Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 171 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HỒ THỊ HẢI

GIÁM SÁT SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ
VÀO DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 9.38.01 07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. TRẦN ĐÌNH HẢO
2. TS. HỒ NGỌC HIỂN

HÀ NỘI - 2020


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN........................................................................... 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 8
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu đề tài luận án .............................................. 20
1.3. Cơ sở lý thuyết và câu hỏi nghiên cứu ......................................................... 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................... 26
Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁM SÁT SỬ DỤNG VỐN


NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ VÀO DOANH NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT GIÁM
SÁT SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ VÀO DOANH NGHIỆP ............ 27
2.1. Khái quát về vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp và sử dụng vốn
nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ..................................................................... 27
2.2. Giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp....................... 39
2.3. Pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ........... 52
2.4. Pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp trên
thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................. 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 65
Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
GIÁM SÁT SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ VÀO DOANH
NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..................................................................... 66
3.1. Thực trạng pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh
nghiệp ở Việt Nam .............................................................................................. 66
3.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào
doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay..................................................................... 96
3.3. Đánh giá chung về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật
giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay .... 121


Chương 4. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT GIÁM SÁT SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC
ĐẦU TƯ VÀO DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................ 129
4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ......................... 129
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư
vào doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay ............................................................ 134
4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giám sát sử dụng
vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay .......................... 147
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................. 152

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 153
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................... 155
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 156


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Công ty cổ phần
Công ty trách nhiệm hữu hạn

CTCP
CTTNHH

Chủ sở hữu

CSH

Doanh nghiệp nhà nước

DNNN

Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái
Bình Dương (Comprehensive and Progressive
Agreement for Trans-Pacific Partnership)

CPTPP

Hội đồng nhân dân

HĐND


Hội đồng quản trị

HĐQT

Hội đồng thành viên

HĐTV

Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản
xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014

Luật 69/2014/QH13

Tập đoàn kinh tế nhà nước

TĐKTNN

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization
for Economic Cooperation and Development)

OECD

Tổng Công ty nhà nước

TCTNN

Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước
(State Capital and Investment Corporation)


SCIC

Ủy ban nhân dân

UBND

Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản thuộc Sở hữu
Nhà nước của Quốc vụ viện (State-owned Assets
Supervision and Administration Commission of the
State Council)

SASAC

Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
(Commission for the Management of State Capital at
Enterprises)

CMSC


DANH MỤC HÌNH, BẢNG, HỘP
Hình
Hình 2.1. Quy trình sử dụng vốn nhà nước ............................................................... 37
Hình 2.2. Quy trình giám sát DNNN ........................................................................ 63
Hình 3.1. Mơ hình chủ thể giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp ....................... 70
Chính Phủ .................................................................................................................. 72
Hình 3.2. Mơ hình cơ quan đại diện CSH vốn nhà nước .......................................... 72
Bảng
Bảng 3.1. Quy mô vốn CSH và tài sản của DNNN so với mức trung bình của
tồn bộ khu vực doanh nghiệp ................................................................. 96

Bảng 3.2. Đóng góp cho thu NSNN (%) ................................................................... 97
Bảng 3.3. Chỉ số doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp giai
đoạn 2010 - 2018 ..................................................................................... 97
Bảng 3.4. Chỉ tiêu hiệu suất hoạt động tài chính của DNNN năm 2010 và 2018 .... 98
Hộp
Hộp 1. Lãnh đạo Tập đồn dầu khí Việt Nam (PVN) lần lượt bị bắt giam .................. 114
Hộp 2. Bộ Thông tin - Truyền thông bỏ qua cảnh báo gây thất thoát nghiêm
trọng........................................................................................................ 119


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Có thể nói rằng, trong bối cảnh kinh tế thị trường, việc Nhà nước đầu tư vốn
vào các doanh nghiệp là một lựa chọn hiệu quả giúp Nhà nước khắc phục những
khiếm khuyết cố hữu và định hướng sự phát triển của nền kinh tế, giữ vững vai trò
chủ đạo của kinh tế nhà nước. Vai trò của các doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt
Nam đã được nhấn mạnh tại các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cụ thể, tại
Nghị quyết 03-NQ/TW Hội nghị lần thứ 3 của Ban chấp hành Trung ương Đảng
khoá IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN đã xác
định “doanh nghiệp nhà nước là lực lượng nòng cốt đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế
và tạo nền tảng cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa”. Tiếp theo đó, Nghị quyết 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5
của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao
hiệu quả DNNN đã nêu bật vai trò của DNNN theo tinh thần cụ thể hóa quan điểm
của Đại hội XII, đó là “Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt và là một lực
lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; doanh nghiệp nhà nước thực hiện vai trò
dẫn dắt phát triển các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác”. Theo đó, việc
Nhà nước tăng cường đầu tư các nguồn lực vật chất cho DNNN là hoạt động tất
yếu, đặc biệt là trong các lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và

quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác
không đầu tư.
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, các DNNN được tổ chức thành các
công ty, đây là những pháp nhân độc lập với CSH, được trao quyền tự chủ và có địa
vị bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Chính vì vậy,
song song với việc Nhà nước thực hiện đầu tư vốn vào các doanh nghiệp thì vấn đề
tổ chức giám sát và đánh giá hiệu quả nguồn vốn nhà nước đầu tư tại các doanh
nghiệp cũng trở nên cấp thiết. Liên quan đến vấn đề này, quan điểm chỉ đạo tại
Nghị quyết 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành TW Đảng khoá XII
về cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN đã nhấn mạnh sự cần thiết của
việc “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát đối với
hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; khơng để xảy ra thất thốt, lãng phí vốn, tài
sản nhà nước”. Như vậy, giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp là
hoạt động có vai trị hết sức quan trọng của CSH Nhà nước, vừa không can thiệp
vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng vẫn nắm bắt và quản lý được

1


quyền CSH của mình.
Trên cơ sở nhận thức về tầm quan trọng của giám sát, đánh giá hoạt động sử
dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp cũng như thể chế hoá định hướng, chủ
trương mà Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra, Nhà nước ta đã không ngừng hoàn
thiện hệ thống pháp luật về quản lý và giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào
doanh nghiệp. Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến giám sát hoạt động
của doanh nghiệp có vốn nhà nước, ở mức độ nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp đã
được xây dựng, ban hành, sửa đổi, thay thế từ năm 2003 cho đến nay. Có thể kể đến
những dấu mốc quan trọng như sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 2005 với quy định
thống nhất quản lý DNNN như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế; Luật Quản
lý vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 đã dành

