Tải bản đầy đủ (.docx) (128 trang)

luận văn thạc sĩ đặc trưng văn hóa dân tộc trong phương thức cường điệu của phương ngữ nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.04 KB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---o0o---

NGUYỄN TRẦN MAI TRÂM

ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG
PHƯƠNG THỨC CƯỜNG ĐIỆU CỦA PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ

CHUYÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC
MÃ SỐ: 60.31.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. Bùi Khánh Thế

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Cơng trình này được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Tiến sĩ Bùi Khánh Thế. Các cứ liệu nêu trong
luận văn chưa được cơng bố trong cơng trình nào khác. Các dẫn luận, tài liệu được sử
dụng trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc
xuất xứ rõ ràng.

Tác giả luận văn


Nguyễn Trần Mai Trâm


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Các nhóm chữ viết tắt trong bảng này được lập theo nguyên tắc viết tắt tên tác
giả (hoặc đơn vị chịu trách nhiệm sưu tầm) – tên hợp tuyển (tác phẩm).
 ĐHSPTPHCM-TVĐT-T2:

Trường ĐH Sư phạm TP. HCM – Trường CĐ

SPĐT (1986), Thơ văn Đồng Tháp (Tuyển tập 2), Nxb. Tổng hợp Đồng
Tháp.
 BĐG-CDDCNB: Bảo

Định Giang-Nguyễn Tấn Phát – Trần Tấn Vĩnh – Bùi

Mạnh Nhị, Ca dao dân ca Nam Bộ, Nxb. TPHCM, 1984.
 HNT-CDNKLT:

Huỳnh Ngọc Trảng (biên soạn), Ca dao dân ca Nam kỳ Lục

tỉnh, NXB. Tổng hợp Đồng Nai, 2006.
 ĐHCT-VHDGĐBSCL:

Khoa Ngữ văn Đại học Cần Thơ (1997), Văn học dân

gian ĐBSCL, Nxb. Giáo dục, TP.HCM.
 NNT-CĐBT:


Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận – Những truyện hay

và mới nhất, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
 SN-HRCM: Sơn

Minh.

Nam (2008), Hương rừng Cà Mau, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ............................................................
Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................
Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................
Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................
Giả thuyết của đề tài ............................................................................................
Cấu trúc của luận văn ..........................................................................................

Trang

1
2
3
4
6
6
7

NỘI DUNG
Chương 1: Cường điệu và cách nói cường điệu của người Nam Bộ .........................

9

1.1 Phương thức cường điệu ....................................................................................

9

1.2 Phương thức cường điệu với các phong cách tiếng Việt .....................................

13

1.3 Lối nói cường điệu trong tâm thức người Nam Bộ .............................................

18

Tiểu kết ...................................................................................................................

25

Chương 2: Các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng để cường điệu trong

phương ngữ Nam Bộ ...............................................................................................

26

2.1 Các phương tiện thuộc phạm trù ngữ nghĩa – ngữ pháp .....................................

26

2.2 Các biện pháp tu từ khác ....................................................................................

39

2.3 Sự biến đổi ý nghĩa của từ trong cách nói cường điệu
của phương ngữ Nam Bộ ........................................................................................

45

2.4 Các loại ẩn dụ tri nhận tham gia vào cách nói cường điệu trong
phương ngữ Nam Bộ ...............................................................................................

48


2.5 Sắc thái biểu cảm của các kết hợp ngôn ngữ trong phương thức cường điệu........53
Tiểu kết..................................................................................................................................................... 57
Chương 3: Cấu trúc ngữ nghĩa của phương thức cường điệu Nam Bộ
nhìn từ góc độ văn hóa....................................................................................................................... 59
3.1 Đề dẫn............................................................................................................................................... 59
3.2 Một số đặc điểm văn hóa Nam Bộ tác động đến sự hình thành
các yếu tố ngơn ngữ trong phương thức cường điệu............................................................... 60

3.3 Các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng để cường điệu
mang đậm sắc thái văn hóa Nam Bộ............................................................................................... 63
3.4 Các đặc điểm được hình thành từ hiện thực ngôn ngữ phong phú
trong phương thức cường điệu Nam Bộ........................................................................................ 72
3.5 Tính cách người Nam Bộ trong phương thức cường điệu.............................................. 78
Tiểu kết...................................................................................................................................................... 80
KẾT LUẬN.............................................................................................................................................. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................. 83
PHỤ LỤC 1.............................................................................................................................................. 88
PHỤ LỤC 2.............................................................................................................................................. 102
PHỤ LỤC 3.............................................................................................................................................. 107


1

MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Trong thời đại tồn cầu hóa hiện nay, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đang dần

bị mai một và rơi vào qn lãng. Trước tình hình đó, từng quốc gia đều cố gắng gìn giữ
và phát huy những gì được xem là bản sắc văn hóa của dân tộc. Trong một không gian
rộng mở và dễ dàng kết nối như hiện nay, bên cạnh sự giao lưu, học hỏi lẫn nhau thì
mọi người đều có xu hướng khám phá những giá trị riêng biệt, đặc sắc như là một cách
tìm về chính mình và làm phong phú vốn hiểu biết. Cho nên, đối với những người làm
công tác văn hóa hay rộng hơn là những nhà hoạch định chính sách quốc gia, bản sắc
văn hóa dân tộc vừa là cội nguồn vừa là mục tiêu cuối cùng trong quá trình xây dựng
và phát triển đất nước. Nghiên cứu đặc trưng văn hóa – dân tộc trong phương thức
cường điệu của ngơn ngữ Nam bộ cũng khơng nằm ngồi mục tiêu chung gìn giữ bản

sắc văn hóa dân tộc, nhưng ở góc độ sâu và hẹp hơn: ngơn ngữ - văn hóa học.
Ngơn ngữ là một trong những phương tiện lưu giữ trầm tích văn hóa lâu bền và
trực tiếp nhất. Tìm hiểu những đặc trưng văn hóa của dân tộc thông qua ngôn ngữ là
con đường ngắn nhất và hiện thực nhất để đi đến tầng sâu tinh tế trong văn hóa dân tộc.
Cùng sử dụng tiếng Việt nhưng ở mỗi vùng lại có những đặc điểm khác nhau về mặt
ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa tạo thành nhiều phương ngữ mang yếu tố văn hóa vùng
miền khác nhau dựa trên bản sắc văn hóa Việt Nam.
Phương ngữ Nam Bộ có vị trí quan trọng trong việc nghiên cứu các đặc điểm văn
hóa của vùng đất Nam Bộ. Với ý nghĩa “phạm trù hóa hiện thực”, phương ngữ Nam Bộ
phản ánh đầy đủ thế giới thực tại, yếu tố tâm lý, tình cảm và các mối quan hệ của con
người Nam Bộ bằng nhiều phương thức định danh khác nhau. Trong đó phương thức
cường điệu được sử dụng phổ biến trong đời sống ngôn ngữ Nam Bộ. Trong nhiều thể
loại văn học dân gian Nam Bộ như Truyện Bác Ba Phi, ca dao – dân ca, hò vè…xuất
hiện dày đặc các yếu tố cường điệu. Từ đó phương thức cường điệu được thể hiện


