Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

CT niệu SD in sách1 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.89 MB, 15 trang )

CHẤN THƯƠNG VÀ VẾT THƯƠNG THẬN
ThS.BS. Bùi Văn Kiệt
1.Mục tiêu bài giảng:
-Nắm được cơ chế chấn thương thận.
-Nắm được phân độ chấn thương thận kín
-Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng chấn thương vết thương thận
-Các biến chứng cuả chấn thương và vết thương thận.
A.

CHẤN THƯƠNG THẬN:
-Thận là một tạng đặc, nằm sau phúc mạc trong một khoang kín nên có áp lực khả năng
tự cầm máu khi bị thương tổn, nên khác với gan là lách khi tổn thương phần lớn cách
trường phải can thiệp ngoại khoa.
-Các nhánh của động mạch thận là nhánh tận, nên mỗi nhánh động mạch bị tổn thương sẽ
hoại tử vùng chủ mô thận tương ứng.
I. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH: Nguyên nhân thường do tai nạn giao
thông, thể thao hay tại nạn lao động, hành hung...
-Chấn thương thận kín:
.Chấn thương trực tiếp: Chấn thương vùng bụng, hơng hoặc lưng, có thể gãy
xương sườn 11, 12.. Thận chướng nước, bướu thận sẽ làm cho thận dễ vỡ sau chấn
thương.
.Chấn thương gián tiếp: ít gặp, bệnh nhân té từ trên cao xuống, theo quán tính
thận bị kéo đột ngột làm rách cuống thận chày máu nhiều.
-Chấn thương hở : phần lớn do dao đâm, đạn bắn, vết thương hở thận thường kết
hợp tổn thương trong ổ bụng.
Trẻ em dễ bị tổn thương thận hơn người lớn vì cơ lưng, xương sườn, cân Geota và
mỡ quanh thận kém phát triển.

(A)
(B)
Hình 1: cơ chế chấn


thương thận (A) trực
tiếp
(B) gián tiếp
(Trích nguồn từ
Smith’General Urology
17th edition)

1


II. PHÂN ĐỘ TỔN THƯƠNG THẬN:

Hình 2: Phân độ tổn thương thận trong chấn thương thận kín
-Độ 1: (Dập thận) chủ mô thận bị dập nhưng chưa vỡ, bao thận cịn ngun vẹn,
có máu tụ dưới bao thận. Tổn thương này thường gặp nhiều nhất.
-Độ 2: Vỡ vỏ bao và chủ mô thận dưới 1 cm, chưa lan đến đài bể thận và phần tủy
thận.
-Độ 3: Vỡ chủ mô thận trên 1 cm
-Độ 4:Vết vỡ lớn lan đến đài bễ thận và gây ra dò nước tiểu.
-Độ 5: Tổn thương thận nhiều mãnh và tổn thương mạch máu lớn.
Độ 3,4,5 là tổn thương nặng.
III. LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
III.1. LÂM SÀNG:
-Triệu chứng cơ năng:Trường hợp điển hình là sau khi bị chấn thương vùng hông lưng
hay hạ sườn, bệnh nhân cảm thấy đau nhói vùng hơng thắt lưng, có thể ngất, sau đó đái ra máu
-Triệu chứng thực thể: thăm khám sẽ thấy:
.Đái máu tồn dịng, trong các trường hợp có máu cục trong bàng quang làm bệnh
nhân đái khó hay bí đái, lúc này thăm khám sẽ thấy khối cầu bàng quang.
2



