Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.71 KB, 17 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI
VỚI NGƯỜI THỨ BA.
I/ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở NƯỚC TA, SỰ
CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG PHẢI BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE.
1/ Thực trạng giao thông đường bộ ở Việt Nam.
Trong những năm vừa qua, để đáp ứng những nhu cầu phát triển kinh tế của
đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đầu tư rất lớn cho cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ, thông qua nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và sự hỗ trợ của vốn ODA.
Nguồn vốn này được dùng cho việc: Nâng cấp đường quốc lộ số 1, đường 5, làm
mới đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài, đường cao tốc Láng – Hoà Lạc...Do đó,
cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đường bộ cũng đang được cải tạo để phù hợp với
điều kiện phát triển kinh tế.
Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết và khắc phục:
-Giao thông đường bộ bị hạn chế bởi địa hình với 3/4 là đồi núi. Từ Bắc vào
Nam, từ miền xuôi đến miền ngược có nhiều đèo cao, vực sâu quanh co hiểm trở,
như: Đèo Phadin, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông...
-Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở nước ta còn yếu kém, có nhiều đường
không đạt tiêu chuẩn, tỷ lệ rải đường nhựa thấp, đường bề mặt rộng 2 làn xe hiện
nay có rất ít ( trong hệ thống quốc lộ chỉ chiếm 26,2 % ), cường độ mặt đường trên
các quốc lộ chỉ đảm bảo 50 -70 % so với yêu cầu, nhiều con đường xuống cấp
nghiêm trọng.
Cùng với thực trạng mạng lưới giao thông đường bộ còn nhiều hạn chế thì
hoạt động của xe cơ giới tham gia vào giao thông cũng còn nhiều nan giải.
Bảng 1:
Số lượng xe cơ giới tham gia vào giao thông đường bộ ở Việt Nam
(1995 – tháng 9/2001)
Năm
Ô tô Xe máy
Số lượng
xe lưu
hành (xe)


Lượng
tăng năm
sau so với
năm trớc
(xe)
Tốc
độ
tăng
(%)
Số lượng xe
lưu hành
(xe)
Lượng
tăng năm
sau so với
năm trước
(xe)
Tốc
độ
tăng
(%)
1995 335.779 28.701 9,35 3.578.156 252.309 17,42
1996 372.100 36.321 10,82 4.022.400 444.244 12,42
1997 417.768 45.668 12,30 4.827.219 804.819 20,00
1998 439.529 21.761 5,20 5.232.100 404.881 8,39
1999 460.000 20.417 4,66 5.800.000 567.900 10,85
2000 500.988 40.988 8,19 7.195.876 1.196.997 19,95
Tháng
9/2001
520.243 19.255 3,84 7.791.698 595.822 8,28

(Nguồn: tạp chí giao thông vận tải)
Qua số liệu thống kê ở bảng 1 ta thấy: Số lượng xe ô tô, xe máy là rất lớn và
có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Điều này là lẽ tất nhiên, vì khi nền kinh tế càng
phát triển dẫn đến đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, đồng thời sự tiến
bộ của khoa học kĩ thuật và công nghệ cho ra đời ngày càng nhiều loại xe cơ giới.
Điều này báo hiệu tình trạng tai nạn giao thông sẽ càng gia tăng. Bởi vì số lượng
xe tăng rất nhanh trong khi mạng lưới giao thông đường bộ không đáp ứng kịp.
Mặt khác, tình trạng tai nạn giao thông gia tăng còn do hiện nay có rất nhiều xe
được nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan có chất lượng thấp.
2. Sự cần thiết của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
Trong cuộc sống hàng ngày con người luôn phải đối mặt với rất nhiều loại
rủi ro và luôn tìm cách để đề phòng, hạn chế và khắc phục rủi ro. Để đối phó với
rủi ro người ta dùng rất nhiều biện pháp khác nhau. Hiện nay, theo quan điểm của
các nhà quản trị rủi ro có hai nhóm biện pháp đối phó với rủi ro - đó là nhóm các
biện pháp kiểm soát rủi ro ( bao gồm các biện pháp tránh né rủi ro, ngăn ngừa tổn
thất, giảm thiểu rủi ro. Các biện pháp này thường được sử dụng để ngăn chặn hoặc
giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro ) và nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro.( bao gồm
các biện pháp chấp nhận rủi ro và bảo hiểm ). Để quản trị rủi ro tốt thì cần phải kết
hợp hài hoà giữa hai nhóm biện pháp này.
Dù khoa học kỹ thuật và công nghệ có phát triển đến thế nào đi nữa, dù con
người có hiểu biết nhiều thế nào đi nữa thì cũng không thể loại trừ được rủi ro ra
khỏi cuộc sống của mình. Ví dụ, con người không thể tránh được những rủi ro như:
Hạn hán, lũ lụt, động đất, rủi ro đầu cơ...Trong trường hợp này cách giải quyết tốt
nhất là hạn chế bớt các thiệt hại và tìm biện pháp khắc phục hậu quả.
Mặt khác,khoa học kỹ thuật phát triển, một mặt nó mang lại cho con người
những phát minh sáng chế có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống, song nó cũng làm
nảy sinh nhiều rủi ro mới, máy móc, thiết bị càng hiện đại với các tính năng ngày
càng ưu việt thì cấu tạo cũng ngày càng phức tạp, đòi hỏi người sử dụng nó phải có
trình độ chuyên môn cao và chỉ cần một sơ xuất nhỏ hay sự trục trặc của máy móc,
sự bất cẩn của người sử dụng sẽ dẫn đến những thiệt hại rất lớn về người và tài sản.