2

trong phương ngữ Nam Bộ như một lẽ tự nhiên và gần gũi. Và có thể xem phương thức
cường điệu là một đặc trưng tiêu biểu trong phương ngữ Nam Bộ.
Nghiên cứu phương thức cường điệu trong phương ngữ Nam Bộ là một cách tìm
hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Nam Bộ nói riêng trong cách tư
duy, sáng tạo ngơn ngữ.
Mục đích nghiên cứu vấn đề này là nhằm tìm hiểu đặc trưng văn hóa – dân tộc
trong phương thức cường điệu của phương ngữ Nam Bộ. Để làm được điều đó, đề tài
tập trung khảo sát các yếu tố được sử dụng để cường điệu, các biện pháp cường điệu và
hiệu ứng của lối nói đó trong ngữ cảnh, văn bản. Từng yếu tố văn hóa, biện pháp ngơn
ngữ đó tạo thành những trầm tích văn hóa – ngơn ngữ trong phương ngữ Nam Bộ.
Đồng thời dựa vào lí thuyết về đặc trưng văn hóa – dân tộc trong ngơn ngữ và tư duy,
người nghiên cứu thử đưa ra một số nhận định về tư duy ngôn ngữ của người Việt –

Nam Bộ qua phương thức cường điệu.
Như vậy, trên cơ sở kết quả nghiên cứu trầm tích văn hóa – ngơn ngữ và cách tư
duy ngôn ngữ, người nghiên cứu sẽ làm rõ đặc trưng văn hóa – dân tộc trong phương
thức cường điệu của ngôn ngữ Nam Bộ.
2.

Ý nghĩa của đề tài
Trong lĩnh vực nghiên cứu đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngơn ngữ, số lượng đề

tài vẫn cịn rất hạn chế, nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ. Nếu nghiên cứu thành công, đề tài sẽ
là nguồn tài liệu tham khảo cho những người muốn tìm hiểu về mối quan hệ giữa văn
hóa và ngơn ngữ Nam Bộ.
Đồng thời qua nghiên cứu, người thực hiện đề tài này mong muốn bổ sung một
cách tiếp cận vẫn còn mới mẻ đối với phương ngữ Nam Bộ, đó là mối quan hệ giữa tư
duy với ngôn ngữ, cách vận dụng lời ăn tiếng nói của người dân trên cơ sở cơ cấu
chung của tiếng nói dân tộc (tiếng Việt) để đạt hiệu quả giao tiếp cao. Đây cũng là
bước gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo về mối quan hệ giữa văn hóa và ngơn ngữ
trong các nhóm từ cịn lại của phương ngữ Nam Bộ. Đối với ngành Việt Nam học, khi


3

nghiên cứu thành công đề tài người viết hi vọng góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu
văn hóa vùng miền trên cả nước từ phương diện văn hóa – ngôn ngữ.
Nghiên cứu phương thức cường điệu trong phương ngữ Nam bộ cũng là một cách
hiểu thêm về văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Nam Bộ nói riêng. Hiểu thấu đáo
về đặc điểm tư duy của phương ngữ Nam Bộ là một cách thể hiện tình yêu và lịng trân
trọng đối với tiếng nói của dân tộc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Như tên đề tài, đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương thức cường điệu trong

ngôn ngữ Nam Bộ, bao gồm các yếu tố được sử dụng để cường điệu và các biện pháp
cường điệu của người Việt ở Nam Bộ với tư cách là chủ thể phương ngữ Nam Bộ.
Nguồn ngữ liệu với tư cách là đối tượng nghiên cứu: Do thời gian nghiên cứu có
hạn nên người nghiên cứu khơng có điều kiện thu thập nguồn ngữ liệu trực tiếp qua
sưu tầm thực tế. Thay vào đó, đề tài sử dụng ngữ liệu từ ca dao trữ tình Nam Bộ qua
các cơng trình sưu tập đã có và qua một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư và
Sơn Nam.
Ca dao trữ tình Nam Bộ được người dân Nam Bộ sáng tác nhằm bày tỏ tình cảm,
ước vọng trong cuộc sống một cách chân thành và giản dị. Do đó, ngôn ngữ được sử
dụng trong các bài ca dao mang đậm yếu tố địa phương và rất giàu hình ảnh. Lấy ca
dao trữ tình Nam Bộ làm nguồn ngữ liệu, người nghiên cứu cho rằng nó sẽ phản ánh
tính phổ quát trong cách sử dụng ngôn ngữ của người Nam Bộ nói chung.
Ngược lại, với nguồn ngữ liệu từ các tác phẩm: Cánh đồng bất tận [51] của
Nguyễn Ngọc Tư và Hương rừng Cà Mau [29] của Sơn Nam, người nghiên cứu sẽ
xem xét với tư cách là ngôn ngữ nghệ thuật, mang cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ.
Đây là hai tác giả đã sử dụng phương ngữ Nam Bộ triệt để trong các sáng tác của mình.
Trên phương diện văn học, các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư và Sơn Nam đều được
đánh giá cao cả về nội dung và nghệ thuật. Chọn hai tác giả này, người nghiên cứu


