Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Hãy vận dụng kiến thức Kinh tế học Vi mô và ví dụ thực tế giải thích nguyên lý: “Chi phí của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó”. Ý nghĩa Nguyên lý này là gì?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.57 KB, 16 trang )

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: Hãy vận dụng kiến thức Kinh tế học Vi mơ và ví dụ thực tế
giải thích ngun lý: “Chi phí của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có
được nó”. Ý nghĩa Nguyên lý này là gì?

1


MỤC LỤC

A. LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................2
B. NỘI DUNG........................................................................................4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN.........................................................4
1. Phân tích “Chi phí của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có
được nó”..............................................................................................4
CHƯƠNG II: VÍ DỤ THỰC TẾ.........................................................8
Tình huống 1: Chọn Laptop ở Nguyễn Kim và Bách Khoa computer...8
Tình huống 2: Chọn địa điểm mua giày- ở cửa hàng gần KTX và Big C.
...........................................................................................................10
Tình huống 3: Chọn loại hình xem phim 2D và 3D............................12
CHƯƠNG IV: Ý NGHĨA VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN....................14
1. Ý nghĩa.........................................................................................14
2.Liên hệ bản thân.............................................................................15
C.KẾT LUẬN.........................................................................................15

2


A. LỜI MỞ ĐẦU
Mặc dù kinh tế học nghiên cứu nền kinh tế dưới nhiều giác
độ khác nhau, nhưng kinh tế học vẫn thống nhất với nhau ở một


số ý tưởng cơ bản. Trong đề tài này, chúng tôi xem xét các vấn
đề dựa trên một trong Mười nguyên lý của kinh tế học.
Chúng tơi mở đầu hành trình của mình bằng cách đề cập
đến bốn nguyên lý chi phối tới quá trình ra quyết định cá nhân.
-

Nguyên lý 1: Con người phải đối mặt với sự đánh đổi.

-

Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là cái mà bạn phải

từ bỏ để có được nó.
-

Nguyên lý 3: Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận

-

Nguyên lý 4: Con người phản ứng với các kích thích.

biên.
Trong đó, đề tài của chúng tôi xin được nhấn mạnh về
nguyên lý thứ 2. Nguyên lý thứ 2 được sử dụng như là căn cứ
để so sánh với lợi ích thu được khi thực hiện các sự lựa chọn, và
đó là chi phí kinh tế. Các nhà kinh doanh và người tiêu dùng
thực hiện lựa chọn trên cơ sở so sánh lợi ích thu được và chi phí
3



bỏ ra tại mỗi điểm biên (tức là tại mỗi đơn vị hàng hóa, dịch vụ
được sản xuất hoặc tiêu dùng thêm). Đây cũng là lý do mà em
chọn đề tài này: Hãy vận dụng kiến thức Kinh tế học Vi mơ và
ví dụ thực tế giải thích ngun lý: “Chi phí của một thứ là cái
mà bạn phải từ bỏ để có được nó”. Ý nghĩa Nguyên lý này là
gì? Liên hệ với bản thân, em có suy nghĩ gì?

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Phân tích “Chi phí của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ
để có được nó”.
“Chi phí của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó”
hay cịn gọi tắt là chi phí cơ hội.
Vì con người ln phải đối mặt với “sự đánh đổi”, nên q
trình ra quyết định địi hỏi phải so sánh chi phí và ích lợi của
các đường lối hành động khác nhau. Song trong nhiều trường
hợp, chi phí của một số cơ hội không phải lúc nào cũng rõ ràng
như biểu hiện ban đầu của chúng.
4


Theo trường hợp tổng quát nêu ra ở trên:
Giả sử rằng bạn đã quyết định đổi A lấy B. Vậy điều nào
đã quyết định hành vi này của bạn. Nếu giả sử bạn khơng nhắm
mắt chọn bừa thì điều quyết định đến hành vi trao đổi của bạn
là xuất phát từ chi phí cơ hội.
Việc hiểu chi phí cơ hội như thế nào thực tế lại phức tạp
hơn ta tưởng. Nếu như tập hợp các cơ hội thay thế cho A là duy
nhất, tức là bạn chỉ có duy nhất B (hoặc C hay D…) để trao đổi
thì chi phí cơ hội không xảy ra. Tuy nhiên, nếu như bạn có một

