Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

quản lý các thị trƣờng sản phẩm gia cầm ở thị trƣờng nội địa của công ty japfa comfeed việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
-------------------------

LÊ THỊ TUYẾT

QUẢN LÝ CÁC THỊ TRƢỜNG SẢN PHẨM GIA CẦM Ở
THỊ TRƢỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY JAPFA
COMFEED VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
-------------------------

LÊ THỊ TUYẾT

QUẢN LÝ CÁC THỊ TRƢỜNG SẢN PHẨM GIA CẦM Ở
THỊ TRƢỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY JAPFA
COMFEED VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH

: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ


: 834.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Phan Thị Thu Hoài

HÀ NỘI, NĂM 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu
và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai
sử dụng trong bất kỳ công trình luận văn nào trƣớc đây.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Lê Thị Tuyết


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, tác giả đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, hƣớng dẫn
của các thầy cơ giáo, của ban lãnh đạo, của các phịng, ban tại Công ty Japfa
Comfeed Việt Nam. Đồng thời, tác giả đã kế thừa kết quả nghiên cứu của
nhiều nghiên cứu trƣớc, tham khảo nhiều tài liệu, văn bản, giáo trình trong
quá trình nghiên cứu.
Trƣớc tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giáo
viên hƣớng dẫn khoa học PGS.TS Phan Thị Thu Hoài đã tận tình hƣớng dẫn

trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến
các thầy cô trong Khoa sau đại học của trƣờng Đại học Thƣơng Mại đã giúp
đỡ, tạo điều kiện từ khi viết đề tài đến khi hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty đã tạo điều kiện
cho tác giả tìm hiểu, nghiên cứu tại công ty. Lời cảm ơn đến các anh chị nhân
viên phòng ban đã giúp đỡ, hƣớng dẫn và cung cấp các tài liệu nghiên cứu,
trao đổi và giải đáp những vƣớng mắc trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Do thời gian nghiên cứu và trình độ hạn chế, đề tài khơng tránh khỏi
một số sai sót. Tác giả mong muốn sẽ nhận đƣợc nhiều đóng góp quý báu từ
các thầy cơ và bạn đọc để đề tài đƣợc hồn thiện hơn nữa và có ý nghĩa thiết
thực trong thực tiễn áp dụng.

Học viên

Lê Thị Tuyết


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ ...............................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của nghiên cứu .............................................................................. 1
2. Tổng quan nghiên cứu về thị trƣờng và quản lý thị trƣờng ............................. 3
3. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu của đề tài .............................................................. 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ................................................. 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................... 6
6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................. 7
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƢỜNG VÀ QUẢN LÝ

THỊ TRƢỜNG CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................ 8
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ...................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm về thị trường, quản lý thị trường ................................................... 8
1.1.2. Khái niệm về sản phẩm gia cầm ...................................................................... 9
1.2. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG SẢN PHẨM CỦA DOANH
NGHIỆP ................................................................................................................... 10
1.2.1. Quản lý cầu thị trường ................................................................................... 10
1.2.2. Quản lý cung thị trường ................................................................................ 15
1.2.3. Quản lý giá sản phẩm của công ty ................................................................ 17
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG SẢN
PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................ 20
1.3.1. Yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ...................................................................... 20
1.3.2. Yếu tố thuộc môi trường ngành .................................................................... 22
1.3.3. Yếu tố bên trong doanh nghiệp ..................................................................... 25
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 28


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC THỊ TRƢỜNG SẢN PHẨM
GIA CẦM Ở THỊ TRƢỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY JAPFA COMFEED
VIỆT NAM .............................................................................................................. 29
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY JAPFA COMFEED VIỆT NAM .................. 29
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển cơng ty ...................................................... 29
2.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, ngành nghề kinh doanh .............................. 30
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty................................................. 31
2.1.4. Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty .......................... 34
2.2. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CÁC THỊ TRƢỜNG SẢN PHẨM GIA
CẦM Ở THỊ TRƢỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY JAPFA COMFEED VIỆT
NAM ......................................................................................................................... 35
2.2.1. Mục tiêu quản lý thị trường sản phẩm gia cầm nội địa của công ty ........... 35
2.2.2.


Thực trạng quản lý cầu thị trường tại công ty .......................................... 36

2.2.3. Quản lý cung thị trường tại công ty .............................................................. 38
2.2.4. Thực trạng quản lý giá tại công ty ................................................................ 55
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG........................................................................................ 59
2.3.1. Những kết quả đã đạt được ........................................................................... 59
2.3.2. Những vấn đề cịn hạn chế và ngun nhân ................................................ 60
TĨM TẮT CHƢƠNG 2 .......................................................................................... 62
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC SẢN
PHẨM GIA CẦM Ở THỊ TRƢỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY JAPFA
COMFEED VIỆT NAM ......................................................................................... 63
3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƢỚNG VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CỦA
CÔNG TY JAPFA COMFEED VIỆT NAM ........................................................ 63
3.1.1. Mục tiêu .......................................................................................................... 63
3.1.2. Định hướng .................................................................................................... 64
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG CỦA
CÔNG TY ................................................................................................................ 64
3.2.1. Giải pháp liên quan đến quản lý cầu thị trường .......................................... 68