.Sờ hố thắt lưng căng đầy và đau do có khối máu tụ quanh thận, đau có thể xa dần
sau chổ chấn thương. Có thể có phản ứng thành bụng bên chấn thương, bụng có thể chướng hơi.
.Tiểu máu thường thấy, nhưng khơng có tiểu máu thì khơng lọai trừ được chấn
thương thận. (tổn thương mạch máu thận).
-Triệu chứng toàn thân:
.Trong trường hợp chấn thương nặng bệnh nhân có thể có dấu hiệu chống mất
máu: da niêm nhạt, tay chân lạnh, mạch nhanh, huyết áp hạ, vã mồ hôi…
.Cần các phát hiện các dấu hiệu bụng, ngực để phát hiệu các tổn thương đi kèm
như: vỡ gan, vỡ lách, tràng máu màng phổi…
III.2. CẬN LÂM SÀNG
-Máu: Theo dõi liên tục Hct để theo dõi tình trạng xuất huyết.
-Siêu âm:
o Phát hiện độ to và diễn tiến khối máu tụ quanh thận .
o Phát hiện dịch trong ổ bụng
o Phát hiện các tổn thương kết hợp trong ổ bụng: vỡ gan, vỡ lách…
Nhận định hình dáng thận đối diện, điều này rất quan trọng trong giải quyết phẫu
thuật cấp cứu.
-X quang hệu niệu:
-KUB: có thể thấy bóng thận mờ bên chấn thương, bóng cơ thăn bị che lấp do
khối máu tụ quanh thận. Có hình ảnh các quai ruột chướng hơi, di lệch của bong hơi ruột chứng
tỏ có khối máu tụ sau phúc mạc.
-UIV: nên chụp UIV lúc huyết áp trên 70mmHg, nên chụp UIV khơng ép niệu
quản. Có thể thấy hình ảnh:
.Thận câm bên chấn thương.
.Thận chấn thương có thể có hình ảnh: thận hiện hình nhưng mất một cực
thận, thuốc cản quang lan tỏa chung quanh
.Khối máu tụ dưới bao thận và trong thận, làm cho các đài thận bị đẩy
sang một bên.
.Sự hiện hữu, hình ảnh và chức năng thận đối diện.


3


Hình 3: UIV chấn thương thận P có khối máu tụ chèn ép đài bể thận P
-CT scan: CT scan có tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch là phương pháp đánh giá ban đầu
chấn thương thận đặ biệt MSCT cho phép đánh giá và phân độ chính xác tổn thương thận, các
tổn thương phối hợp trong bụng, tình trạng khối máu tụ hoặc nang giả niệu và chức năng 2 thận.
ngày nay MSCT thay dần UIV trong các chẩn đoán hình ảnh học hệ niệu. Khi mạch, huyết áp ổn
định CT cần được xem là x quang ban đầu.

Hình 4: CT chấn thương thận P và khối máu tụ qung thận (khơng và có cản quang)
-X quang động mạch thận: được chỉ định trong tổn thương cuống thận, giúp phát hiện
nguồn gốc chảy máu, có thể thuyên tắc động mạch để cầm máu.

Hình 5:Chụp động mạch thận T bị tắt động mạch do tổn thương động mạch thận.
IV. CHẨN ĐOÁN:
-Tiền sử hay bằng chứng về chấn thương (thường khu trú).
-Tiểu ra máu.
4


-Khối u, bầm máu vùng hông lưng.
-Giảm chức năng thận hay hình ảnh dị nước tiểu trên phim UIV. CT...
V. ĐIỀU TRỊ
IV.1. Chấn thương thận kín:
-Chấn thương nhẹ: M, HA ổn định, tiểu máu ít. Bệnh nhân với tiểu máu vi thể, M,HA ổn
định ít có nguy cơ tổn thương thận, phải được theo dõi.
-Bệnh nhân có M, HA khơng ổn định, tiểu máu nhiều cần phải chụp x quang và
theo dõi sát các triệu chứng xuất huyết (các dấu hiệu sinh tồn, hồng cầu thấp, sự lan rộng khối

máu tụ... Thận bị vỡ hay có mạch máu bị tổn thương cần phải mổ ngay ( khâu thận , cắt thận cầm
máu). Điều trị dò nước tiểu trong chấn thương thận kín cịn nhiều bàn cải: một số tác giả điều trị
bảo tồn, một số khác chủ trương mổ sớm.
Kháng sinh được dùng, đặc biệt khi nước tiểu bị nhiễm trùng lúc tổn thương , siêu
âm được dùng theo dõi khơi máu tụ và khơí nước tiểu tu lại hốc thận , nếu có áp xe hoặc nhiễm
trùng nang giả niệu cần phải được mổ hở dẫn lưu hoặc dẫn lưu qua da.
V.BIẾN CHỨNG: Chảy máu, cao huyết áp, dò động tĩnh mạch,thận trướng nước.

