Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562 KB, 29 trang )


8
PHẦN 1: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÔI TRƯỜNG CƠ BẢN VÀ CÁC NGUYÊN LÝ SINH THÁI HỌC

MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được các khái niệm về môi trường, thành phần môi trường cơ bản, các chức
năng của môi trường.
2. Mô tả được cấu trúc, chức năng của hệ sinh thái, vòng tuần hoàn vật chất, vòng tuần
hoàn năng lượng.
3. Trình bày được các nguyên lý của hệ sinh thái.

1. Khái niệm tổng quát về môi trường và chức năng của môi trường
Trong các chủ chương chính sách của Đảng, Nhà nước đã xác định vai trò quan trọng của
cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. Chỉ thị số 36/CT-TW của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 25/06/1998 đã xác định: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp
của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân". Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg, ngày 3/12/2003 của
Thủ tướ
ng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia năm 2010 và định
hướng đến năm 2020 cũng nêu lên "Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các
cấp các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân" và quyết định số 22/2002/QĐ-
TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Tư vấn, phản biện và giám định xã hội" đã xác định vai trò
của các t
ổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp trong việc tham gia đóng góp ý kiến và thực hiện
các chính sách, các kế hoạch, các dự án phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
1.1. Khái niệm về môi trường
Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới vật thể và sự kiện đó.
Đây là định nghĩa khái quát nhất về môi trường.
Môi trường theo tiếng Anh là "Environment" có nghĩa là "cái bao quanh". Người Trung
Quốc gọi môi trường là "Hoàn c


ảnh", cũng có nghĩa vòng quanh, bao quanh.
Đối với con người thì môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa
học, sinh học, xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của các cá nhân và
cộng đồng con người.
Theo điều 1 Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam định nghĩa như sau:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chấ
t nhân tạo quan hệ mật thiết với
nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và thiên nhiên.
Tuỳ theo nội dung nghiên cứu, môi trường sống của con người được phân thành môi
trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường xã hội.

9
Môi trường tự nhiên: (Natural environment) bao gồm các nhân tố thiên nhiên: vật lý, hóa
học và sinh học tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. Đó là ánh sáng, núi, sông,
không khí, động, thực vật, đất, nước.
Môi trường xã hội: (social environment) là tổng thể các quan hệ giữa người với người tạo
nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng của
con người.
Môi trường nhân tạo: (artificial environment) bao g
ồm tất cả những nhân tố vật lý, hóa
học, sinh học, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người như ô tô, máy
bay, nhà ở, công sở, đô thị.
1.2. Khoa học môi trường
Môi trường là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như sinh học, y
học, địa học, hóa học, tuy nhiên các ngành khoa học chỉ quan tâm đến một phần hoặc một
thành phần của môi trường theo nghĩa hẹ
p mà không có một ngành nào hiện nay đủ điều kiện
nghiên cứu và giải quyết mọi nhiệm vụ của công tác bảo vệ môi trường, quản lý môi trường.
Vì vậy khoa học môi trường có thể được xem là một ngành khoa học độc lập, được xây dựng

trên cơ sở tích hợp các kiến thức của các ngành khoa học đã có cho một đối tượng chung là
môi trường sống bao quanh con người với phương pháp và nội dung cụ thể.
Khoa học môi trường là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa
con người và môi trường xung quanh nhằm mục đích bảo vệ môi trường sống của con người
trên trái đất.
Nhiệm vụ của khoa học môi trường:
- Nghiên cứu đặc điểm của các thành phần môi trường (tự nhiên và nhân tạo) có ảnh hưởng
hoặc chịu ảnh hưởng của con người, nước, không khí, đất, sinh vật, hệ sinh thái, khu công
nghi
ệp, đô thị, nông thôn. Khoa học môi trường tập trung nghiên cứu mối quan hệ và tác động
qua lại giữa con người với các thành phần của môi trường sống.
- Nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật xử lý ô nhiễm, bảo vệ chất lượng môi trường sống của
con người.
- Nghiên cứu tổng hợp các biện pháp quản lý môi trường và phát triển bền vững trái đất,
quốc gia, vùng lãnh thổ, ngành công nghiệp.
- Nghiên cứu về phươ
ng pháp như mô hình hoá, phân tích hóa học, lý học, sinh vật học
phục vụ công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
1.3. Mối quan hệ giữa sức khỏe môi trường, Y học môi trường với các ngành khoa học khác
Hầu hết bệnh tật đều nảy sinh khi cơ thể tiếp xúc với một số tác nhân trong môi trường, có
mối quan hệ giữa y học môi trường, sức khỏe môi trường, sinh thái học, và khoa học môi
trường. Các thành phầ
n trong môi trường cụ thể như sau:
- Sinh thái học là ngành khoa học cơ bản về sinh học.
- Sức khỏe môi trường là một lĩnh vực y tế công cộng.

