Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Khảo sát lời đề từ trong văn bản nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.55 KB, 74 trang )

Lêi c¶m ¬n
Tác giả chân thành cảm ơn thầy giáo: PGS.TS. Phan Mậu Cảnh đã
tận tình hướng dẫn, động viên giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành khoá luận.
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới BGH, Khoa Ngữ văn,
các giảng viên trong tổ Ngôn ngữ của trường đại học Vinh đã nhiệt tình
giảng dạy tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn những người thân, và bạn bè
đã luôn giúp đỡ để hoàn thành khoá luận.
Vì điều kiện thời gian cũng như năng lực bản thân còn nhiều hạn chế
nên khoá luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được
những góp ý chân thành, quý báu từ các thầy cô giáo và bạn đọc.
TP. Vinh, tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện:
Phan Thị Hằng

1


MỤC LỤC

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Về mặt lý luận: nghiên cứu ngôn ngữ ở trong văn bản đang là một xu
hướng mới được các nhà nghiên cứu quan tâm từ nhiều góc độ, nhằm góp
phần bổ sung việc nghiên cứu sự hành chức của ngôn ngữ trong hoạt động
thực tiễn.
Trong các tác phẩm nghệ thuật, ngoài phần văn bản chính văn thì có


một phần rất đáng được chú ý, gọi chung lại đó là phần giới thiệu văn bản,
nằm ngoài chính văn. Phần giới thiệu được gọi với những cái tên khác nhau,
có những nội dung và chức năng khác nhau như: lời nói đầu, lời giới thiệu, lời
tựa, lời mở đầu, lời đề tặng, lời đề từ... Đây là những phát ngôn của chính tác
giả hay cũng có thể là trích dẫn từ văn bản nghệ thuật khác hay của người
khác nói về văn bản chính văn. Phần này có nội dung liên quan đến văn bản.
Trong văn bản nghệ thuật lời đề từ xuất hiện với một tần suất khá cao. Nó có
thể là lời của chính tác giả, thể hiện cảm xúc, tình cảm, tư tưởng - chủ đề của
tác phẩm. Cũng có nhiều lời đề từ được trích dẫn từ rất nhiều nguồn khác
nhau. Lời đề từ có thể là một câu thơ, một câu văn hay có khi là một đoạn thơ
và cả một đoạn văn, một đoạn tự sự tồn tại song song với truyện, với văn bản
chính văn. Lời đề từ có thể là một câu danh ngôn, một đoạn trích hay một câu
hát dân gian, hoặc đôi khi là một ý nghĩ, dòng cảm xúc... nhưng tất cả đều bao
hàm, chứa đựng và thể hiện chiều sâu của tư tưởng. Lời đề từ là một phần bổ
sung cho văn bản, góp phần tạo nên sự toàn vẹn của một chỉnh thể, nó thể
hiện ý đồ sáng tạo của tác giả và tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm.
Do vậy khi nghiên cứu một tác phẩm nghệ thuật nói riêng, văn bản nói
chung người ta không thể bỏ qua hoặc bỏ sót lời đề từ, nếu không sẽ không
thể khám phá hết giá trị nội dung của tác phẩm. Việc tìm hiểu lời đề từ trong
tác phẩm nghệ thuật sẽ giúp chúng ta có cái nhìn trọn vẹn hơn về tư tưởng chủ đề của tác phẩm giúp chúng ta ý thức được vai trò, ý nghĩa của lời đề từ
đối với văn bản chính văn. Qua đó chúng ta cũng hiểu sâu hơn về nội dung

3


mà mỗi lời đề từ hàm chứa nó có mối quan hệ như thế nào trong văn bản
chính văn.
- Về mặt thực tiễn: Đề tài này góp phần làm rõ thêm những vấn đề về
mặt thực tiễn khi đọc một văn bản nghệ thuật. Trong thực tế giảng dạy bộ
môn ngữ văn ở nhà trường và thực tế đọc sách của độc giả, dường như chưa

thực sự chú trọng về lời đề từ trong tác phẩm. Dường như bấy lâu nay người
ta mới chỉ phân tích, tìm hiểu lời đề từ ở trong một số tác phẩm văn học nổi
tiếng. Hầu hết các lời đề từchỉ được xem xét qua, có nhiều người xem nó như
một đặc điểm hình thức của văn bản mà chưa chú trọng quan tâm mối quan hệ
ngữ nghĩa của lời đề từ với văn bản chính văn. Trước khi đọc một cuốn sách,
một tác phẩm nghệ thuật nào đó... việc đọc và phân tích nội dung ý nghĩa của
lời đề từ sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về những cảm xúc tình cảm và những
dụng ý nghệ thuật, điểm nhấn nghệ thuật, tư tưởng - chủ đề của tác phẩm.
Đó là những lý do thúc đẩy chúng tôi lựa chọn đề tài: Khảo sát lời đề
từ trong văn bản nghệ thuật.
2. Lịch sử vấn đề
Khi nghiên cứu, tìm hiểu văn bản với tư cách là một đơn vị ngôn ngữ,
đơn vị giao tiếp, một số công trình nghiên cứu, một số luận án, khoá luận đã
có những khảo sát, phân tích về lời đề từ trong một số tác phẩm và ở một số
khía cạnh.
Trong cuốn "Từ điển thuật ngữ văn học" các tác giả Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, cũng đã đưa ra định nghĩa về lời đề từ và cấu tạo,
xuất xứ của đề từ trong tác phẩm nghệ thuật. Các tác giả cũng đã đưa ra một
số ví dụ về lời đề từ trong tác phẩm nghệ thuật và từ đó nêu lên vai trò ý
nghĩa của đề từ. Giáo sư Hoàng Phê cũng đã nêu ra định nghĩa về lời đề từ.
Gần đây, có môt số luận văn thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp, hay một số
bài nghiên cứu về đề từ. Chẳng hạn, "Lời đề từ trong trưyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư" (Phạm Phú Phong, Đại học Huế); "Đề từ với văn bản nghệ thuật"
(Nguyễn Thị Tuấn Anh, khoá luận tốt nghiệp, Đại học sư phạm Hà Nội,

4


2000); "Đặc điểm hình thức và nội dung phần giới thiệu văn bản" (Võ Thị
Thu Thuỷ, Đại học Vinh, 2008)