Hình 6: Biến chứng
xa chấn thương thận
Mô xơ hẹp khúc
nối bể thận- niệu quản P
Hẹp động mạch thận
(Trích nguồn từ
Smith’General Urology 17th
edition)
B.VẾT THƯƠNG THẬN:
Tất cả các vết thương thận dao đâm hay đạn bắn đều phải được mổ thám sát. Các trường hợp vết
thương thận không có tiểu máu và các xét nghiệm hình ảnh học (UIV, CT scan…) bình thường
có thể điều trị nội khoa. Trong vết thương thận, bụng cần khảo sát các thương tổn phối hợp. Phẫu
thuật trong vết thương thận bao gồm: kiểm soát cuống thận, cầm máu cắt lọc, khâu mạch máu,
khâu đài bể thận và dẫn lưu hiệu quả. Trong trường hợp nặng bảo tồn không được phải cắt thận.
C.CHẤN THƯƠNG NIỆU QUẢN
.Mục tiêu bài giảng:
-Nắm được cơ chế tổn thương niệu quản
-Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng tổn thương niệu quản.
5


-Các biến chứng cuả chấn thương niệu quản.

I.NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH:
Đa số do vết thương hở: dao đâm, đạn bắn, phẫu thuật ( cắt tử cung qua ngã bụng, cắt
cuộc mổ sau phúc mạc, nội soi niệu tán sạn, lôi sạn niệu quản…)
-Trong phẫu thuật sản phụ khoa, niệu quản dễ bị tổn thương nhất khi: trong lúc kẹp và cột
ĐM tử cung bắt ngang qua niệu quản, lúc nạo hạch chậu (trong phẫu thuật cắt tử cung tận
gốc), lúc cầm máu vùng đáy chậu…
II. LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG:
II.1. LÂM SÀNG:
-Đau bụng sốt suốt 10 ngày sau phẫu thuật vùng bụng chậu phải nghu ngờ có tổn thương niệu
quản
-Trong khi mổ thấy tụ máu sau phúc mạc và nghi ngờ tổn thương niệu quản, tiêm Indigocarmine
sẽ giúp phát hiện thóat nước tiển ra ngịai niệu quản.
-Dị niệu quản –âm đạo có thể xảy ra sau khi cột nhầm niệu quản trong lúc cắt tử cung.
-Đôi khi thấy ống dẫn lưu ra dịch lien tục kéo dài. Có thể thấy tình trạng tăng urê máu, tình trạng
nhiễm trùng.
II.2. CẬN LÂM SÀNG:
-UIV, CT cho thất hình thận bài tiết chậm, thận trướng nước, có thể thấy thuốc cản quang tràn ra
ngồi.
-Nếu UIV khơng phát hiện được tổn thương niệu quản, cần phải chụp UPR trước mổ để tránh
nhiễm trùng hoặc chụp PUD (x qung bể thận- niệu quản xi dịng) giảm tỉ lệ nhiễm trùng, nhất
là khi chụp UPR thất bại.

Hình 1: UIV tổn thương niệu quản P PUD: phẫu thuật cột nhằm
niệu quản P chậu
6


III. ĐIỀU TRỊ :
III.1.Phát hiện ngay:
-Tổn thương niệu quản phát hiện trong vài ngày phải được thám sát.

-Thường cắt lọc nối tận tận niệu quản, tổn thương niệu quản 1/3 dưới được cắm
vào bàng quang , hoặc được tạo hình bằng một mảnh bàng quang hay đính bàng
quang vào cơ thăn.
-Phát hiện trễ: thường có nhiễm trùng, do đó khơng thể tạo hình ngay , phải mở
thận ra da, dẫn lưu nước tiểu quanh thận. Mổ tạo hình được thực hiện sau khi tình
trạng nhiễm trùng khỏi.
IV. BIẾN CHỨNG: hẹp niệu quản, xơ hoá sau phúc mạc, viêm thận- bể thận, dò niệu
quản .