3.2.2. Giải pháp liên quan đến quản lý cung thị trường ........................................ 71
3.2.3. Giải pháp liên quan đến quản lý giá trên thị trường.................................... 73
3.2.4. Các giải pháp khác ......................................................................................... 77
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 .......................................................................................... 80
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 1
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 2



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CT

:

Công ty

DN

:

Doanh nghiệp

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ
A. Danh mục sơ đồ

STT

Nội dung

1

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Japfa

Comfeed

2

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm gia cầm tại Công ty

3

Sơ đồ 3.1. Kênh phân phối và chi phí đến các kênh phân phối
của công ty

Trang
32
58
77

B. Danh mục bảng
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Nội dung
Bảng 2.1: Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của

Công ty giai đoạn 2017 - 2019
Bảng 2.2: Số liệu bán gà lông trắng trong 10 năm gần đây nhất
từ 2010 đến 2019
Bảng 2.3 Tổng hợp số liệu bán hàng theo kích cỡ - vùng CGF
2019
Bảng 2.4: Sản lƣợng bán gà lông trắng theo nhân viên bán
hàng năm 2019
Bảng 2.5: Sản lƣợng bán gà lông trắng theo quản lý năm 2019
Bảng 2.6. 10 khách hàng bán có sản lƣợng cao nhất, thấp nhất
2019
Bảng 2.7. Thống kê 10 khách hàng mua nhiều ngày và ít ngày
nhất 2019
Bảng 2.8. Quy định về chăn ni gia cầm
Bảng 2.9. Danh mục các giấy chứng nhận liên quan đến
quy trình sản xuất thịt gà tƣơi Japfa Best

Trang
34
39
42
46
48
49
51
53
55


C. Danh mục biểu đồ
STT

1

2

3

4

5

6

7

8

8

Nội dung
Biều đồ 2.1: Biểu đồ thống kê về trọng lƣợng bình quân và
số con gà tổng hợp
Biều đồ 2.2. Biểu đồ thống kê về giá bán tổng hợp số liệu
bán hàng theo năm từ 2010 đến 2019
Biểu đồ 2.3: Minh họa số liệu gà lông trắng năm 2019 theo
vùng - Số liệu bán hàng tổng hợp
Biểu đồ 2.4: Minh họa số liệu gà lông trắng - loại gà to, nhỏ
năm 2019 theo vùng - Số liệu bán hàng tổng hợp
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ sản lƣợng bán hàng theo từng nhân
viên kinh doanh năm 2019
Biểu đồ 2.6: Thống kê bán hàng theo nhân viên giám sát

2019
Biểu đồ 3.1: Đặc điểm đối tƣợng phỏng vấn về bộ phận làm
việc
Biểu đồ 3.2: Đặc điểm đối tƣợng phỏng vấn về vị trí cơng
việc
Biểu đồ 3.3: Đặc điểm đối tƣợng phỏng vấn về kinh nghiệm
làm việc tại công ty

Trang
40

41

44

45

47

48

66

67

67

Biểu đồ 3.4: Đánh giá chung của các đối tƣợng phỏng vấn
9


về quản lý thị trƣờng các sản phẩm gia cầm tại thị trƣờng
nội địa

68


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của nghiên cứu
Cơng ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam là Cơng ty có 100% vốn
nƣớc ngồi, hạch tốn độc lập, có tƣ cách pháp nhân. Chức năng chủ yếu của
Công ty là sản xuất và tiêu thụ các loại thức ăn chăn nuôi, sản xuất con giống,
cung cấp các sản phẩm sạch nhƣ gà thịt, heo thịt, trứng gia cầm. Japfa đầu tƣ
vào Việt Nam năm 1996 bằng hình thức liên doanh với Tổng Công ty Chăn
nuôi Việt Nam, sau 03 năm liên doanh với mục tiêu phát triển lớn mạnh tại thị
trƣờng Việt Nam, tới năm 1999 trở thành Công ty 100% vốn đầu tƣ nƣớc
ngồi với tên gọi Cơng ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam, có Trụ sở chính
và Nhà máy chế biến thức ăn chăn ni đóng tại thị trấn Hƣơng Canh, huyện
Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Mảng kinh doanh thức ăn chăn ni của Cơng ty đã có những bƣớc tiến
khá cao với hệ thống Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với 05 nhà máy tại
các tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hịa Bình, Long An và Bình Thuận. Sắp tới
Cơng ty sẽ có kế hoạch mở rộng quy mơ hệ thống nhà máy sản xuất thức ăn
chăn nuôi ở miền Trung và Tây Nguyên, phấn đấu đạt trên 10 nhà máy sản
xuất thức ăn chăn ni trên tồn quốc.
Ngành kinh doanh thức ăn chăn nuôi chiếm một tỉ trọng đáng kể trong
cơ cấu doanh thu của Công ty. Riêng với lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi,
Công ty không ngừng phát triển quy mô và năng lực sản xuất của các nhà
máy thức ăn chăn nuôi tại miền Bắc, nhƣ nhà máy Japfa tại Vĩnh Phúc sẽ đặt

