ sai văn cảnh của học sinh tiểu học.
Năm 2012, Tác giả Hồng Thị Nga đã nghiên cứu về Tìm hiểu những
lỗi thường gặp trong các bài văn miêu tả của học sinh tiểu học. Trong bài
nghiên cứu này tác giả tác giả đã phân loại được 4 lỗi như sau: lỗi về chữ
viết, lỗi về dùng từ ngữ, lỗi câu, lỗi về tổ chức văn bản, đoạn văn bản.
Nhưng chưa tìm hiểu sâu sắc về lỗi dùng từ cho học sinh.

Cũng trong năm 2012, tác giả Nguyễn Thị Hồng Liên đã nghiên
cứu về vấn đề Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết văn miêu tả cho học
sinh lớp 4,5. Trong cơng trình của mình, tác giả đã xây dựng những bài
tập luyện viết câu, luyện viết đoạn văn, luyện viết bài văn. Như vậy, tác
giả tập trung vào hệ thống bài tập văn miêu tả theo các phần cụ thể.
Năm 2013, tác giả Đinh Thị Yến có cơng trình nghiên cứu về Một sô
biện pháp rèn luyện kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4,5 trường
tiểu học Tường Hạ huyện Phú Yên tỉnh Sơn La. Tác giả đã đưa ra một số
biện pháp: Giúp học sinh hiểu rõ đối tượng của văn miêu tả; Rèn kỹ năng
quan sát cho học sinh; Hướng dẫn học sinh tìm ý và lập dàn ý; Hướng dẫn
học sinh tích lũy vốn từ miêu tả và tưởng tượng khi miêu tả; Rèn kỹ năng
viết câu, đoạn trong bài tập làm văn cho học sinh; Hướng dẫn xây dựng
đoạn văn mở bài thân bài kết bài và xây dựng bố cục, Bổ sung vốn hiểu
biết và kỹ năng sống của học sinh, ra đề bài văn miêu tả.
7



Như vậy, qua các cơng trình trên, chúng tơi thấy đã có nhiều tác giả
nghiên cứu về vấn đề văn miêu tả của học sinh. Các tác giả tập trung nghiên
cứu các vấn đề: Khái quát về văn miêu tả, đặc điểm văn miêu tả; làm thế nào
để các em viết văn hay hơn, trau chuốt hơn? Đề xuất một số biện pháp, một
số hệ thống bài tập để giúp học sinh luyện viết văn hay hơn.

2.2. Tình hình nghiên cứu về lỗi dùng từ
Trong quá trình phát triển tư duy, xét từ nhiều góc độ khả năng
cảm thụ và sử dụng từ của học sinh tiểu học giữ một vai trị hết sức
quan trọng. Bởi vì vốn từ càng phong phú thì khả năng diễn đạt càng
đa dạng. Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này.
Năm 1997, hai tác giả Nguyễn Minh Thuyết – Nguyễn Văn Hiệp trong
“Tiếng Việt thực hành” NXB ĐHQG Hà Nội nêu lên một số kiểu lỗi như: “
Lỗi do lặp từ” tác giả đã nêu lên khái niệm lặp từ và các ví dụ phân tích để
thấy lặp từ sẽ làm cho câu văn mất đi giá trị, chứng tỏ sự nghèo nàn về
vốn từ của người viết, người nói, đồng thời tác giả còn đưa ra cách khắc
phục là bỏ từ trùng lặp hoặc thay nó bằng từ đồng nghĩa; “Lỗi dùng từ
không đúng nghĩa” do người viết, người nói khơng nắm được nghĩa của
từ, nhất là từ Hán Việt, ngôn ngữ khoa học, nhầm lẫn từ gần âm, gần nghĩa
dấn đến dùng từ diễn đạt không đúng với nội dung cần thiết; “Lỗi dùng từ
không hợp phong cách” - là lựa chọn từ khơng hợp văn cảnh, hồn cảnh
giao tiếp hay thể loại văn bản dẫn đến sai nội dung văn bản. Bên cạnh đó,
các tác giả cịn đưa ra một số bài tập để phân tích từng loại lỗi.
Năm 1998, nhóm tác giả Bùi Minh Tốn – Lê A – Đỗ Việt Hùng trong giáo
trình Tiếng Việt thực hành, đã nêu lên một số kiểu lỗi về dùng từ trong văn bản và
cách sửa chữa như: “Lỗi về âm thanh và hình thức cấu tạo từ” theo các tác giả thì
“từ” là một đơn vị có nhiều bình diện trong đó khơng thể thiếu mặt âm thanh và
hình thức cấu tạo. Âm thanh và hình thức cấu tạo là mặt vật chất, là cái biểu đạt
của từ. Trong chữ quốc ngữ, thứ chữ theo nguyên tắc ghi âm, âm thanh và hình
thức cấu tạo của từ được ghi lại bằng các chữ cái. Khi viết văn bản cần