C. CHẤN THƯƠNG BÀNG QUANG
Mục tiêu bài giảng:
-Nắm được cơ chế chấn thương bàng quang.
-Phân biệt được sự khác nhau giữa chấn thương vỡ bàng quang trong và ngoài phúc mạc.
-Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng chấn thương bàng quang.
-Các biến chứng cuả chấn thương bàng quang.
I. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH:
-Bàng quang và niệu đạo hay bị tổn thương khi xương chậu bị vỡ. Chấn thương vùng
bụng dưới lúc bàng quang căng đầy nước tiểu có thể gây vỡ bàng quang trong phúc mạc. Hầu
hết các trường hợp gây vỡ bàng quang là do chấn thương từ ngoài khi bàng quang căng đầy
nước tiểu, chiếm 15% trong các trương hợp có gãy khung chậu.
-Bàng quang có thể bị tổn thương trong các phẫu thuật vùng chậu, phẫu thuật nội soi
( cắt bướu bàng quang qua ngã niệu đạo). Vỡ bàng quang trong phúc mạc ( chiếm 40% các
trương hợp vỡ bàng quang), máu và nước tiểu vào xoang phúc mạc gây viêm phúc mạc. Vỡ
bàng quang ngoài phúc mạc ( chiếm 54% các trường hợp vỡ bàng quang), khối u tiến triển
trong khung chậu. 6% có kết hợp vỡ bàng quang trong và ngồi phúc mạc.
Hình 1: Cơ chế chấn thương vỡ bàng
quang trong phúc mạc.
(Trích nguồn từ
Smith’General Urology 17th edition)
II.PHÂN LOẠI:


7


1. Dập tổn thương thành bàng quang gây đái máu, máu tụ quanh bàng quang, khơng
có dị nước tiểu ra ngồi.
2. Vỡ trong phúc mạc: chóp bàng quang bị vỡ gây dò nước tiểu vào ổ bụng, thường
hay gặp trong chấn thương bụng lúc bàng quang căng đầy nước tiểu
3. Vỡ ngoài phúc mạc : vách bên và đáy bàng quang bị vỡ gây dò nước tiểu ra vùng
chậu và vùng sau phúc mạc , tổn thương này thường đi kèm với các tổn thương vỡ
xương chậu.
4. Vỡ bàng quang tự nhiện: hiếm, thường gặp bướu , lao bàng quang .
III.
LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG:
III.1. LÂM SÀNG:
-Thường có tiền sử chấn thương vùng hạ vị.
-Tiển máu, đau trên xương mu, bí tiểu.
-Triệu chứng sốc do mất máu.
-Đau và phản ứng trên xương mu
-Vỡ bàng quang trong phúc mạc: có các dấu hiệu của viêm phúc mạc
-Vỡ bàng quang ngoài phúc tụ nước tiểu trong vùng chậu.
III.2.CẬN LÂM SÀNG:
-Công thức máu: Giảm Hct khi tình trạng chảy máu cịn tiếp diễn.
-Xét nghiệm nước tiểu:Có máu trong nước tiểu.
-Chẩn đốn hình ảnh:
-X quang: hình ảnh gãy xương chậu. Sự tụ máu và nước tiểu ngồi phúc mạc có thể đẩu
lệch hơi trong ruột ra bên hoặc lên trên khỏi vùng chậu.
-Chụp bàng quang cản quang thấy thuốc cản quang thoát ra ngồi và cịn ứ đọng thuốc
cản quang sau khi xả hết thuốc trong bàng quang.
-Chụp niệu đạo ngược dòng thấy thuốc ra ngồi trong chấn thương niệu đạo.

-Chụp UIV có thể cho thấy hình ảnh thủng qng quang.
-Chụp CT có cản quang, trong các trương hợp vỡ nhỏ bàng quang có thể đặt thơng tiểu
bơm 350-400ml dịch pha cản quang, chụp phim trước và sau khi tháo thuốc ra khỏi bàng
quang.

Hình 2: CT scan chấn thương vỡ bàng quang trong phúc mạc
8


Hình3: CT scan chấn thương vỡ bàng quang ngồi phúc mạc
IV.CHẤN ĐOÁN:

-Tiền sử chấn thương (bao gồm cả phẫu thuật và nội soi).
-Gãy xương chậu.
-Đau trên xương mu, phản ứng thành bụng.
-Tiểu máu.
-Phim bàng quang cảng quang cho thấy hình ảnh thuốc cản quang thốt ra ngồi.
-Vỡ bàng quang trong phúc mạc: chụp bàng quang cản quang tthây thuốc cản quang tràn
vào ổ bụng, nằm giữa các quai ruột non
-Vỡ bàng quang ngoài phúc mạc: thuốc cản quang ra ngoài vùng chậu, bàng quang có
hình giọt nước do khối máu tụ chèn ép.