kế hoạch 215.000 tấn thức ăn trong năm nay; nhà máy tại Hịa Bình 480.000
tấn đến năm 2020. Các thƣơng hiệu chính: Complete Feed (thức ăn hồn
chỉnh), Profit Feed (thức ăn đem lại lợi nhuận), Core Feed (cốt lõi cho thành
công). Là một trong 3 công ty hàng đầu tại Việt Nam hoạt động trong ngành
công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp và chăn nuôi, Japfa Comfeed Việt Nam


hiện có 5 nhà máy thức ăn chăn ni; cùng với hệ thống các trang trại lợn và
gà tại nhiều tỉnh trên cả nƣớc, theo mơ hình sản xuất, kinh doanh gia cầm
khép kín. Từ mơ hình trại giống ơng bà => trại giống bố mẹ => nhà máy ấp
trứng => con giống => chăn nuôi gia công => chế biến giết mổ và tiêu thụ gia
cầm sạch.
Thị trƣờng đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là thị trƣờng đầu ra –
thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp. Thị trƣờng cịn thì doanh
nghiệp cịn và ngƣợc lại thị trƣờng mất thì doanh nghiệp sẽ lao đao, gặp khó
khăn, do vậy quản lý thị trƣờng, đặc biệt là thị trƣờng đầu ra giữ một vị trí vơ
cùng thiết yếu trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh
nghiệp nào trong bất kỳ ngành nghề hay lĩnh vực nào.
Trong bối cảnh các Công ty thức ăn chăn ni cơng nghiệp ngày càng
thành lập nhiều trong đó có xuất hiện ngày càng nhiều các Cơng ty mạnh có
vốn đầu tƣ nƣớc ngồi có thƣơng hiệu mạnh thì quản lý thị trƣờng nói chung,
quản lý các thị trƣờng sản phẩm gia cầm ở thị trƣờng nội địa nói riêng trở nên
cấp thiết và rất quan trọng. Trong thời gian vừa qua Công ty Japfa Comfeed
trên thị trƣờng nội địa này đã và đang đối diện với nhiều khó khăn nhƣ là:
Hàng tồn kho nhiều, công nợ lớn, tiêu thụ sản phẩm tại một vài địa phƣơng
truyền thống chậm chạp, chính vì vậy tăng cƣờng quản lý các thị trƣờng sản
phẩm gia cầm ở thị trƣờng nội địa đƣợc xem là giải pháp then chốt và cấp
bách trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này. Đặc biệt quản lý
các thị trƣờng sản phẩm gia cầm ở thị trƣờng nội địa sẽ là biện pháp hữu ích
giải quyết cho bài tốn “đầu ra” cho Cơng ty.

Quản lý và phát triển thị trƣờng tiêu thụ gắn liền với tìm kiếm tập
khách hàng mới, mở rộng phạm vi thị trƣờng, là tiền đề góp phần gia tăng thị
phần và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy việc


lựa chọn đề tài “Quản lý các thị trƣờng sản phẩm gia cầm ở thị trƣờng nội địa
của Công ty Japfa Comfeed Việt Nam” là hết sức cần thiết và cấp bách.
2. Tổng quan nghiên cứu về thị trƣờng và quản lý thị trƣờng
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả nhận thấy rằng cũng đã có
một số cơng trình nghiên cứu có liên quan nhƣ sau:
Nghiên cứu của Nguyễn Thu Hồng (2020) đã đề cập đến thị trƣờng
kinh doanh online, bán hàng trực tuyến. Kết quả nghiên cứu đã trình bày
những xu thế của thị trƣờng bán hàng trực tuyến tại thị trƣờng Việt Nam. Dựa
trên việc đánh giá những ƣu và hạn chế của thị trƣờng này tại Việt Nam, cùng
với tìm hiểu các quy định về quản lý thị trƣờng kinh doanh trực tuyến tại Việt
Nam, nghiên cứu đã có những khuyến nghị phát triển thị trƣờng bán hàng trực
tuyến tại Việt Nam.
Nghiên cứu của tác giả Phạm Văn Hiếu (2019) đã nghiên cứu về thực
trạng cũng nhƣ các biện pháp nhằm thúc đẩy thị trƣờng tài chính ở Việt Nam.
Nghiên cứu đã trình bày đƣợc thực trạng các sản phẩm, dịch vụ của thị trƣờng
tài chính phổ biến tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Từ những quy định liên quan đến quản lý dịch vụ tài chính và đánh giá thực
trạng, nghiên cứu đã đề xuất các biện pháp thúc đẩy sự phát triển của thị
trƣờng dịch vụ tài chính ở Việt Nam.
Nói chung, 2 nghiên cứu trên của 2 tác giả Nguyễn Thu Hồng (2020)
và Phạm Văn Hiếu (2019) tập trung vào việc phát triển thị trƣờng của một
ngành kinh doanh. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, để phát triển thị trƣờng
các sản phẩm của doanh nghiệp thì cần quan tâm, chú ý đến các quy định về
quản lý thị trƣờng của ngành kinh doanh. Bởi mỗi ngành kinh doanh đều có
các quy định riêng về quản lý sản phẩm, thị trƣờng, ngoài các quy định chung