8


ghi lại đúng âm thanh và hình thức cấu tạo của từ được sử dụng. Nếu không sẽ
không biểu hiện được chính xác và khơng làm cho người đọc văn bản lĩnh hội
được hết nội dung, ý nghĩa một cách chính xác nhất. “Lỗi về nghĩa của từ” - từ
được dùng phải phù hợp với nội dung định thể hiện, phù hợp với đối tượng được
nói đến trong câu; dùng từ cần đạt các yêu cầu: đúng nghĩa biểu vật, biểu niệm,
biểu thái. Đôi khi do không phân biệt nghĩa đen, nghĩa bóng cũng dẫn đến việc
dùng từ sai nghĩa. “Lỗi về kết hợp từ” - là các từ kết hợp nhau không đúng bản
chất ngữ pháp, không đúng quan hệ ngữ nghĩa, dùng từ thiếu hụt từ, thừa các
quan hệ từ, không đúng đặc điểm kết hợp. Dùng từ trong văn bản tránh bệnh sáo
rỗng, công thức - nghĩa là dùng những từ sáo mòn, những chữ sẵn, điệu nói sẵn
như con vẹt bất kể nội dung diễn đạt như thế nào. Bệnh sáo rỗng, công thức tạo
ra những câu văn “đao to búa lớn” mà nội dung chung chung nghèo nàn. Qua đó,
nhóm tác giả đã đưa ra phần lớn các lỗi mà HS thường mắc phải do không nắm
vững kiến thức hay cẩu thả dẫn đến dùng từ.

Năm 2002, các tác giả Hồ Lê (chủ biên) – Trần Thị Ngọc Lang – Tơ
Đình Nghĩa trong “Lỗi dùng từ và cách khắc phục” Nxb KHXH đã chỉ ra
lỗi từ vựng thường gặp và cách khắc phục bao gồm: “Lỗi viết sai âm
gây ra những lẫn lộn về nghĩa”; “Lỗi do hiểu sai nghĩa từ” trong đó có
các từ bị hiểu sai nghĩa hoàn toàn hoặc sai một phần; “Lỗi do sự phối
hợp nghĩa một số từ không khớp hoặc bị trùng lặp”. Các tác giả đã đưa
ra các ví dụ cụ thể về từng loại lỗi và phân tích cái sai của từng ví dụ,
đưa ra cách khắc phục. Ngồi ra các tác giả cịn đưa ra một số bài tập
sửa lỗi từ vựng và rèn cách dùng từ sao cho phù hợp nhất.
Năm 2015, tác giả Võ Thị Hà Giang đã nghiên cứu về Thực trạng lỗi
dùng từ trong bài tập làm văn của học sinh lớp 2, 3 và biện pháp khắc phục.
Năm 2015, tác giả Bùi Thị Thu đã nghiên cứu về: “Lỗi dùng từ của học sinh

lớp 4 nguyên nhân và biện pháp khắc phục”. Trong cơng trình nghiên cứu tác giả
đã đưa ra các căn cứ phân loại lỗi dùng từ: dùng từ đúng âm thanh và hình thức
cấu tạo, dùng từ phải đúng về nghĩa, dùng từ phải đúng về quan
9


hệ kết hợp, dùng từ phải thích hợp với phong cách ngơn ngữ của văn bản,
dùng từ phải đúng tính hệ thống của văn bản, cần tránh hiện tượng lập,
thừa từ không cần thiết và sáo rỗng công thức. Bên cạnh đó tác giả đã đưa
ra biện pháp khắc phục lỗi dùng từ cho học sinh lớp 4: xây dựng các bài
tập nhằm sửa chữa, khắc phục lỗi dùng từ sai về nghĩa; dùng từ không
đúng quan hệ kết hợp và dùng từ khơng đúng phong cách.
Nhìn chung, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về văn miêu tả và lỗi
dùng từ của học sinh nói chung, học sinh tiểu học nói riêng. Những cơng trình
nghiên cứu trên đã có những tác động nhất định đối với việc giáo dục cho học
sinh, nhưng chưa có cơng trình nào quan tâm một cách toàn diện về việc
chữa lỗi dùng từ trong văn miêu tả của học sinh tiểu học tại trường thực hành
sư phạm thành phố Cao Lãnh. Do đó, tìm hiểu về thực trạng về “lỗi dùng từ
trong bài viết văn miêu tả của học sinh tiểu học tại trường Thực hành sư
phạm thành phố Cao Lãnh” là một yêu cầu khách quan và cần thiết.