một chương riêng quy định về hoạt động giám sát, quản lý vốn nhà nước đầu tư tại
các doanh nghiệp. Cùng với việc ban hành các văn bản dưới luật có liên quan đến
hoạt động giám sát, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước đã tạo
nên hành lang pháp lý cho việc xây dựng mơ hình giám sát và tổ chức thực hiện
hoạt động giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tuy nhiên, do nhận thức chưa đầy đủ và toàn diện về vai trị, mơ hình triển khai
cũng như cơ chế thực hiện giám sát vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đã dẫn
đến những hạn chế, bất cập của pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào
doanh nghiệp ở Việt Nam. Các quy định về giám sát vốn nhà nước vẫn còn rải rác
trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau với nội dung điều chỉnh tản mát, thiếu
thống nhất, chưa tạo thành khung pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ. Chẳng hạn quy
định về khái niệm “vốn nhà nước” được ghi nhận tại nhiều văn bản khác nhau như
Luật Đầu tư 2005, Luật Đấu thầu 2013, Luật Đầu tư công 2014 và Luật
69/QH13/2014 nhưng chưa có sự thống nhất về nguồn gốc hình thành cũng như
hình thức biểu hiện. Bên cạnh đó, với việc trao thẩm quyền giám sát cho rất nhiều
chủ thể cho thấy pháp luật Việt Nam hiện hành chưa thiết lập được mơ hình giám
sát vốn nhà nước hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Trong đó, thẩm
quyền giám sát của cơ quan đại diện CSH đang có sự chồng lấn, trùng lặp với chức
năng quản lý nhà nước. Ngoài ra, cơ chế giám sát sử dụng vốn nhà nước theo pháp
luật hiện hành còn bộc lộ nhiều hạn chế như các tiêu chí giám sát và đánh giá doanh
nghiệp cịn tương đối đơn giản, cơng cụ giám sát mang nặng tính hành chính khi
chủ yếu dựa vào báo cáo định kỳ, các quy định về giám sát nội bộ của doanh nghiệp
chưa chú trọng đến vai trò của kiểm tốn nội bộ,... Đặc biệt, việc thiếu sót các quy
định pháp luật về giám sát việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của các cơ quan
đại diện CSH được xem là một khoảng trống pháp lý trong pháp luật hiện hành
2


[125; tr.8, 9].
Những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật đã làm giảm đi một cách

đáng kể hiệu lực và hiệu quả của hoạt động giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư
vào doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình
trạng thua lỗ, lãng phí, thất thốt, thiếu trách nhiệm và tham nhũng trong quản lý, sử
dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Một số ví dụ điển hình như: Tập đồn Cơng
nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) kinh doanh thua lỗ nặng nề. Tổng số nợ quá
hạn của Vinashin đến hết năm 2008 lên tới 3.812 tỉ đồng, chiếm 91,4% tổng số nợ
quá hạn của cả 7 tập đoàn, TCTNN; đến trước tháng 6/2010, Vinashin cùng hơn
200 công ty con có cơng nợ tổng cộng hơn 80.000 tỷ đồng. Khủng hoảng của
Vinashin được Thanh tra Chính phủ kết luận làm “ảnh hưởng lớn đến hoạt động của
nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước, ảnh hưởng đến tín nhiệm của Chính
phủ trên thị trường vốn quốc tế” [122; tr.39]. Hay vi phạm xảy ra tại TCT cổ phần
xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) thuộc Tập đồn Dầu khí Việt Nam, theo đó HĐQT,
Ban Tổng giám đốc, Ban Kiểm sốt T đã thiếu trách nhiệm, bng lỏng lãnh đạo,
quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về
quản lý kinh tế, để xảy ra nhiều sai phạm và thua lỗ 3.298 tỉ đồng (giai đoạn 20112013), nhiều tổ chức, cá nhân trong bị kỷ luật và xử lý hình sự [41]. Gần đây nhất là
sai phạm trong thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của Cơng ty cổ phần nghe
nhìn tồn cầu (AVG). Tháng 3/2018, Thanh tra Chính phủ đã cho cơng bố tồn văn
kết luận thanh tra chỉ ra hàng loạt sai phạm của Mobifone trong thương vụ, thể hiện
ở các khâu: đề xuất đầu tư, đánh giá thực trạng tài chính, kinh doanh của AVG; lựa
chọn các đơn vị tư vấn thẩm định giá trị doanh nghiệp AVG, tư vấn mua bán, sáp
nhập doanh nghiệp; nghiệm thu, sử dụng kết quả thẩm định giá trị AVG làm căn cứ
đàm phán giá mua cổ phần; lập dự án đầu tư, trình Bộ Thơng tin và Truyền thơng
phê duyệt dự án đầu tư; ký kết thỏa thuận và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;
thanh tốn các chi phí liên quan đến dự án. Những vi phạm này đã dẫn đến nguy cơ
hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn của nhà nước tại Mobifone khoảng 7.006 tỷ
đồng, trong đó thiệt hại do mua nợ phải trả của AVG là 1.134 tỷ đồng [128]. Các
“đại án” nói trên chỉ là những vụ việc điển hình, trên thực tế cịn rất nhiều sai phạm
xảy ra ở nhiều doanh nghiệp khác. Theo Báo cáo số 16/BC-ĐGS ngày 25/5/2018
của Đoàn Giám sát Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp
luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa

doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 - 2016 hầu hết các DNNN đều có vi phạm
nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong kinh doanh và vi phạm nguyên tắc quản lý tài
chính ở các mức độ khác nhau [39]. Điều này cho thấy những bất cập về quy định
3


pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào
doanh nghiệp ở Việt Nam đã khiến chúng ta phải trả giá bằng những thiệt hại
nghiêm trọng cho nền kinh tế đất nước.
Những vấn đề nêu trên đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc nghiên cứu hoàn
thiện pháp luật về giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp nhằm
nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động giám sát sử dụng vốn nhà nước. Đó cũng
là lý do mà nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư
vào doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu và làm Luận
án Tiến sĩ luật học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật
về giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, mục đích nghiên cứu
của luận án là đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả thực hiện pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh
nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến pháp luật giám sát
sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, từ đó rút ra những vấn đề cần tiếp
tục nghiên cứu trong luận án.
Thứ hai, phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về giám sát sử dụng
vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp và pháp luật về giám sát sử dụng vốn nhà
nước đầu tư vào doanh nghiệp.

Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn thực
hiện pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt
Nam hiện nay.
Thứ tư, xây dựng định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà
nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, luận án có đối tượng nghiên cứu như sau:
Một là, các vấn đề lý luận về giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào
doanh nghiệp và pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
Hai là, các quy định của pháp luật Việt Nam về giám sát sử dụng vốn nhà
4


nước đầu tư vào doanh nghiệp.
Ba là, thực tiễn thực hiện pháp luật về giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư
vào doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về giới hạn nghiên cứu,
- Thứ nhất, luận án tiếp cận “giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh
nghiệp” dưới góc độ là hoạt động giám sát mang tính chuyên ngành được thực hiện bởi
Quốc hội, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đại diện CSH và các thiết chế nội bộ tại
doanh nghiệp. Do đó, luận án khơng xem xét hoạt động giám sát chung của cơ quan
quyền lực nhà nước và hoạt động giám sát của chủ thể phi nhà nước như tổ chức Đảng,
tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể khác trong doanh nghiệp.
- Thứ hai, tỷ lệ vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đã phân chia các
doanh nghiệp có vốn nhà nước thành ba nhóm: (i) doanh nghiệp mà Nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ, (ii) doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ
và (iii) doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ. Trong khuôn

khổ của luận án, tác giả khơng thể trình bày thực trạng pháp luật giám sát sử dụng
vốn nhà nước tại tồn bộ các doanh nghiệp này. Vì vậy, phần thực trạng pháp luật
sẽ được lựa chọn ở nhóm doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và
doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
Về nội dung, luận án nghiên cứu các quy định pháp luật giám sát sử dụng
vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện pháp luật giám sát sử
dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Về không gian và thời gian, luận án tập trung nghiên cứu quy định pháp luật
và thực tiễn giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam,
trên cơ sở so sánh, đối chiếu với một số quốc gia trên thế giới trong khoảng thời
gian từ năm 2010 đến nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Bên cạnh đó, luận án vận dụng quan
điểm của Đảng và Nhà nước ta về vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước
mà trọng tâm là các DNNN đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Đồng thời, các nguyên lý chung về sở hữu nhà
nước, lý thuyết về quản trị doanh nghiệp… cũng được vận dụng để giải quyết
nhiệm vụ nghiên cứu.
Để làm sáng tỏ các vấn đề được nghiên cứu, luận án sử dụng các phương
pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp luật
5