về quản lý nhà nƣớc trong các lĩnh vực thuế,… Nên các giải pháp, khuyến


nghị cần căn cứ trên các quy định của nhà nƣớc và đặc điểm riêng của doanh
nghiệp để phù hợp với tình hình, đặc điểm và quy mơ kinh doanh.
Nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Hồng Nghĩa (2018) về “Quản lý thị
trƣờng bất động sản trên địa bàn Hà Nội”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng
Đại học Thƣơng mại.
Nghiên cứu đã trình bày những cơ sở lý thuyết về thị trƣờng bất động
sản và những quy định về quản lý kinh tế đối với thị trƣờng bất động sản.
Luận văn cũng nêu đƣợc thực trạng về thị trƣờng bất động sản cũng nhƣ quản
lý thị trƣờng bất động sản tại thành phố Hà Nội. Từ những đánhh giá chung,
nghiên cứu đã đề xuất đƣợc các giải pháp quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng
bất động sản tại Hà Nội.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Thảo (2006) với tựa đề
“Một số giải pháp phát triển thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Cổ phần
dƣợc phẩm TW2”. Đề tài này đã khái quát hóa đƣợc một số vấn đề lý luận cơ
bản về tiêu thụ sản phẩm, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trƣờng;
tiếp đến đề tài đã phân tích thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm theo chủng
loại, theo khu vực thị trƣờng, theo dạng kênh phân phối của Công ty Cổ phần
dƣợc phẩm TW2; sau cùng đề tài đã đề xuất đƣợc 7 giải pháp nhằm phát triển
thị trƣờng và nêu ra một số kiến nghị với nhà nƣớc trong thị trƣờng thuốc.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng có hạn chế, gồm: Phạm vi nghiên cứu chỉ tại 1
công ty do đó tính khái qt hố, hệ thống hóa là thấp; phƣơng pháp nghiên
cứu cịn rất chung chung, khơng có sử dụng phƣơng pháp thu thập sơ cấp
(điều tra bằng bản câu hỏi, phỏng vấn chuyên sâu); Cách tiếp cận nghiên cứu
lý thuyết và phân tích thực trạng khơng nhất quán.
Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Kim Hoa (2004) về “một số giải pháp
phát triển thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của làng nghề ở tỉnh Thái Bình”. Đề
tài nghiên cứu đã đƣa vào bài học kinh nghiệm trong phát triển làng nghề của



Trung Quốc, Thái Lan, tiếp đó đề tài đã xây dựng đƣợc một số tiêu chí nhằm
đánh giá hiệu lực và hiệu quả phát triển thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm làng
nghề bằng các chỉ tiêu nhƣ: Doanh thu tiêu thụ, năng suất lao động của làng
nghề theo số lƣợng sản phẩm và giá trị, tốc độ tăng năng suất lao động, thu
nhập bình quân của 1 ngƣời lao động nghề, doanh lợi tiêu thụ. Nghiên cứu
cũng đã cung cấp rất nhiều dữ liệu thứ cấp phong phú về giá trị sản xuất và
lao động của làng nghề, xã nghề thuộc tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên, nghiên cứu
thiếu dữ liệu điều tra sơ cấp; các giải pháp đề xuất chƣa sát thực với những
đánh giá ở mục “Những tồn tại chủ yếu”.
3. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa đƣợc một số vấn đề lý luận nhƣ: Khái niệm, nội dung
quản lý thị trƣờng tiêu thụ, một số quan điểm về quản lý thị trƣờng tiêu thụ
của doanh nghiệp.
- Nhận dạng đƣợc những nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến quản lý thị
trƣờng tiêu thụ nội địa của Công ty thức ăn chăn ni, phân tích và đánh giá
thực trạng hoạt động quản trị thị trƣờng tiêu thụ của Công ty Japfa Comfeed
Việt Nam.
- Đề xuất đƣợc một số giải pháp theo góc độ tiếp cận Marketing_mix
nhằm tăng cƣờng quản trị và phát triển thị trƣờng tiêu thụ của Công ty Japfa
Comfeed Việt Nam trong tƣơng lai, đặc biệt là tập trung vào thị trƣờng nội
địa.
Câu hỏi nghiên cứu: Đề tài tập trung vào làm sáng tỏ cho câu hỏi
nghiên cứu đó là Doanh nghiệp đã có những chính sách, hoạt động nào nhằm
quản lý các thị trường tiêu thụ? Các chính sách đó có những ưu điểm và hạn
chế nào? Các khuyến nghị nào nhằm tăng cường quản lý và phát triển thị
trường cho công ty?