3. Mục tiêu
- Giới thiệu được những cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.
- Khảo sát được các loại lỗi dùng từ trong bài viết văn miêu tả của học
sinh lớp 4 ở Trường Thực hành sư phạm, thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp.
- Xác định nguyên nhân mắc lỗi và đề xuất cải thiện thực

trạng lỗi dùng từ cho học sinh lớp 4 ở Trường Thực hành sư
phạm, thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp.
4. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là lỗi dùng từ trong bài
viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 ở trường Thực Hành sư phạm
Thành phố Cao Lãnh Đồng Tháp.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: chúng tôi sử dụng phương pháp

này nhằm thu thập, phân loại, phân tích, tổng hợp các sách báo, tài liệu,
sách giáo khoa… có liên quan nhằm làm cơ sở lí luận cho đề tài.
10


- Phương pháp điều tra: chúng tôi sử dụng phương pháp này để điều
tra, đánh giá thực trạng lỗi dùng từ trong văn miêu tả của học sinh lớp 4 ở
trường Thực hành sư phạm Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đồng thời,
chúng tơi khảo sát tính khả thi của hệ thống bài tập đã xây dựng.
- Phương pháp thống kê: đây là phương pháp được sử dụng

để thống kê, phân loại các lỗi trong bài viết văn miêu tả của học
sinh mà chúng tôi khảo sát được.
6. Cái mới của đề tài
Lần đầu tiên nội dung khảo sát lỗi dung từ của học sinh Tiểu học
trên địa bàn trường Thực hành sư phạm thành phố Cao lãnh được tìm
hiểu, khảo sát, phân tích, miêu tả: ngun nhân và những biện pháp giải
pháp ngôn ngữ học nhằm hạn chế lỗi dung từ được đề xuất

7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài chúng tôi bao gồm
ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.
Chương 2: Thực trạng lỗi dùng từ trong bài viết văn miêu tả
của học sinh lớp 4 ở trường Thực hành sư phạm.

Chương 3: Nguyên nhân và đề xuất cải thiện thực trạng lỗi
dùng từ cho học sinh lớp 4 ở trường Thực hành sư phạm.

11


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Khái niệm về từ
Trong cuộc sống hàng ngày, hoạt động giao tiếp của con người cần
phải sử dụng từ ngữ để tạo lập văn bản (nói, viết), để phục vụ những nhu
cầu cần thiết của mình. Thế nhưng con người vẫn chưa biết chính xác thế
nào là từ. Cho đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về
vấn đề này. Nhưng đa số chỉ đưa ra một số đặc điểm của từ, chưa có một
khái niệm hay định nghĩa chung hoàn chỉnh. Từ là một số các đơn vị nhỏ
nhất của ngơn ngữ, có cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn chỉnh được dùng
để cấu tạo nên câu. Từ có thể làm tên gọi của sự vật (danh từ), chỉ các
hoạt động (động từ), trạng thái, tính chất (tính từ). Từ là cơng cụ biểu thị
khái niệm của con người đối với hiện thực. Trong ngôn ngữ học, từ là đối
tượng nghiên cứu của nhiều cấp độ khác nhau, như cấu tạo từ, hình thái
học, ngữ âm học, phong các học, cú pháp học…
Từ là ngôn ngữ đã có sẵn, thuộc kho từ vựng của ngơn ngữ và tồn tại
trong tiềm năng ngôn ngữ của mỗi người. Nó là tài sản chung của xã hội. Khi
giao tiếp mỗi người huy động vốn tài sản đó để tạo ra lời nói hoặc văn bản.
Mỗi người có thể có phong cách ngơn ngữ cá nhân, có thể có đóng góp và
sáng tạo trong việc dùng từ. Tuy thế trong giao tiếp cũng như tạo lập văn bản
là một hoạt động xã hội, muốn biểu lộ được chính xác ý tưởng của mình và
muốn người khác lĩnh hội được chính xác ý tưởng đó thì mỗi người phải biết
dùng từ đúng – dùng từ theo những yêu cầu chung. Việc hiểu từ và sử dụng

từ đúng sẽ mang lại hiệu quả cao trong giao tiếp cũng như tạo lập văn bản.
Các nhà ngôn ngữ học đều thừa nhận sự tồn tại hiển nhiên của từ, thừa
nhận tính chất cơ bản trung tâm của từ trong ngôn ngữ nhưng từ đó đi đến
12


một định nghĩa thỏa đáng về từ thì đa số đều cảm thấy rất khó. Cái khó
trong việc định nghĩa từ một phần do từ trong các ngôn ngữ khác nhau về
loại hình, khác nhau về nguồn gốc, có những đặc trưng rất khác biệt nhau.
Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà có nhiều nhà ngơn ngữ học chủ
trương rằng khơng thể tìm được một định nghĩa về từ có tính chất phổ
qt cho các ngơn ngữ khác nhau về loại hình, thậm chí các ngơn ngữ
cùng một nhóm. Vì vậy, phương châm đúng đắn nhất trong việc xác định
từ, trong việc đi tìm một định nghĩa về từ là một mặt phải chú ý tới những
điểm đồng nhất, chú ý tới tính phổ qt của từ nói chung, mặt khác phải
chú ý tới những đặc điểm riêng của từ trong mỗi ngơn ngữ.