Các tác giả đã khảo sát và thống kê một số lời đề từ trong các tác phẩm.
Các công trình nghiên cứu cũng đã bước đầu tìm hiểu về lời đề từ. Tuy nhiên,
chưa có công trình nào đi sâu tìm hiểu kĩ về lời đề từ trong tác phẩm nghệ
thuật. Trong công trình " Lời đề từ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư " tác
giả đã đề cập đến nội dung, ý nghĩa và cấu tạo của lời đề từ. Nhưng trong
công trình này tác giả mới chỉ giới hạn tìm hiểu lời đề từ ở trong tác phẩm văn
xuôi tự sự mà cụ thể là trong các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư. Trong luận
văn " Đặc điểm hình thức và nội dung phần giới thiệu văn bản " tác giả Võ
Thị Thu Thuỷ cũng đã có một phần so sánh phần giới thiệu trong văn bản
khoa học xã hội với lời đề từ trong văn bản nghệ thuật. Ở đây tác giả cũng đã
nêu định nghĩa của giáo sư Hoàng Phê về lời đề từ và qua đó phân tích sự
giống và khác nhau giữa phần giới thiệu mở đầu trong văn bản khoa học xã
hội với lời đề từ trong văn bản nghệ thuật. Cụ thể tác giả đã so sánh dựa trên
các tiêu chí như: về phạm vi, vị trí, về tác giả, về chức năng. Và so sánh sự
khác nhau dựa trên các tiêu chí: về dung lượng, về cấu tạo, về nội dung và về
vai trò ý nghĩa. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần nhỏ của luận văn do vậy tác
giả chỉ mới phân tích ở một số nét và chỉ khảo sát ở một số ví dụ.
Tóm lại, có thể nói các công trình nghiên cứu các luận văn cũng đã
khảo sát, phân tích về lời đề từ trong tác phẩm nghệ thuật nhưng chưa có điều
kiện nghiên cứu sâu hơn về lời đề từ.
3. Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm hiểu lời đề từ trong các văn bản nghệ thuật, khoá luận
nhằm những mục đích sau:
a) Nhằm góp phần tìm hiểu đặc điểm về nôi dung và hình thức của lời
đề từ trong văn bản nghệ thuật.
b) Giúp nguời đọc hiểu một cách sâu sắc hơn về vai trò, ý nghĩa của lời
đề từ và mối quan hệ của nó với văn bản chính văn.
5



c) Nghiên cứu tìm hiểu về lời đề từ trong văn bản nghệ thuật góp phần
vào việc dạy học môn Tập làm văn trong nhà trường được tốt hơn. Giúp cho
đông đảo các độc giả ý thức đúng hơn về vai trò và ý nghĩa của lời đề từ trong
văn bản nghệ thuật.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích đề ra khoá luận cần phải thực hiện được
các nhiệm vụ sau:
a) Xác định các khái niệm liên quan như: khái niêm văn bản, khái niêm
tiêu đề, khái niệm đề từ.
b) Nêu các đặc điểm về hình thức cấu tạo của lời đề từ trên các phương
diện: phạm vi, vị trí, dung lượng, cấu tạo và các phương tiện liên kết hình
thức của lời đề từ.
c) Tìm hiểu, phân tích vai trò ý nghĩa của lời đề từ trong văn bản nghệ
thuật.
3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là các lời đề từ trong văn bản nghệ
thuật. Nguồn tư liệu để phân tích tìm hiểu là các lời đề từ ở các sách giáo
khoa, sách truyện, các chuyên luận, khoá luận, các công trình nghiên cứu...
xuất bản bằng tiếng Việt.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại: khoá luận tiến hành khảo sát thống
kê phân loại lời đề từ trong văn bản nghệ thuật về mặt hình thức cấu tạo, nội
dung, ý nghĩa và mối quan hệ của lời đề từ với văn bản chính văn.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: trong quá trình xử lí tư liệu, chúng
tôi tiến hành phân tích lời đề từ trên các phương diện hình thức nội dung từ đó
tổng hợp khái quát rút ra những nhận xét về đặc trưng cơ bản của lời đề từ
trong văn bản nghệ thuật.


6


5. Đóng góp của khoá luận
Việc nghiên cứu tim hiểu lời đề từ trong văn bản nghệ thuật góp phần
làm rõ hơn về đặc điểm hình thức, nội dung cũng như ý nghĩa của lời đề từ
trong văn bản nghệ thuật.
6. Cấu trúc của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, tài liệu trích dẫn khoá
luận gồm 3 chương :
Chương 1: Một số khái niệm liên quan đến đề tài.
Chương 2: Đặc điểm hình thức lời đề từ trong văn bản nghệ thuật.
Chương 3: Nội dung, vai trò của lời đề từ trong văn bản nghệ thuật.

7


Chương 1
MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm văn bản
1.1.1. Xung quanh khái niệm văn bản
- Về phạm vi nghiên cứu :
Thuật ngữ "văn bản" được nghiên cứu từ lâu nhưng cho đến nay nó vẫn
được dùng với nhiều phạm vi, góc độ khác nhau. Theo nghĩa thông thưòng thì
văn bản là tên gọi để chỉ những tài liệu, những bài viết được in ấn và lưu hành
trong giao tiếp như : công văn, tài liệu, một bản báo cáo... Với nghĩa là thuật
ngữ thuộc đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học văn bản bao gồm hai
nghĩa:
+ Văn bản chỉ những sản phẩm lời nói hoàn chỉnh (văn bản theo nghĩa
rộng, văn bản lớn), chẳng hạn : một cuốn sách, một truyện ngắn, hay một bài

viết hoàn chỉnh...
+ Văn bản chỉ những thể thống nhất trên câu (còn gọi là chỉnh thể, cú
pháp phức hợp, tức văn bản được dùng theo nghĩa hợp, văn bản con) chẳng
hạn : một chương, phần hay một đoạn văn tương đối hoàn chỉnh độc lập với
văn bản. [4; tr. 26]
- Về dung lượng:
Văn bản có rất nhiều loại và có kích thước khối lượng khác nhau. Có
loại văn bản ở dạng tối giản: câu một từ, hoặc là văn bản khi nó đứng độc lập;
một câu tục ngữ, ca dao, hay một câu châm ngôn... cũng được xem là văn bản.
Có loại văn bản có dung lượng vừa phải, bình thường như: công văn, bức thư,
bài làm của học sinh... Nhưng cũng có nhiều văn bản có dung lượng đồ sộ như
một cuốn tiểu thuyết, một công trình nghiên cứu khoa học...
- Về tên gọi:
Theo tình hình nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới nói chung và văn bản
nói riêng và theo Diệp Quang Ban thì văn bản có thể chia làm các giai đoạn
tên gọi như sau:

8


Giai đoạn đầu: văn bản chỉ chung sản phẩm ngôn ngữ viết và ngôn ngữ
nói có tính hoàn chỉnh.
Giai đoạn sau: văn bản để chỉ những sản phẩm của ngôn ngữ viết còn
diễn ngôn để chỉ sản phẩm ngôn ngữ nói.
Và giai đoạn hiện nay lại có xu hướng dùng diễn ngôn chung cho cả
văn bản nói và viết. Ngoài ra còn có cách dùng thuật ngữ ngôn bản, nó là một
cái gì đó xảy ra, dưới hình thức nói hoặc viết hoặc nghe, đọc...
1.1.2. Các định nghĩa về văn bản
Văn bản cũng giống như các đơn vị khác trong ngôn ngữ như từ, câu... nó là
một đơn vị rất phức tạp và được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Có rất nhiều

hướng nghiên cứu và quan điểm khác nhau về văn bản. Dưới đây là một số
định nghĩa tiêu biểu:
- Hướng nhấn mạnh mặt hình thức:
+ Văn bản được xem như một lớp phân chia được thành các khúc đoạn
(L.Hjemslev, 1953).
+ Văn bản được hiểu ở bậc điển thể là phát ngôn bất kỳ có kết thúc và
có liên kết, có tính độc lập và đúng về ngữ pháp(W. koch, 1966).
+ Văn bản là chuỗi nối tiếp của các đơn vị ngôn ngữ được làm thành
bởi một dây chuyền của các phương tiện thế có hai trắc diện (R. Harweg,
1968)
+ Văn bản là thuật ngữ để chỉ bất kì cái nào ghi bằng chữ viết của một
sự kiện giao tiếp. ( N.Nunan, 1983) [các định nghĩa trên dẫn theo 4; tr. 27]
- Hướng nhấn mạnh mặt nội dung:
+ Văn bản có thể định nghĩa là điều thông báo viết có đậc trưng tính
hoàn chỉnh về ý và cấu trúc và thái độ nhất định của tác giả đối với điều được
thông báo [...] về phương diện cú pháp, văn bản là một hợp thể nhiều câu (ít
khi là một câu) liên kết với nhau bởi ý và bằng các phương tiện từ vựng - ngữ
pháp" (L.M. Loseva, 1980).

9


+ Văn bản như là một đơn vị ngữ nghĩa : một đơn vị không phải của
hình thức mà là của ý nghĩa (M.Halliday, 1976 - 1994) [các định nghĩa được
dẫn theo 4; tr. 28].
- Hướng phân biệt văn bản và diễn ngôn:
+ Văn bản là một chuỗi ngôn ngữ lí giải được ở mặt hình thức, bên
ngoài cảnh. Diễn ngôn là chuỗi ngôn ngữ được nhận biết là trọn nghĩa, được
hợp nhất lại và có mục đích. (Cook, 1989) [4;tr. 29].
+ Diễn ngôn là một chuỗi nối tiếp của ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ

nói) lớn hơn một câu, thường có cấu thành một chỉnh thể, có tính mạch lạc
kiểu như một bài thuyết giáo, tranh luận, truyện vui hoặc truyện kể. (Crystal,
1992) [4; tr. 29].
- Hướng tổng hợp:
Theo I. R. Galperil: " Văn bản - đó là sản phẩm của quá trình sáng tạo
lời mang tính cách hoàn chỉnh, được khách quan hoá dưới dạng tài liệu viết,
được trau chuốt văn chương theo loại hình tài liệu ấy, là tác phẩm gồm tên
gọi (đầu đề) và một loạt đơn vị riêng (những thể thống nhất trên câu) hợp
nhất lại bằng những liên hệ khác nhau về từ vựng, ngữ pháp logíc, tu từ, có
một hướng nhất định và một nục tiêu thực dụng" [4; tr.29]
Trần Ngọc Thêm cho rằng: " Nói một cách chung nhất thì văn bản là
một hệ thống mà trong đó các câu mới chỉ là phần tử. Ngoài các câu - phần
tử, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc. Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí
của mỗi câu và những mối quan hệ của nó với những câu xung quanh nói
riêng và với toàn văn văn bản nói chung. Sự liên kết là mạng lưới của những
quan hệ và liên hệ ấy" [4; tr.19].
Sau đây là một định nghĩa có tính đến những bộ môn nghiên cứu khác
nhau:
(1). Văn bản là: một quãng viết hay phát ngôn, lớn hoặc nhỏ mà do cấu
trúc, đề tài - chủ đề, v.v... của nó, hình thành nên một đơn vị, loại như một
truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường,...

10


(2). Văn bản trước hết được coi như một tài liệu viết thường đồng nghĩa
với sách,...
(3). Trong phân tích diễn ngôn, đôi khi được đánh với ngôn ngữ viết,
còn diễn ngôn thì được giành cho ngôn ngữ nói hoặc diễn ngôn được dùng
bao hàm cả văn bản (Bách khoa ngôn ngữ và ngôn ngữ học, 1996, tập 10,

trang 5180) [1; tr.17, 18].
Từ những quan điểm về văn bản của các nhà nghiên cứu trên thế giới
cũng như ở Việt Nam, chúng ta thấy quả thật khái niệm văn bản là một khái
niệm hết sức phức tạp.
Tóm lại, ta có thể hiểu: văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp
bằng ngôn ngữ, là đơn vị được tạo lâp bởi sự liên kết của các câu, các đoạn
văn,... tạo thành một thể thống nhất, một đơn vị hoàn chỉnh về nội dung và
hình thức và có tính độc lập.
1.1.3. Phân loại văn bản
Văn bản là một đối tượng phức tạp vì thế mà việc phân loại văn bản phải
xuất phát từ các cơ sở, góc độ tiếp cận khác nhau sẽ cho ta cách phân loại
khác nhau.
1.1.3.1.Dựa vào hình thức thể hiện
Có hai dạng văn bản: văn bản nói và văn bản viết.
- Văn bản nói: được tạo lập bằng âm thanh, lời nói phát ra (ví dụ: bài
nói chuyện, lời phát biểu ....); có tính chất tức thời trong không gian và thời
gian, người nói không có cơ hội gọt giũa, trau chuốt; tác động trực tiếp tới đối
tượng tiếp nhận; mang đặc trưng phong cách khẩu ngữ (ví dụ như: dùng từ địa
phương, các kiểu câu rút gọn....); nhìn chung văn bản nói có tính có tính cụ
thể rõ ràng.
- Văn bản viết: có hình thức và chất liệu là hệ thống kí hiệu, văn bản
được in ra hay viết ra (ví dụ: bài báo, bài văn....); không diễn ra tức thời trong
không gian và thời gian; tác động gián tiếp lên đối tượng tiếp nhận; có tính
định hình và ổn định trong trật tự, kết cấu nội dung; mang đặc trưng Phong
cách viết; ngôn ngữ, lời văn có sự chuẩn bị.
11