4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động quản lý thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm
của các trại gà gia công của Công ty Japfa Comfeed Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Về thị trường: Đề tài nghiên cứu về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm gia cầm,
cụ thể là gia cầm tại thị trƣờng nội địa (giới hạn từ các tỉnh Miền Trung trở ra
ngoài miền Bắc)
Về doanh nghiệp: Đề tài tập trung vào nghiên cứu tại Công ty Japfa
Comfeed Việt Nam, chi nhánh miền Bắc
Về thời gian: Nghiên cứu tập trung vào khoảng thời gian 3 năm gần đây
nhất, bắt đầu từ năm 2017 đến năm 2019.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu theo cách tiếp cận chuyên ngành quản lý kinh tế, bao
gồm các khái niệm về thị trƣờng, nội dung về quản lý phát triển thị trƣờng
tiêu thụ, các giải pháp nhằm phát triển thị trƣờng tiêu thụ dựa trên góc độ
marketing mix. Cách tiếp cận này phù hợp với chuyên ngành quản lý kinh tế
mà tác giả hiện đang theo học, đồng thời cũng phù hợp với tên đề tài luận văn
thạc sỹ.
Phƣơng pháp thu thập dữ liệu:
Dữ liệu sơ cấp: Tác giả thực hiện thu thập dữ liệu sơ cấp bằng việc phát
phiếu điều tra đến nhà quản trị cấp cao của Công ty, đồng thời tiến hành
phỏng vấn chuyên sâu một số nhà quản trị cấp trung của doanh nghiệp này.
Dữ liệu thứ cấp: Nghiên cứu tìm các số liệu có liên quan nhƣ báo cáo kết
quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán báo cáo tổng kết, kế hoạch kinh doanh
của Công ty Japfa Comfeed Việt Nam.


Phƣơng pháp xử lý dữ liệu:
Thống kê, tổng hợp: Tác giả tiến hành phân tích các dữ liệu đã thu thập

đƣợc, là căn cứ để đánh giá và đề xuất giải pháp tăng cƣờng hoạt động Quản
lý các thị trƣờng sản phẩm gia cầm ở thị trƣờng nội địa của Công ty Japfa
Comfeed Việt Nam
So sánh, đối chiếu: So sánh mức độ tăng, giảm theo số tuyệt đối và số
tƣơng đối giữa các năm với nhau từ đó đƣa ra nhận định, xu hƣớng và sự thay
đổi của thị trƣờng tiêu thụ gia cầm của Công ty Japfa Comfeed Việt Nam
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài Lời cảm ơn, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu
hình vẽ và phần mở đầu, phần phụ lục thì luận văn này gồm có 3 chƣơng,
gồm:
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƢỜNG VÀ
QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG TIÊU THỤ CỦA DOANH NGHIỆP
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC THỊ
TRƢỜNG SẢN PHẨM GIA CẦM Ở THỊ TRƢỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG
TY JAPFA COMFEED VIỆT NAM
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC
SẢN PHẨM GIA CẦM Ở THỊ TRƢỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY JAPFA
COMFEED VIỆT NAM


CHƢƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƢỜNG VÀ
QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Khái niệm về thị trường, quản lý thị trường
Thị trƣờng là một phạm trù kinh tế, gắn liền với quá trình sản xuất của
xã hội. Thị trƣờng là gì? có rất nhiều các cách hiểu khác nhau về khái niệm
này, trong khuôn khổ của đề tài này, tác giả xin liệt kê một số quan điểm về
thị trƣờng nhƣ sau:
a) Quan điểm của một số ngành khoa học
- Thị trƣờng là một cơ chế trong đó ngƣời mua và ngƣời bán một thứ

hàng hóa hoặc dịch vụ tƣơng tác với nhau để xác định giá cả và số lƣợng
- Thị trƣờng bao gồm cá nhân hay tổ chức có nhu cầu hay mong muốn
cụ thể, sẵn sàng mua và có khả năng mua hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn các
nhu cầu hay mong muốn đó
b) Quan điểm của một số cá nhân
- Theo L. Reudos thì thị trƣờng là tổng hợp các quan hệ trao đổi giữa
những ngƣời bán và ngƣời mua đƣợc thực hiện trong những điều kiện của sản
xuất hàng hóa.
- Theo T. Cannon thị trƣờng là một tập hợp ngƣời bán và ngƣời mua
thỏa thuận các điều kiện trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ đƣợc tiến hành một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một mạng lƣới trung gian phức hợp để
kết nối ngƣời mua và ngƣời bán ở những vị trí khơng gian khác nhau.
- Theo G. Audigier có định nghĩa tổng quát, thị trƣờng là nơi gặp gỡ
giữa cung và cầu các sản phẩm nhằm làm thỏa mãn một nhu cầu nhất định
- Theo J.U.Lorenz khái niệm thị trƣờng là tồn bộ mơi trƣờng hoạt
động của doanh nghiệp, bao gồm các nhân tố tác động và các thị trƣờng của
nó.


- Theo Kotler và Keller (2006) thị trƣờng là tập hợp tất cả những ngƣời
mua thực sự hay ngƣời mua tiềm tàng đối với một sản phẩm hay một dịch vụ.
Các nhu cầu và mong muốn của những ngƣời mua này sẽ đƣợc thỏa mãn
thơng qua hoạt động trao đổi.
Có nhiều cách tiếp cận về khái niệm thị trƣờng theo các góc độ khác
nhau. Định nghĩa về thị trƣờng nội địa có thể đƣợc hiểu nhƣ sau: Thị trường
nội địa là tập hợp các thỏa thuận mà thơng qua đó người mua và người bán
tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong phạm vi bên trong
lãnh thổ một quốc gia.
Nhƣ vậy, do mỗi nhà nghiên cứu có cách tiếp cận khác nhau cho nên
khái niệm thị trƣờng cũng thể hiện khác nhau. Thị trƣờng là một phạm trù có