tập hợp từ hai cơ hội trao đổi trở lên thì chi phí cơ hội sẽ xảy ra.
Bạn sẽ thấy ngay như sau:
Đầu tiên chúng ta hãy nói đến chi phí nói chung. Chúng ta
có thể hiểu một cách chung chung như thế này: Chi phí của một
thứ là tất cả những gì bạn phải bỏ ra để có được nó. Vậy chi
phí của B là gì? Có phải là A không? Chúng ta cần đi sâu vào
vấn đề một chút. A có lợi ích A’ nào đó. Và bạn đang dùng lợi
ích A’ này để đánh đổi với lợi ích B’. Chính vì vậy khi nói đến
chi phí nói chung bạn cần phải tính đến cả phần lợi ích mà bạn
từ bỏ.

5


Như vậy chúng ta cũng thấy rằng xuất phát từ hai loại đánh
đổi, để tính chi phí chúng ta có thể chia làm hai loại chi phí là
chi phí cho hình thức và chi phí cho nội dung.
Chi phí cho hình thức có thể gọi nó dưới một cái tên là chi
phí thuần tuý. Chi phí thuần tuý là loại chi phí chưa tính đến
chi phí cơ hội, nó thể hiện bằng khối lượng trao đổi trực tiếp.
Chi phí cho nội dung là chi phí cơ hội. Chúng ta sẽ đi sâu
hơn vào loại chi phí này ở phần tiếp theo.
Khi bạn dùng A đổi B thì bạn được lợi ích B’ nhưng bạn
cũng đã bỏ qua lợi ích A’ nào đó. Vấn đề ở đây là bạn khơng thể
đánh giá chính xác lợi ích A’, tức là bạn khơng thể dùng lợi ích
A’ để đánh giá nó, bạn chỉ có thể đánh giá nó thơng qua những
sự so sánh khác. Vì vậy để tính chi phí cho B’ bạn cần dùng C’
hay D’…để tính. Và C’ hay D’… là những chi phí cơ hội của
việc bạn được B’ (hay là chi phí của B’).
Tuy nhiên, Chi phí cơ hội với một người không nhất thiết

phải được đánh giá về mặt tiền bạc hay hàng hóa mà nên được
đánh giá theo thứ có giá trị nhất với người đó, hoặc với người
đánh giá. Ví dụ, một người dùng tồn bộ tiền đầu tư của mình
6


mua cổ phiếu FPT thì sẽ khơng cịn tiền để mua các cổ phiếu
khác.
Chi phí cơ hội được sử dụng như là căn cứ để so sánh với
lợi ích thu được khi thực hiện các sự lựa chọn, và đó là chi phí
kinh tế. Các nhà kinh doanh và người tiêu dùng thực hiện lựa
chọn trên cơ sở so sánh lợi ích thu được và chi phí bỏ ra tại mỗi
điểm biên (tức là tại mỗi đơn vị hàng hóa, dịch vụ được sản
xuất hoặc tiêu dùng thêm). Ví dụ trong việc lựa chọn lượng
hàng hóa tiêu dùng tối ưu, chi phí cơ hội của mỗi đơn vị hàng
hóa được tiêu dùng thêm là giá cả một đơn vị sản phẩm, và nó
được so sánh với lợi ích cận biên thu được khi tiêu dùng thêm
đơn vị sản phẩm đó. Trong việc lựa chọn lượng hàng hóa sản
xuất tối ưu, chi phí cơ hội của mỗi đơn vị hàng hóa sản xuất
thêm là chi phí cận biên của mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất
thêm, và được so sánh với doanh thu cận biên của đơn vị sản
phẩm tăng thêm đó. Việc phân tích, so sánh lợi ích - chi phí tại
điểm biên chính là nội dung của phương pháp phân tích cận
biên.
Do tính trừu tượng và tương đối của nó, cũng như việc nó
chưa xảy ra nên chi phí cơ hội thường không xuất hiện trong
7


các báo cáo của bộ phận tài chính, kế tốn. Tuy nhiên, đây luôn

là vấn đề các nhà quản lý phải cân nhắc khi đưa ra một quyết
định. Gần như mỗi phương án sẽ liên quan đến ít nhất một chi
phí cơ hội. Các chuyên gia về Phân tích gia tăng, Phân tích dự
án ln phải phân tích chi phí cơ hội.