4

muốn mở rộng khung thời gian từ khi chữ Quốc ngữ mới được hình thành đến thời
hiện đại.
Tập truyện Cánh đồng bất tận tuy chưa phải là tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn
Ngọc Tư nhưng nó đã làm cho nhiều độc giả chú ý hơn tới văn chương của chị bởi vẻ
đẹp chân chất, đằm thắm toát ra từ những câu chữ. Khơng gây xơn xao dư luận, khơng
có sự bàn tán ầm ĩ của giới phê bình như nhiều tác phẩm cùng thời, nhưng theo thời
gian, số lượng tái bản khơng hề sụt giảm và ngày càng có nhiều người thuộc nhiều lĩnh
vực quan tâm hơn. Điển hình là sự ra mắt bộ phim “Cánh đồng bất tận” dựa trên cốt

truyện cùng tên đã thu hút được một lượng lớn khán giả ở mọi lứa tuổi.
Tập truyện Hương rừng Cà Mau mặc dù đã được viết cách đây gần nửa thế kỉ
nhưng nét dân dã, phiêu lưu của nó vẫn làm say mê nhiều độc giả ngày nay. Đây là tác
phẩm đặc sắc viết về thiên nhiên và cuộc sống của người Nam Bộ bằng ngôn ngữ mộc
mạc mang đậm đặc trưng của phương ngữ Nam Bộ.
Phạm vi nghiên cứu: về không gian, đề tài giới hạn ở vùng văn hóa Nam Bộ là nơi
sử dụng trực tiếp phương ngữ Nam Bộ làm ngơn ngữ giao tiếp chính của mình.
Phạm vi khảo cứu về thời gian chủ yếu được khoanh vùng trong thời hiện đại với
sự ra đời của chữ Quốc ngữ. Mốc hiện đại được tính từ phong trào Thơ Mới 1932, lúc
này, hệ thống vận hành của chữ Hán đã được thay thế hoàn toàn bằng hệ thống chữ
quốc ngữ trên hầu hết các ấn phẩm. Ngôn ngữ bác học Hán - Nho cùng với những tư
tưởng của Khổng giáo trong thời kỳ phong kiến đã nhượng bộ cho lớp từ mới có sức
sống mạnh mẽ hơn, đó là chữ quốc ngữ. Ca dao, dân ca dĩ nhiên đã ra đời cả từ trước
mốc thời gian này, nhưng đều được các nhà sưu tập, khảo cứu ghi lại bằng chữ Quốc
ngữ, do vẫn tiếp tục lưu hành trong dân gian ở phạm vi thời gian khảo cứu.
4.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lối nói cường điệu từ trước đến nay vẫn được xếp vào đối tượng nghiên cứu của

phong cách học. Trong các cơng trình nghiên cứu về phong cách học và các đặc điểm
tu từ, lối nói cường điệu được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau.


5

Đinh Trọng Lạc trong “Phong cách học tiếng Việt” gọi lối nói cường điệu là ngoa
dụ: “…là phương thức cường điệu một mức độ, tính chất, đặc điểm nào đó của sự vật”
[21, tr.214]; xem đó là một biện pháp tu từ.
Cù Đình Tú trong “Phong cách học và các đặc điểm tu từ tiếng Việt” khoa trương

“là cách tu từ dùng sự cường điệu qui mô của đối tượng được miêu tả so với cách biểu
hiện bình thường” [49, tr.318] và xếp nó vào cách tu từ tổng hợp.
Nhìn chung, trong lĩnh vực phong cách học, lối nói cường điệu được quan tâm ở bình
diện tu từ, dù mỗi cơng trình có cách gọi khác nhau nhưng đều thống nhất cơng nhận sự
tồn tại của lối nói này và xem nó là một đối tượng nghiên cứu của phong cách học.
Khi nghiên cứu về cách nói cường điệu trong phương ngữ Nam Bộ, cho đến nay chúng tôi
vẫn chưa tìm được một cơng trình khoa học chun biệt cụ thể nào. Rải rác trong một số bài
tạp chí, tham luận có đề cập đến cách nói cường điệu qua ca dao, truyện kể dân gian.

Trong “Đặc điểm phương ngữ Nam Bộ trong ca dao – dân ca” [23, tr.55], tác giả
Trần Thị Ngọc Lang có bàn đến cách nói cường điệu, phóng đại của ca dao – dân ca
Nam Bộ: “Một đặc điểm nữa của ca dao – dân ca Nam Bộ là giàu tính cường điệu, tính
nói q. Chẳng qua, là để tạo ấn tượng, gây sự chú ý cho đối tượng”. Yếu tố cường
điệu được tác giả đề cập đến nhằm nhấn mạnh khả năng sử dụng ngơn ngữ hóm hỉnh,
hài hước dưới góc độ phong cách học.
Khi bàn về nghệ thuật phóng đại của truyện Ba Phi, trong bài viết “Ba Phi – U Minh – Cà
Mau và tâm lý ngoa dụ của con người”, tác giả Bùi Mạnh Nhị cho rằng: “Phóng đại…làm tăng
tính chất điển hình, sinh động của hồn cảnh, câu chuyện, tơ đậm nội dung, chủ đề của tác
phẩm. Biện pháp phóng đại ln có cơ sở thực làm nền. Phóng đại mà có lý.” [31, tr.6]
Nhìn xa hơn, khơng giới hạn ở một phương ngữ nào, cách nói cường điệu cũng bước đầu
được tìm hiểu trong một bài viết “Lối nói phóng đại trong tiếng Việt” của Đào Thản: “nói
phóng đại không phải để xuyên tạc sự thật… mà cốt làm cho ta tin vào điều nói ra, hướng cho


6

ta hiểu được điều nói lên” [38, tr.152]. Trong bài viết này, tác giả đã cố gắng đưa ra cái
nhìn chung nhất về cường điệu, phóng đại, cách thể hiện sự phóng đại trong lời nói.
Trên bình diện ngơn ngữ nghệ thuật, cường điệu được tác giả Nguyễn Thế Lịch
xem như một “cách diễn đạt…nhằm mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng” qua bài viết

“Về các tính chất của ngơn ngữ nghệ thuật” [26, tr.32].
Như vậy, lối nói cường điệu đã thu hút được sự quan tâm của khá nhiều nhà Việt ngữ
học, nhưng cho đến nay vẫn chưa có cơng trình nào tập trung nghiên cứu chun sâu một
cách tồn diện và có hệ thống về cách diễn đạt này, đặc biệt là trong phương ngữ Nam Bộ.

Có thể nói thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước là nguồn tư liệu phong
phú và quý báu tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong việc nghiên cứu về phương
thức cường điệu trong phương ngữ Nam Bộ.
Phương pháp nghiên cứu

5.