nội hàm và ngoại diên rộng tuy nhiên tựu chung lại thì khi nói về thị trƣờng
ngƣời ta thƣờng nói đến mua và bán, cung và cầu.
Quản lý các thị trường sản phẩm có thể hiểu là một hoạt động đi từ
quản lý cầu để nắm bắt được sự thay đổi cầu, từ đó cũng phải quản lý nguồn
cung để đáp ứng nhu cầu thị trường, quản lý cung nhằm tối ưu hoạt động
kinh doanh và xác định mức giá trên thị trường và có kêt quả kinh doanh cho
thích hợp.
1.1.2. Khái niệm về sản phẩm gia cầm
Ngày 19/11/2018 Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XIV, tại kỳ họp thứ 6 đã thông qua Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14
(gọi tắt là Luật Chăn nuôi 2018). Luật Chăn nuôi 2018 quy định về hoạt động
chăn nuôi; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăn nuôi;
quản lý nhà nƣớc về chăn nuôi.
Theo quy định tại Luật Chăn nuôi 2018 (có hiệu lực thi hành từ
01/01/2020) thì vật ni bao gồm gia súc, gia cầm và động vật khác trong
chăn ni. Trong đó, Theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018


thì gia cầm là các lồi động vật có 02 chân, có lơng vũ, thuộc nhóm động vật
có cánh đƣợc con ngƣời thuần hóa và chăn ni.
Theo quy định tại Luật này thì các cơ sở ni đàn giống cấp bố mẹ đối
gia cầm phải có nhân viên kỹ thuật đƣợc đào tạo về một trong các chuyên
ngành chăn nuôi, thú y, sinh học.
Gia cầm là tập hợp tất cả những vật nuôi hay săn bắn được nhằm đưa
lại lợi ích kinh tế, mà các vật ni này có nguồn gốc từ lớp chim (aves). Như
vậy, gia cầm bao gồm gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, chim cút, đà điểu, bồ câu

Chăn nuôi gia cầm bao gồm nhiều lĩnh vực. Hai lĩnh vực sản xuất
chính là sản xuất thịt và trứng. Các lĩnh vực khác có liên quan và đơi khi nó
cũng trở thành ngành kinh doanh độc lập đó là sản xuất gia cầm giống (gia

cầm con, gia cầm hậu bị); sản xuất thức ăn cho gia cầm; sản xuất, cung ứng
các thiết bị phục vụ chăn nuôi gia cầm; chế biến các sản phẩm và thị trường
tiêu thụ các sản phẩm gia cầm. Chăn nuôi gia cầm phát triển đòi hỏi tất cả
các lĩnh vực sản xuất liên quan này phát triển theo.
1.2. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG SẢN PHẨM CỦA
DOANH NGHIỆP
Theo kinh tế học, thị trƣờng gồm cung, cầu, và giá thị trƣờng. Vì vậy,
về quản lý của doanh nghiệp với các thị trƣờng sản phẩm thì quản lý cầu để
nắm bắt đƣợc sự thay đổi cầu. Từ đó, doanh nghiệp cũng phải quản lý nguồn
cung để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, quản lý cung nhằm tối ƣu hoạt động kinh
doanh và xác định mức giá và có kêt quả kinh doanh cho thích hợp
1.2.1. Quản lý cầu thị trường
1.2.1.1. Quản lý thu thập thông tin và nghiên cứu thị trường
Để thành công trên thƣơng trƣờng đòi hỏi bất kỳ một doanh nghiệp nào
cũng phải thực hiện cơng tác nghiên cứu thăm dị và thâm nhập vào thị trƣờng


của doanh nghiệp nhằm xác định nhu cầu mà doanh nghiệp cần thỏa mãn
cũng nhƣ khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trƣờng, từ đó
tìm kiếm các giải pháp nhằm thích ứng với địi hỏi của thị trƣờng, đây là công
việc hết sức cần thiết khi sản xuất kinh doanh một sản phẩm nào đó
Theo quan điểm maketing, mọi quyết định trong kinh doanh đều bắt
nguồn từ yêu cầu của thị trƣờng và nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trƣờng. Vì
vậy, nghiên cứu thị trƣờng chính là bƣớc đầu tiên trong quá trình cung cấp
một sản phẩm – dịch vụ mới ra thị trƣờng. Đây là bƣớc vơ cùng quan trọng,
nếu đƣợc làm tốt nó sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp nhà kinh
doanh đƣa ra các chiến lƣợc phù hợp và mang lại hiệu quả cao; ngƣợc lại, nếu
làm khơng tốt, nó sẽ cung cấp những thông tin sai lệch, không phản ánh đúng
tình hình thực tế thị trƣờng, từ đó có thể dẫn đến các quyết định sai lầm trong
kinh doanh.