Chi phí của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được
nó hay cịn gọi tắt “Chi phí cơ hội” là một khái niệm hữu ích
được sử dụng trong lý thuyết lựa chọn. Nó được vận dụng rất
thường xuyên và rộng rãi trong đời sống kinh tế. Chi phí cơ hội
dựa trên cơ sở là nguồn lực khan hiếm nên buộc chúng ta phải
thực hiện sự lựa chọn. Lựa chọn tức là thực hiện sự đánh đổi,
tức là để nhận được một lợi ích nào đó buộc chúng ta phải đánh
đổi hoặc bỏ qua một chi phí nhất định cho nó. Như vậy, chi phí
cơ hội của một phương án được lựa chọn là giá trị của phương
án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn đó (và là những
lợi ích mất đi khi chọn phương án này mà không chọn phương
án khác; Phương án được chọn khác có thể tốt hơn phương án đã
chọn). Do quy luật về sự khan hiếm nên luôn tồn tại những sự

8


đánh đổi khi thực hiện các sự lựa chọn. Hay nói cách khác, chi
phí cơ hội ln tồn tại.

CHƯƠNG II: VÍ DỤ THỰC TẾ
Tình huống 1: Chọn Laptop ở Nguyễn Kim và
Bách Khoa computer.
Có thể nhận thấy việc mua hàng Laptop là một việc quan trọng
trong tiêu dùng của sinh viên, giá trị của chiếc máy tính có thể

làm cho bạn rất đắn đo về hãng phân phối (chúng tôi đã giả định
đây là chiếc máy mà các bạn rất quan tâm và phù hợp mọi điều
kiện của bạn- không có chuyện hàng kém chất lượng trong ví dụ
trên đây). Nếu bạn mua hàng ở Siêu thị điện máy Nguyễn Kim,
bạn sẽ nhận được các dịch vụ bảo hành, chăm sóc khách hàng và
khuyến mãi nhiều hơn so với Bách Khoa Computer. Cịn khơng,
bạn sẽ chấp nhận mua hàng ở Bách Khoa với mức giá rẻ tương
đối (chi phí cho việc đi lên Nguyễn Kim để mua hàng chỉ là
bằng 2 chiếc vé xe bus so với mua hàng ở Bách Khoa, bạn sẽ tiết
kiệm được hơn 412.000đ) và sẽ nhận được các chương trình hậu
mãi mà cơng ty dành cho khách hàng.
Với số lượng tỷ lệ áp đảo, hơn 68% các bạn được khảo sát đã
đồng ý mua hàng ở trung tâm siêu thị điện máy Nguyễn Kim. Lý
9


do mà được các bạn đưa ra thực sự rất giống với các suy nghĩ
ban đầu của nhóm, chủ yếu tập trung vào :
Đảm bảo uy tín chất lượng và hậu mãi tốt, độ tin cậy về
hàng hóa cao, tem nhãn hàng đầy đủ. Chất lượng bảo hành
tốt,dịch vụ đi kèm nhiều…
Giá trị thương hiệu mạnh, thể hiện đẳng cấp của người
mua.
Danh tiếng lâu đời. Hàng điện tử cần đảm bảo chất lượng,
vì vậy chấp nhận đi xa để mua, thời gian bỏ ra xứng đáng.
Chọn nơi mua hàng tốt, nhiều khả năng Bách Khoa bán
hàng Trung Quốc …
Mặc dù khơng đề cập đến vần đề chi phí cơ hội ở đây, nhưng
người tiêu dùng – sinh viên thực sự có nghĩ đến việc tính tốn để
có được một sản phẩm tốt nhất với các dịch vụ đi kèm phải đảm

bảo cho quyền lợi của mình. Mức chênh lệch 400.000đ/giá trị
của chiếc máy tính cho 2 địa điểm mua hàng không ảnh hưởng
nhiều đến việc lựa chọn.
Kết luận:

400.000đ < dịch vụ hậu mãi + thương hiệu

Như vậy, ta có thể thấy, đối với những hàng hóa chất lượng cao,
đắt tiền, người tiêu dùng có khuynh hướng lựa chọn kĩ càng hơn,
chi phí cơ hội thời gian hay khơng gian và giá cả chênh lệch
không ảnh hưởng nhiều, mà ở đây, cái chi phối quyết định mua
hàng chính là chất lượng về lâu dài.
10


Tình huống 2: Chọn địa điểm mua giày- ở cửa
hàng gần KTX và Big C.
Cũng tương tự ở tình huống 1, với ví dụ trên đây, chúng tơi đưa
ra cho các bạn 1 sự lựa chọn trong hai địa điểm đề mua cùng 1
loại hàng hóa là đơi giày, mặt hàng có giá trị lẫn tác dụng ít hơn
rất nhiều so với chiếc máy laptop…
Tuy nhiên, trái với tình huống thứ 1 thì tình huống thứ 2 lại giả
định về việc mua đôi giày với chênh lệch giá trị 50.000đ. Đây
thực sự là một sự đánh đổi cũng khá cân xứng,với việc bạn bỏ ra
công sức và thời gian để săn lùng một món hàng mà mình u
thích với chỉ phân nữa giá.