Cho đến hiện nay, chúng ta có thể nhận thấy tồn tại nhiều
khái niệm về từ tiếng Việt. Chúng tôi xin điểm qua một số khái
niệm. Dưới đây, chúng tôi xin nêu ba định nghĩa về từ tiếng Việt:
- Theo tác giả Đỗ Hữu Châu quan niệm: “Từ của tiếng Việt là một hoặc
một số âm tiết cố định, bất biến mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định,
nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất
định lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu” [8; tr.330-331]. Ở định
nghĩa này, tác giả đã cho ta thấy được từ là một số âm tiết cố định, không thay
đổi đặc điểm ngữ pháp, kết cấu nhất định, kết hợp lại để tạo thành câu. Tác
giả đã nói lên được cấu tạo và đặc điểm ngữ pháp của nó.
- Theo Nguyễn Thiện Giáp: “Từ của tiếng Việt là một chỉnh thế nhỏ nhất có
ý nghĩa dùng để tạo câu nói: nó có hình thức của một âm tiết, một “chữ” viết rời
[4; tr.10]. Đối với Nguyễn Thiện Giáp, ông đã có một định nghĩa ngắn gọn và súc

tích hơn, từ là một chỉnh thể nhỏ, một âm tiết, một chữ được viết rời. Ở đây tác
giả đã tác giả đã có một cách nhìn tổng qt về hình thức của từ.

- Theo tác giả Nguyễn Kim Thản: “Từ là đơn vị cơ bản của ngơn ngữ,
có thể tách khỏi các ngơn ngữ khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập
và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa và chức năng ngữ pháp” [dẫn
13


theo 12; tr.72]. Với định nghĩa này, chúng ta có thể thấy được từ
có tính độc lập, khơng phụ thuộc, mộ mình nó đã là một khối hồn
chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa, chức năng.
Chúng ta có thể thấy hiện nay tồn tại rất nhiều cách hiểu, cách
định nghĩa về từ nói nói chung, cũng như từ Tiếng Việt nói riêng.
Những cách hiểu đó, xuất phát từ những góc nhìn, những quan điểm
khác nhau. Nhưng tựu trung lại, qua các định nghĩa trên, có thể thấy
được từ tiếng Việt có những đặc điểm cơ bản sau:
- Từ là đơn vị cơ bản của ngơn ngữ (tiếng Việt).
- Từ có hình thức ngữ âm cố định, bất biến và có ý nghĩa.
- Từ có đặc điểm về cấu tạo và ngữ pháp.
- Từ có chức năng tạo câu.
Như vậy, để thuận tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi thống nhất cách
hiểu về từ theo định nghĩa của tác giả Đỗ Hữu Châu: “Từ của tiếng Việt là một
hoặc một số âm tiết cố định, bất biến mang những đặc điểm ngữ pháp nhất
định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa
nhất định lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu”. Đây là định nghĩa
đang được nhiều người quan tâm và sử dụng nhiều nhất.

1.1.2. Đặc điểm của từ Tiếng Việt
1.1.2.1. Đặc điểm về ngữ âm

Hình thức âm thanh của từ tiếng Việt cố định, bất biến ở mọi vị trí, mọi
quan hệ và chức năng trong câu. Tính cố định, bất biến có mối quan hệ mật
thiết với tính độc lập tương đối cao của từ tiếng Việt đối với câu, với ngơn
cảnh. Có thể nói ở các ngơn ngữ biến hình, với những mức độ khác nhau, chỉ
có các “từ - cú pháp” mà khơng có các từ “phi cú pháp”. Các từ tiếng Việt
khác hẳn. Chúng ta có từ sách nói chung, từ sách khơng mang trong lịng
mình bất cứ một dấu vết nào của các quan hệ, các chức năng cú pháp.