10
- Y học môi trường được dùng làm thành phần lâm sàng của các ngành trên, nhất là trong
sức khỏe môi trường.
Trong lịch sử, sức khỏe môi trường nặng về nghiên cứu và kiểm soát các bệnh về nhiễm

khuẩn, ngày nay các chuyên gia về Y học môi trường có khuynh hướng từ bỏ lĩnh vực bệnh
nhiễm khuẩn cho các ngành khác và tập trung vào những tác hại của các chất độc hóa học, lý
học trong môi trường đối với cơ thể. Như v
ậy luôn có những sự chồng chéo lẫn nhau, xen kẽ
lẫn nhau trong công tác nghiên cứu môi trường và sức khỏe con người trong các ngành khoa
học nói chung và các ngành khoa học về sức khỏe nói riêng, thí dụ như hóa chất bảo vệ thực
vật tồn lưu trong môi trường đất thì nhà sinh thái nghiên cứu xem nó có thể làm thay đổi cấu
trúc, chức năng hệ sinh thái đất và sự tác động đến các loài trong hệ sinh thái, nhà khoa học
môi trường chú trọng việc di chuyển thuốc trong đất và sự thoái hóa thu
ốc, nhà sức khỏe môi
trường lại nghiên cứu về số người tiếp xúc với thuốc trừ sâu và nguy cơ tổn hại về sức khỏe
cộng đồng. Sau cùng thì thầy thuốc thực hành về y học môi trường tìm hiểu xem các cá nhân
hoặc cộng đồng dã tiếp xúc ra sao, làm thế nào để nhận biết, diễn biến lâm sàng do ngộ độc
thuốc trừ sâu. cách chữa trị, dự phòng...
1.4. Thành phần môi trường cơ b
ản
1.4.1. Các nhân tố vô sinh
a. Nhân tố nhiệt độ
Nhìn chung các sinh vật chỉ có thể sống được trong giới hạn khá hẹp về nhiệt độ (0-50
0
C).
Tác động của nhiệt độ tới cơ thể là sự ảnh hưởng tới các chức năng sống như hô hấp, tuần
hoàn, tiêu hóa, bài tiết, trao đổi chất, sinh sản... Loài người là sinh vật hằng nhiệt, vì vậy nếu bị
tác động bởi nhiệt độ thấp đột ngột có thể gây tổn thương cơ thể như phản ứng thần kinh giao
cảm, tăng quá trình oxy hóa, nếu kéo dài có thể gây suy ki
ệt năng lượng dự trữ. Nếu tiếp xúc
với môi trường nóng thì ảnh hưởng tới chức năng sinh lý.
b. Nhân tố nước
Nước là thành phần cơ bản của chất sống. Đối với con người thì nước đóng vai trò rất quan
trọng, vì trong cơ thể có tới 70% - 80% là nước.

c. Ánh sáng
Ánh sáng tác động lên sinh vật tuỳ theo cường độ, bước sóng, hướng chiếu và thời gian
chiếu, ánh sáng mang tính chu kỳ ngày đêm, ánh sáng tác động t
ới sự quang hợp của cây xanh,
và cung cấp năng lượng cho sinh vật. Thời gian chiếu sáng cũng ánh hưởng tới sự sinh sản của
động vật. Đặc biệt ánh sáng ảnh hưởng tới nhịp điệu sinh học của sinh vật nhất là động vật,
ánh sáng được coi là tín hiệu của hoạt động sống của các sinh vật.
d. Tiếng ồn
Sinh vật sống không thể thiếu tiếng động, tiế
ng nói là đặc trưng của loài người để giao tiếp
biểu lộ tình cảm...
e. Các chất khí
Không khí bình thường có thành phần tương đối hằng định. Nitơ chiếm 78%, O
2
chiếm