Trƣớc hết nghiên cứu thị trƣờng là việc xác định nhu cầu thị trƣờng xác
định những sản phẩm mà doanh nghiệp cần sản xuất kinh doanh để mang lại
hiệu quả cao nhất. Nghiên cứu thị trƣờng là bƣớc khởi đầu quan trọng đối với
hoạt động kinh doanh của bất kì doanh nghiệp nào, nó quyết định sự thành
cơng hay thất bại của một doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp xác định
chính xác nhu cầu thị trƣờng thì sẽ có những quyết định sản xuất kinh doanh
hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cao, vì khi đó sản phẩm của doanh nghiệp
đƣợc ngƣời tiêu dùng chấp nhận. Ngƣợc lại khi sản xuất kinh doanh một sản
phẩm không phù hợp với nhu cầu ngƣời tiêu dùng thì khơng thể tiêu thụ đƣợc
doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn và có thể thất bại nặng nề. Điều này cũng có
nghĩa là “Chúng ta phải bán những thứ mà thị trƣờng cần chứ không phải bán
những thứ mà chúng ta có”. Nội dung của quản lý nghiên cứu thị trƣờng bao
gồm:


- Quản lý nghiên cứu các nhân tố môi trƣờng để phân tích đƣợc các
rang buộc ngồi tầm kiểm sốt của cơng ty cũng nhƣ những thời cơ có thể
phát sinh.
- Quản lý thu thập thông tin khái quát về quy mô thị trƣờng chủ yếu
qua các tài liệu thống kê về tiêu thụ và bán hàng giữa các không gian thị
trƣờng
- Quản lý nghiên cứu tổng kế kết cấu địa lý, mặt hàng, phân bố dân cƣ
và sức mua, vị trí và sức hút, cơ cấu thị trƣờng những nhà cung cấp hiện hữu
của thị trƣờng.
- Quản lý nghiên cứu động thái và xu thế vận động của thị trƣờng
ngành, nhóm hàng, lĩnh vực kinh doanh.
Từ những kết quả phân tích các nội dung trên, doanh nghiệp có đánh giá
tiềm năng thị trƣờng tổng thể, đo lƣờng thị phần và tập khách hàng tiềm năng
của doanh nghiệp, từ quá trình nghiên cứu thị trƣờng thì doanh nghiệp phải
biết nghiên cứu các cơ hội kinh doanh hấp dẫn trên thị trƣờng, bƣớc tiếp theo

sẽ đi vào quản lý phân tích và đánh giá thời cơ về cầu thị trƣờng.
1.2.1.2. Quản lý phân tích và đánh giá thời cơ về cầu thị trường
Thời cơ về cầu thị tƣờng là kích cỡ tiềm năng dự kiến về khách hàng và
doanh số bán ra, điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần ƣớc tính xem có bao
nhiêu ngƣời tiêu dùng hay doanh nghiệp thuộc về thị trƣờng mục tiêu, cũng
nhƣ mức doanh số tiềm năng mà doanh nghiệp có thể đạt đƣợc từ thị trƣờng
đó.
Đánh giá cơ hội về cầu thị trƣờng: Cơ hội/thời cơ về cầu thị trƣờng kinh
doanh hấp dẫn là những thời cơ kinh doanh có đƣợc từ nhu cầu của khách
hàng mà giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển và mở rộng những cầu thị
trƣờng của mình đã có và phát triển thêm những cầu thị trƣờng mới.
Đánh giá cơ hội về cầu thị trƣờng bao gồm:


Đánh giá về cơ hội xâm nhập cầu thị trường: Đây là những cơ hội kinh
doanh mà doanh nghiệp cần cố gắng gia tăng doanh số bán sản phẩm hiện tại
trên các thị trƣờng hiện tại của mình. Thị trƣờng hiện tại ở đây là những thị
trƣờng mà doanh nghiệp đã có sẵn hay doanh nghiệp đã chiếm lĩnh đƣợc trên
thị trƣờng.
Đánh giá về cơ hội phát triển cầu thị trường: Là cơ hội kinh doanh mà
doanh nghiệp đang cố gắng mở rộng sản phẩm hiện tại. Sản phẩm hiện tại của
doanh nghiệp đã có trên thị trƣờng nhƣng khơng phải vì thế mà doanh nghiệp
khơng phát triển thêm nữa mà mục tiêu chính của cơ hội này là doanh nghiệp
phát triển mở rộng và phát triển thêm nhiều thị trƣờng hơn nữa.
Đánh giá cơ hội phát triển cầu mới: Đây là dạng cơ hội kinh doanh mà
doanh nghiệp đang cố gắng thúc đẩy tiêu thụ tốt sản phẩm mới của mình. Cơ
hội để doanh nghiệp lựa chọn các sản phẩm mới ứng với những nhu cầu mới
kể cả sản phẩm cải tiến để đƣa vào tiêu thụ trên thị trƣờng hiện tại.
1.2.1.3. Quản lý việc theo dõi, cập nhật thông tin và các quyết định kinh
doanh

Việc theo dõi và cập nhật thông tin trên thị trƣờng và hết sức quan trọng
với bất kỳ doanh nghiệp nào. Có hai loại thơng tin thị trƣờng đó là những
thơng tin sơ cấp và những thông tin thứ cấp:
Thông tin sơ cấp/ban đầu (Primary data): số liệu từ điều tra, khảo sát do
công ty nghiên cứu tổ chức thu thập.
Thông tin thứ cấp (Secondary data): Là những thơng tin đã có đƣợc tổng
hợp từ những nguồn khác nhƣ báo, sách, tài liệu nghiên cứu của chính phủ,
tìm kiếm trên mạng, báo cáo nghiên cứu thƣơng mại. Để xác nhận tính chính
xác của thơng tin thì cần phải tìm những thơng tin tƣơng tự ở những nguồn
khác để so sánh.