14


Thuật ngữ ngơn cảnh được hiểu là hồn cảnh ngơn ngữ trực tiếp
của từ như lời nói miệng, bài, đoạn, câu và các từ ngữ khác chung quanh
nó. Cần phân biệt với ngữ cảnh là hoàn cảnh tổng quát của một hành vi
giao tiếp. Trong tiếng Việt cũng như trong tất cả các ngơn ngữ khác - và có
thể trong tiếng Việt thì nhiều hơn - có khơng ít những từ mà hình thức âm
thanh gợi tả cái mà nó biểu thị: đó là các từ tượng thanh, những từ mà
hình thức âm thanh của nó mơ phỏng âm thanh của tự nhiên. Không kể
những từ như ầm ầm, ào ào, vù vù, vi vu, róc rách, líu lo... là từ tượng
thanh chân chính trực tiếp miêu tả âm thanh, các từ như (con) bị, (con)
mèo, (con) chút chít (đồ chơi của trẻ em có miệng sáo); cạch (bắn súng
cối: “cẩn thận khơng chúng nó cạch cho vài quả cối bây giờ!”) cũng là
tượng thanh, mặc dù chúng chỉ toàn bộ một sự vật, hoạt động chứ không
chỉ miêu tả riêng âm thanh do các sự vật, hoạt động đó phát ra.
Những từ này là “tượng thanh” được là vì thể chất vật chất của ngôn
ngữ (tức thể chất âm học - thính giác) trùng làm một với tồn bộ hoặc một
bộ phận thể chất vật chất của cái được biểu thị thể chất (âm thanh tự
nhiên). Nói như thế cũng tức là nói: điều kiện để cho một từ có thể “gợi
tả”, mơ phỏng sự vật, hiện tượng là thể chất vật chất của từ phải trùng
hợp với thể chất vật chất (toàn bộ hay bộ phận) của sự vật, hiện tượng.


1.1.2.2. Đặc điểm về ngữ pháp
Đặc điểm ngữ pháp của từ tiếng Việt không được thể hiện ở hình thức ngữ
âm của từ mà chỉ biểu lộ trong cụm từ, trong câu khi từ kết hợp với các từ khác ở
trước và sau nó. Ví dụ từ cây khi đứng một mình thì khơng có dấu hiệu nào biêu
hiện đặc điểm ngữ pháp của nó. Khi tham gia vào việc tạo câu, từ cây cũng khơng
biến đổi hình thức ngữ âm để thể hiện các đặc điểm từ loại. Chỉ có thể biết được
đăc điểm ngữ pháp của nó khi có sự kết hợp với các từ khác. Chẳng hạn trong
câu Chẳng mấy chốc, mà ông đã cày xong thửa ruộng. Từ cày kết hợp với phụ từ
đã ở trước chứng tỏ nó mang đặc điểm ngữ pháp
15


của động từ. Tuy nhiên trong các tổ hợp lưỡi cày, cày chia vơi thì
từ cày lại mang đặc điểm ngữ pháp của danh từ.
Cùng với đặc điểm ý nghĩa, đặc điểm ngữ pháp có vai trị quyết định
trong sự kết hợp từ thành cụm từ, thành câu. Nếu sự kết hợp không tương
ứng với đặc điểm ngữ pháp của từ thì sẽ mắc cả lỗi dùng từ và lỗi về đặt câu.

Ví dụ: Hằng ngày cơ đến trường bằng bộ quần áo giản dị.
Ở câu này từ bằng dùng không đúng với đặc điểm ngữ pháp. Bằng là
quan hệ thường được dùng trước danh từ biểu thị một phương tiện hay cách
thức hoạt động do động từ biểu thị. Ở đây bộ quần áo không phải là phương
tiện hay cách thức hoạt động đến trường mà nó được nêu ra để nói về phong
cách, đức đọ của cơ giáo. Do đó, dùng từ bằng là sai, phải thay bằng từ với
mới phù hợp. Có thể chữa Hằng ngày cơ đến trường với bộ quần áo giản dị.

1.1.2.3. Đặc điểm về cấu tạo
Do trong tiếng Việt, hình vị, từ, cụm từ và câu…về mặt ngữ âm
đều là những âm tiết tổ hợp âm tiết, cho nên việc nhận thức một âm tiết

hoặc một tổ hợp âm tiết nào đó có phải là từ hay khơng có ý nghĩa cực
kì quan trọng đối với việc sử dụng từ và lĩnh hội ý nghĩa của câu nói.
Ví dụ: Câu sau đây: “Cái xe đạp nhẹ lắm!”. Có thể hiểu 2 cách: thứ nhất
câu này vừa nhận xét đánh giá về trọng lượng của cái xe đạp, thứ hai câu này
vừa nhận xét vừa đánh giá về đặc điểm vận hành của một cái xe đạp nào đấy.
Theo nghĩa thứ nhất chúng ta hiểu là cái xe đạp nặng tầm 5, 6kg trở lại. Theo
nghĩa thứ hai chúng ta hiểu cái xe đạp đó khi đạp khơng tốn nhiều sức, ít mệt
người, mặc dù trọng lượng thực của nó có vẻ khơng nhẹ.