11
20,7 - 20, 9%, CO
2
chiếm 0,03 - 0,04% và gần 1% là các loại khí hiếm như heli, argon.
1.4.2. Các nhân tố hữu sinh
a. Chuỗi dinh dưỡng
Thức ăn để xây dựng cơ thể, để bù đắp những năng lượng bị mất đi trong quá trình trao đổi
chất, đặc biệt là để lao động và các hoạt động của bản thân. Chất và lượng thức ăn đã ảnh
hưởng đến các chức năng cơ bản của đời số
ng động vật. Chuỗi thức ăn hình thành do sự thích
nghi giữa các loài, loài động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật... Mối quan hệ này luôn giữ
ở mức cân bằng động, nghĩa là về số lượng cá thể của hai quần thể này luôn điều chỉnh sự cân
bằng tương đối. Sự cạnh tranh giữa các sinh vật có tầm quan trọng đặc biệt trong cùng loài
hoặc khác loài nhằ

m đảm bảo sự tồn tại của mình.
b. Các yếu tố sinh học
Đó là các loại vật ký sinh và vật chủ của nó đều đã có những thích nghi cơ bản để cùng tồn
tại.
1.5. Các chức năng của môi trường
Đối với một cá thể con người, cũng như đối với cộng đồng nhiều con người và cả xã hội
loài người, môi trường sống có thể xem là có 3 chức năng chính:
- Môi trường là không gian sống của con người.
- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản
xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt
động sản xuất của mình.
Chất lượng của môi trường tốt hay xấu được đánh giá qua khả năng thực hiện các chức
năng này củ
a môi trường.
1.5.1. Môi trường cung cấp không gian sống cho con người
Trong cuộc sống của mình con người cần có một không gian sống với một phạm vi (độ
lớn) cũng như một chất lượng sống nhất định.
Trái đất, bộ phận môi trường gần gũi nhất của loài người, trong hàng trăm triệu năm qua
không thay đổi về độ lớn. Trong lúc đó dân số loài người trên trái đất đã và đang tă
ng lên cấp
số nhân. Diện tích đất bình quân đầu người vì thế mà thu hẹp lại, theo đó đã giảm sút nhanh
chóng về không gian sống của con người.
Con người đòi hỏi ở không gian sống không chỉ về phạm vi rộng lớn mà còn cả chất lượng.
Không gian sống có chất lượng cao trước hết phải sạch sẽ, tinh khiết cụ thể là không khí, nước,
đất tiếp xúc với con người và được con người sử d
ụng không chứa hoặc chứa ít các chất bẩn,
độc hại đối với sức khỏe của con người. Không gian sống còn phải đẹp đẽ, hài hoà, cụ thể là
thoả mãn được đòi hỏi về mỹ cảm, tâm lý của con người.
1.5.2. Môi trường cung cấp nguồn tài nguyên

Môi trường là nơi con người khai thác nguồn lực về vật liệu, năng lượng cần thiết cho cuộc

12
sống và hoạt động sản xuất của mình. Tất cả các nguồn sản xuất từ săn bắn, hái lượm qua nông
nghiệp, đến công nghiệp và hậu công nghiệp đều phải sử dụng các nguyên liệu: đất, nước,
không khí, khoáng sản lấy từ trái đất, và các dạng năng lượng củi, gỗ, than, dầu, khí, nắng, gió,
nước... bắt nguồn từ năng lượng mặt trời hoặc năng l
ượng nguyên tử khai thác từ năng lượng
tiềm tàng trong vật chất cần thiết của trái đất. Môi trường cung cấp cho con người các nguyên
liệu, năng lượng để duy trì cuộc sống và quá trình phát triển.
1.5.3. Môi trường là nơi chứa đựng chất thải
Con người luôn luôn tạo ra các phế thải sinh hoạt và phế thải sản xuất. Môi trường chính là
nơi chứa đựng các phế thải đó. Trong các xã hội chưa công nghiệp hoá, mật
độ dân số thấp,
các phế thải thường được tái sử dụng. Thí dụ các chất bài tiết được dùng làm phân bón, các
phế thải từ nông sản, lâm sản được dùng làm thức ăn cho gia súc, nhiên liệu. Những cái không
thể tái sử dụng, tái chế thường được phân huỷ tự nhiên bởi các sinh vật và vi sinh vật sau một
thời gian tương đối ngắn để trở lại thành những hợp chất hoặc nguyên tố dùng làm nguyên liệu
cho các quá trình s
ản xuất mới. Trong xã hội công nghiệp hoá, mật độ dân số cao, lượng phế
thải thường rất lớn, không đủ nơi chứa đựng, quá trình phân huỷ tự nhiên không đủ sức xử lý,
hoặc có độc tính cao chỉ với một lượng nhỏ. Nhiều nước công nghiệp phát triển tạo ra một
lượng phế thải quá lớn hoặc quá độc hại phải chôn, dấu các chất này tại các vùng xa xôi, hẻo
lánh trong lãnh thổ
của mình, hoặc tìm cách "xuất khẩu" sang các vùng đất mà họ đã mua
quyền sử dụng tại các nước nghèo.
1.6. Nguyên lý chăm sóc môi trường cơ bản
1.6.1. Khái niệm về chăm sóc môi trường cơ bản
Chăm sóc môi trường cơ bản là một quá trình mà trong đó cộng đồng với những kinh
nghiệm thực tế có thể tự tổ chức, đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường đồng thờ