(A) Vỡ bàng quang trong phúc mạc
(B) Vỡ bàng quang ngồi phúc mạc
Hình 4: Chụp bàng quang cản quang
CHẨN ĐỐN PHÂN BIỆT
-Tiểu máu có trong chấn thương thận phân biệt chấn thương bàng quang. UIV thấy hình
ảnh tổn thương thận, chụp bàng quang cản quang bình thường.
-Chấn thương niệu đạo màng có thể giống vỡ bàng quang ngồi phúc mạc. Chụp cản
quang niệu đạo thấy vị tri niệu đạo tổn thương. Chấn thương đứt niệu đạo chống chỉ định đặt

thông tiểu.
9


D.Điều trị: thám sát, cắt lọc, khâu bàng quang, dẫn lưu quanh bàng quang và mở bàng quang ra
da. Trước khi rút thông phải chụp x quang cản quang bàng quang ngược dịng dưới áp lực thấp
để chứng tỏ khơng có dị nước tiểu .
E.Biến chứng: Viêm bàng quang, tụ mủ vùng chậu, dò bàng quang –âm đạo.

D.CHẤN THƯƠNG NIỆU ĐẠO
Mục tiêu bài giảng:
-Nắm được cơ chế chấn thương niệu đạo trước và sau
-Phân biệt được sự khác nhau giữa chấn thương niệu đạo trước và niệu đạo
-Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng chấn thương niệu đạo.
-Các biến chứng cuả chấn thương niệu đạo.
I. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH:
-Tổn thương niệu đạo trước: bệnh nhân té dang 2 chân trên vật cứng, niệu đạo bị chèn ép giữa
vật cứng và xương mu. Nếu niệu đạo còn ngun vẹn gọi dập, nếu có dị nước tiểu là vỡ niệu
đạo.

Hình 1: cơ chế chấn thương niệu đạo trước.
(Trích nguồn từ Smith’General Urology 17th edition)

-Tổn thương niệu đạo sau thường kèm theo gãy xương chậu, niệu đạo bị đứt ở hoành niệu sinh
dục, làm cho tiền liệt tuyến di lệch lên trên.
B. Định bệnh:
1. Chấn thương niệu đạo trước:
-Có tiền sử chấn thương vùng tầng sinh mơn.
-Đau ,bí tiểu và có chảy máu niệu đạo.
10



-Bầm máu vùng tầng sinh
môn, bộ phận sinh dục, vết bầm
máu hình cánh bướu.

Hình 2: Chụp UCR hẹp niệu đạo tầng sinh mơn do chấn thương
Hình 6: Chấn thương niệu đạo sau:
(Trích nguồn từ Smith’General Urology 17th edition)
-Gãy xương chậu, bí tiểu, ln có máu trong niệu đạo.
-Khám hậu mơn tiền liệt tuyến di lệch lên trên chứng tỏ niệu đạo bị đứt hoàn toàn.
Trường hợp tiền liệt tuyến đứt bán phần, tiền liệt tuyến ở vị trí bình thường.

Hình 2: Chụp UCR hẹp niệu đạo sau do chấn thương
C. Điều trị :
1. Dập niệu đạo trước: có thể được điều trị nội, nếu bệnh nhân đi tiểu được, không có
máu thì khơng cần can thiệp, nếu chảy máu nhiều chỉ cần ống thông vài ngày là đủ.

11


2. Vỡ niệu đạo trước: tốt nhất ban đầu mở bàng quang ra da để chuyển lưu nước tiểu. Nếu
không thấy dị có thể điều trị nội khoa hay can thiệp ngoại khoa sớm tạo hình niệu đạo . Di
chứng hẹp niệu đạo có thể dùng nội soi xẻ lạnh niệu đạo.
3. Vỡ niệu đạo sau: Điều trị lúc ban đầu là mở bàng quang ra da, vết rách niệu đạo bán
phần sẽ tự lành trong 3 tuần. Đứt hoàn toàn niệu đạo thường gây di lệch và hẹp niệu đạo nặng
cần được tạo hình 4-6 tháng sau.
D. Biến chứng: hẹp niệu đạo, dị, áp xe quanh niệu đạo,tiểu khơng kiểm soát, bất lực.