học so sánh; phương pháp thống kê; phương pháp lịch sử. Xuất phát từ mục đích,
nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của mỗi chương mà luận án sẽ sử dụng
các phương pháp nghiên cứu khác nhau, nhằm đảm bảo phù hợp với nội dung
nghiên cứu. Cụ thể:
Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng bao quát trong tất cả các
chương, mục của luận án để làm phát hiện, luận giải, thuyết phục về các nội dung

liên quan đến chủ đề luận án.
Phương pháp luật học so sánh: được sử dụng ở chương 2 để làm sáng tỏ
pháp luật về giám sát sử dụng vốn Nhà nước trong doanh nghiệp ở một số quốc gia
và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Phương pháp thống kê: được sử dụng trong chương 1 và chương 3 nhằm tập
hợp, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và thực trạng thực hiện pháp
luật về giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam.
Phương pháp lịch sử: được sử dụng trong chương 3 nhằm phân tích các bước
tiến trong nhận thức và quy phạm pháp luật về giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu
tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, Luận án góp phần hình thành, làm rõ cơ sở luận về giám sát sử
dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp và pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà
nước đầu tư vào doanh nghiệp. Luận án xây dựng khái niệm sử dụng vốn nhà nước
đầu tư vào doanh nghiệp, khái niệm giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào
doanh nghiệp và những đặc điểm mang tính chất điển hình của giám sát sử dụng
vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, luận án xây dựng khái niệm
pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; làm rõ nội dung
pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
Thứ hai, Luận án phân tích, đánh giá một cách tồn diện về thực trạng giám
sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện
nay. Luận án đã phân tích một cách đầy đủ và tồn diện thực trạng quy định pháp luật
Việt Nam hiện hành về giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp với
các nội dung: chủ thể giám sát, cơ chế giám sát, thi hành kết quả giám sát. Trên cơ sở
lý luận về pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, luận án
đánh giá những hạn chế và bất cập trong quá trình thực hiện pháp luật hiện hành về
giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Bên cạnh đó, luận án
nghiên cứu quy định pháp luật cũng như thực tiễn thi hành pháp luật giám sát sử dụng
vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp của một số nước trên thế giới để rút ra kinh
nghiệm cho Việt Nam.

6


Thứ ba, Luận án đề xuất các định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư
vào doanh nghiệp ở Việt Nam. Luận án cập nhật và đề xuất định hướng hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà nước
đầu tư vào doanh nghiệp trong bối cảnh mới của thế giới và hoàn cảnh cụ thể tại
Việt Nam. Cùng với đó, trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện
hành, tham khảo kinh nghiệm của thế giới, luận án đã đề xuất các giải pháp cụ thể
nhằm hoàn thiện pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
Đồng thời, luận án cũng đề xuất các giải pháp cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật về giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở
Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Thứ nhất, về mặt lý luận:
Luận án làm phong phú thêm nhận thức về giám sát sử dụng vốn nhà nước
đầu tư vào doanh nghiệp. Những phân tích, luận giải về khái niệm, đặc điểm, cơ sở
hình thành giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp góp phần tạo cơ
sở khoa học cho việc tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu pháp luật giám sát sử dụng vốn
nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
Thứ hai, về mặt thực tiễn:
Luận án là nguồn tài liệu tham khảo thiết thực phục vụ cho cơng tác nghiên
cứu, hoạch định chính sách, xây dựng và hoàn thiện pháp luật, áp dụng pháp luật
của cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp, đồng thời là tài liệu để giảng dạy, bồi
dưỡng pháp luật về vấn đề này trong các cơ sở đào tạo về chuyên ngành luật học.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được
kết cấu 4 chương, bao gồm:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề có liên quan đến luận án

Chương 2: Những vấn đề lý luận về giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào
doanh nghiệp và pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp
Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà
nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Chương 4: Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật giám sát
sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam.

7


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CÁC VẤN ĐỀ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về lý luận giám sát sử dụng vốn nhà nước
đầu tư vào doanh nghiệp
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu có đề cập đến khái niệm vốn nhà nước
đầu tư vào doanh nghiệp:
Sự tồn tại của thành phần kinh tế nhà nước gần như tất yếu và phổ biến ở các
nước trên thế giới. Cho dù phạm vi và tỷ trọng có sự khác biệt giữa các quốc gia,
tuy nhiên kinh tế nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước vẫn nắm giữ vị trí, vai
trị quan trọng của trong quản lý vĩ mô nhằm khắc phục những khuyết tật của kinh
tế thị trường [99]. Chính vì lẽ đó, vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp vẫn luôn
là đối tượng nghiên cứu quan trọng của nhiều ngành khoa học, được tiếp cận trên
nhiều phương diện khác nhau ở nhiều cơng trình nghiên cứu. Tại Bộ Tư bản phê
phán khoa kinh tế chính trị, Quyển thứ ba: Tồn bộ q trình sản xuất tư bản chủ
nghĩa của K.Mark [68] đã đề cập đến công ty cổ phần và sở hữu xã hội, được
xem là lý luận tiền đề về DNNN và sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.
Các nghiên cứu của các học giả Trung Quốc [38]; [40]; [42] đã đề cập một
cách tập trung và toàn diện vấn đề lý luận và thực tế về sở hữu trong nền kinh tế thị

trường mang màu sắc Trung Quốc. Đặc biệt, Báo cáo phát triển kinh tế và cải cách
thể chế phát triển Trung Quốc - 30 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc (19782008) của Trâu Đông Đào và Âu Dương Nhật Huy [38] đã phân tích các giai đoạn
của công cuộc cải cách chế độ sở hữu và phát triển khu vực kinh tế ngồi chế độ
cơng hữu của Trung Quốc từ năm 1978 đến sau năm 2002, trên cơ sở rút ra các kinh
nghiệm cơ bản về cải cách chế độ sở hữu và phát triển kinh tế chế độ công hữu.
Các nghiên cứu của OECD [137], [138], [140] cũng chỉ ra sự cần thiết của sở
hữu nhà nước trong doanh nghiệp, mặc dù lý do của việc nhà nước sở hữu doanh
nghiệp thường rất khác nhau giữa các quốc gia, các ngành và thường bao gồm sự
kết hợp giữa lợi ích xã hội, lợi ích kinh tế. OECD cũng khuyến nghị sở hữu của Nhà
nước đối với doanh nghiệp là vì lợi ích của người dân. Nhà nước cần phải đánh giá
thận trọng và công bố các mục tiêu để giải thích hợp lý cho việc nhà nước đóng vai
trị sở hữu và việc này cần phải được rà soát định kỳ [137].
Ở Việt Nam, khái niệm vốn nhà nước được đề cập tại nhiều cơng trình
nghiên cứu. Theo đó, các quan điểm đồng nhất hoặc khác biệt về vốn nhà nước đã