i với các
hoạt động khác nhằm làm thỏa mãn về nhu cầu kinh tế, xã hội của địa phương với sự hỗ trợ
của Nhà nước và Quốc tế.
1.6.2. Những yêu cầu về chăm sóc môi trường cơ bản
Đảm bảo sự năng động và chủ động giải quyết vấn đề.
- Làm chủ được việc sử dụng các nguồn lực địa phương.
- Xây dự
ng được đội ngũ có kiến thức, kinh nghiệm giải quyết các tình huống cụ thể diễn
ra nhằm đảm bảo cuộc sống và bảo vệ môi trường.
1.6.3 Các điều kiện đảm bảo cho sự thành công trong chăm sóc môi trưởng cơ bản
- Khả năng tổ chức tham gia của các thành viên cộng đồng.
- Sự giám sát, quản lý của chính quyền địa phương.
- Sở hữu nguồn lực đị
a phương.
- Tiếp cận các phương tiện truyền thông và hoạt động có tính xã hội.
- Sự hỗ trợ từ bên ngoài như các cơ quan của Chính phủ, Tổ chức phi Chính phủ.


13
2. Cấu trúc, chức năng và một số nguyên lý hệ sinh thái:
2.1. Một số khái niệm
Sinh thái học (Ecology) là một ngành quan trọng trong sinh học, tức khoa học về các vật
sống. Sinh thái học nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa các vật sống với môi trường sống của
chính nó, bao gồm các điều kiện tự nhiên và có các vật sống khác.
Có thể nói rằng sinh thái học là ngành khoa học tiền bối của khoa học môi trường, và
tươ
ng tự như sinh thái học, với một phạm vi hẹp hơn và ra đời nhiều thập kỷ sau sinh thái học,
khoa học môi trường lấy mối quan hệ giữa con người và các hoạt động của nó với môi trường
làm đối tượng nghiên cứu.
- Hệ sinh thái được định nghĩa gồm quần xã và môi trường bao quanh quần xã.

2.2. Cấu trúc của hệ sinh thái
Các hệ sinh thái xét về cấu trúc đều gồm 4 thành phần cơ bản: Môi trườ
ng (E), vật sản xuất
(P), vật tiêu thụ (C) và vật phân huỷ (T)
Môi trường (E) bao gồm tất cả các nhân tố vật lý, hóa học và sinh vật bao quanh. Ví dụ: Hệ
sinh thái hồ từ môi trường gồm nước, nhiệt độ, ánh sáng, các khí hoà tan, O
2
, CO
2
, các muối
hoà tan, các vật lơ lửng... môi trường cung cấp tất cả các yêu cầu cần thiết cho vật sản xuất tồn
tại.
Vật sản xuất (P) bao gồm các vi khuẩn và cây xanh, tức là các sinh vật có khả năng tổng
hợp được chất hữu cơ cần cho sự xây dựng cơ thể của mình, các sinh vật này còn được gọi là
các sinh vật tự dưỡng. Cây xanh nhờ có diệp lục nên chúng thực hiệ
n được quang hợp để xây
dựng cơ thể theo phản ứng sau đây:
6CO
2
+ 6H
2
O + Năng lượng mặt trời + enzym của diệp lục → C
6
H1
2
O
6
+ 6O
2
.

Một số vi khuẩn cũng được coi là vật sản xuất do chúng cũng có khả năng quang hợp hay
hóa hợp. Tất cả các hoạt động sống có được là dựa vào khả năng sản xuất của vật sản xuất.
Vật tiêu thụ (C) bao gồm các động vật, chúng sử dụng chất hữu cơ trực tiếp hay gián tiếp
từ vật sản xuất, chúng không có khả năng tự s
ản xuất được chất hữu cơ và được gọi là các sinh
vật dị dưỡng. Vật tiêu thụ cấp 1 hay vật ăn cỏ là các động vật chỉ ăn các thực vật. Vật tiêu thụ
cấp 2 là các động vật ăn tạp hay ăn cả động vặt lẫn thực vật.
Vật phân hủy (T) là các vi khuẩn và nấm. Chúng phân hủy các chất hữu cơ, tính chất dinh
dưỡng đó gọ
i là vi sinh vật hoại sinh, chúng sống nhờ vào các sinh vật chết, Chúng phá vỡ các
hợp chất hữu cơ phức tạp trở thành đơn giản mà cây xanh có thể sử dụng được.
Chất hữu cơ → NH
3
→ NO
2
→ NO
3