Hiểu theo cách nào là tùy thuộc vào chúng ta nhận thức tổ
hợp âm tiết xe đạp là một từ (và do đó phát âm liên tục) hay là một
cụm từ xe đạp (do đó có thể phát âm ngắt giọng ở giữa).
Như thế cùng với đặc điểm ngữ pháp, đặc điểm cấu tạo cũng là
một thành phần hình thức góp phần xác định từ và nghĩa của từ.
16


Nhận thức tư cách từ và đặc điểm cấu tạo của một tổ hợp âm thanh nào

đó là:
- Nhận thức xem tổ hợp âm thanh đó đã đủ tư cách là từ hay chưa,

hay chỉ là một yếu tố cấu tạo từ, hay chỉ là một tổ hợp của hai hay ba từ…
- Nếu đã là từ thì nó do những yếu tố nào tạo nên và được

tạo ra theo phương thức nào.
Điều đáng chú ý là, về nguyên tắc, cấu tạo từ là những vận động
trong lịng một ngơn ngữ. Vận động cấu tạo từ sản sinh ra không phải
chỉ một từ riêng lẻ mà sản sinh ra hàng loạt từ cùng một kiểu.
Có thể nói rằng, trong tiếng Việt, các yếu tố cấu tạo từ là những

hình thức ngữ âm có ý nghĩa nhỏ nhất - tức là những yếu tố không thể
phân chia thành những yếu tố nhỏ hơn nữa mà cũng có nghĩa - được
dùng để cấu tạo ra các từ theo phương thức cấu tạo từ tiếng Việt.
Chúng ta gọi các yếu tố đặc điểm trên và chức năng trên bằng thuật
ngữ quốc tế: hình vị (ví dụ như: xe, áo, người, bịch, đét, học…).

1.2. Một số vấn đề về lỗi ngôn ngữ
1.2.1. Khái niệm về lỗi ngơn ngữ
Lỗi ngơn ngữ thường được nhìn nhận, đánh giá với những
quan điểm khơng giống nhau.
Nhìn từ góc độ cấu trúc và hành vi luận, lỗi ngôn ngữ thường
được xem là biểu hiện của nhận thức kém hoặc chưa đầy đủ về quy
luật ngôn ngữ. Lỗi ngôn ngữ gắn liền với việc học ngôn ngữ, do không
nắm được cấu trúc ngôn ngữ, đặc biệt là quy tắc hành chức của ngôn
ngữ. Lỗi là biểu hiện lệch chuẩn. do vậy lỗi ngon ngữ là không thể chấp
nhận, phải được ngăn chặn bằng mọi cách trong trường học.
Nhìn từ góc độ chức năng, ngôn ngữ được tạo ra gắn liền với giao tiếp
của từng cá nhân trong xã hội, cho nên lỗi ngơn ngữ là chuyện bình thường.
Có thể hình dung lỗi ngôn ngữ là chuyện thường ngày mà ai cũng có thể mắc
17


khi nói năng giao tiếp. Trong giao tiếp bằng lời, ngơn ngữ được sử
dụng ở dạng nói là tự nhiên nhất phản ánh thói quen con người khác
với ngơn ngữ không tự nhiên khi sử dụng trong viết lách. Do vậy,
người ta cho lỗi đó là bình thường, miễn là người nói diễn đạt được
điều định nói và người nghe hiểu được ý người nói.
Lỗi có thể được nhìn từ góc độ ngơn ngữ học tâm lí. Nhiều nhà ngơn
ngữ cho rằng lỗi gắn liền với tâm lí, gắn với sự phát triển thể chất con người.
Ở một khía cạnh nhất định, lỗi gắn liền với nhận thức, tri thức về ngơn ngữ


qua từng thời kì phát triển lứa tuổi. Trẻ càng phát triển thì lỗi ngơn ngữ
càng giảm dần. Yếu tố tâm lí là một trong những nguyên nhân gây nên lỗi.
Như vậy, về lí luận, dù nhìn từ góc độ nào chúng ta cũng thấy lỗi đi
liền với vấn đề sử dụng ngơn ngữ. Có thể nói đối với các ngôn ngữ và đối
tượng học sinh học ngôn ngữ đó, ở mức độ nhiều hay ít lỗi ln luôn song
hành với người dùng và biểu hiện rõ nhất là ở đối tượng học sinh.

Đối với đối tượng học sinh học tiếng thì người ta thường phân
biệt hai đối tượng mắc lỗi khác nhau. Lỗi đối với học sinh bản ngữ học
tiếng mẹ đẻ của mình. Và lỗi của học sinh học ngôn ngữ thức hai –
ngoại ngữ. Thường lỗi của hai đối tượng này là khác nhau. Nguyên
nhân của lỗi cũng khác nhau cho nên cách chữa lỗi cũng khác nhau.