Xe cơ giới cũng là một phát minh vĩ đại của loài người. Từ khi ra đời, với những
tính năng ưu việt của mình, nó ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên xe cơ giới lại đặt con người trước
những rủi ro tai nạn giao thông phức tạp.
Trong các loại rủi ro, thì rủi ro tai nạn giao thông, đặc biệt là giao thông
đường bộ xảy ra rất nhiều và có nhiều vụ tổn thất rất lớn về người và tài sản. Hàng
năm tai nạn giao thông đường bộ cướp đi sinh mạng và làm tàn phế hàng chục
triệu người. Song dường như số vụ tai nạn không giảm mà còn có xu hướng tăng
lên.
Theo thống kê của cục cảnh sát giao thông, tai nạn giao thông đường bộ xảy
ra do nhiều nguyên nhân: Do vi phạm về tốc độ cho phép, do tránh sai, vượt ẩu, đi
lấn đường, do say bia, rượu khi điều khiển xe. do chở quá tải, quá số hành khách
quy định, do mệt mỏi dẫn đến xử lý kém, do thiết bị kỹ thuật xe không an toàn, do
cầu đường xuống cấp không đảm bảo tiêu chuẩn...
Có thể thấy có rât nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. Tuy
nhiên,dù là nguyên nhân nào thì sau mỗi vụ tai nạn giao thông, cả người bị nạn và
người gây tai nạn đều gặp rất nhiều khó khăn cần giải quyết.
Trong cuộc sống mỗi cá nhân hay tổ chức đều phải chịu trách nhiệm về hành
vi của mình trước pháp luật. Khi cá nhân hay tổ chức gây thiệt hại cho người khác
thì đều phải chịu trách nhiệm trong phần lỗi của mình. Theo quy định của pháp
luật: Sau khi lái xe gây ra tai nạn cho người khác thì phải có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại. Trong trường hợp này chủ xe thường gặp phải khó khăn về tài
chính, vì vậy tính tương hỗ giúp đỡ lẫn nhau là cần thiết, nhưng các vụ thiệt hại lớn
về người và tài sản thì biện pháp này không có hiệu quả. Do đó, để giải quyết vấn
đề này, các chủ xe đã phải đóng góp tiền theo thời hạn nhất định để hình thành nên
một quỹ tiền tệ tập trung và quỹ này dùng để bồi thường TNDS cho người thứ ba
( người bị nạn ) thay cho chủ xe, giúp cho họ nhanh chóng khắc phục được hậu quả
và ổn định cuộc sống. Đây chính là biện pháp bảo hiểm.
Cùng với sự phát triển cao của đời sống xã hội, nhu cầu sử dụng các loại xe
cơ giới ngày càng cao, mối nguy hiểm do tai nạn giao thông gây ra ngày càng lớn.