1.1.3.2. Dựa vào cấu trúc văn bản
Có những loại văn bản sau: văn bản đơn thoại và văn bản đối thoại; văn

bản bình thường và văn bản đặc biệt.
- Văn bản đơn thoại: là loại văn bản bao gồm một "chuỗi tuyến tính các
câu" bao gồm lời kể chuyện, lời nói bên trong nhân vật,....
- Văn bản đối thoại: là văn bản thể hiện vai của người tham gia giao
tiếp. Đây là loại văn bản có hình thức hỏi đáp không lien tục và có nhiều vai
xuất hiện.
- Văn bản bình thường: là văn bản có nhiều câu, nhiều đoạn, mỗi đoạn
biểu thị một nội dung tương đối hoàn chỉnh, có hình thức rõ ràng, chúng liên
kết với nhau tạo thành một chỉnh thể. Đây là loại văn bản phổ biến trong giao
tiếp.
- Văn bản đặc biệt: là loại văn bản chỉ có một câu hoặc một cụm từ,
thậm chí một từ hết sức ngắn gọn.
1.1.3.3. Dựa vào mục đích xây dựng văn bản
- Văn bản tự sự: là văn bản trình bày (kể lại, thuật lại) sự việc diễn ra
trong hiện thực hoặc trong tưởng tượng. Nội dung sự viêc được trình bày
mang tính khách quan (trình bày theo diễn biến trình tự thời gian, không gian
nhất định) đồng thời cũng có tính chủ quan thể hiện ở sự nhận xét, đánh giá
đối với sự việc được nêu ra. Các loại văn bản tự sự thường gặp như: văn xuôi,
tiểu thuyết…
- Văn bản miêu tả: là văn bản dùng ngôn ngữ để tả lại sự vật, sự việc
trong hiện thực nhằm làm cho người nghe, người đọc hình dung được rõ ràng,
cụ thể. Văn bản miêu tả gồm: văn tả cảnh, tả người, sự vật....
- Văn bản trữ tình: là loại văn bản bày tỏ thái độ, tình cảm của người
viết, phản ánh thế giới nội tâm của tác giả. Văn bản trữ tình được thể hiện rõ
nét nhất trong thơ ca, tuỳ bút thư từ.
- Văn bản lập luận: là loại văn bản thể hiện mục đích của người viết
thông qua các lý lẽ, dẫn chứng nhằm thuyết phục người nghe, người đọc đến

12



một kết luận nào đó. Các loại văn bản thể hiện rõ nhất quan hệ lập luận là:
văn bản chính luận, văn bản khoa học.
1.1.3.4. Dựa vào phong cách chức năng
Phong cách chức năng là những biến thể của ngôn ngữ được hình
thành và định hình ổn định trong hoạt động giao tiếp. Khi phân loại ngôn ngư
nói chung, văn bản nói riêng theo tiêu chí phong cách chức năng, thì có hai
loại đó là: phong cách khẩu ngữ và phong cách sách vở. Trong phong cách
sách vở có 5 loại là: phong cách hành chính công vụ, phong cách khoa học,
phong cách chính luận, phong cách báo chí và phong cách nghệ thuật. Ở đây
có sự phân loại văn bản từ chung đến riêng theo trình tự sau: kiểu loại văn
bản, thể loại văn bản (bên trong kiểu loại văn bản).
- Văn bản hành chính công vụ: là những văn bản dùng để trao đổi công
việc sự vụ hành chính hàng ngày giữa các cơ quan, đoàn thể trong quan hệ
nhà nước; nó có tính khuôn mẫu, có sắc thái trung hoà nội dung rõ ràng,chính
xác.
Các kiểu loại văn bản hành chính công vụ như: các văn bản chỉ đạo,
pháp lý, quân sự, ngoại giao thương mại, kinh tế…
- Văn bản khoa học: dùng trong lĩnh vực khoa học, với chức năng chủ
yếu là thông tin - nhận thức những vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu, trao
đổi khoa học. Những thông tin đó phải là những thông tin mới, đối tượng giao
tiếp chủ yếu là những người làm công tác nghiên cứu, học tập có trình độ học
vấn nhất định. Dạng thức chủ yếu là văn bản viết. Đặc trưng cơ bản là tính
trừu tượng - khái quát cao, tính lôgic và tính chính xác, khách quan.
Các thể loại: sách giáo khoa, chuyên luận, bài báo, luận án, tóm tắt luận
án,...
- Văn bản báo chí: là văn bản có chức năng truyền tin, thông báo
những vấn đề có chức năng thời sự diễn ra trong thực tiễn trên các phương
tiện thông tin đại chúng (bằng các hình thức: ấn phẩm, phát thanh,truyền
hình). Đặc trưng cơ bản là tính thông tin, tính mục đích - báo chí có mục đích