8


được xây dựng và phát triển theo các xu hướng phát triển kinh tế - xã hội. Dưới góc
độ sở hữu, đề tài nghiên cứu Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nguyễn Kế Tuấn (2010) [113] và bài viết Tái cấu
trúc quản trị để thúc đẩy cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam của
Phạm Đức Trung, Nguyễn Thị Minh Thu (2017) [110] đồng quan điểm vốn nhà
nước là một loại tài sản của CSH tồn dân mà Nhà nước là đại diện, vì vậy Nhà
nước có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản này.
Dưới góc độ kinh tế, các khái niệm về vốn nhà nước được xây dựng dựa trên nền
tảng ngân sách nhà nước, chẳng hạn luận án tiến sỹ Cơ chế quản lý vốn nhà nước
đầu tư tại doanh nghiệp ở Việt Nam của Phạm Thị Thanh Hoà (2012) đưa ra khái
niệm vốn nhà nước “là nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước”, “Vốn
nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành vốn CSH của doanh

nghiệp có nguồn gốc ban đầu từ ngân sách nhà nước” [54]. Luận án tiến sỹ Pháp
luật về kiểm soát vốn tại các doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước của Vũ Thị
Nhung (2017) có phạm vi nghiên cứu rộng hơn khi coi “vốn nhà nước bao gồm
nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn tín dụng do Nhà nước bảo
lãnh” [77], trong khi đó luận án tiến sỹ Hồn thiện chính sách quản lý vốn nhà nước
trong doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa của Trần Xuân Long (2013) lại coi “vốn
nhà nước là vốn điều lệ của công ty nhà nước bao gồm nguồn vốn từ ngân sách nhà
nước cấp, sau đó được bổ sung bằng lợi nhuận thu được từ quá trình sản xuất kinh
doanh được chia tương ứng với phần vốn đầu tư của Nhà nước vào công ty nhà
nước và các loại quỹ của công ty” [66]. Phần lớn các nghiên cứu đều đồng nhất
rằng, mặc dù khái niệm vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp có thể tiếp cận từ
các góc độ khác nhau nhưng đều phát sinh từ sở hữu nhà nước và có nguồn gốc
hình thành từ ngân sách nhà nước.
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu về doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp
có vốn nhà nước:
Khái niệm DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước được các tác giả nhìn
nhận ở các góc độ khác nhau. Mặc dù, các quốc gia trên thế giới có quan niệm và
tên gọi không giống nhau về DNNN, tuy nhiên khi xem xét cụ thể khái niệm
DNNN tại các cơng trình nghiên cứu đều đồng nhất về chế độ sở hữu và quyền
kiểm soát của nhà nước. Chẳng hạn, World Bank (1999) định nghĩa “DNNN là
các thực thể kinh tế thuộc sở hữu hay thuộc quyền kiểm sốt của chính phủ mà
phần lớn thu nhập của nó được tạo ra thơng qua việc bán các hàng hóa, dịch vụ
[70]. Hay Rees Ray (1989) định nghĩa “DNNN là một tổ chức được sử dụng để
chỉ một tổ chức sản xuất hàng hoá và dịch vụ mà giá trị của chúng không thuộc về
9


các CSH cá nhân mà thuộc về xã hội” [141]. Hay cuốn sách Guidelines on
Corporate Governance of State-owned Enterprises của OECD (2005) cũng xác
định “Thuật ngữ DNNN dùng để chỉ các doanh nghiệp mà Nhà nước có quyền

kiểm sốt thơng qua sở hữu toàn bộ, đa số hoặc thiểu số quan trọng” [135]. Các
cơng trình nghiên cứu khác có liên quan đến DNNN của OECD như
Accountability and Transparency: A Guide for State Ownership (2010) hay
Managing Risk in the State-Owned Enterprise Sector in Asia: Stocktaking of
National Practices (2018) cũng khơng có sự thay đổi khác biệt về quan niệm này.
Có thể thấy rằng, các nghiên cứu của OECD về DNNN được tiếp cận dưới góc độ
quản trị doanh nghiệp, theo đó, việc xác định một doanh nghiệp có phải là DNNN
hay khơng phải dựa vào tiêu chí quyền kiểm sốt mang tính chi phối của CSH nhà
nước đối với doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, với chủ trương coi kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo, dưới
góc độ kinh tế, bài viết Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước - một số vấn đề về
nguyên tắc và phương pháp tiếp cận của Nguyễn Mạnh Quân (2013) [81], sách
chuyên khảo Đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước - Bảo đảm vai trò
chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa của Tạ Ngọc Tấn, Lê Quốc Lý (2012) [99] đều cho rằng, DNNN giữ vị trí
then chốt trong nền kinh tế quốc dân với đặc trưng thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở
hữu công hữu, và được điều hành, kiểm sốt về mọi phương diện bởi nhà nước.
Trong khi đó, dưới góc độ pháp lý, các luận án tiến sỹ Pháp luật quản lý phần vốn
nhà nước tại doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay [75] của Phạm Thị Hồng Nhung
(2016), Pháp luật về kiểm soát vốn tại các doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước
[77] của Vũ Thị Nhung (2017) và Pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước
[69] của Lê Na (2019) có sự thống nhất rằng, DNNN là doanh nghiệp mà Nhà nước
chiếm chi phối về tỷ lệ sở hữu vốn góp hoặc cổ phần trong doanh nghiệp. Đối với
nhóm doanh nghiệp được nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ, nhà nước là CSH duy
nhất và có tồn quyền trong việc quyết định sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Thứ ba, các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến khái niệm giám sát và
giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp:
Khảo cứu một số cơng trình nghiên cứu tiếp cận được, nghiên cứu sinh nhận
thấy khái niệm giám sát mặc dù được tiếp cận ở nhiều phương diện khác nhau tuy
nhiên, thuật ngữ giám sát được sử dụng chủ yếu trong quan hệ giám sát việc chấp

hành chủ trương, chính sách, pháp luật và quan hệ giám sát của chủ thể quản lý với
đối tượng quản lý. Ví dụ định nghĩa của Từ điển Luật học (2006) “Giám sát là việc
chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá
10


nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ
quan có thẩm quyền xử lý” [118]. Khái niệm giám sát từ đó cũng được phân chia
theo quyền của chủ thể giám sát. Chẳng hạn như Yamamoto (2007) định nghĩa:
“Giám sát của Quốc hội là việc rà sốt, theo dõi và giám sát của chính phủ và các cơ
quan công quyền, bao gồm cả việc thực hiện các chính sách và pháp luật” [45].
Sách chuyên khảo Hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam trong cơ chế giám
sát quyền lực nhà nước của Trương Thị Hồng Hà (2015) đã phân tích cơ sở lý luận
về giám sát của Quốc hội, cơ chế thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội và
các giải pháp bảo đảm quyền giám sát của Quốc hội [43]. Ở phạm vi rộng hơn, sách
chuyên khảo Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước
ta hiện nay của Đào Trí Úc (2015) đã phân tích cụ thể về giám sát và cơ chế giám
sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay [114].
Sách Tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của một số nước trên thế
giới của Nguyễn Văn Kim và các đồng tác giả (2001) đã phân tích cơ chế giám sát
của cơ quan quyền lực nhà nước đối với cơ quan có chức năng điều hành trong bộ
máy nhà nước và sự giám sát của cơ quan hành chính cấp trên đối với hệ thống cơ
quan hành chính cấp dưới. Hoạt động giám sát trong trường hợp này gắn liền với
việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước [64]. Có thể thấy
rằng, khái niệm giám sát được nghiên cứu ở các cơng trình nói trên được có phạm
vi thực hiện bao trùm tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Hay nói cách khác, giám
sát được đề cập ở đây là giám sát chung cho tất cả các hoạt động quản lý của Nhà
nước. Đây là nền tảng lý luận quan trọng để tác giả luận án xây dựng khái niệm và
những đặc trưng cơ bản của hoạt động giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào

doanh nghiệp.
Một số cơng trình nghiên cứu lại tiếp cận khái niệm giám sát trong mối quan
hệ liên quan đến hoạt động quản lý. Theo sách chuyên khảo Đổi mới, nâng cao hiệu
quả doanh nghiệp nhà nước - Bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Tạ Ngọc Tấn, Lê Quốc Lý
(2012), “quản lý và giám sát là hai phạm trù khác nhau nhưng khơng có sự phân
định rạch rịi mà có sự đan xen vào nhau. Giám sát là một trong những nhiệm vụ
của quản lý nhưng quản lý cần có giám sát, tức là theo dõi, xem xét đánh giá đối
tượng quản lý có thực hiện đúng yêu cầu và đạt được mục tiêu quản lý không” [99].
Sách chuyên khảo Cơ chế và tiêu chí giám sát các hoạt động của doanh nghiệp nhà
nước của Nguyễn Đình Cung (2014) cũng chỉ ra “hệ thống giám sát được thiết lập
nhằm thu thập, phân tích các thơng tin thường xun, liên tục theo các tiêu chí nhất
11


định, từ đó cung cấp thơng tin cho nhà quản lý để chủ thể giám sát nắm bắt được
đầy đủ, kịp thời và đánh giá đúng kết quả hoạt động của đối tượng bị giám sát”
[34]. Các nghiên cứu về giám sát dưới góc độ quản lý là nguồn tài liệu đáng tin cậy
cho việc làm rõ nội dung giám sát nội bộ trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước
mà tác giả luận án có đề cập đến.
Sách chuyên khảo Pháp luật về giám sát tài chính ở Việt Nam - Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn của Đoàn Đức Lương, Viên Thế Giang (2015) lại đề cập khái
niệm “giám sát tài chính là quan hệ phát sinh giữa Nhà nước với các chủ thể tham
gia thị trường thông qua các quy phạm pháp luật nhằm phát hiện và xử lý có hiệu
quả những rủi ro phát sinh trên thị trường tài chính. Nội dung cốt yếu của giám sát
tài chính là quy định về thẩm quyền, phạm vi, đối tượng, nội dung và phương pháp
giám sát phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng quốc gia” [67]. Ngoài ra,
đề cập khái niệm giám sát trong lĩnh vực tài chính cơng, đề tài khoa học cấp Bộ
Pháp luật tài chính cơng Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện của Phạm
Thị Giang Thu và các thành viên (2013) kết luận rằng “các định nghĩa đều tập trung

về hoạt động giám sát nói chung mà khơng có định nghĩa riêng về giám sát tài
chính. Từ những quan niệm khác nhau, nghiên cứu này đã đưa một số cách tiếp cận
về giám sát tài chính cơng theo nghĩa rộng (các phương thức đánh giá từ bên trong
và bên ngoài) và theo nghĩa hẹp (chỉ bao gồm hoạt động của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền)” [102]. Mặc dù các cơng trình nghiên cứu này không đề cập đến giám
sát sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhưng đều là nguồn tài liệu tham khảo
có ý nghĩa cho tác giả luận án trong việc xây dựng kết cấu nội dung luận án.
Liên quan đến vấn đề đảm bảo sử dụng hiệu quả vốn nhà nước trong doanh
nghiệp, một số cơng trình nghiên cứu tiếp cận hoạt động giám sát với tư cách là một
bộ phận cấu thành cơ chế quản lý vốn Nhà nước trong doanh nghiệp (bao gồm các
tài liệu số [47], [50], [54], [65], [66], [75] trong danh mục tài liệu tham khảo. Giám
sát vốn nhà nước theo cách tiếp cận đó bao gồm giám sát đầu tư vốn, giám sát sử
dụng vốn và giám sát phân phối lợi nhuận từ hoạt động sử dụng vốn. Một số cơng
trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (bao gồm các tài
liệu số [119], [120], [122], [124], [125], trong danh mục tài liệu tham khảo) cũng có
đề cập đến giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Theo hướng
tiếp cận của các nghiên cứu này, giám sát DNNN bao gồm các hoạt động “theo dõi”
và “đánh giá” của cơ quan nhà nước, cơ quan đại diện CSH, dư luận xã hội đối với
toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
Qua khảo cứu các cơng trình khoa học đã được thực hiện có liên quan đến đề tài
luận án, tác giả nhận thấy khái niệm giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh
12


nghiệp chưa được xây dựng và phát biểu tại bất kỳ nghiên cứu nào trước đó. Tuy
nhiên, các cơng trình nghiên cứu đi trước đều có ý nghĩa về mặt lý luận và là nguồn tài
liệu tham khảo vô cùng giá trị đối với quá trình nghiên cứu của tác giả luận án.
Thứ tư, các cơng trình nghiên cứu kinh nghiệm thế giới về giám sát sử dụng
vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp:
Để giám sát DNNN nói chung và hoạt động sử dụng vốn nhà nước tại doanh

nghiệp, các cơng trình nghiên cứu phần lớn chú trọng đánh giá hai nội dung chính,
bao gồm (i) kinh nghiệm về thiết kế, vận hành mơ hình giám sát vốn nhà nước tại
doanh nghiệp và (ii) các công cụ được sử dụng để phục vụ hoạt động giám sát và
đánh giá có hiệu quả tại các quốc gia trên thế giới.
Liên quan đến mơ hình giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp, sách chun
khảo Đổi mới mơ hình thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với
doanh nghiệp nhà nước - Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng vào Việt Nam
của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2013) cho rằng, chính sách sở hữu
vốn nhà nước của mỗi quốc gia sẽ quyết định mơ hình giám sát vốn nào được áp
dụng tại quốc gia đó. Như vậy, chủ thể có thẩm quyền và nghĩa vụ giám sát vốn nhà
nước chủ yếu là những chủ thể được Nhà nước giao quyền sở hữu vốn nhà nước
[119]. Trên thế giới đã và đang vận hành ba mơ hình sở hữu vốn nhà nước tại doanh
nghiệp, đó là mơ hình sở hữu phân tán, mơ hình sở hữu tập trung và mơ hình sở hữu
hỗn hợp là kết luận được thể hiện trong các cơng trình như sách chun khảo Quản
lý vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp Việt Nam của Đỗ Thị Thục, Nguyễn
Thị Thu Hương (2011) [104], sách chuyên khảo Doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà
nước - pháp luật điều chỉnh và mơ hình CSH theo kinh nghiệm quốc tế của Trần
Tiến Cường (2013), luận án tiến sỹ Pháp luật về kiểm sốt vốn tại các doanh nghiệp
có 100% vốn Nhà nước của Vũ Thị Nhung (2017) [77], sách chuyên khảo Cải cách
doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam sau 30 năm đổi mới: Thực trạng và giải pháp
của Nguyễn Quang Thuấn (2017) [79], luận án tiến sỹ Cơ chế đại diện chủ sở hữu
vốn nhà nước trong các doanh nghiệp của Nguyễn Thị Minh Phương (2018) [103]
và một số bài viết khác (các tài liệu số [44], [60], [109], [116], [119], [123] trong
danh mục tài liệu tham khảo). Trong đó, mơ hình sở hữu phân tán có đặc trưng là
quyền sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp được đồng thời giao cho nhiều cơ
quan, chính quyền địa phương cùng thực hiện. Mơ hình sở hữu tập trung vốn nhà
nước được thực hiện trên cơ sở chức năng sở hữu được trao cho một cơ quan
chuyên trách hoặc một tổ chức kinh tế thực hiện. Các nghiên cứu về mơ hình này
chú trọng vào việc phân tích cơ chế hoạt động của một số cơ quan chuyên trách tiêu