Vì vậy, bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba càng trở lên cần
thiết. tạo cho chủ xe cảm thấy yên tâm hơn khi lưu hành xe.
II.CƠ SỞ HÌNH THÀNH BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI
NGƯỜI THỨ BA DƯỚI HÌNH THỨC BẮT BUỘC.
Thứ nhất: Phương tiện xe cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ.
Ta thấy xe cơ giới là phương tiện giao thông phổ biến, nó có tính cơ động
cao, có thể hoạt động được trên nhiều loại địa hình, giúp cho hàng hoá lưu chuyển
một cách nhanh chóng từ nơi này đến nơi khác. Xe cơ giới là một nhân tố quan
trọng giúp cho nền kinh tế đất nước tăng trưởng và phát triển.
Mặc dù xe cơ giới là phương tiện vận tải đường bộ có tác dụng to lớn nhưng
việc lưu hành nó cũng gây rất nhiều thiệt hại về người và của. Trong năm 2001,
tính đến tháng 9, xe cơ giới đã gây ra: 26974 vụ tai nạn, 10548 người chết, 30175
người bị thương. Đây là những con số nói lên xe cơ giới là nguồn nguy hiểm cao
độ.
Thứ hai: Việc giải quyết hậu quả của TNDS giao thông là vấn đề phức tạp,
phát sinh nhiều tranh chấp kéo dài.
Khi tai nạn xảy ra gây thiệt hại không những về tài sản mà còn đe doạ đến
tính mạng, tình trạng sức khoẻ của con người. Hậu quả tai nạn đối với con người
không thể đo được bằng yếu tố vật chất. Trong trường hợp vụ tai nạn dẫn đến chết
người, mà người đó lại là lao động chính, trụ cột của gia đình, thì đó là sự mất mát
lớn không gì có thể thay thế được. Nếu người bị nạn bị thương nặng thì sẽ là gánh
nặng không chỉ cho gia đình mà cho toàn xã hội. Dù người bị tai nạn chết hay bị
thương tật thì đây cũng đều là những tổn thất khó bù đắp được.
Bên cạnh đó còn có thiệt hại về tài sản, những tổn thất này còn có thể khắc
phục được. Tất cả những sự bồi thường thiệt hại về người và tài sản bằng tiền chỉ
xoa dịu bớt vết thương của sự mất mát, ổn định được phần nào cuộc sống của họ.
Để bảo vệ những người bị thiệt hại từ những vụ tai nạn giao thông đường bộ,
pháp luật dân sự quy định: TNDS của chủ xe cơ giới khi lưu hành xe gây thiệt hại
về người và tài sản cho người thứ ba, chủ xe cơ giới phải bồi thường thiệt hại trong
phần lỗi mà họ gây ra. Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc bồi thường của chủ

xe cho người thứ ba gặp một số khó khăn, như: Lái xe bị thương hoặc bị chết ngay
sau vụ tai nạn. Mà việc bồi thường hầu hết do lái xe, chủ xe gánh chịu nên việc
khắc phục tai nạn chủ xe khó có thể đủ khả năng đồng thời chi trả cho người bị
thiệt hại; Lái xe gây tai nạn rồi bỏ trốn do hoang mang lo sợ không đủ khả năng tài
chính để bồi thường cho người bị thiệt hại.
Để khắc phục được những vấn đề này, Nhà nước phải huy động sự đóng góp
của tất cả các chủ phương tiện cơ giới để thành lập nên quỹ bảo hiểm đủ lớn để
giải quyết bồi thường TNDS cho chủ xe khi có tai nạn xảy ra.
Trên đây là cơ sở hình thành tính bắt buộc của bảo hiểm TNDS của chủ xe
cơ giới đối với người thứ ba. Nhìn chung, mục đích của sự bắt buộc là nhằm: Bảo
vệ lợi ích cho người bị nạn khi tai nạn xảy ra. Ngoài ra, bảo hiểm TNDS của chủ
xe cơ giới đối với người thứ ba được áp dụng dưới hình thức bắt buộc cũng phù
hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội ở nước ta. Đây là biện pháp chủ động độc lập của
chủ xe, đồng thời huy động được sự đóng góp cộng đồng. Với tính bắt buộc của
bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba sẽ phát huy được tính tích
cực của phương tiện vận chuyển đường bộ.

III/ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE
CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA.
1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm .
1.1. Đối tượng bảo hiểm .
Người tham gia bảo hiểm thông thường là chủ xe, có thể là cá nhân hay đại
diện cho một tập thể. Người bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm cho một phần trách
nhiệm dân sự của chủ xe phát sinh do sự hoạt động và điều khiển xe cơ giới của
người lái xe. Như vậy đối tượng được bảo hiểm là TNDS của chủ xe cơ giới đối
với người thứ 3 là trách nhiệm hay nghiã vụ bồi thường ngoài hợp đồng của chủ xe

×