Đối với người học tiếng bản ngữ - tiếng mẹ đẻ, lỗi sử dụng
ngơn ngữ có thể xảy ra với nhiều hình thức với các loại đơn vị
ngơn ngữ, các phương tiện, cấp độ khác nhau. Có thể đó là lỗi
chính tả chữ viết, có thể là lỗi từ vựng, có thể là lỗi ngữ pháp...
Nguyên nhân của lỗi ngơn ngữ thường rất phức tạp, có thể về cấu trúc
ngơn ngữ, có thể do thói quen, có thể do nhận thức. Lỗi có thể có những loại
lỗi chung với nhiều người lại có thể có những lỗi chỉ đến với từng cá nhân.
Song người ta thường chú ý đến hai loại lỗi, do nhận thức, hiểu biết về ngôn

18


ngữ, nhất là quy tắc sử dụng ngơn ngữ đó và lỗi do thói quen, đặc
bieekt là thói quen của dân từng vùng phương ngữ.
Vậy lỗi ngơn ngữ là gì? Theo Cao Xuân Hạo: “Lỗi của người học trong
khi nói hoặc viết là hiện tượng sử dụng một đơn vị ngôn ngữ (một từ, một

đơn vị ngữ pháp, một hành động dạng lời nói) bằng cái cách mà người bản
ngữ, người giỏi thức tiếng đó cho là sai, là lệch chuẩn hoặc chưa đầy đủ”.

1.2.2. Quan điểm về phân tích lỗi
Theo nhiều nghiên cứu về lỗi ngôn ngữ xuất hiện từ những
năm 30 của thế kỷ XX và trải qua nhiều giai đoạn phán triển với
những khuynh hướng khác nhau. Dưới đây, chúng tôi xin khái
quát ba lý thuyết cơ bản trong lịch sử nghiên cứu lỗi ngôn ngữ.
1.2.2.1. Thuyết hành vi
Thuyết hành vi hình thành và phát triển với những cái tên tiêu biểu như
Watson, Skinner. Lý thuyết hành vi gắn liền với hai khái niệm thói quen và lỗi.

Khái niệm thói quen theo các nhà nghiên cứu ở trường phái này
xuất hiện trong q trình thụ đắc ngơn ngữ của con người cả khi học
tiếng mẹ đẻ và khi học ngơn ngữ thứ hai. Thói quen hình thành khi có
một kích thích dẫn đến một phản ứng thơng qua bắt chước và phản xạ.
Lỗi trong thuyết hành vi là hệ quả của những chuyển di tiêu cực
trong quá trình giao thoa giữa thói quen ngơn ngữ cũ và thói quen ngơn
ngữ mới. Thuyết hành vi cho rằng, lỗi là một hiện tượng khơng chấp
nhận được. Tuy nhiên, nó đã bị loại bỏ triệt để bằng những quan điểm
khác nhau do N. Chomsky đưa ra. Ông cho rằng con người chắc chắn
phải có một loại khả năng bẩm sinh nhất định có thể hướng dẫn các
khả năng tạo câu và giúp cho một đứa trẻ có khả năng thụ đắc ngữ
pháp của một ngôn ngữ cho đến khi chúng 5 hoặc 6 tuổi. Và ông gọi
khả năng này là “ngữ pháp phổ quát” và cho rằng đây chính là khả
năng của con người mà ngôn ngữ học nhằm mục đích theo đuổi.
19


1.2.2.2. Khuynh hướng phân tích đối chiếu

Khuynh hướng phân tích đối chiếu ra đời vào những năm 40 và
kéo dài đến những năm 60 của thế kỷ XX với những cái tên như C.
Fries, R.Lado… Khuynh hướng này có một số những đặc trưng sau:
Thứ nhất, khuynh hướng này dựa trên quan điểm của lý thuyết
hành vi coi việc thụ đắc ngơn ngữ là hình thành một thói quen.

Thứ hai, khuynh hướng này cũng giống như lý thuyết hành
vi cho rằng lỗi xuất hiện do chuyển di tiêu cực của q trình giao
thoa hai ngơn ngữ mà khơng có những nguyên nhân khác.
Thứ ba, khuynh hướng này cũng cho rằng lỗi là sự thể hiện
không thành công và cần phải loại trừ.
Thứ tư, khuynh hướng này so sánh hai hệ thống ngôn ngữ
(tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai) để tìm ra những điểm khác
nhau nhằm tiên đốn và ngăn chặn lỗi.
1.2.2.3. Khuynh hướng phân tích lỗi
Khuynh hướng phân tích lỗi ra đời vào cuối những năm 60 với
những cái tên tiêu biểu S.P. Corder, Selinker, William Nemser, E.Tarone…
Khuynh hướng phân tích lỗi đi vào nghiên cứu và phân tích các lỗi
do người học ngơn ngữ gây ra hay là quá trình xác định sự tác động, bản
chất và nguyên nhân cũng như kết quả của việc học ngôn ngữ khơng hiệu
quả. Khuynh hướng phân tích lỗi cho rằng lỗi là cái gì đó “khơng thể thiếu
được” vì mắc lỗi có thể được coi là một cách thức mà người học dùng thụ
đắc ngôn ngữ đặc biệt là trong q trình học ngơn ngữ thứ hai.
Khuynh hướng phân tích lỗi được S. P. Corder khái quát thành ba giai

đoạn: nhận diện lỗi, miêu tả lỗi, giải thích lỗi.
Nhận diện lỗi là việc người dạy đặt giả định rằng tất cả các câu của
người học đều có thể sai sau đó xác minh giả định đó là đúng hay sai.