rất rõ ràng, qua việc cung cấp thông tin văn bản báo chí nhằm tuyên truyền,
13


định hướng tư tưởng và tác động đến dư luận làm cho người đọc hiểu được
bản chất sự thật, phân biệt đúng sai, phải trái.
- Văn bản chính luận: là văn bản trình bày ý kiến, giải thích các vấn đề
chính trị - xã hội. Văn bản chính luận thể hiện rõ thái độ nhận thức, thái độ
bình giá của người viết nên nó mang tính chủ quan.Tuy nhiên, sự đánh giá,
nhận xét này mang tính công khai, trực tiếp. Nhiều khi sự đánh giá này không
còn là tiếng nói riêng của cá nhân người viết mà còn là tiếng nói của tập thể.
Văn bản chính luận không những cung cấp cho độc giả thông tin, sự kiện mà
còn cung cấp một thái độ, một cách nhìn.
- Văn bản nghệ thuật: là văn bản phản ánh cuộc sống và thể hiện tư
tưởng, tình cảm thông qua hình tượng nghệ thuật nhằm phục vụ cho nhu cầu
đời sống tinh thần của con người. Chức năng cơ bản là tác động vào nhận
thức thẫm mỹ thong qua hình tượng nghệ thuật và yếu tố biểu cảm. Đặc điểm:
tính biểu trưng và tính biểu cảm
1.1.4. Cấu trúc văn bản và tính hoàn chỉnh của văn bản
Hoàn chỉnh là một thuật ngữ đồng nghĩa với những từ như: trọn vẹn,
đầy đủ, hoàn thiện, hoàn hảo…[4; tr. 53].
Văn bản là một thể thống nhất về nội dung và hình thức. Tính hoàn
chỉnh của nó được biểu hiện như sau:
- Về nội dung:
Sự chỉnh về nội dung thể hiện qua cách nêu vấn đề, trình bày – giải
quyết vấn đề và kết luận vấn đề, đó là khi ý đồ của người viết được thể hiện
trong toàn bộ văn bản.
- Về hình thức:
Các phần trong văn bản phải được sắp xếp theo một trình độ nhất định,
mang tính hợp lý, logic và đảm bảo tính liên kết, mạch lạc, phản ánh đúng nội

dung và ý đồ tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Tính hoàn chỉnh về hình thức
thể hiện ở kết cấu – bố cục gồm 3 phần: mở bài – thân bài – kết bài.
Một văn bản hoàn chỉnh bao giờ cũng có kết cấu nội tại của nó, đó
chính là phần văn bản văn bản chính văn. Ở những văn bản lớn, bên cạn cấu
14


trúc nội tại còn có một thành phần ngoại biên phụ cho chính văn. Thành phần
ngoại biên có hai loại: loại đứng đầu văn bản và phần đứng sau văn bản. Lời
đề từ là thành phần ngoại biên mở đầu và nó xuất hiện nhiều nhất trong văn
bản nghệ thuật. Đây là lốc ngoại biên vừa có tính độc lập vừa có mối quan hệ
chặt chẽ với phần chính văn, nó có vai trò rất lớn trong việc bổ sung, mang lại
những thông điệp đầy đủ nhất cho văn bản.
Trong các thành phần ngoại biên vị trí và chức năng của chúng không
giống nhau, nhất là những phần ở vị trí đầu sách. Thành phần ngoại biên mở
đầu còn gọi là lốc ngoại biên mở đầu, có phần thiên về hình thức, có phần
thiên về nội dung. Phần thiên về hình thức như: lời nói đầu, lời tựa, lời giới
thiệu… lời đề từ là thành phần ngoại biên thiên về nội dung, có mối quan hệ
nhất định với nội dung chính văn.
1.2. Khái niệm tiêu đề
Tiêu đề chính là tên gọi của văn bản, là câu đầu đề, tựa đề, nhan đề…
Tiêu đề có chức năng rất quan trọng trong kết cấu và nội dung của văn bản do
vậy một văn bản hoàn chỉnh yêu cầu phải có tiêu đề.
Tiêu đề là một bộ phận trong chỉnh thể của văn bản, dạng hình thức của
tiêu đề thường ngắn gọn, súc tích và khái quát. Nó thường là một câu nhưng
là câu đặc biệt, phần lớn là câu một từ.
Tiêu đề giữ một vai trò, chức năng quan trọng trong cấu trúc của văn
bản. Tiêu đề có các chức năng cơ bản sau:
- Là tín hiệu định danh văn bản, làm cho văn bản có một tên gọi nhất
định.

- Tiêu đề thể hiện chủ đề, nội dung cô đúc, khái quát nhất của văn bản.
- Tiêu đề xác định phạm vi, khuôn khổ văn bản.
- Tiêu đề có chức năng hồi cố, dự báo.
- Tiêu đề là tín hiệu mang tính khơi gợi cảm hứng, tính quảng cáo và
thẩm mĩ.

15


1.3. Lời đề từ trong văn bản nghệ thuật
Lời đề từ là một phần thuộc lốc ngoại biên mở đầu văn bản, xuất hiện
nhiều trong văn bản nghệ thuật.
Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình
Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, đã nêu ra định nghĩa lời đề từ: “là thành
phần nằm ngoài văn bản của một tác phẩm, được viết ở đầu sách hoặc sau
tiêu đề của mỗi chương trong cuốn sách nhăm hướng người đọc vào ý đồ
nghệ thuật của tác giả, hoặc tư tưởng của tác phẩm”.[11 .tr.112]
Giáo sư Hoàng Phê định nghĩa: “Đề từ là câu ngắn gon, cô đọng dẫn
ra ở đầu tác phẩm hoặc chương sách để nói lên tư tưởng chủ đạo của tác
phẩm hoặc chương sách đó.” [24; tr.38]
Từ những định nghĩa trên ta có thể hiểu: đề từ thường là những câu
ngắn gọn, cô đúc, đó có thể là câu thơ, câu văn, câu tục ngữ, ca dao câu châm
ngôn… tất cả đều nhằm nêu lên chủ đề - tư tưởng của tác phẩm.
Đề từ có thể là một câu hay một đoạn trích trong tác phẩm. Đó là nhiều
câu, những đoạn tiêu biểu nhất mà tác giả lựa chọn. Ví dụ, Tố Hữu đã lấy một
câu trong bài Mẹ Tơm để làm đề từ cho cả tập thơ "Gió lộng"
"Gió lộng đường khơi rộng đất trời"
Đề từ có thể lấy từ bên ngoài tác phẩm, nghĩa là tác giả mượn lời của
người khác: một hay nhưng câu thơ, câu nói hay câu ca dao - tục ngữ... đã phổ
biến và được nhiều người hâm mộ. Ví dụ: câu nói bất hủ của Hồ Chí Minh

được làm đề từ cho tư tưởng Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu:
"Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải chiến đấu quét sạch
nó đi"
Lời đề từ không nhất thiết tác phẩm nào cũng cần có nhưng tác giả nào
biết dùng lời đề từ phù hợp nó sẽ trở thành yếu tố hỗ trợ đắc lực trong việc thể
hiện nội dung cũng như giá trị thẩm mĩ cho tác phẩm.
1.4. Tiểu kết
Từ những vấn đề đã trình bày ở chương một,có thể rút ra một số kết
luận sau:
16