Do đây là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành nên khơng thể nhìn nhận ở một góc
độ cục bộ nào đó, mà phải nghiên cứu theo phương pháp liên ngành khi nghiên cứu
khu vực học, tổng hợp từ phương pháp nghiên cứu của văn hoá học và ngôn ngữ học.
Cụ thể: phương pháp sưu tập qua các hợp tuyển, thống kê được sử dụng để thu thập và
xử lí nguồn ngữ liệu phong phú; phương pháp miêu tả được dùng để phân tích và đánh
giá những yếu tố văn hóa và biện pháp ngơn ngữ tạo nên phương thức cường điệu
trong ngôn ngữ Nam bộ.
Phương pháp so sánh cũng được dùng để đối chiếu cả về không gian văn hóa (giữa
vùng văn hóa Nam Bộ với vùng văn hóa Đồng bằng Bắc Bộ) và ngơn ngữ văn hóa
(giữa ngơn ngữ Nam Bộ và phương ngữ Bắc Bộ) sẽ làm nổi rõ đặc trưng văn hóa cũng
như đặc điểm tư duy – ngôn ngữ của người Nam Bộ.
Giả thuyết của đề tài

6.
-

Các yếu tố văn hóa và biện pháp ngôn ngữ được người Nam Bộ sử dụng trong
phương thức cường điệu mang đậm đặc trưng văn hóa nơi đây.



7

-

Phương thức cường điệu thường xuyên xuất hiện trong đời sống ngôn ngữ của
người Nam Bộ và là một nét đặc sắc trong phương ngữ Nam Bộ.

-

Trong các tác phẩm văn học Nam Bộ nhờ sử dụng phương thức cường điệu mà
dụng ý nghệ thuật được làm sáng rõ hơn.

-

Phương thức cường điệu trong phương ngữ sử dụng các chất liệu liên tưởng mang
đậm dấu ấn văn hóa Nam Bộ và thể hiện được phần nào tư duy ngôn ngữ của
người Nam Bộ.
Các giả thuyết này định hướng cho quá trình nghiên cứu. Dĩ nhiên khi nghiên

cứu nếu phát hiện thêm được đặc điểm mới, những đặc điểm được phát hiện thêm đó
(nếu có) sẽ ghi nhận ở phần kết luận.
7.

Cấu trúc của luận văn
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:

CHƯƠNG 1: CƯỜNG ĐIỆU VÀ CÁCH NÓI CƯỜNG ĐIỆU CỦA NGƯỜI NAM BỘ


Nội dung chương này giới thiệu lối nói cường điệu trong tiếng Việt được bàn đến
trong các tài liệu về phong cách học và các phương tiện được sử dụng để cường điệu
trong ngôn ngữ. Phương thức cường điệu sẽ được xem xét ở hai phong cách ngôn ngữ:
phong cách khẩu ngữ tự nhiên và phong cách văn chương tiếng Việt. Mặt khác, lối nói
cường điệu cũng được đề cập đến trong mối quan hệ với các đặc điểm tâm lý của người
Nam Bộ.
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG TIỆN NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ CƯỜNG
ĐIỆU TRONG PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ
Chương này tập trung khảo sát các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong
phương thức cường điệu Nam Bộ, bao gồm các phương tiện thuộc phạm trù ngữ nghĩa
– ngữ pháp và các biện pháp tu từ khác. Sự biến đổi ý nghĩa của từ trong cách nói
cường điệu của phương ngữ Nam Bộ bước đầu cũng được đề cập đến dưới góc nhìn
ngơn ngữ học tri nhận.


8

CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA CỦA PHƯƠNG THỨC CƯỜNG ĐIỆU
NHÌN TỪ GĨC ĐỘ VĂN HĨA
Từ góc độ văn hóa, cấu trúc ngữ nghĩa của phương thức cường điệu Nam Bộ được
nhìn nhận trong tương quan với mơi trường văn hóa Nam Bộ, trong đó phương ngữ
Nam Bộ là cơ sở tạo ra các kết hợp ngôn ngữ trong phương thức cường điệu của người
Nam Bộ. Từ đó hình thành nên các đặc điểm trong phương thức cường điệu Nam Bộ:
đặc điểm không thuần nhất, nhiều biến thể; đặc điểm lâu đời nhưng khơng cổ kính xa
lạ; đặc điểm mang dấu ấn phong cách tác giả.


9

CHƯƠNG 1: CƯỜNG ĐIỆU VÀ CÁCH NÓI CƯỜNG ĐIỆU CỦA

NGƯỜI NAM BỘ
1.1

Phương thức cường điệu

1.1.1

Lối nói cường điệu trong tiếng Việt

Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, không phải lúc nào chúng ta cũng
dùng những từ ngữ hoặc cách nói để diễn tả thơng thường theo bản chất của sự vật,
hiện tượng. Đơi khi, thậm chí là khá thường xuyên, cách diễn đạt nói tăng hoặc nói
giảm một đặc điểm, một thuộc tính nào đó nhằm tạo sự chú ý, gây ấn tượng mạnh,
nhằm mang lại hiệu quả cao hơn và giúp người nói đạt được mục đích giao tiếp. Cách
diễn đạt này cũng thường xuất hiện trong các tác phẩm văn chương vừa tạo ra hiệu quả
nghệ thuật độc đáo vừa mang lại phong cách riêng cho tác giả. Những cách diễn đạt
như vậy được gọi chung là lối nói cường điệu. Cường điệu, hay cịn gọi là phóng đại,
thậm xưng, ngoa dụ là lối nói rất thông thường và quen thuộc trong ngôn ngữ hàng
ngày, trong phong cách học đó là một trong những biện pháp tu từ.
Về phương diện ngữ nghĩa, các thuật ngữ phóng đại, cường điệu, thậm xưng, ngoa
dụ có nghĩa tương đương nhau. Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông [52]:
o Cường điệu: nhấn mạnh quá mức một mặt nào đó của sự vật, hiện tượng để
làm cho người ta chú ý.
o Ngoa dụ: cách nói so sánh phóng đại nhằm diễn đạt ý một cách mạnh mẽ.
o Phóng đại: tạo một hình ảnh giống hệt vật hay ảnh đã có nào đó, nhưng có kích
thước lớn hơn nhiều lần; nói quá lên so với sự thật.
Theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam [24]:
 Phóng đại là từ Hán Việt (phóng: bng thả; đại: lớn), nghĩa là làm to ra hơn bản

chính, thổi phồng lên



10

 Ngoa dụ là từ Hán Việt (ngoa: quá sự thật; dụ: rõ ràng), là phép tu từ dùng những lời

quá sự thật để làm nổi bật một ý.
 Thậm xưng là từ Hán Việt (thậm: quá chừng; xưng: gọi tên), là dùng mĩ từ pháp nói

quá sự thật.
 Cường điệu (điệu: chuyển sang chỗ khác): nhấn mạnh quá mức, thổi phồng.