13


biểu như Uỷ ban giám sát và quản lý tài sản nhà nước (SASAC) của Trung Quốc
(các tài liệu số [34], [116], [119], [123] trong danh mục tài liệu tham khảo). Mơ
hình doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước ở một số quốc gia cũng được
nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến. Mơ hình Temasek của Singapore thành lập
từ năm 1974, được xem là “tấm gương điển hình” cho một cơng ty kinh doanh vốn
nhà nước được nhiều quốc gia học tập và áp dụng. Theo cuốn sách Doanh nghiệp
có vốn đầu tư Nhà nước - pháp luật điều chỉnh và mơ hình CSH theo kinh nghiệm
quốc tế của Trần Tiến Cường (2013), thành công của Temasek có được là các đặc
tính “kỷ luật thương trường” và “tính chuyên nghiệp” [36]. Tương tự Temasek của
Singapore, một số quốc gia khác cũng áp dụng mơ hình doanh nghiệp quản lý vốn
nhà nước như Cơng ty tư nhân hố và quản lý tài sản nhà nước (APVRT) của
Hungary (tài liệu số [77] trong danh mục tài liệu tham khảo), SDIC của Trung Quốc
hay Khazanah National Berhad của Malaysia (các tài liệu số [77], [79], [123] trong
danh mục tài liệu tham khảo).
Để đảm bảo tính khách quan, minh bạch của kết quả giám sát, đánh giá thì
bên cạnh vai trị chủ đạo và tập trung của các chủ thể giám sát đại diện cho Nhà
nước, một số quốc gia cũng áp dụng cơ chế giám sát của các chủ thể phi Nhà nước
đối với hoạt động của DNNN. Theo nghiên cứu Đổi mới phương thức thực hiện
chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước: Kinh
nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam của Viện nghiên cứu quản lý kinh
tế trung ương, Viện Friedrich Ebert Stiftung (2013), Ủy ban đánh giá hoạt động
kinh doanh các TCTNN có chức năng giám sát hoạt động kinh doanh của các tổng
công ty theo bộ tiêu chí và xếp loại đánh giá [120]. Theo cuốn sách Cơ chế và tiêu
chí giám sát các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước của Nguyễn Đình Cung
(2014) [34] và bài viết Kinh nghiệm quốc tế về thế chế quản lý vốn nhà nước đầu tư
và kinh doanh tại doanh nghiệp của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương
(2017) [123], điểm đặc biệt của Ủy ban này là nhân sự bao gồm các chuyên gia tư

vấn độc lập, giáo sư từ các viện, trường đại học danh tiếng của Hàn Quốc có am
hiểu về các lĩnh vực liên quan.
Như vậy, có thể nói rằng các nghiên cứu về kinh nghiệm của thế giới về quản
lý, giám sát vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đã cung cấp cho tác giả những
góc nhìn đa dạng về mơ hình giám sát vốn nhà nước và cách thức vận hành có hiệu
quả mơ hình đó. Đó cũng là những tài liệu tham khảo quý báu để tác giả so sánh,
đối chiếu với thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về giám sát vốn nhà nước tại
doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng của đề tài.

14


1.1.2. Tình hình nghiên cứu thực trạng pháp luật có liên quan đến giám
sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến thực trạng quy định
pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà nước:
Phân tích một cách tồn diện về hoạt động sử dụng vốn tại các TĐKTNN,
sách chuyên khảo Quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp Việt Nam của
Đỗ Thị Thục, Nguyễn Thị Thu Hương (2012) đã tập trung nghiên cứu thực trạng cơ
chế, chính sách; tổ chức bộ máy quản lý vốn nhà nước; công tác kiểm tra, giám sát
việc sử dụng vốn nhà nước và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước của các
TĐKT ở Việt Nam giai đoạn trước 2010 [104]. Đánh giá chung về hoạt động giám
sát tài chính doanh nghiệp nhà nước, Hội thảo khoa học Giám sát tài chính đối với
doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam - thực trạng
và giải pháp của Học viện Tài chính (2012) với 47 bài tham luận đã đánh giá một
cách toàn diện và có hệ thống về cơng tác giám sát tài chính DNNN và doanh nghiệp
có vốn nhà nước, trong đó có nhiều bài đề cập đến cơ chế, chính sách giám sát vốn
nhà nước trong các doanh nghiệp [56]. Ở phạm vi cụ thể hơn, báo cáo chuyên đề Đổi
mới cơ chế giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong tiến trình cơ cấu lại
doanh nghiệp nhà nước của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Chương

trình AUS4REFORM (2018) đã nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật, bộ máy
thực thi, triển khai thực hiện và cơ chế giám sát việc tổ chức thực hiện chức năng
CSH phần vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp Việt Nam [125].
Đề cập đến quy định pháp luật về các chủ thể có thẩm quyền giám sát vốn nhà
nước tại doanh nghiệp, các cơng trình nghiên cứu cũng có sự xác định khơng giống
nhau về mơ hình giám sát. Chẳng hạn, theo luận án tiến sỹ Cơ chế quản lý vốn nhà
nước đầu tư tại doanh nghiệp ở Việt Nam của Phạm Thị Thanh Hòa (2012), chủ thể
có quyền giám sát bao gồm Quốc hội, Chính phủ và doanh nghiệp tự giám sát [54].
Với quan điểm giám sát vốn là một nội dung của quản lý vốn, theo luận án tiến sỹ
Pháp luật quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay của
Phạm Thị Hồng Nhung (2016), các chủ thể có quyền giám sát vốn nhà nước trong
doanh nghiệp bao gồm cơ quan quản lý nhà nước; người đại diện CSH; doanh nghiệp
có vốn nhà nước [75]. Đồng quan điểm này, bài viết Quy định pháp luật về giám sát
vốn nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay của Vũ Thị Nhung
(2016) cho rằng, chủ thể giám sát vốn nhà nước bao gồm cơ quan tài chính, cơ quan
CSH và doanh nghiệp [76]. Ở phạm vi rộng hơn, khi đề cập đến những méo mó thị
trường của DNNN ở Việt Nam, sách chuyên khảo Doanh nghiệp nhà nước và méo
mó thị trường của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Viện Friedrich Ebert
15