Ngoài việc chiếm 74% SV khảo sát, bên chọn siêu thị Big C
cũng đưa ra được nhiều ý kiến hợp lý cho quyết định của mình
hơn:

 Giá rẻ, dùng tiền cịn lại mua các thứ khác.
 Chi phí tới Big C không cao.
 Hàng siêu thị đảm bảo.
 Có thể đi xem các loại hàng khác.
 Tiết kiệm tiền là ưu tiên (thời gian không quan tâm nhiều).
Kết luận:

50.000đ > thời gian + công sức
11


Như vậy, đối với các mặt hàng thứ yếu, người tiêu dùng tỏ ra
khơng tính tốn nhiều trong việc mua hàng, họ chọn lựa nơi có
giá rẻ hơn (là Big C) mà khơng đắn đo nhìều đến chi phí cơ hội
là thời gian hay khơng gian. Chí phí cơ hội về giá cả chi phối
nhiều hơn.
So sánh 2 tình huống 1 và 2, ta có nhận xét sau:
-

Người tiêu dùng có xu hướng đắn đo về chi phí cơ hội
của sự chênh lệch giá cả đối với những mặc hàng thiết
yếu và đắn đo về chi phí cơ hội bỏ ra trong tương lai đối
với mặt hàng đắt tiền.

Chiếm khoảng 89% nhưng người chọn Nguyễn Kim trong tình
huống 1 đều chọn Big C trong tình huống 2. Có 1 câu hỏi thú vị
đặt ra: tại sao ở trường hợp 1, giá chênh lệch của 2 nơi bán là
412.000, nhưng người tiêu dung vẫn chọn mua ở nơi có giá cao
hơn, trong khi ở trường hợp 2, chênh lệch giá chỉ có 50.000,
nhưng người tiêu dùng vẫn chấp nhận đi xa để đổi lấy món hàng

rẻ hơn. Nếu ta xét theo tỉ lệ chênh lệch giá thì ta có như sau: đối
với Laptop, giá ở Bách Khoa Computer được khuyến mãi rẻ hơn
3%, trong khi đơi giày có sự chênh lệch giá là 50%. Như vậy,
người tiêu dùng khi đánh giá chi phí cơ hội, họ cũng xem xét
đến tỉ lệ chênh lệch giá, nếu chênh lệch giá cao họ sẽ có xu
hướng chọn mua món hàng rẻ hơn. Nếu chênh lệch giá thấp so
với giá trị thực của món hang và chi phí phải bỏ ra trong tương
lai (vì là món đồ đắt tiền, q giá…), họ sẽ đánh đồi việc đi xa
hơn hay tốn nhiều thời gian hơn, hoặc có thể giá sẽ mắc hơn
chút đỉnh chỉ để lấy món hàng tốt hơn.
12


Tình huống 3: Chọn loại hình xem phim 2D và
3D
Trong các loại hàng hóa thì dịch vụ là loại hàng hóa khó kiểm
định về mặt chất lượng lẫn các yếu tố đánh giá khác. Vì vậy,
việc tính tốn chi phí cơ hội cho nó cũng sẽ khó tính tốn hơn
các mặt hàng tiêu dùng trong đời sống hằng ngày của người tiêu
dùng.
Ví dụ khi bạn chọn việc giải trí là đánh cầu lơng chứ khơng phải
là bơi lội thì bạn không thể phát biểu hay nhận định chắc chắn
rằng đánh cầu lông sẽ tốt hơn việc bơi lội (đơn giản, vui, dễ
chơi…) . Thật sự đó chỉ là những cảm nghĩ chủ quan của chúng
ta về hoạt động giải trí mà ta yêu thích, nên sẽ đánh giá cao mặt
tích cực, không quan tâm rằng là việc bơi lội hay chơi cầu lông
cơ bản đều là những hoạt động thể thao (chúng sẽ cùng, hoặc
tương đương mang đến cho bạn 1 sự giải trí- độ hữu dụng như
nhau).
Với tình huống 3, nhóm đã có 1 sự sai sót khi lại đưa ra 2 lựa