Nhìn chung, nghĩa của các từ trên đều diễn tả những cách nói quá sự thật, thổi
phồng lên để làm nổi bật một ý nào đó. Riêng từ cường điệu, ở cả hai quyển từ điển
đều xuất hiện nét nghĩa “nhấn mạnh”.
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học [55]: phép phóng đại là phép tu từ
gồm việc nói q lên, cường điệu tính chất, mức độ, quy mô các sự vật, hiện tượng để
làm nổi bật ý cần diễn đạt; còn gọi là thậm xưng, phép khoa trương.
Từ các định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu việc sử dụng thuật ngữ phép phóng
đại, phép thậm xưng hay khoa trương thực chất chỉ là một, chúng dùng để chỉ những
cách diễn đạt quá sự thật, thổi phồng một tính chất, mức độ, quy mơ các sự vật nhằm
đạt hiệu quả trong giao tiếp hoặc nghệ thuật. Về mặt thuật ngữ ngơn ngữ học, phóng
đại và cường điệu là hai khái niệm luôn đi liền với nhau, không thể tách rời. Cường
điệu (hyperbole) liên quan đến cách diễn đạt phóng đại để khẳng định hoặc phủ định
một điều gì đó 1.
Về phương thức biểu đạt tu từ, trong phong cách học đều thống nhất xem cường
điệu là một phương thức phổ biến và khái quát được sử dụng trong các biện pháp tu từ
khoa trương, ngoa dụ. Theo đó, ngoa dụ “…là phương thức cường điệu một mức độ,
tính chất, đặc điểm nào đó của sự vật” [20, tr.214]; khoa trương “là cách tu từ dùng sự
1


D. Geeraerts, Noncorrespondence. Trong R. E. Asher, The encyclopedia of language and linguistics, Pergamon
Press, 1994, Vol. 5, pp. 2822-2824. “…hyperbole involves the exaggerated expression of a negative or positive
appreciation of something”


11

cường điệu qui mô của đối tượng được miêu tả so với cách biểu hiện bình thường” [49,
tr.318].
Lối nói phóng đại từ lâu đã tồn tại trong ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày và cả văn
chương nghệ thuật. Nhưng xét về tính chất, động cơ và mục đích, nó khác với nói
khốc, nói đại ngơn, nói điêu hay nói phét. Cùng sử dụng những yếu tố mang tính
cường điệu nhưng “nói phóng đại khơng phải để xun tạc sự thật… mà cốt làm cho ta
tin vào điều nói ra, hướng cho ta hiểu được điều nói lên” [38, tr.152]. Trong bài ca dao
sau người nghe không bao giờ bị “mắc lừa” vào những hình ảnh phóng đại đến mức
khó tin, vô lý như vậy:
Anh thương em,
Thương lún, thương lụn,
Thương lột da óc,
Thương tróc da đầu,
Ngủ qn thì nhớ,
Thức dậy thì thương.
(ĐHCT-VHDGĐBSCL-tr.333)
Những hình ảnh “lột da óc”, “tróc da đầu” chỉ là cách diễn đạt để tăng cường, để
nhân lên gấp nhiều lần nỗi nhớ thương cũng là một cách bày tỏ tình cảm mãnh liệt của
chủ thể trữ tình. Đó cũng là mục tiêu cơ bản nhất của lối nói phóng đại: nhằm mục đích
nhấn mạnh và khẳng định mức độ cao, thậm chí đẩy đến mức tuyệt đối hoặc nhằm mục
đích làm nổi bật đối tượng cần miêu tả, gây ấn tượng đặc biệt mạnh mẽ. Do vậy, ở
phương diện nào đó, phóng đại chính là “một cách tác động, một cách gây ấn tượng”

[26, tr.32].


12

Ở phạm vi của đề tài, chúng tôi sử dụng từ cường điệu để gọi tên một phương thức diễn

đạt nhằm khẳng định gây ấn tượng mạnh cho người tiếp nhận. So với phóng đại, khoa
trương hay thậm xưng, lối nói cường điệu ngồi nội hàm tương ứng cịn thể hiện được
khả năng nhấn mạnh, làm nổi bật ý cần diễn đạt. Cường điệu là một cách diễn đạt trong
đó sử dụng các yếu tố ngôn ngữ để tăng cường, để nhân lên gấp nhiều lần tính chất
hoặc sự việc có trong thực tế mà khơng làm thay đổi bản chất, nhằm mục đích nhấn
mạnh và khẳng định mức độ cao. Đơi khi vì muốn làm nổi bật ý cần diễn đạt, người
sáng tạo văn bản có thể sử dụng cường điệu ở mức độ cao, vượt ra khỏi hiện thực. Lối
nói cường điệu trong tiếng Việt sử dụng các yếu tố ngơn ngữ của tiếng Việt, các hình
ảnh tượng trưng mang sắc thái văn hóa Việt Nam tạo nên những phong cách biểu đạt
đa dạng. Về mặt phong cách học, với tư cách là một cách tu từ của tiếng Việt, khái
niệm cường điệu được sử dụng trong đề tài thống nhất với các tên gọi như khoa trương,
ngoa dụ. Mặc dù có sự khác nhau trong cách gọi tên ở một số cơng trình nghiên cứu về
phong cách học nhưng chúng đều dùng để chỉ một phương thức tạo nên các biện pháp
tu từ đó: phương thức cường điệu.
1.1.2 Các phương tiện được sử dụng để cường điệu trong ngôn ngữ
Cường điệu là một biện pháp tu từ, là “những cách phối hợp sử dụng trong hoạt
động lời nói các phương tiện ngơn ngữ để tạo ra hiệu quả tu từ (tức tác dụng gợi hình,
gợi cảm, nhấn mạnh, làm nổi bật…) do sự tác động qua lại của các yếu tố trong một
ngữ cảnh rộng” [20, tr.61]. Những phương tiện ngôn ngữ được sử dụng ở đây rất đa
dạng, bao gồm cách đơn giản nhất là dùng những từ ngữ mang sẵn ý nghĩa cường điệu
đến cách phức tạp hơn là so sánh, ẩn dụ, hoán dụ tu từ. Những cách phối hợp nhằm tạo
nên sự cường điệu như vậy được gọi chung là phương thức cường điệu.
a. Các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng để cường điệu

Phương thức dùng những từ ngữ mang ý nghĩa cường
điệu Sử dụng những từ, cụm từ mang nghĩa phóng đại