Stiftung (2015) đã chỉ ra rằng, những chủ thể giám sát DNNN theo thông lệ thế giới
bao gồm chủ thể bên trong (cơ quan nhà nước, doanh nghiệp) và các chủ thể từ bên
ngoài (thị trường và xã hội) [122].
Liên quan đến quy định về các phương thức giám sát vốn nhà nước tại doanh
nghiệp, việc phân loại và tiếp cận các phương thức giám sát vốn cũng dựa trên các
tiêu chí khác nhau. Phần lớn các cơng trình nghiên cứu đều dựa trên quy định pháp
luật hiện hành để từ đó xác định giám sát vốn, giám sát tài chính DNN được thực
hiện thơng qua các phương thức giám sát trong, giám sát ngoài, giám sát trước,
giám sát trong, giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp. Ở cách tiếp cận kiểm soát

vốn là hoạt động của các chủ thể, luận án tiến sỹ Pháp luật về kiểm sốt vốn tại các
doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước của Vũ Thị Nhung (2017) chỉ ra kiểm soát
vốn nhà nước bao gồm kiểm sốt thơng qua đại diện CSH, SCIC, hoạt động kiểm
soát nội bộ của doanh nghiệp, hoạt động kiểm toán và hoạt động giám sát đầu tư,
giám sát tài chính [77]. Dưới góc độ này, giám sát vốn chỉ được xác định là một
trong các phương thức kiểm soát vốn mà chưa được xem xét cụ thể hình thức thực
hiện như thế nào và đánh giá hiệu quả thực hiện ra sao.
Liên quan đến quy trình giám sát DNNN, báo cáo Nâng cao hiệu quả giám
sát đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tại
Việt Nam của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2018) đã phân tích thực
trạng pháp luật về quy trình giám sát DNNN ở Việt Nam, từ đó đánh giá những ưu
điểm và hạn chế về quy định pháp luật cũng như thực tiễn thi hành ở nước ta trên cơ
sở đối chiếu với các khuyến nghị của OECD [124].
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến thực tiễn thực hiện pháp
luật giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp:
Sách chuyên khảo Doanh nghiệp nhà nước và méo mó thị trường của Viện
nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, RCV (2015) đã khái quát bức tranh tồn
cảnh về hoạt động của DNNN với nhiều “méo mó thị trường” [122]. Nghiên cứu đã
chỉ ra chế độ ngân sách mềm và những đối xử khác biệt đối với DNNN đã thúc đẩy
các DNNN đầu tư dàn trải, phân tán, chú trọng đầu tư mở rộng quy mô hơn là hiệu
quả theo các nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường. Bên cạnh đó, thể chế thực
hiện quyền sở hữu đối với DNNN và hệ thống giám sát DNNN cịn nhiều khiếm
khuyết chính là những ngun nhân cơ bản của hệ lụy nói trên [122].
Ở góc độ thực trạng kiểm soát vốn nhà nước, theo luận án tiến sỹ Pháp luật
về kiểm sốt vốn tại các doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước của Vũ Thị Nhung
(2017) [77], hoạt động kiểm sốt vốn nhà nước đã có sự đổi mới về phương thức từ
quản lý sang đầu tư và kinh doanh vốn, từng bước hạn chế sự can thiệp hành chính
16



của cơ quan quản lý nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hệ
thống pháp luật đã hạn chế được phần nào những tiêu cực, tạo tiền đề thực hiện tái
cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên hiện nay, các doanh nghiệp thực hiện
không đúng quy định đối với hoạt động kiểm soát, quản lý, sử dụng vốn nhà nước
gây thất thốt, lãng phí vốn. Việc phân công trách nhiệm giám sát doanh nghiệp
phân tán về đầu mới và nội dung giám sát, thiếu cơ quan đầu mối phối hợp. Hệ
thống tiêu chí kiểm sốt, giám sát cịn mang tính định tính, chưa định lượng cụ thể,
rõ ràng. Ở phạm vi cụ thể hơn, luận án tiến sỹ Hồn thiện chính sách quản lý vốn
nhà nước trong doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa của Trần Xuân Long (2013) cho
rằng, cơ chế giám sát thiếu chặt chẽ thể hiện trong cơ chế quản lý trao quyền cho
những người giám sát, quản lý nguồn vốn nhà nước nhưng họ lại khơng có điều
kiện sâu sát với hoạt động của doanh nghiệp, dẫn đến những sai phạm không đáng
có. Đặc biệt, chế tài xử lý các vi phạm về sử dụng nguồn vốn, tài sản Nhà nước tại
các doanh nghiệp bị thất thoát, thua lỗ chưa đủ mạnh và còn thiếu [66]. Đồng quan
điểm trên, bài viết Nâng cao hiệu quả giám sát tài chính tại doanh nghiệp nhà nước
của Lê Hoàng Anh và Lê Hoàng Yến (2018) cũng đánh giá, bên cạnh những kết quả
tích cực, thực tiễn cho thấy, cơng tác giám sát tài chính tại các DNNN hiện cũng
còn nhiều hạn chế, bất cập. Theo đó, cơ chế phân cấp trong thực hiện các quyền sở
hữu tại DNNN còn phân tán, chồng chéo; giám sát vốn nhà nước đầu tư tại doanh
nghiệp chưa chặt chẽ dẫn đến hiệu quả chưa cao; công tác giám sát tài chính được
thực hiện chủ yếu đối với các đối tượng trực tiếp sử dụng vốn nhà nước vào hoạt
động kinh doanh, chưa chú trọng đến giám sát quá trình thực thi chức năng đại diện
CSH Nhà nước [1].
1.1.3. Tình hình nghiên cứu giải pháp hồn thiện pháp luật và nâng
cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư
vào doanh nghiệp
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp hoàn thiện
pháp luật về giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật, các nghiên cứu đã đưa ra các giải
pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp:

Để hoàn thiện quy định pháp luật về mơ hình đại diện CSH vốn nhà nước,
mơ hình giám sát vốn nhà nước và cơ chế phân cấp thẩm quyền giám sát của các
chủ thể giám sát được đề cập tại nhiều cơng trình nghiên cứu. Trong đó, nổi bật là
sách chuyên khảo Đổi mới mơ hình thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà
nước đối với doanh nghiệp nhà nước - Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng vào
Việt Nam của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2013) [119] đã phân tích
17


các mơ hình đại diện CSH vốn nhà nước trên thế giới, đánh giá sự phù hợp và hạn
chế của mỗi mơ hình ở Việt Nam. Các nhà nghiên cứu cũng rút ra kết luận, dù áp
dụng mơ hình Bộ chủ quản hay thành lập cơ quan chuyên trách thì cũng phải đảm
bảo nguyên tắc, mỗi doanh nghiệp chỉ có một đầu mối giám sát là cơ quan đại diện
CSH. Luận án tiến sỹ Pháp luật về kiểm soát vốn tại các doanh nghiệp có 100% vốn
Nhà nước của Vũ Thị Nhung (2017) [77], luận án tiến sỹ Cơ chế đại diện chủ sở
hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp Nguyễn Thị Minh Phương (2018) [79]
và báo cáo chuyên đề Kinh nghiệm quốc tế về thế chế quản lý vốn nhà nước đầu tư
và kinh doanh tại doanh nghiệp Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2017)
[123] cũng đồng tình ở đề xuất về việc tiếp tục duy trì mơ hình SCIC và thành lập
cơ quan chun trách có chức năng sở hữu, khơng có chức năng quản lý nhà nước.
Để hoàn thiện cơ chế giám sát DNNN, luận án tiến sỹ Cơ chế đại diện chủ sở
hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp của Nguyễn Thị Minh Phương (2018)
[79], các nghiên cứu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương như cuốn sách
Doanh nghiệp nhà nước và méo mó thị trường [122], báo cáo Nâng cao hiệu quả
giám sát đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước
tại Việt Nam [124], báo cáo Đổi mới cơ chế giám sát của cơ quan đại diện chủ sở
hữu trong tiến trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước [125] kiến nghị cần bổ sung
các tiêu chí giám sát, căn cứ đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư của nhà nước. Trong đó nghiên cứu Đổi mới cơ chế giám sát của cơ
quan đại diện chủ sở hữu trong tiến trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước của