Ra quyết định – đó là nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà quản trị, thƣờng
thì những quyết định của nhà quản trị có ảnh hƣởng đến sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Quyết định là hành vi sáng tạo của nhà quản trị nhằm
định ra chƣơng trình và tính chất hoạt động của tổ chức nhằm để giải quyết
vấn đề đã chín muồi. Trên cơ sở sự hiểu biết các qui luật vận động khách
quan của hệ thống quản trị và việc phân tích các thơng tin về hiện tƣợng của
hệ thống đó.
Để ra quyết định nhà quản trị phải hiểu đƣợc quy luật để đƣa ra quyết
định trên cơ sở khoa học. Lý thuyết quyết định thống kê trên lý thuyết là một
cơ sở khoa học nhất hiện nay mà các nhà quản trị chƣa hiểu hết tác dụng và
vận dụng nó làm cơ sở tiền đề cho việc ra quyết định. áp dụng lý thuyết quyết
định này sẽ đƣa ra việc lựa chọn hành động và cả việc lựa chọn có ý tƣởng
hợp lý về các hậu quả kinh tế, xã hội, chính trị của việc lựa chọn hành động
đó.
Quyết định trong kinh doanh tốt là quyết định đƣợc đƣa ra trên cơ sở
phân tích logic, xem xét đầy đủ và toàn diện các vấn đề liên quan, xử lý tối đa
các thông tin số liệu thu thập đƣợc, đánh giá và so sánh các phƣơng án có thể
lựa chọn để ra quyết định. Cần lƣu ý là một quyết định tốt vẫn có thể dẫn đến

những kết quả không tốt, nhƣng nếu việc ra quyết định tuân thủ những yêu
cầu nhƣ đã nêu thì quyết định đó vẫn đƣợc coi là quyết định tốt. Quyết định
không tốt là quyết định đƣợc đƣa ra không dựa trên việc phân tích lơ gic, dựa
vào chủ quan của ngƣời ra quyết định, khơng phân tích, xử lý thông tin thu
thập đƣợc, không đánh giá, so sánh các phƣơng án có thể lựa chọn. Cũng cần
lƣu ý là một quyết định khơng tốt vẫn có thể đƣa đến những kết quả tốt,
nhƣng nếu việc ra quyết định mang những đặc trƣng nhƣ đã nêu trên thì quyết
định đó vẫn đƣợc coi là quyết định không tốt.


1.2.2. Quản lý cung thị trường
1.2.2.1. Quản lý nguồn cung sản phẩm về số lượng sản xuất và kinh doanh
Cung là số lƣợng hàng hóa hoặc dịch vụ mà ngƣời bán muốn bán và có
khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất
định, các nhân tố khác không đổi. Lƣợng cung là lƣợng hàng hóa hoặc dịch
vụ cụ thể mà ngƣời bán muốn bán và sẵn sàng bán tại mức giá đã cho trong
một khoảng thời gian nhất định.
Luật cung là số lƣợng hàng hóa đƣợc cung trong khoảng thời gian đã
cho tăng lên khi giá của nó tăng lên và ngƣợc lại, giả định các yếu tố khác
khơng đổi. Vì sao lại có luật cung? Câu trả lời đó là lợi nhuận! Nếu nhƣ giá
của các yếu tố đầu vào dùng để sản xuất ra hàng hóa đƣợc cố định, thì giá
hàng hóa cao hơn, có nghĩa là lợi nhuận cao hơn đối với nhà sản xuất. Họ sẽ
sản xuất nhiều hơn và kéo thêm nhiều doanh nghiệp vào sản xuất.
Quản lý sản xuất xác định về khối lượng: Hệ thống sản xuất tiếp nhận
đầu vào ở các hình thái nhƣ nguyên vật liệu, nhân sự, tiền vốn, các thiết bị,
các thông tin... Những yếu tố đầu vào này đƣợc chuyển đổi hình thái trong hệ
thống để tạo thành các sản phẩm hoặc dịch vụ theo mong muốn, mà chúng ta
gọi là kết quả sản xuất. Một phần của kết quả quản lý bởi hệ thống quản lý để
nhằm xác định xem nó có thể đƣợc chấp nhận hay khơng về mặt số lƣợng,
quản lý đƣợc số lƣợng ngƣời tiêu thụ, khối lƣợng hàng hóa tiêu thụ giúp

doanh nghiệp có thể đánh giá quy mô của thị trƣờng cũng nhƣ tiềm năng của
thị trƣờng.
Quản lý về sự phân bổ số lượng và khối lượng về địa lý: Sau khi doanh
nghiệp đã xác định đƣợc sản xuất bao nhiêu (xác định khối lƣợng sản xuất) thì
doanh nghiệp cần phải chú trọng đến việc quản lý về sự phân bổ theo quy mô
địa lý (chẳng hạn theo thị trƣờng nội địa hay thị trƣờng quốc tế, trong phạm vi
nội địa thì phân bổ số lƣợng và kế hoạch sản xuất theo vùng miền hoặc tỉnh


×