13

Sử dụng những hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng: nát miễu xiêu đình,
thương (lún), thương (lụn)…
Sử dụng số từ mang nghĩa khái quát, ước lệ: mười tám (gánh lông)…
Các từ chỉ mức độ cao: rất, lắm, quá, cực điểm, cực độ, vô kể, vô cùng, tột bậc, trứ
danh, tuyệt vời, tuyệt diệu, hết cỡ, hết xảy…
Các từ được cố định lại mang ý nghĩa phóng đại: chết, kinh, dữ, khủng khiếp, ghê,
kinh hồn, thấu trời, quá trời, quá xá, đến chết, thấy ông bà ông vải, hết chỗ nói, động
trời, long trời lở đất…
Các cách tu từ
Phương thức so sánh:

Đơn giản nhất là biểu thị so sánh hơn kém về số lượng: bằng năm, bằng mười, gấp
vạn, gấp trăm, gấp nghìn, ba đầu sáu tay, ba chìm bảy nổi chín lênh đênh…
So sánh bằng cách sử dụng các thành ngữ, tục ngữ được tạo ra theo lối phóng đại:
chân cứng đá mềm, vá trời lấp biển, ruột để ngoài da…
Phương thức ẩn dụ: Ẩn dụ thực chất là sự so sánh ngầm, trong đó vế so sánh giảm
lược đi chỉ còn lại vế được so sánh.
b. Các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng để cường điệu
- Sử dụng hình ảnh sự vật mang dấu ấn văn hóa địa phương.
- Sử dụng hình ảnh thiên nhiên phong phú, đa dạng.
- Sử dụng hình ảnh sự vật, con người cụ thể nhưng cùng trường liên tưởng. Ví dụ:

Chim khơn thì khơn cả lơng/ Khơn đến cái lồng người xách cũng khôn.
1.2


Phương thức cường điệu với các phong cách tiếng Việt

1.2.1 Xung quanh vấn đề tu từ học và phong cách học


14

Phong cách học xem cường điệu là một cách dùng biện pháp tu từ tùy theo điểm
tham chiếu của từng tác giả. Dựa vào các cấp độ ngôn ngữ, Đinh Trọng Lạc xem ngoa
dụ là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, là “cách nhấn nghĩa, tạo nghĩa mới bất ngờ giàu
màu sắc tu từ học” [20, tr.209]. Dựa vào quan hệ trong các đơn vị ngôn ngữ, tác giả Cù
Đình Tú lại cho rằng khoa trương là một cách tu từ được cấu tạo theo quan hệ tổ hợp
với những đặc điểm chung là “tính có ý thức và tính chủ động sắp xếp từ ngữ theo
những quan hệ tổ hợp nhất định trong khuôn khổ của kết cấu từ vựng – ngữ pháp tiếng
Việt nhằm tăng thêm hiệu lực cho sự diễn đạt về mặt chức năng nhận thức hay biểu
cảm” [49, tr.197].
Dù còn một số chi tiết khác nhau trong cách phân chia và nhìn nhận về tu từ học
trong tiếng Việt nhưng về tổng thể, các tác giả đều thống nhất xem ngoa dụ/khoa
trương (từ đây sẽ gọi chung là cường điệu) là một thành tố trong hệ thống tu từ tiếng
Việt. Từ việc xác lập vị thế này mà cường điệu có đầy đủ các đặc điểm tu từ của cách
tu từ tiếng Việt. “Cách tu từ (Figura) là những cách thức, hình thức diễn đạt bóng bẩy
gợi cảm, có sức hấp dẫn, lơi cuốn trong khi trình bày” [49, tr.172]. Trong thực tế diễn
đạt, cách tu từ là phương tiện biểu hiện chung của mọi phong cách chứ không chỉ là tài
sản riêng của một phong cách nào. Bất cứ cách diễn đạt nào cũng mong muốn có sự lơi
cuốn, hấp dẫn đối với người nghe vì đó chính là cách để mục đích giao tiếp đạt hiệu
quả cao nhất. Khi đó cách tu từ trở thành một phương tiện của ngôn ngữ.
Dựa vào đối tượng, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp nghiên cứu khác nhau, các
nhà nghiên cứu đã phân loại phong cách học thành một số loại cụ thể. Trên đại thể, có
thể kể ra những loại phong cách học sau đây:

-

Xuất phát từ sự đối lập giữa cái phổ quát cho các ngôn ngữ và cái riêng cho từng
ngôn ngữ, từ sự đối lập giữa cái chung cho cả cộng đồng và cái riêng ở một cá thể,
Ch. Bally chia ra: phong cách học đại cương, phong cách học ngôn ngữ dân tộc,
phong cách học lời nói cá nhân [4].


15

-

Xuất phát từ sự khác nhau giữa lí thuyết và sự ứng dụng lí thuyết vào thực hành, các
nhà nghiên cứu chia ra: phong cách học lí thuyết, phong cách học thực hành.

-

Xuất phát từ quan điểm nghiên cứu chuỗi lời nói như một quan hệ xét từ hai phía (phát
tin và nhận tin), M. Riphate chia ra: phong cách học lập mã, phong cách học giải mã.

-

Căn cứ vào sự phân biệt giữa ngơn ngữ và lời nói, căn cứ vào chức năng khác nhau của
ngôn ngữ, viện sĩ V. V. Vinôgơrađốp chia ra: phong cách học ngôn ngữ, phong cách
học lời nói, phong cách học ngơn ngữ nghệ thuật.
Do giới hạn của phạm vi nghiên cứu, chúng tôi sẽ không dành nhiều thời gian cho
việc tham gia vào luận bàn việc phân chia các phong cách. Để phù hợp với nội dung và
mục đích nghiên cứu, ở phần này chúng tơi sẽ chọn cho mình cách phân chia các
phong cách dựa vào sự phân biệt giữa ngôn ngữ và lời nói là một quan điểm truyền
thống và chức năng giao tiếp xã hội của ngơn ngữ. Theo đó, hướng tiếp cận của đề tài

sẽ xoay quanh hai phong cách chủ yếu là: phong cách khẩu ngữ tự nhiên và phong cách
ngôn ngữ văn chương (một dạng đặc biệt của phong cách ngôn ngữ gọt giũa).
1.2.2 Phương thức cường điệu trong phong cách khẩu ngữ tự nhiên
Xét theo bình diện xã hội – ngôn ngữ, phong cách khẩu ngữ tự nhiên tiếng Việt có
các đặc điểm sau:

-

Đặc điểm khơng thuần nhất, nhiều biến thể: phong cách khẩu ngữ tự nhiên tiếng Việt
được toàn dân hằng ngày sử dụng, đã trải qua nhiều thời kỳ thăng trầm khác nhau của
lịch sử dân tộc. Chính các bộ phận cư dân Việt Nam trong nhiều thời kì lịch sử sử dụng
phong cách khẩu ngữ tự nhiên tiếng Việt đã tạo nên tính chất đa dạng trong sự thể hiện
của phong cách này.