CHẤN THƯƠNG VÀ VẾT THƯƠNG DƯƠNG VẬT

A. VẾT THƯƠNG DƯƠNG VẬT:
Vết thương đơn thuần dương vật hiếm xảy ra, việc chẩn đốn khơng khó.
a. Ngun nhân: Tổn thương dương vật thương do đạn bắn, tại nạn máy móc, súc vật
cắn, tự cắt, bị người khác cắt do hận thù, ghen tng, dotu75 buộc dây thung, vịng
kim loại … Điều trị: cắt lọc vết thương, cầm máu, kháng sinh, nếu mất da cần phải
được ghép da.
b. Chẩn đoán:
-Dễ phát hiện và đánh giá thương tổn nếu thăm khám kỹ lưỡng.
-Trường hợp bị thít chặc bên ngồi như kiểu đeo nhẩn bệnh nhân bị bí tiểu và dương
vật ngày sưng to và phù nề nhiều.
-Phát hiện các thương tổn phối hợp: trực tràng, bàng quang, niệu đạo, tầng sinh môn,
vết thương thấu bụng…
c. Điều trị: Cắt lọc vết thương, khâu tái tạo dương vật, ghép da, tạo hình dương vật…

CHẤN THƯƠNG DƯƠNG VẬT:
a. Nguyên nhân: Gãy dương vật có thể xảy ra lúc giao hợp hay tự bẻ, do vỡ bao trắng
thể hang lúc cương cứng làm máu trong thể hang chảy thấm dước mạc dương vật,
hoặc rách cả hai lớp mạc sâu và mạc nông dương vật gây tụ máu dưới bìu, tầng sinh
mơn, vùng bẹn hay trên xương mu., cần được phẫu thuật khâu lại bao trắng và dẫn
lưu máu tụ.
b.Triệu chứng lâm sàng:
-Triệu chứng cơ năng: sau tai nạn lúc dương vật đang cương cứng, bệnh nhân có cảm
giác vỡ bục ở dương vật và đau nhói dương vật và dương vật bắt đầu sưng to lên.
-Triệu chứng thực thể: dương vật sưng nề bàm tím máu lan rộng xuống bìu, tầng sinh
mơn, bẹn, ống bẹn, sau xương mu…
-Chẩn đốn hình ảnh học:
.Chụp thể hang: bơm thuốc vào thể hang thấy thuốc ra ngồi.
.MRI: thấy hình khuyết của thể hang.
-Siêu âm: thất không lien tục của thể hang và máu thốt ra ngồi.
12



c.Điều trị: mục đích điều trị lấy hết máu tụ, cắt lọc khâu cầm máu bao trắng thể hang chổ
vỡ.
VII TINH HỒN:
Chấn thương và vết thương tinh hồn thường gặp ở lứa tuổi dậy thì đến 40. Chấn thương
nặng vùng bìu có thể gây vỡ bao trắng tinh hồn có thể gây tụ máu rất nhiều quanh tinh hoàn
a.Nguyên nhân: Chấn thương kín gây vỡ tinh hồn thường do lực tác dụng mạnh đột ngột
làm đẩy tinh hồn về phía xương mu.
b.Định bệnh:
- Tiền sử chấn thương bìu,
-Khối u sưng ở bìu, đau, khơng thấu quang khi soi đèn qua,
-Siêu âm bìu đánh giá mức độ thương tổn của tinh hồn
c.Điều trị:
-Mục tiêu điều trị: bảo tồn càng nhiều mơ chức năng của tinh hoàn càng tốt
-Trong chấn thương nặng phải được mổ khâu lại bao trắng tinh hoàn.
-Chấn thương bướu ác tinh hoàn phải được mổ thám sát vùng bẹn.
-Chấn thương nhẹ, khối máu tụ nhỏ, điều trị nội khoa.
d. Biến chứng:
-Khi tinh hồn bị tổn thương thì khả năng thì khả năng sinh tinh trùng có thể bị giảm
hoặc có thể vơ sinh, sau 3 -9 tháng có khả năng phục hồi lại. một số trường hợp có khả năng vô
sinh vĩnh viễn, nên những người bị chấn thương tinh hoàn cần theo dõi tinh trùng đồ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Trần Ngọc Sinh, sổ tay tiệt niệu học lâm sàng, NXB y học
-Nguyễn Bửu Triều, Trần Quán Anh, bệnh học giới tính nam, NXB y học 2002.
-Trần Văn Sáng. Giáo trình giảng dạy niệu khoa. NXB Cà Mau 2002.
-Smith’General Urology 17th edition
Câu hỏi lượng giá:
Tình huống lâm sàng (trả lời câu 1, 2). Một bệnh nhân nam vào viện với lý do té ngồi lên vật
cứng. Khám lúc vào viện thấy: có chảy máu ra lổ sáo, tụ máu vùng tầng sinh môn lan ra hai bên

