Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nâng cao cảm thụ tác phẩm văn học cho học sinh trong giờ đọc hiểu môn văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.57 KB, 5 trang )

Nâng cao cảm thụ tác phẩm văn học cho học sinh trong giờ đọc hiểu môn văn
Vấn đề dạy học môn văn trong trường phổ thông đang là vấn đề thời sự nóng
hổi, ln thu hút sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều giới trong xã hội. Vậy làm
thế nào để nâng cao cảm thụ tác phẩm văn học cho học sinh?.chúng ta cùng chia
sẻ ý kiến cùng cô Phan Thanh Vân - THPT Huỳnh Thúc Kháng nhé.
Theo khảo sát của các nhà giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây, chất
lượng học văn của học sinh THPT ở nước ta ngày càng giảm sút. Môn văn đang mất
dần vị thế vốn có của nó. Tình trạng học sinh khơng cịn hứng thú với việc học văn đã
trở thành hiện tượng phổ biến trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Trước thực trạng đó, đã có nhiều cuộc hội thảo, chuyên đề đổi mới phương pháp
dạy học văn được tổ chức dưới nhiều cấp độ khác nhau trong phạm vi cả nước. Hàng
loạt các phương pháp được đề xuất, thử nghiệm, như: phương pháp dạy học nêu vấn
đề, phương pháp dạy học tích hợp, phương pháp dạy học theo nhóm… Giáo viên
chưa kịp học hết các “chiêu” đổi mới về phương pháp dạy học đã phải đối mặt với
những “ma trận đề”… Vậy mà “căn bệnh” chán học văn của học sinh vẫn chưa có
dấu hiệu thun giảm.
1. Hình thành thói quen đọc trực tiếp văn bản
GS Trần Đình Sử trong bài Con đường đổi mới căn bản phương pháp dạy-học
văn khẳng định: “Khởi điểm của môn Ngữ Văn là dạy học sinh đọc hiểu trực tiếp văn
bản văn học của nhà văn… Nếu học sinh không trực tiếp đọc các văn bản ấy, khơng
hiểu được văn bản, thì coi như mọi yêu cầu, mục tiêu cao đẹp của môn văn đều chỉ là
nói sng, khó với tới, đừng nói gì tới tình yêu văn học”. Đáng tiếc là nhiều năm nay,
trong nhà trường THPT đã diễn ra tình trạng, học sinh không cần đọc trực tiếp văn
bản nhưng vẫn soạn được bài, thậm chí khi thầy cơ giáo u cầu “hoạt động nhóm”
và cử đại diện trình bày…, các em vẫn tỏ ra làm việc tích cực và phát biểu một cách
gọn gàng. Giáo viên, dù biết rõ học sinh đang trong vai diễn, nhưng vẫn cứ khen trò
của mình trả lời rất tốt, rất giỏi! Việc học sinh xem nhẹ đọc tác phẩm đã làm hạn chế
khả năng cảm thụ và sáng tạo của chính mình, từ đó khiến cho học sinh chỉ biết tiếp
thu một cách thụ động, mất dần kĩ năng đọc hiểu văn bản, thiếu năng lực đọc một
cách sáng tạo. Như vậy, mấu chốt của vấn đề nâng cao hiệu quả cảm thụ văn học
chính là ở việc đọc trực tiếp văn bản văn học.


Học sinh thường ngại đọc tác phẩm khi soạn bài, lý do chưa hẳn là vì tác phẩm
khơng hay hoặc học sinh khơng thích văn học. Đơn giản vì các em phải học q
nhiều mơn học. Ngồi ra, lối sống thực dụng trong xã hội hiện nay cũng có một tác
động không nhỏ đến điều này. Kết quả khảo sát những năm gần đây cho thấy, hầu hết
học sinh THPT đều định hướng thi vào các trường Đại học thuộc khối ngành kinh tế,
kỹ thuật, cơng nghệ… Rất ít học sinh chọn thi vào các trường thuộc khối ngành khoa
học xã hội & nhân văn. Học văn, theo đó ln trong tình trạng đối phó của các em.
Tài liệu tham khảo đã trở thành cẩm nang trong mọi tình huống. tài liệu tham khảo đã
trở thành cẩm nang trong mọi tình huống. Số ít những em lựa chọn các khối có thi
mơn văn thì bài giảng của thầy, những tài liệu phân tích bình giảng tác phẩm, những
sách văn mẫu, tài liệu luyện thi… sẽ là những vật bất li thân, là "bùa hộ mệnh. Nhận
thức được điều đó, tơi thường yêu cầu học sinh tóm tắt tác phẩm trước bằng lập sơ
đồ, bảng biểu, sau đó kiểm tra thực hiện của học sinh trong thời gian hỏi bài cũ.
Ví dụ: Chuẩn bị cho bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, tôi yêu cầu học sinh lập
bảng:


-Bảng 1: Tìm hiểu tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kì mạn lục (Yêu cầu: Học
sinh tìm hiểu và hồn tất các thơng tin về tác giả, q quán, thời đại... về thời gian ra
đời, nội dung và đặc điểm thể loại...)
-Bảng 2: Vẽ sơ đồ tóm tắt truyện ( Họ tên học sinh thực hiện:……….Lớp:…)
Ban đầu, việc làm này chưa nhận được sự hưởng ứng nhiệt thành, nhưng dần dần
đã trở thành việc làm bình thường và có hiệu quả. Thói quen này nếu được hình thành
một cách tự giác thì chính giáo viên, học sinh đã làm được một khâu quan trọng trong
yêu cầu đọc - hiểu.
2. Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm
Cùng quan điểm với GS Trần Đình Sử, cố GS Hồng Ngọc Hiến nhấn mạnh yêu cầu
cần đạt được của việc đọc văn bản là phải nắm bắt trúng giọng điệu của tác phẩm.
Theo ơng, “Sự phong phú, tính đa nghĩa, ý vị đậm đà của bài văn trước hết là ở
giọng. Năng khiếu văn ở phần tinh tế nhất là năng lực bắt được trúng cái giọng của

văn bản mình đọc và tạo ra được giọng đích đáng cho tác phẩm mình viết. Bắt được
giọng đã khó, làm cho học sinh cảm nhận được cái giọng càng khó, cơng việc này địi
hỏi sáng kiến và tài tình của giáo viên…”
Tục ngữ có câu: “Ăn khơng nên đọi, nói khơng nên lời”. “Nói không nên lời” là
một sự đau khổ của con người. Năng lực văn nhất thiết phải bao hàm năng lực nói
nên lời. Khơng biết đọc diễn cảm, khơng tìm được ngữ điệu thích đáng trong giảng
bài, đó là sự bất lực của người dạy văn. Có nhiều giáo viên có kiến thức, nhưng khi
giảng bài, học sinh thấy chán, buồn ngủ, bởi vì giáo viên đó thiếu khẩu khí, thiếu hơi
văn, chưa tìm được ngữ điệu, giọng điệu thích đáng cho mình. Như vậy, người dạy
văn giỏi, ngồi kiến thức cần phải có ngữ điệu, giọng điệu phù hợp, đa dạng. Có như
vậy tác phẩm mới tác động sâu vào cảm nhận của học sinh. Và đây là một phần quan
trọng để phát huy tiềm lực, kích thích hứng thú học văn của học sinh.
Ngữ điệu và giọng điệu trong dạy học môn văn trước hết được thể hiện ở khả
năng đọc diễn cảm và ngữ điệu giảng bài của giáo viên. Vậy đọc diễn cảm là
gì? Ngồi việc đọc đúng quy tắc ngữ pháp, đúng đặc trưng thể loại. Mỗi tác phẩm có
một giọng điệu riêng. Nắm bắt đúng giọng điệu của tác phẩm chính là nắm bắt đúng
tư tưởng và tình cảm của tác giả. Tác phẩm trữ tình cần đọc khác với tác phẩm tự sự;
đọc đoạn đối thoại khác đoạn độc thoại nội tâm; đọc văn tả khác đọc văn kể, văn
tường thuật; đọc văn chính luận khác với đọc bài tùy bút… Tuỳ từng văn bản cụ thể
mà giáo viên và học sinh có thể chọn cho mình một “tơng giọng” phù hợp.
Có thể xem đọc diễn cảm là nghệ thuật của trình diễn. Đọc diễn cảm không
phải là “khoe giọng” mà là sự thể hiện xúc động của trái tim. Thơ là âm vang của
cảm xúc. Đọc thơ là để làm cho tác phẩm thơ vang lên như một bản nhạc, làm cho nó
ngân nga trong hồn người. Đọc ở đây là thể hiện sự cảm thụ và thể nghiệm sâu sắc
về tác phẩm, là làm sao để người khác cũng có thể sản sinh những ấn tượng tương tự
như mình. Diễn cảm ở đây hồn tồn khơng phải là ở sự uốn éo đầu lưỡi mà thể hiện
những cảm xúc nội tại của tâm hồn.
Cách đây đúng 30 năm, khi còn là sinh viên khoa văn, tơi được một thầy giáo
của mình đọc cho nghe bài thơ Quê hương của Giang Nam. Phần đầu của bài thơ thầy
đọc chậm rãi (như đang nhấm nháp những kỉ niệm ngọt ngào tuổi ấu thơ): /Thuở còn

thơ ngày hai buổi đến trường/Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ/….Tôi nắm
bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi/Em vẫn để n trong tay tơi nóng bỏng.. đến đoạn người
lính trở về, nhận được tin cô gái mất…thầy chuyển giọng đột ngột:
Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật


Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ-vì-em-là-du-kích…em ơi…
Đau-xé-lịng-anh…..chết- nửa- con- người…”.
Nhịp điệu dồn dập đó nói lên nỗi đau bất ngờ, bàng hồng, khơng thể tin được
trước một sự thật đau lịng. Thầy khơng cần giảng giải nhiều nhưng lũ học trị chúng
tơi ai cũng đỏ hoe con mắt. Cho đến bây giờ, nỗi xúc động đến lạnh người trong tơi
vẫn cịn ngun khi nhớ về bài học và giọng đọc của thầy tơi năm đó. Đó chính là
hiệu quả của ngữ điệu đọc mà người thầy mang lại cho học trị của mình.
Khi rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh, dù chỉ trong một thời gian
ngắn trong tổng số 45 phút của tiết học, tôi thường lưu ý cho học sinh về cách đọc
từng loại văn bản. Khi một học sinh đọc diễn cảm một văn bản nào đó, tơi cho rằng,
học sinh đõ đã hiểu được giá trị của văn bản ít nhất là 50 %.
Ví dụ bài Cáo bình Ngơ của Nguyễn Trãi phải đọc một cách dõng dạc, hùng hồn :
Từng
nghe:
Việc
nhân
nghĩa
cốt

yên
dân
Quân

điếu
phạt
trứơc
lo
trừ
bạo
Nước
Đại
Việt
ta
từ
trước
Vốn
xưng
nền
văn
hiến
đã
lâu
Núi
sông
bờ
cõi
đã
riêng
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy
mạnh

yếu
từng
lúc
khác
nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Đọc Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu ta phải đọc sao cho toát lên
cái bi hùng của văn tế. Khi đọc đoạn trích Trao dun thì phải đọc với giọng xúc
động, đau đớn đến tột cùng của nhân vật Thuý Kiều trong đêm trước ngày từ biệt gia
đình để ra đi theo Mã Giám Sinh…(Em Trần Thị Hằng 10A2 đọc diễn cảm một đoạn
văn bản)
Khi đọc đoạn cuối bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi: Súng nổ tung trời giận
dữ/ Người lên như như nước vỡ bờ/ Nước Việt Nam từ trong máu lửa/
Rũ bùn đứng dậy sáng loà, chúng ta phải đọc sao cho gợi được được âm vang thời
đại và khơng khí hào hùng của đất nước sau chiến thắng Điện Biên…
Bằng hình thức đọc diễn cảm, giáo viên có thể tạo cho học sinh những bất ngờ,
hứng thú, giúp các em có cảm nhận mới mẻ về văn bản, kích thích khả năng liên
tưởng, trí tưởng tượng để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của văn bản. Có thể nói,
rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm là biện pháp hữu hiệu trong rèn luyện cảm thụ văn
học cho học sinh.
3. Sử dụng lời bình
Bình văn là thể hiện một liên tưởng thẩm mỹ của người đọc đối với tác phẩm. Một
lời bình hay, đúng lúc, đúng chỗ có khả năng đánh thức liên tưởng của học sinh, là
con đường dẫn học sinh thâm nhập tự nhiên vào thế giới nghệ thuật văn bản, góp
phần nâng cao giá trị thẩm mỹ của bài văn, bài thơ, khơi dậy ở trái tim non trẻ của
các em tình yêu con người và cuộc đời để các em biết ghét cái ác, cái xấu hướng tới
chân, thiện mỹ. Biện pháp này cho phép giáo viên phát huy phẩm chất nghệ sĩ của
mình; và cũng vì thế kích thích mầm sáng tạo của học sinh, tạo nên sự giao lưu,cộng
hưởng về tình cảm trong giờ văn.
Ví dụ:



Khi giảng đến đoạn Thuý Kiều trao kỷ vật cho Thúy Vân:
Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh phân tích:
Kỉ vật là hiện thân của tình u: là Bức tờ mây ghi lời thề chung thủy, là Chiếc
vành, Kim Trọng đã trao cho Thúy Kiều để làm tin.
+ “giữ” nghĩa là không trao hẳn mà chỉ để em giữ hộ.
+ “của chung” là của ba người. Kiều khơng đành lịng trao kỉ vật cho em, khơng nỡ
rời xa những gì nồng nàn, tha thiết nhất của tình u…
+ Nhịp câu thơ ngắt đơi nghe như có tiếng nấc nghẹn ngào trong đó…
Học sinh trình bày được những ý như vậy đã là hay, nhưng nếu biết đưa vào một lời
bình ngắn gọn, đúng lúc thì hiệu quả thẩm mĩ của giờ học sẽ tăng lên đến bất ngờ.
Chẳng hạn, ở đây, giáo viên có thể đưa ra lời bình về từ “của chung” của Hồi
Thanh: “Bao nhiêu đau đớn dồn vào hai tiếng đơn sơ ấy”. Đau đớn vì dun thì trao
mà tình khơng trao nổi. Kỉ vật với Thuý Vân chỉ đơn giản là vật làm tin nhưng với
Th Kiều nó lại là tình u.
Lời bình là sản phẩm của sự xúc động sâu sắc trước vẻ đẹp của văn bản, nhưng giáo
viên không được lạm dụng biện pháp này. Bởi lẽ, nhiệm vụ chính của giáo viên là tổ
chức để học sinh cảm thụ và lĩnh hội giá trị của văn bản chứ không phải là trổ tài
trình diễn để “thơi miên” học sinh. Do đó, giáo viên chỉ đưa ra lời bình khi học sinh
cảm nhận chưa tới, đánh giá chưa xác đáng và những lời bình lúc đó có tác dụng hỗ
trợ, tiến tới khắc sâu ấn tượng cho học sinh, tạo nên những khối cảm thẩm mỹ. Giáo
viên phải chọn bình những chi tiết nào là điểm sáng nghệ thuật, và chọn được cách
nói ấn tượng, độc đáo, nhằm tác động mạnh đến cảm xúc của học sinh.
Tơi có được niềm vui là thường được các em học sinh gần gũi, chia sẻ. Gần đây
tôi nhận được thư của một học sinh lớp 12 TP Hồ Chí Minh gửi qua Email. Bức thư
có đoạn viết: “Thưa cơ, con rất sợ học mơn văn…Thứ nhất, con đang cảm thấy bị
dồn ép, bị đẩy vào những thứ rập khn, làm con khơng cịn cảm thấy hứng thú với

môn học này nữa. Thứ hai là, những văn bản trong sgk 12 hầu như sặc mùi cách
mạng, con khơng sống trong thời đó nên cảm nhận của con về những năm tháng ấy
cịn mập mờ, mơng lung lắm. Thứ ba là, giáo viên văn trong lớp của con chẳng
những khơng tạo cho con có được cảm giác thích thú mà cịn làm cho con cảm thấy
ngán ngẫm giờ văn. Có đơi khi, con tự đọc văn bản trước ở nhà, cảm thấy rất hay,
nhưng khi được giáo viên trong lớp giảng giải thì bao nhiêu cái hay ho nó trơi đi đâu
mất…”. Những dịng tâm sự hết sức chân thành của một học sinh mà tôi chưa từng
gặp mặt đã khiến tơi giật mình. Liệu đây có phải là tâm trạng chung của các em khi
học mơn văn? Làm thế nào để có thể thắp sáng ngọn lửa tình yêu văn chương trong
tâm hồn học sinh? Làm thế nào để có thể đánh thức khả năng cảm thụ văn chương,
thổi bùng khát vọng sống đẹp của học sinh qua mỗi giờ học văn? Đưa lời tâm sự của
học sinh ra đây để những người trực tiếp giảng dạy văn học là chúng ta cùng suy nghĩ
và chia sẻ, hi vọng những lời tâm sự của em học sinh đó khơng rơi vào hư khơng.
Thiết nghĩ muốn làm được những điều trên, trước hết, người thầy phải thổi bùng
ngọn lửa văn chương trong trái tim của mình.
Chúng tôi luôn ý thức sâu sắc rằng, đây không phải là phương pháp tồn vẹn, và
càng khơng phải là duy nhất, nhưng hiệu quả mang lại của nó là điều không thể phủ
nhận. Phương pháp khi được vận dụng thành thục sẽ tạo được kĩ năng cho người dạy
và người học. Từ đó, niềm hứng thú, say mê khám phá của học sinh sẽ được đánh
thức. Khi thói quen trở thành ý thức tự giác của người học thì đến lượt mình, người


thầy khơng thể bằng lịng với những vốn kiến thức có sẵn mà phải ln khơng ngừng
cập nhật tri thức và đổi mới phương pháp.
Với mong muốn góp phần nâng cao cảm thụ tác phẩm văn chương cho học sinh
trong giờ đọc hiểu môn văn, tôi mong nhận được sự trao đổi, góp ý chân thành của
đồng nghiệp và những ai quan tâm đến vấn đề này.




×