Hầu hết các hệ sinh thái tự nhiên bao gồm đủ 4 thành phần cơ bản trên.
Tuy vậy trong một số trường hợp hệ sinh thái không đủ 4 thành phần.
2.3. Vòng tuần hoàn vật chất, năng lượng của hệ sinh thái
Trong các hệ sinh thái thường xuyên có sự vận chuyển các chất hóa học từ môi trường vào
vật sản xuất, rồi từ vật sản xuất sang vật tiêu thụ, sau đó các chất hóa học này từ vậ
t sản xuất

14
và vật tiêu thụ sang vật phân hủy và cuối cùng chúng trở lại về môi trường.
Sự vận chuyển vật chất này được gọi là vòng tuần hoàn vật chất của hệ sinh thái. Nó còn
được gọi là chu trình sinh địa hóa.
Ví dụ: Vòng tuần hoàn C. (sơ đồ 1). Vòng tuần hoàn N (sơ đồ 2).

Trong một vòng tuần hoàn có hai giai đoạn: giai đoạn môi trường tại đó chất dinh dưỡng
tồn tại trong đất, nước hoặc không khí và giai đ
oạn cơ thể tại đó chất dinh dưỡng là thành phần
màu mỡ của vật sản xuất hoặc vật tiêu thụ, nếu nhiễu loạn một giai đoạn sẽ ảnh hưởng nghiêm
trọng đến giai đoạn kia.
- Song song với vòng tuần hoàn vật chất, trong hệ sinh thái tồn tại dòng năng lượng. Năng
lượng được cung cấp từ nguồn năng lượng mặt trời, ch
ỉ có một phần nhỏ được chất diệp lục
của cây xanh sử dụng, còn lại phần lớn chuyển thành nhiệt năng.

15



16
3. Nguyên lý sinh thái học
3.1. Tính ổn định của hệ sinh thái: (Ecosystem Stability)
Hệ sinh thái không bao giờ tĩnh tại mà luôn luôn thay đổi, các thành phần trong hệ cũng
luôn luôn biến động. Tính ổn định của hệ là ổn định động (Dynamic stabihty).
Cân bằng sinh thái còn chịu tác động của tính đa dạng của các loài, còn gọi là tính đa dạng
sinh học (biodiversity) biểu thị bằng số lượng các loài trong một quần xã. Mỗi loài có nhiều cá
thể, tổng số cá thể trong toàn bộ
quần xã càng lớn thì tính đa dạng sinh học của nó càng cao.
Tính đa dạng sinh học là nhân tố quan trọng của cân bằng sinh thái. Trong một hệ sinh thái, đa
dạng các chuỗi thức ăn liên kết chằng chịt với nhau thành mạng thức ăn. Khi số lượng cá thể
của một loài giảm xuống, thậm trí bị tiêu diệt hết thì các loài khác vẫn tồn tại và phát triển
được dựa vào các chuỗi thức ăn có giá trị tươ
ng đương.
3.2. Sự mất cân bằng của hệ sinh thái
Một hệ sinh thái đang cân bằng có thể mất cân bằng vì những tác động của thiên nhiên