chọn có sự khác nhau về tính chất khan hiếm lẫn mức độ quan
tâm. Lựa chọn xem phim 3D chiếm ưu thế là 1 kết quả không
phản ảnh được nhiều về vấn đề chúng ta đang quan tâm.
 Ta có thể nhận thấy rất rõ là việc đánh giá các lựa chọn là 1
khâu tất yếu trong việc tiêu dùng. Một nhà kinh tế phải biết
được đâu là điểm đánh đổi tốt nhất để có thể làm cho người tiêu
dùng chấp nhận sử dụng và tìm kiếm sản phẩm đó.
13


Có thể nói, lý thuyết về nguyên lý ảnh hưởng rất nhiều
đến sự lựa chọn của người tiêu dùng và nó là tư tưởng nền tảng
để xây dựng nên lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng
cũng như lý thuyết hành vi của người tiêu dùng.
Khi bước vào cửa hàng, bạn đứng trước hàng ngàn loại
hàng hóa mà bạn có thể mua. Nhưng do nguồn tài chính có giới
hạn, bạn không thể mua mọi thứ mà bạn muốn, vì thế bạn sẽ
phải quyết định mua một giỏ hàng hóa đáp ứng tốt nhất nhu cầu
và mong muốn của bạn sau khi đã xem xét giá cả của nhiều loại
mặt hàng khác nhau. Như thế, người tiêu dùng sẽ phải đối mặt
với sự đánh đổi, và đương nhiên, đi kèm với nó, là chi phí cơ
hội. Chúng ta cùng nghiên cứu xem người tiêu dùng sẽ đối mặt
như thế nào để đưa ra quyết định dựa trên việc phân tích lý
thuyết về nguyên lý.

14


CHƯƠNG IV: Ý NGHĨA VÀ LIÊN HỆ BẢN
THÂN

1. Ý nghĩa

Chi phí cơ hội được sử dụng như là căn cứ để so sánh với
lợi ích thu được khi thực hiện các sự lựa chọn, và đó là chi phí
kinh tế. Các nhà kinh doanh và người tiêu dùng thực hiện lựa
chọn trên cơ sở so sánh lợi ích thu được và chi phí bỏ ra tại mỗi
điểm biên (tức là tại mỗi đơn vị hàng hóa, dịch vụ được sản
xuất hoặc tiêu dùng thêm).
2.Liên hệ bản thân
Cách tính chi phí cơ hội thường được đo bằng tiền
bạc nhưng cảm xúc và giá trị của chính bạn sẽ đóng một
vai trị quan trọng trong tất cả các quyết định của bạn,
bao gồm cả các quyết định tài chính. Do sự phức tạp của
thị trường và tất cả các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến
cuộc sống nghề nghiệp và cá nhân của bạn, phương pháp
tiếp cận cơng thức chi phí cơ hội không phải lúc nào
cũng mang lại kết quả tốt nhất.
15


C.KẾT LUẬN
Trong kinh tế học có một thuật ngữ rất hay được dùng để ám chỉ
về sự mất đi của những cơ hội khi chúng ta đưa ra những chọn
lựa.
Thuật ngữ đó tiếng việt gọi “chi phí cơ hội”, nó ám chỉ đến
những cơ hội bị đánh mất khi bạn chọn lựa một hoạt động kinh
tế nào đó. Các nhà kinh tế học có rất nhiều cách lý giải về chi
phí cơ hội, nhưng chúng ta hiểu đơn giản thế này: khi bạn chọn
lựa kinh doanh mặt hàng A, bạn không thể cùng lúc kinh doanh
mặt hàng B (do nguồn lực khan hiếm).Chi phí cơ hội được sử

dụng như là căn cứ để so sánh với lợi ích thu được khi thực hiện
các sự lựa chọn
Và không chỉ trong kinh tế học mới có cái gọi là “chi phí cơ
hội”, mà hầu như trong mọi lĩnh vực của đời sống chúng ta đều
bị chi phối bởi quy luật nền tảng giữa “được và mất” khi ra
những quyết định cho cuộc sống.

16



×