16

-

Đặc điểm lâu đời nhưng khơng cổ kính xa lạ. Phong cách khẩu ngữ tự nhiên tiếng
Việt tuy lâu đời nhưng vì gắn chặt với cuộc sống hàng ngày cho nên nó khơng gây ấn
tượng cổ kính xa lạ mà trái lại nó đem đến cho ta ấn tượng mới mẻ thân quen.
Phương thức cường điệu đặt trong bối cảnh khẩu ngữ tự nhiên tiếng Việt có mang
các đặc điểm tương ứng của phong cách này. Về biến thể, trong nhiều văn bản và cả
trong khẩu ngữ hàng ngày, các cụm từ mang sắc thái cường điệu được sử dụng thường
xun dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ: (da) trắng như bông bưởi/ trắng lốp/
trắng phau/ trắng như tuyết… Các biến thể này đi vào vốn từ toàn dân từ rất lâu nhưng
do được sử dụng hàng ngày, thường xuyên nên không hề tạo cảm giác xa lạ, cổ kính.
Khuynh hướng diễn đạt cơ bản của phong cách khẩu ngữ tự nhiên là cụ thể, biểu
cảm. Nó ưa những chi tiết cụ thể sinh động hơn là những cái trừu tượng, nó ưa bộc lộ

rõ rệt tình cảm, thái độ hơn là trung lập, vơ can. Vì vậy, ưa ví von, thích khoa trương
chính là biểu hiện cụ thể của phong cách khẩu ngữ.
Trong phần vấn đề xác định nguồn tư liệu để nghiên cứu, tác giả Cù Đình Tú đã chỉ
ra việc thu thập dữ liệu không chỉ nhờ vào các phương tiện kĩ thuật hiện đại mà cịn có
thể dùng “các dẫn chứng về lời nói hàng ngày của cá nhân do các nhà văn tái tạo lại



trong tác phẩm văn học” [49, tr.92]. Nguồn tư liệu này mặc dù không trực tiếp thu
thập từ trong sinh hoạt ngôn ngữ hàng ngày của mỗi cá nhân nhưng chúng vẫn mang
phong cách khẩu ngữ tự nhiên do phải đáp ứng yêu cầu miêu tả chân thực cuộc sống,
điển hình hóa hiện thực của các nhà văn.
1.2.3 Phương thức cường điệu trong phong cách ngôn ngữ văn chương tiếng Việt
Phong cách ngôn ngữ văn chương là một dạng của phong cách ngôn ngữ gọt giũa.
Phong cách ngôn ngữ văn chương thực hiện đồng thời ba chức năng thông báo, tác
động, thẩm mỹ. Các phương tiện ngôn ngữ được vận dụng một cách đặc biệt sáng tạo
để xây dựng nên hình tượng văn chương, rồi qua hình tượng văn chương mà ngôn ngữ
văn chương thực hiện đồng thời ba chức năng của mình.


17

Một trong những chức năng quan trọng nhất và tiêu biểu của phong cách ngôn ngữ
văn chương là chức năng thẩm mỹ. Đây là chức năng nhằm đánh giá một văn bản có
phải là một tác phẩm văn chương hay khơng. Chức năng thẩm mỹ của ngơn ngữ văn
chương có thể được nhận biết qua hai mối quan hệ: quan hệ của ngơn ngữ văn chương
với hình tượng văn chương và quan hệ của ngôn ngữ văn chương với độc giả. Ngôn
ngữ văn chương được xem là một công cụ cơ bản để thể hiện hình tượng văn chương.
“Ngơn ngữ là yếu tố trước tiên của văn chương” (Gorki). Quan hệ của ngôn ngữ văn
chương với độc giả thể hiện ở việc nó ln ln hướng vào độc giả. Ngơn ngữ văn

chương không chỉ thông báo với độc giả mà còn khêu gợi hoạt động thẩm mỹ, cảm xúc
thẩm mỹ của độc giả.
Phương thức cường điệu khi tham gia vào sáng tạo hình tượng văn chương cũng
góp phần làm nên những cảm xúc thẩm mỹ, những hoạt động thẩm mỹ. Thông qua
những yếu tố được sử dụng để cường điệu, các phép tu từ, phương thức cường điệu
thổi vào các hình tượng văn chương sự sinh động, mang hơi thở của cuộc sống và cá
tính riêng của từng nhân vật. Mục đích của cường điệu là nhằm nhấn mạnh một điều gì
đó, người đọc khơng bao giờ dừng lại ở việc tiếp nhận những hình ảnh bề ngồi của từ
ngữ mà luôn hướng đến điều cốt lõi ẩn đằng sau đó. Chính ở khâu cuối cùng này của
q trình tiếp nhận và liên tưởng đã làm cho cường điệu tiến gần đến chức năng thẩm
mỹ của ngôn ngữ văn chương. Đằng sau những hình ảnh mang yếu tố phóng đại, tượng
trưng là cầu nối đưa người đọc đến với những rung cảm thẩm mỹ, hoặc yêu hoặc ghét,
xót xa hay thương cảm đối với nhân vật.
Phương thức cường điệu còn gắn bó với ngơn ngữ văn chương ở khả năng thể hiện
dấu ấn phong cách tác giả của nó. Dấu ấn phong cách tác giả là cái thuộc về đặc điểm
bản thể, thuộc về điều kiện bắt buộc của ngôn ngữ văn chương. Phong cách tác giả
được xác định căn cứ vào hai dấu hiệu cơ bản sau:


18

 Khuynh hướng ưa thích và sở trường sử dụng những loại phương tiện ngơn ngữ nào

đó của tác giả.
 Sự đi chệch chuẩn mực phổ biến để thể hiện nét riêng của tác giả.