mặt trong đùi (khối máu tụ hình cánh bướm).
CÂU 1: Chẩn đốn ban đầu là:
A. Chấn thương niệu đạo tầng sinh môn.
B. Chấn thương niệu đạo màng.
C. Chấn thương niệu đạo dương vật
D. Chấn thương niệu đạo tiền liệt tuyến
E. Tất cả đều đúng.
CÂU 2: Các biến chứng nào sau đây bệnh nhân có thể mắc phải:
A. Hẹp niệu đạo
13


B. Dị niệu đạo.
C. Nhiễm trùng, hoại tử bìu, tầng sinh mơn.
D. Bí tiểu.
E. Tất cả đều đúng.
CÂU 3: Bênh nhân nam vào viện với lý do chấn thương vùng hạ vị, khám ấn đau và đề kháng
vùng hạ vị, đặt thơng tiểu có máu trong nước tiểu, chụp x quang khung chậu bình thường, chụp
bàng quang có cản quang thấy hình ảnh bàng quang giống ngọn đuốc…Chẩn đốn ban đầu là:
A. Vỡ bàng quang trong phúc mạc
B. Vỡ bàng quang ngoài phúc mạc
C. Chấn thương niệu đạo sau
D. A và B đúng
E. B và C đúng.
Tình huống lâm sàng: (trả lời cho câu 4, 5, 6). Một bệnh nhân bị tai nạn giao thông vào viện, với
các triệu chứng sau: không tiểu được,chảy máu ở miệng lỗ tiểu, bầm máu và sưng nề vùng hạ vị,
khám bụng có đề kháng vùng hạ vị. X quang: gãy ngành chậu mu và ngành ngồi mu hai bên
CÂU 4:.Chẩn đoán ban đầu có thể là:
A. Vỡ bàng quang trong phúc mạc
B. Vỡ bàng quang ngoài phúc mạc

C. Chấn thương niệu đạo sau
D. A và B đúng
E. B và C đúng.
CÂU 5: Siêu âm có ít dịch tụ do trong ổ bụng, chụp bàng quang cản quang thấy thuốc cản quang
lan ra vùng tiểu khung, bàng quang có hình ảnh giọt nước, thuốc cản quang lan ra vùng tiểu
khung. Chẩn đoán xác định:
A. Vỡ bàng quang trong phúc mạc
B. Vỡ bàng quang ngoài phúc mạc
C. Chấn thương niệu đạo sau
D. A và B đúng
E. B và C đúng.
CÂU 6: Khám trực tràng bệnh nhân trên bệnh nhân rất đau, sờ được ổ xương chậu gãy, rút tay ra
có máu theo găng tay. Chẩn đoán:
A. Vỡ bàng quang trong phúc mạc
B. Vỡ bàng quang ngoài phúc mạc
C. Vỡ niệu đạo sau
D. Tổn thương trực tràng
E. B và D đúng.
CÂU 7: Trong chấn thương thận kín:
A. Ln ln có tiểu máu.
14


B. Mức độ tiểu máu có thể khơng tương xứng với mức độ tổn thương nặng cuả thận*.
C. Luôn luôn có khối máu tụ vùng hơng lưng.
D. A và B đúng.
E. A và C đúng.
CÂU 8: Chấn thương tinh hoàn
A.Sử dụng siêu âm để đánh giá tình trạng tinh hồn, bao trắng cuả tinh hoàn.
B.Chấn thương tinh hoàn một bên có khả năng gây vơ sinh.

C.Chấn thương đột ngột vào bìu có thể gây tinh hồn chạy ngược vào trong ống bẹn.
D. Nếu nghi ngờ tổn thương nên mổ thám sát
E. Tất cả các câu trên đều đúng
CÂU 9: Gãy dương vật
A. Chỉ xảy ra khi dương vật đang cương.
B.Thường xảy ra lúc giao hợp, hay tự bẻ.
C.Thường chỉ cần điều trị nội khoa bảo tồn.
D.Tất cả các câu trên đều đúng.
E. Câu A v à B đúng.
Đáp án : 1A, 2E, 3A, 4E, 5B, 6E, 7B, 8E, 9E

15



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×