Về khái niệm văn bản: văn bản là sản phẩm cuả hoạt động bằng ngôn
ngữ, là đơn vị được tạo lập bởi sự liên kết của các câu, các đoạn văn,...tạo
thành một thể thống nhất, một đơn vị hoàn chỉnh về nội dung và hình thức.
Việc phân loại văn bản xuất phát từ những góc độ tiếp cận khác nhau sẽ cho
ta các cách phân loại khác nhau.
Lời đề từ là thành phần nằm ngoài văn bản của một tác phẩm, được viết
ở đầu sách hoặc sau tiêu đề của mỗi chương trong cuốn sách nhằm hướng
người đọc vào ý đồ nghệ thuật của tác giả hoặc tư tưởng của tác phẩm. Đề từ
có thể là một câu hay một đoạn trích trong tác phẩm, nó cũng có thể lấy từ
bên ngoài tác phẩm.

17


Chương 2
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC LỜI ĐỀ TỪ
TRONG VĂN BẢN NGHỆ THUẬT
2.1. Hình thức lời đề từ

2.1.1. Về phạm vi, vị trí của lời đề từ trong văn bản nghệ thuật.
- Về phạm vi: Lời đề từ là một phần nằm trong cơ cấu chung của một
cuốn sách, một tác phẩm nghệ thuật. Nhìn chung, một văn bản cỡ lớn thường
có nhiều thành phần tham gia, ở đây có thể tạm chia thành hai phần cơ bản:
phần cấu trúc nội tại (còn gọi là lốc chính văn - đây là văn bản chính văn) và
cấu trúc ngoại biên (còn gọi là lốc ngoại biên - đây là văn bản phụ, kèm theo
văn bản chính văn).
Trong lốc ngoại biên có nhiều loại, có loại đứng đầu văn bản như: tiêu
đề, phần giới thiệu (lời nói đầu, tựa, lời giới thiệu...) lời cam đoan, lời cảm ơn,
lời đề tặng, lời đề từ... (chúng tôi gọi là lốc ngoại biên mở đầu) và có loại
đứng sau văn bản như: lời bạt, lời cuốn sách, vĩ thanh, mục lục, tài liệu tham
khảo, phụ lục... (gọi là lốc ngoại biên kết thúc). Trong phần lốc ngoại biên mở
đầu có phần thiên về nội dung, có phần thiên về hình thức. Và lời đề từ là một
phần thiên về nội dung trong cấu trúc chung của một cuốn sách.
- Về vị trí: lời đề từ nằm ở sau trang bìa, phụ bìa, sau tiêu đề của văn
bản chính văn. Có thể nằm ở sau tiêu đề của mỗi chương, mỗi phần của một
tác phẩm nghệ thuật. Có thể hình dung vị trí của chúng trong bố cục văn bản
như sau:
Tiêu đề
Phần giới thiệu (lời đề từ)
Văn bản chính văn
2.1.2. Về dung lượng của lời đề từ
Lời đề từ thường nằm ngoài văn bản của một tác phẩm. Nhìn chung lời
đề từ thường được cấu tạo ở dạng là một câu văn, câu thơ rất ngắn gọn súc
18


tích. Do vậy so với văn bản chính văn thì lời đề từ chiếm một dung lượng
không lớn, dài nhất là một trang sách. Nó thường rất ngắn gọn, súc tích,
nhưng hình thức của nó rất đa dạng.

2.2. Đặc điểm về hình thức của lời đề từ
Lời đề từ cũng là một dạng văn bản nhưng nó là dạng văn bản đặc biệt.
Văn bản đó được cấu tạo đặc một câu cách ngôn, một câu văn, một khổ thơ
hay một đoạn văn. Và cũng có thể là một câu ca dao, tục ngữ, ngạn ngữ....
Sau đây là một số hình thức thường gặp của lời đề từ:
a) Lời đề từ có dạng là một câu:
- Câu châm ngôn, cách ngôn: là loại câu ngắn gọn, súc tích, có ý nghĩa
giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm, được nhiều người coi là chuẩn mực,
khuôn thước để làm theo và vươn tới.
Lời đề từ cho tác phẩm Chạng vạng của Twilight:
“Những cây hiểu thiện biết ác thì chớ ăn, vì bất cứ ngày nào người ăn
vào người sẽ phải chết”.
(Sáng thế 2:17)
Hay câu: "Hãy cho chủ nghĩa cá nhân yên giấc ngàn thu". (Chí Thanh)
được tác giả Nguyễn Khải lấy làm đề từ cho vở kịch Đối mặt của mình. Câu
nói nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh: "Hễ còn một tên xâm lược trên đất
nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi " được lấy làm đề từ
cho tiểu thuyết Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu. Tác giả Phan
Anh đã khẳng định cho cái điều Bởi vì ta thuộc về nhau bằng một câu đề từ:
"Nếu có một nơi mà hai tâm hồn hoà vào làm một, tạo nên một sức mạnh lớn
hơn mọi thử thách đó chính là trong tình yêu". Quả đúng như vậy tình yêu là
động lực thúc đẩy chúng ta vươn lên để chiến thắng tất cả mọi thử thách để
bảo vệ cho hạnh phúc của mình. Nhưng tình yêu chỉ cho thể là sức mạnh khi
cả hai tâm hồn cùng chung một hướng. Có một câu châm ngôn đã nói rằng:
“Yêu nhau không phải là nhìn nhau mà là cùng nhau nhìn về một hướng”.
- Câu trích dẫn:

19



Lời đề từ trong Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán trích dẫn một câu thơ của
Cao Bá Quát:
“Trừ giặc, ba tuổi vẫn còn là muộn”.
Trong tiểu thuyết Thức giấc của tác giả Thuỳ Dương cũng vậy. Tác giả
đã trích dẫn lời của F.Njezsehe làm đề từ cho tác phẩm: "Sau một giấc ngủ
mệt mài như thế, phải cần có bao nhiêu thời gian để đánh thức mi dậy?"
Trong tập Tảng băng trôi tác giả trẻ Vi Thuỳ Linh đã trích dẫn câu nói
nổi tiếng của E.Hemingway: "Những biểu hiện trong thế giới này như một
tảng băng trôi bảy phần chìm, ba phần nổi".
- Câu tục ngữ, ngạn ngữ:
Ví dụ:
"Xởi lởi trời gởi của cho
Quăn co trời gò của lại".
(Truyện ngắn May rủi - giàu nghèo của Lê Xuân Quý)
Lời đề từ là câu ngạn ngữ:
Ví dụ: Câu ngạn ngữ được lấy làm đề từ cho tác phẩm Hũ mắm...rươi
của tác giả Lê Xuân Quý:
“Miếng ăn quá khẩu thành tàn”.
b) Là một đoạn văn: "Dạo trước, hồi chưa có phong trào nhạc" sáng
sáng anh uống cà phê. Tối tối anh uống cà phê..." hay "ở bên ngưòi ấy xin
đừng nhớ đến tôi,ở bên cạnh tôi xin đừng làm khổ tôi..." mấy chiếc xe kẹo
kéo, khoai mì luộc hay mở bản nhạc như vầy "một trái tim khô một trái tim
mùa đông .Trái tim đã nhiều lần, nhiều lần chạy trốn tình yêu.Suốt đời tôi mãi
là ngưòi đến sau..." nghe cũng hay hay. Mà hơi mắc cười, tình yêu, ai cũng
khoái, sao cha nội này đòi chạy trốn".
(Lời đề từ trong Cánh đồng bất tận - Nguyễn Ngọc Tư)
Tự truyện Một giọt nắng nhạt của Nguyễn Khải mở đầu bằng lời đề từ:
"Một người bạn nói với tác giả:
- Cái đời mình, ngẫm lại dẫu sao cũng được là một giọt nắng, nhưng
nhạt và buồn, dẫu sao cũng là của một ngày trời đã có nắng".

20


Lời đề từ là một đoạn văn xuất hiện nhiều trong các tác phẩm văn xuôi
tự sự của Nguyễn Ngọc Tư. Có nhiều truyện có lời đề từ dài kín cả trang sách
mà nếu tách nó ra thì nó sẽ là một chỉnh thể độc lập. Chẳng hạn lời đề từ
trong truyện ngắn Cuối mùa nhan sắc: "Hồi nhỏ tôi có nhiều mơ ước kỳ cục
lắm, thí dụ như lớn lên tôi sẽ làm chủ tịch nước hay lấy một ông chồng già
làm... chồng. Già như ông ngoại tôi vậy. Lúc nào cũng chậm rãi, cũng buồn
hiền, cũng trầm lặng, cũng tràn đầy bao dung (một ông chồng như vậy cũng
đáng mong chờ lắm chứ bộ). "Ảnh hưởng lớn nhất có lẽ vì ông luôn nhạt mấy
cây sậy... giập gãy đẻ đánh khi tôi phạm lỗi, và dành cho tôi những con tép,
con cua lớn nhất, trong chén luôn đầy ắp phần nạc của thịt, cá... Tôi nhớ, cứ
đôi ba ngày, ông ngoại lại nhấp nhổm cồng cồng trên chiếc xe đạp cũ hiện ra
chỗ rẽ vào hàng dâm bụt trước nhà tôi. Ông hiện ra với dáng vẻ của một ông
tiên có phép thuật thần kì, nghèo, mắc đoạ. Mồ hôi chảy nhễ nhãi trên gương
mặt già nua, mồ hôi đầm đìa trên lưng áo, ông phều phào, vừa thở vừa cười
nhìn đám cháu xúm xít lục lọi mớ đồ ăn trong giỏ ra. Những trái vú sữa, khế,
mãng cầu... không khi nào còn nguyên vẹn do bị dằn xóc trên đoạn đường gần
10 cây số nhưng với đám cháu nghèo, đó là tất cả nỗi vui. Những ước mơ
ngày xưa như bong bóng lên trời nhiều khi vì lí do lãng xẹt. Lớn lên tôi nhận
ra người già quá... nhăn nheo, không được... đẹp (trong khi có nhiều thằng
con trai hấp dẫn, trắng trẻo, thẳng thắn phát mùi lòng). Cũng tiếc lắm chứ, cái
tình đằm thắm, sâu lắng của những người già. Hay là tôi thi vị hoá cuộc sống
của họ, lo chiến đấu với tuổi tác, bệnh tật, mệt muốn đứt gân hơi đâu mà yêu
iếc...?!"
"Và bấy giờ một viên quan hỏi đức chúa Jieus rằng:thưa thầy nhân từ!
Tôi phải làm gì để được hưởng cuộc sống đổi dời.Đức chúa Jiesus liền phán
rằng: sao ngưòi ta gọi là nhân từ? Chỉ có một đấng nhân từ đó là đức chúa trời
mà thôi".

Đây là đoạn văn đề từ cho tác phẩm Quỷ dữ và nàng Prym của tác giả
Paulo Coelh. Một trích đoạn đối thoại giữa đức chúa trên cao và một viên

21


quan, theo đức chúa thì chỉ có lòng nhân từ mới làm đổi đời được một cuộc
sống mà thôi.
"Tôi rất yêu động từ kháng cự. "Kháng cự" với những gì giam cầm ta,
với những thành kiến, với những xét đoán hấp tấp, với những thèm muốn xét
đoán, với tất cả những gì xấu trong ta và chỉ đòi biểu lộ, với những thèm
muốn buông xuôi, với nhu cầu được xót thương ái ngại, với nhu cầu được nói
về mình để thiệt cho người với thời thượng ới những tham vọng không lành
mạnh. Với tình trạng hoang mang bối rối trong ta."
Đoạn văn được cấu tạo theo cách diễn dịch, diễn giải về từ "kháng cự"
một đông từ chỉ hành động chống đối là lời đề từ trong tác phẩm của nhà văn
Emmadancourt Maclevy có tiêu đề Những đứa con của tự do.
Đoạn văn đề từ trong chương XV cuốn tiểu thuyết "Đỏ và đen" nổi
tiếng của XtăngĐan:
"Chao ôi! Khoảng cách thật độc địa biết bao giữa một dự định lớn lao
khi nghĩ xong và sự thực hiện. Biết bao nỗi kinh sợ hão huyền. Biết bao do
dự. Đây là chuyện sống chết. Hơn thế nữa đây là chuyện danh dự."
c) Lời đề từ có dạng là một khổ thơ hay câu thơ
- Là câu thơ:
Đó có thể là câu thơ của chính tác giả, hay là những câu thơ của các tác
giả khác. Thường là những vần thơ nêu lên nội dung tư tưởng hay cũng có thể
là cảm xúc mà tác giả muốn chia sẻ với bạn đọc. Những lời đề từ có cấu tạo là
những vần thơ chiếm một số lượng rất nhiều. Hầu như những vần thơ cô đúc
ngắn gọn nhưng lại bao hàm trong nó chứa chan trong nó bao nhiêu là tâm
trạng, bao nhiêu là cảm xúc của biết bao con người. Có đôi khi những cảm