Đối với đặc điểm này của ngơn ngữ văn chương, sự có mặt của lối nói cường điệu
có thể được nhìn nhận ở nhiều khía cạnh khác nhau. Về khuynh hướng, nó có thể là
một phương tiện ngơn ngữ ưa thích hoặc sở trường của một tác giả nào đó, được sử
dụng thường xuyên tạo nên giọng điệu riêng cho tác phẩm. Truyện bác Ba Phi, truyện

Ơng Ĩ trong văn học dân gian Nam Bộ là những ví dụ tiêu biểu cho khuynh hướng
này. Ngồi ra, lối nói cường điệu xuất phát từ phong cách khẩu ngữ tự nhiên nên việc
đưa chúng vào văn bản nghệ thuật cũng tạo nên sự tự nhiên, sống động cho ngơn ngữ
của tác phẩm.
Lối nói cường điệu tạo nên phong cách riêng cho tác giả còn được thể hiện qua
việc mỗi nhà văn bằng chất liệu ngôn từ sáng tạo nên những hình ảnh cường điệu đặc
trưng. Những chất liệu ngơn từ đó có thể là các yếu tố so sánh, ẩn dụ có sẵn, hoặc được
“làm mới” lại dựa trên chuẩn mực trước đó.
1.3

Lối nói cường điệu trong tâm thức người Nam Bộ

1.3.1 Sơ lược về tâm lý người Nam Bộ – chủ thể của khơng gian văn hóa Nam Bộ
Do điều kiện khách quan và chủ quan có nhiều nét đặc thù, vùng đất ngày nay gọi
là Nam Bộ cho đến thế kỉ XV, XVI, về cơ bản vẫn còn là vùng đất hoang vu chưa được
khai phá mấy, mặc dù đã có nhiều lớp cư dân đến sinh sống ở đây.
Nhưng bước vào thế kỉ XVII thì tình hình đã đổi khác, Bởi vì từ thế kỉ XVII trở đi,
trên vùng đất này đã xuất hiện một lớp cư dân mới. Trong lớp cư dân mới xuất hiện
này trước hết phải kể đến người Việt vì họ là thành phần chiếm đa số.
Trong số người Việt lần hồi tụ tập về đây, thành phần chủ yếu nhất chính là những
người nơng dân và thợ thủ cơng nghèo khổ ở các tỉnh phía ngồi bị khốn khó, điêu


19

đứng vì tai họa chiến tranh, vì bị giai cấp phong kiến áp bức bóc lột tàn bạo, khơng thể
sống nổi, buộc lịng phải rời bỏ q hương làng xóm, đi một mình hoặc đem theo cả vợ
con, hoặc cùng với bè bạn, hàng xóm láng giềng di cư vào vùng đất mới xa xơi để tìm
con đường sống.
Ở buổi đầu vào khai phá, những lớp người di cư đầu tiên phải đối mặt với một thiên


nhiên Nam Bộ còn đậm màu hoang dã, con người vừa mới đặt chân đến còn lạ nước
lạ cái, chưa nắm bắt được các quy luật nên tâm lý chung là:
Đến đây đất nước lạ lùng
Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh.
(Ca dao Nam Bộ)
Tuy vậy, sau khi vượt qua những trở ngại ban đầu, bước đầu làm chủ vùng đất mới
thì thiên nhiên Nam Bộ hiện ra với một chân trời thênh thang, là một khu vực cây lành,
trái ngọt, sơng nước đầy cá tơm, mưa nắng điều hịa tạo điều kiện thuận lợi để con
người làm ăn sinh sống:
Ruộng đồng mặc sức chim bay,
Biển, hồ lai láng, cá bầy đua bơi.
(Ca dao Nam Bộ)
Nam Bộ cho đến cuối thế kỉ XVIII mới cơ bản hoàn thành việc khai hoang và
người Việt cho đến thời điểm này đã trở thành lớp cư dân chủ đạo tại đây. Nói đến Nam
Bộ là nói đến “vùng đất mới, “thế giới mới” theo nghĩa “một vùng đất trong đó phần
lớn nhân dân lao động là những con người trẻ không mang nặng trên vai những thói
quen, tâm lý, thành kiến…vốn bám chặt suốt đời vào cuộc sống và ứng xử của người
nông dân”[53, tr.235]. Chất mới còn được thể hiện qua việc dám xơng về phía trước tạo
dựng cuộc sống mới có nhiều khó khăn, thách thức ở mơi trường mới, mạnh dạn tiếp
thu những giá trị mới từ các nền văn hóa khác. Không bị ràng buộc bởi những


20

thành kiến, lối sống, cách ứng xử của nơi cũ, ln tiến về phía trước để khai phá đã tạo
cho người Nam Bộ các tâm lý thích tự do, hào hiệp, chuộng thực tế, ưa hài hước,
thẳng tính. Ca dao Nam Bộ vẫn cịn lưu giữ khí phách ngang tàng của người trai:
Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng.

(Ca dao Nam Bộ)
Và, dĩ nhiên, bên cạnh đó ở người Nam Bộ cịn có những điểm yếu trong tính cách
như kém kỷ luật, ưa dùng võ lực để giải quyết mọi tranh chấp, sốt sắng trước việc
nghĩa, nhưng lại mau nguội lạnh khi việc lớn khơng thành, làm khơng xong thì dễ
chán, vội bỏ, khơng muốn tiếp tục. Những mặt khác nhau này trong tâm lý, tính cách
của người Nam Bộ được xem như là hai mặt của một đồng xu, tồn tại song song và
khơng có nghĩa phủ nhận nhau.
“Con người là tổng hịa các quan hệ xã hội” (K. Marx). Con người ở Nam Bộ chịu
sự tác động mạnh mẽ của môi trường thiên nhiên nơi đây và cả hoàn cảnh xã hội mà họ
đã sống. Thiên nhiên Nam Bộ hoang sơ, kỳ bí nhưng phong phú, đa dạng đã làm nên
những con người quả cảm, sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy, thẳng tay trừng trị cái ác
nhưng vẫn phóng khống, hào hiệp giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ra tay bênh vực kẻ yếu.
Người Việt khi xuôi vào Nam khai hoang lập nghiệp luôn mang tâm thế xa quê hương,
một mặt trơng ngóng về q cũ, mặt khác lại muốn tìm đến một chân trời mới tự do, có
ý

chí sáng tạo điều mới mẻ để thỏa chí tang bồng. Do đó đã hình thành trong họ một tình
yêu tự do mãnh liệt, bên cạnhmột nỗi hồi nhớ cố hương và ln tin tưởng vào tương
lai với tinh thần lạc quan luôn thắp sáng trong tim.
1.3.2 Cường điệu trong tâm thức của người Nam Bộ


×