hoặc nhân tạo. Nếu tác động không quan trọng, xảy ra trong một thời gian ngắn, thì quán tính
và tính hoàn nguyên sẽ đưa hệ sinh thái về trạng thái ban đầu.
Nếu tác động lớn, kéo dài, môi trường bị thay đổi rộng lớn, sâu sắc thì quần xã mới thích
nghi và trưởng thành trong bối cảnh mới được hình thành. Qu
ần xã này còn được gọi là quần
xã định cực (Climax community). Sự chuyển từ quần xã này sang một quần xã khác gọi là diễn
thể (Succession).
3.3. Sự điều chỉnh của các hệ sinh thái
Các hệ sinh thái tự nhiên đều có khả năng tự điều chỉnh riêng. Nói theo nghĩa rộng đó là
khả năng tự lập lại cân bằng, giữa các chủng quần trong hệ sinh thái (Vật ăn thịt, con mồi, vật
ký sinh - vật chủ), cân bằng các vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng giữa các thành
phần của hệ sinh thái, sự cân bằng này cũng có nghĩa là sự cân bằng giữa các vật sản xuất, vật
tiêu thụ và vật phân hủy. Sự cân bằng này còn được gọi là sự cân bằng sinh thái. Nhờ có sự
điều chỉnh này mà các hệ sinh thái tự nhiên giữ được tính ổn định mỗi khi chịu tác động của
nhân tố ngoạ
i cảnh.
Sự điều chỉnh của hệ sinh thái có giới hạn nhất định, nếu sự thay đổi vượt quá giới hạn
này, hệ sinh thái mất khả năng tự điều chỉnh và hậu quả là chúng bị phá hủy.
Sự điều chỉnh của hệ sinh thái là kết quả của sự tự điều chỉnh của từng cơ thể, của từ
ng
chủng quần, của quần xã mỗi khi một nhân tố sinh thái thay đổi.
Mỗi cơ thể, mỗi chủng quần có một giới hạn sinh thái nhất định đối với từng nhân tố sinh
thái, giới hạn này phụ thuộc vào vị trí tiêu hóa của cơ thể chủng quần và cũng phụ thuộc vào
các nhân tố sinh thái khác.
Ô nhiễm là hiện tượng do hoạt động con người dẫn đến sự thay đổi các nhân tố
sinh thái ra
ngoài giới hạn sinh thái của cơ thể, của chủng quần, của quần xã. Con người đã gây nên rất
nhiều loại ô nhiễm (hoá học, vật lý, sinh học) cho các loài sinh vật (vi sinh vật. động vật, thực
vật và cả cho người). Muốn kiểm soát được ô nhiễm môi trường cần phải biết được giới hạn


17
sinh thái của cơ thể, của chủng quần. của quần xã đối với từng nhân tố sinh thái. Xử lý ô nhiễm
có nghĩa là đưa các nhân tố sinh thái trở về giới hạn sinh thái của cơ thể, của chủng quần, của
quần xã. Muốn xử lý được ô nhiễm cần phải biết được cấu trúc và chức năng của từng hệ sinh
thái và nguyên nhân làm cho các nhân tố sinh thái vượt ra ngoài giới hạn thích ứng.
TỰ LƯỢNG GIÁ
Công cụ: Câu hỏi trắc nghiệm
Hướng dẫn tự lượng giá: Sau khi học xong bài học này, anh / chị hãy tự lượng giá bằng
trả lời các câu hỏi sau:
1. Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 11 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng
trống
1: Môi trường là tổng hợp các điều kiện...(A).... có ảnh hưởng đến vật thể và (B)...
A……
B……
2: Môi tr
ường sống của con người được phân chia thành:
A……
B……
C……
3: 5 nhân tố vệ sinh trong thành phần của môi trường cơ bản
A……
B……
C……
D......
E......
4: 2 nhân tố hữu sinh trong thành phần của môi trường cơ bản
A……
B……
5: 3 chức năng chính của môi trường
A……

B……
C……
6: 3 yêu cầu về chăm sóc môi trường cơ bản:
A……
B……
C……
7: 5 điều kiện cần cho sự thành công trong chăm sóc môi trường cơ bản

18
A……
B……
C……
D……
E……
8: Sinh thái học là ngành khoa học...(A)..... của khoa học môi trường. Khoa học môi trường
lấy...( B)... giữa con người và các hoạt động của nó làm đối tượng nghiên cứu
A……
B……
9: 4 thành phần cơ bản của cấu trúc hệ sinh thái là:
A……
B……
C……
D……
10: 3 đặc điểm cơ bản của hệ sinh thái
A……
B……
C……
11: Muốn xử lý được ô nhiễm cần phải biết được...(A)...và...(B)..của từng hệ sinh thái
A……
B……

2. Chọn m
ột câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 12 đến 15 bằng cách đánh dấu X vào ô
có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn
Câu hỏi A B C D
12: Hệ sinh thái bao gồm các yếu tố sau:
A. Quẩn thể và môi trường bao quanh quần thể
B. Quần thể và quần xã
C. Quần xã và môi trường bao quanh quần xã
D. Quần thể và môi trường bao quanh quần xã

13: Quần xã được hình thành nhờ các yếu tố sau, ngoại trừ:
A. Những tác động lớn
B. Môi trường bị thay đổi rộng lớn
C. Quần xã mới thích nghi
D. Tính đa dạng của loài.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×