xúc, tình cảm là của chính tác giả cũng có thể là của một ai đó nhưng nâng
cảm xúc để các tác giả viết lên những tác phẩm ngôn từ tuyệt diệu.
Chẳng hạn như Lê Quốc Hán với tập thơ Bất biến của mình đã viết hai
câu thơ làm đề từ cho cuốn sách:
“Những gì chưa rõ hình hài
Thì xin có mặt trong vài câu thơ”.
22


Truyện ngắn Lưu Bình Dương Lễ trích trong cuốn Truyện ngắn Khái
Hưng, Nxb Hội nhà văn, quý 2, 2002. Tác phẩm gồm có 5 phần, mỗi phần
đều có một tiêu đề riêng và dưới mỗi tiêu đề tác giả đều trích dẫn các câu thơ
của một số tác giả để làm đề từ:
I. Quán Nghinh Xuân
“Đường đi thiên thẹo quán cheo leo.
(Xuân Hương)
II. Chuyến đò nên quen
“Quen nhau vì một chuyến đò sang ngang.”
(Phong Dao)
III. Tâm sự
“Đã hẳn rằng ai nhục ai vinh
Mấy kẻ biết anh hàng khi vi ngộ”.
(Nguyễn Công Trứ)
IV.Đợi chờ
“Gió trăng quyến khách em nhiều nỗi
Đinh sắt gìn lòng dễ mấy ai”.
(Nguyễn Đình Ngọc)
V.Tiên
“Áo tiên tuy nhuộm màu Vương Mẫu
Hương tục còn nồng lửa Hậu Giang”.

(Đỗ Giang)
Lời đề từ cho truyện ngắn Mẹ hiền con hiếu của Chu Thiên là hai câu
thơ giới thiệu về vị anh hùng trẻ tuổi Đinh Bộ Lĩnh:
“Hoa lau tranh giúp vua "Muôn được"
Nhất thống non sông tự thủa này”.
Lời đề từ trong bài thơ Ngày gặp gỡ của Hồ Dzếnh:
“Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”.
(Tú Xương)
23


Truyện ngắn Trên đỉnh non Tản của Nguyễn Tuân với hai câu thơ đề
từ:
“Núi cao sông hãy còn dài
Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”.
Truyện ngắn Hoa vông vang của Đỗ Tốn cũng với hai câu thơ đề từ
được đặt ngay dưới nhan đề tác phẩm:
“Hồn lưu lạc chưa hề thờ một chúa
Yêu một người ta dâng cả tình thương”.
Tú Mỡ mở đầu bài thơ Phú đắc là hai câu thơ đề từ:
“Lấy chồng cho đáng tấm chồng
Bõ công trang điểm má hồng răng trắng”.
Hay trong du ký Sau tám năm trở lại thăm Lao kay của tác giả Nhật
Nham với lời đề từ:

"

Nước non, non nước hữu tình,
Bao nhiêu du lãm, cảm tình bấy nhiêu".

Tuy nhiên, phần lớn các câu thơ được dùng làm đề từ thường là các
trích dẫn thơ của các tác giả khác. Đó thường là những câu thơ có ý nghĩa thể
hiện nội dung tư tưởng của các tác phẩm. Hay cũng có thể từ những câu thơ
ấy mà khơi nguồn cảm hứng cho tác giả để tác giả tạo nên những vần thơ
tuyệt diệu hay những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Chẳng hạn trong tác phẩm
của Nguyễn Huy Thiệp, đằng sau tiêu đề mấy truyện ngắn của ông thường là
trích đoạn các câu thơ của tác giả nổi tiếng:
"Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung".
Đây là câu thơ trong Truyện Kiều được chọn làm đề từ cho tác phẩm
Kiếm sắc của Nguyễn Huy Thiệp. Hay trong tác phẩm Nguyễn Thị Lộ cũng
vậy, tác giả đã trích dẫn một ý thơ của Maiacôpxki:
"Vấp phải đời phàm tục
Chiếc thuyền tình vỡ tan".
Hay ở tiểu thuyết Nhạt tình của tác giả Mạnh Phú Tư là lời đề từ:
"Mặn tình cát luỹ
24


Nhạt tình tao khang".
(Nguyễn Du)
- Là một khổ thơ:
"Lân la người khách lạ nên quen
Rồi ngón tay tình chắp mối duyên
Cái thủa ban đầu lưu luyến ấy
Ngàn năm chưa dễ mấy ai quên"
(Lời đề từ cho cuốn Thơ Thế Lữ _ Thi ca Việt Nam chọn lọc)
Hay trong truỵên ngắn Bông lau trần mộng của Thâm Tâm:
"Uổng mang sắc nghiêng nước
Sinh làm con nhà nghèo
Một sớm bụng thấy đói

Trăm năm thân phải liều".
(Nhược Tống)
Trong truyện ngắn Đám cưới hai u hồn ở chùa Dâu, tác giả Vũ Bằng
đã viết khổ thơ đề từ.
"Tiết tháng bảy, mưa dầm sùi sụt
Toát hơi may, lạnh buốt sống lưng
Não người thay, buổi chiều thu
Hoa lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng".
Lời đề từ cho bài thơ Ngã ba sông của Hoàng Cầm:
"Mắt em đi suốt vòng thân phận
Có được về đâu lúc lệ rơi
Hồn em thả hết nghìn tâm sự
Có được vào trong kiếp sử thi."
Cuốn sách Tinh hoa thơ Việt là một tác phẩm chọn lọc nhưng vần thơ
đặc sắc nhất của nhiều tác giả nổi tiếng và Trần Ninh Hồ cũng là một trong số
đó. Khổ đầu tiên của bài thơ Những hồi ức của đá được mở đầu bằng một khổ
thơ đề từ:
“Ngỡ chỉ có quyền uy và trận mạc
25


×