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Chương trình AUS4REFORM (2018)
nhấn mạnh cần phải xây dựng và ban hành sớm bộ công cụ đánh giá cơ quan đại
diện CSH và người đại diện CSH nhà nước tại các doanh nghiệp. Bộ công cụ đánh
giá này chính là thước đo định lượng chính xác nhất hiệu quả hoạt động của những
người đại diện này, thông qua đó sẽ đẩy mạnh được việc giám sát sử dụng vốn nhà
nước đầu tư tại doanh nghiệp [125].
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp nâng cao hiệu
quả thực hiện pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp:
Để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật có liên quan đến quản lý, sử dụng
vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp, các nghiên cứu tập trung vào các giải
pháp chính như giải pháp cơ sở vật chất, kỹ thuật; giải pháp nhân sự và giải pháp áp
dụng chế tài. Theo nghiên cứu Đổi mới cơ chế giám sát của cơ quan đại diện chủ sở
hữu trong tiến trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước của Viện nghiên cứu quản lý
kinh tế trung ương, Chương trình AUS4REFORM (2018) [125], vấn đề quan trọng
nhất là phải xây dựng và vận hành hệ thống dữ liệu về doanh nghiệp để cơ quan
18


giám sát nắm bắt, thu thập các thông tin phục vụ cho giám sát. Ngoài ra, các nghiên
cứu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương tại tài liệu số [122], [124],
[125] cũng kiến nghị đổi mới chế độ tiền lương, hệ thống đòn bẩy tạo động lực cho
đội ngũ cán bộ làm việc tại doanh nghiệp. Giải pháp thay đổi chế độ bổ nhiệm cán
bộ quản lý DNNN bằng chế độ thi tuyển cũng được đề cập tại một số cơng trình
nghiên cứu khác như luận án tiến sỹ Hồn thiện phân tích tài chính trong giám sát
tài chính đối với tập đồn kinh tế nhà nước ở Việt Nam của Nguyễn Lê Hoa (2017)
[53], bài viết Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Hiện thực hóa nỗ lực
nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp nhà nước của Phan Đức Hiếu, Phạm Đức
Trung (2019) [57], sách chuyên khảo Đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp
nhà nước - Bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Tạ Ngọc Tấn, Lê Quốc Lý (2012) [99],

sách chuyên khảo Cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam sau 30 năm đổi
mới: Thực trạng và giải pháp của Nguyễn Quang Thuấn (2017) [103]. Về giải pháp
về áp dụng chế tài, luận án tiến sỹ của Lê Na (2019) [69], Vũ Thị Nhung (2017)
[77], Nguyễn Thị Minh Phương (2018) [79] và bài viết Nâng cao hiệu quả giám sát
đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tại Việt
Nam của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2018) [124] đều chỉ ra việc
áp dụng các chế tài đối với các DNNN và cơ quan đại diện CSH vi phạm nghĩa vụ
công bố thông tin hay không tuân thủ các kết luận thanh tra, giám sát của chủ thể có
thẩm quyền là nguyên nhân dẫn đến nhiều sai phạm. Chính vì vậy, cần nâng mức
chế tài xử phạt, áp dụng truy cứu trách nhiệm cá nhân đối với các chủ thể quản lý
DNNN và người đứng đầu cơ quan đại diện CSH để nâng cao hiệu quả chấp hành
pháp luật.
Như vậy, trong hầu hết các cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố đến nay,
các tác giả chủ yếu đề cập đến giám sát vốn nhà nước trong hoạt động quản lý vốn
nhà nước nói chung. Bên cạnh đó, cũng khơng nhiều nghiên cứu đề cập cụ thể đến
giám sát sử dụng vốn mà chỉ tiếp cận giám sát vốn từ quá trình đầu tư đến phân
phối lợi nhuận dưới góc độ kinh tế. Do đó, khơng phải dễ dàng để có thể đáp ứng
những kỳ vọng của tác giả về việc có những phân tích, đánh giá sâu sắc về giám sát
sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, đặc biệt là dưới góc độ pháp lý.
Tuy nhiên, các nghiên cứu kể trên đều là những cơng trình khoa học tiêu biểu, có ý
nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo vơ cùng
hữu ích cho quá trình nghiên cứu của tác giả luận án.

19


1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu đề tài luận án
1.2.1. Những kết quả nghiên cứu được luận án kế thừa
Qua tìm hiểu về tình hình nghiên cứu các cơng trình nghiên cứu đã được
cơng bố liên quan đến đề tài được tiếp cận, tác giả nhận thấy vốn nhà nước và quản

lý, giám sát vốn nhà nước là chủ đề nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu, được tiếp cận từ nhiều phương diện với các nội dung khác nhau, trong đó góc
nhìn kinh tế chiếm ưu thế hơn cả. Các nghiên cứu ở các góc độ tiếp cận khác nhau,
đã phân tích và đánh giá được thực trạng pháp luật Việt Nam về giám sát sử dụng
vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp cũng như chỉ ra những ưu điểm và hạn chế
trong quá trình thực hiện pháp luật trên thực tế. Từ đó, các tác giả cũng có sự tương
đồng đưa ra những kết luận, kiến nghị vừa xây dựng khung pháp lý, vừa xây dựng
chính sách nhằm hồn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.
Chính vì vậy, căn cứ tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, tác
giả luận án nhận thấy một số nội dung liên quan đến đề tài luận án đã được giải
quyết, đạt được sự thống nhất cao và đề tài có thể tiếp thu, kế thừa. Cụ thể:
Thứ nhất, về phương diện lý luận:
- Các nghiên cứu lý luận về vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đã làm rõ
khái niệm vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp và các đặc trưng cơ bản như cơ
chế hình thành, CSH, các hình thái tồn tại. Từ đó, có thể rút ra những khác biệt của
vốn nhà nước ở các DNNN với các nguồn vốn có nguồn gốc sở hữu tư nhân tại các
doanh nghiệp khác. Đó là một trong những cơ sở quan trọng cho yêu cầu giám sát
vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
- Một số công trình nghiên cứu đã nhận diện, phân tích những đặc trưng cơ
bản của doanh nghiệp có vốn nhà nước cũng như phân loại theo tiêu chí tỷ lệ vốn
nhà nước sở hữu trong doanh nghiệp. Trên cơ sở này các kết quả nghiên cứu này,
luận án thống nhất phạm vi doanh nghiệp là đối tượng chịu sự giám sát sử dụng vốn
nhà nước chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều
lệ và các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn góp, cổ phần.
- Khái niệm giám sát đã được làm sáng tỏ ở nhiều cơng trình nghiên cứu.
Mặc dù có sự khác biệt về xác định phạm vi các hoạt động được coi là “giám sát”,
tuy nhiên ở góc độ chung nhất, các hoạt động như “theo dõi”, “kiểm tra”, “xem
xét”, “đánh giá” được coi là những hoạt động tiêu biểu cấu thành hoạt động “giám
sát” nói chung.
- Để giám sát DNNN nói chung và hoạt động sử dụng vốn nhà nước tại

doanh nghiệp, các cơng trình nghiên cứu phần lớn chú trọng đánh giá hai nội dung
chính, bao gồm (i) kinh nghiệm về thiết kế, vận hành mơ hình giám sát vốn nhà
20


×