20



Ở giai đoạn này, chúng ta có ba loại lỗi: lỗi trước hệ thống, lỗi

sau hệ thống, lỗi hệ thống. Trong giai đoạn miêu tả lỗi giáo viên cần
chỉ cho người học thấy được những lỗi mà họ đã mắc phải thông
qua so sánh hai câu sai và đúng đã tạo dựng được ở giai đoan một.

Giải thích lỗi có thể thực hiện theo hai cách: theo lý thuyết
hành vi coi đó là những chuyển di tiêu cực của tiếng mẹ đẻ hoặc
coi nó là một bộ phận tất yếu của q trình tri nhận ngơn ngữ.
Theo khuynh hướng phân tích lỗi, có hai cách phân loại:
- Phân loại lỗi dựa vào nguồn gốc có lỗi giao thoa và lỗi tự ngữ đích.

- Phân loại lỗi dựa vào các đơn vị ngữ pháp: cách thức tiến
hành là đi miêu tả ngữ pháp của các lỗi. Đây là cách phân loại mà
các cơng trình thực nghiệm về phân tích lỗi thường tiến hành. Luận
văn của chúng tôi cũng triển khai theo hướng phân loại lỗi này.
Nguyên nhân mắc lỗi theo khuynh hướng phân tích lỗi xuất phát từ
chiến lược của người học bao gồm chiến lược học và chiến lược giao tiếp.
Chiến lược học bao gồm chuyển di và vượt tuyến. Chuyển di là chiến lược
mà người học vận dụng những tri thức của tiếng mẹ đẻ vào để học ngôn
ngữ đích. Vượt tuyến là việc người học sử dụng những tri thức đã có hoặc
tri thức suy đốn trong q trình tri nhận ngơn ngữ để phát triển năng lực
ngơn ngữ của mình dẫn đến vượt ra khỏi phạm vi của ngôn ngữ.
Trên đây là một vài khái quát về các khuynh hướng nghiên cứu lỗi ngơn
ngữ. Trong đó, chúng tơi nghiêng về những giả thuyết của khuynh hướng
phân tích lỗi và coi đây là cơ sở lý thuyết trong quá trình thực hiện đề tài.

Theo ý kiến của Gs Nguyễn Văn Hiệp và Gs Nguyễn Minh

Thuyết trong các văn bản thường mắc phải các loại lỗi sau:
+ Lỗi lặp, thừa
từ + Lỗi thiếu từ

+ Lỗi dùng từ sai nghĩa
21


+ Lỗi sai về phong cách
Với tác giả Hoàng Anh lại chia thành 4 loại lỗi:
+ Lỗi về phong cách
+ Lỗi về nghĩa của từ
+ Lỗi về kết hợp từ
+ Lỗi về lặp từ

Qua cơng trình nghiên cứu Phạm Thị Hồng Vân đã khảo sát
được các loại lỗi sau:
+ Dùng từ sai nghĩa
+ Dùng từ sai kết hợp
+ Dùng từ sai phong cách
+ Lỗi lặp từ, thừa từ
+ Một số lỗi khác: sai quy chiếu, tự tạo từ mới, dùng từ địa

phương, sai trật tự từ…
Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về việc phân
chia lỗi dùng từ, mỗi quan điểm có ưu nhược điểm riêng. Đề tài
này chúng tôi dựa vào “yêu cầu chung của việc dùng từ” làm căn
cứ phân loại. Bao gồm các yêu cầu cơ bản sau:
+ Dùng từ phải đúng âm thanh và hình thức cấu tạo.
+ Dùng từ phải đúng về nghĩa.

+ Dùng từ phải đúng về quan hệ kết hợp.
+ Dùng từ phải thích hợp với phong cách ngơn ngữ của văn bản.
+ Dùng từ phải đảm bảo tính hệ thống của văn bản.
+ Dùng từ cần tránh hiện tượng lặp, thừa từ không cần thiết

và bệnh sáo rỗng công thức.
1.2.3. Yêu cầu chung của việc dùng từ trong Tiếng Việt
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về việc phân chia lỗi dùng từ, mỗi
quan điểm có ưu nhược điểm riêng. Đề tài này tôi dựa vào “yêu cầu chung
của việc dùng từ” làm căn cứ phân loại. Bao gồm các yêu cầu cơ bản sau:
22


×