Tải bản đầy đủ (.docx) (186 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hình thành kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 186 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÊ THỊ LAN

HÌNH THÀNH KỸ NĂNG PHỊNG TRÁNH XÂM HẠI
CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Mã số: 8.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Như Mai

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Hà Nội, tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Lê Thị Lan


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đề tài luận văn “Hình thành kỹ năng phòng tránh xâm hại
cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non” ngoài những cố gắng và nỗ lực của bản thân.


Với tình cảm chân thành, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS Nguyễn Thị Như Mai người đã tận tình chỉ bảo, định hướng cho tôi, động
viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong suốt q trình học tập, nghiên
cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy giáo, cô giáo trong
khoa Giáo dục Mầm non trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giảng dạy, tư vấn, tạo
mọi điều kiện cho tôi được học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo trường Đại học Đồng
Tháp, Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô trong khoa Giáo dục đã tạo nhiều điều
kiện thuận lợi về mặt thời gian và công việc để tôi được yên tâm học tập, nghiên
cứu và hồn thành luận văn.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu, giáo viên, phụ
huynh và trẻ của trường mầm non Mỹ Trà, trường mầm non Hoa Sữa, trường mầm
non Hồng Gấm và trường mầm non Mỹ Tân đã cộng tác, giúp đỡ nhiệt tình và tạo
điều kiện tốt nhất để tơi có thể tiến hành điều tra thực trạng và thực nghiệm thành
cơng hồn thành luận văn.
Đặc biệt, tơi bày tỏ tình cảm sâu sắc đến gia đình, ba mẹ, chồng con, những
người thân trong gia đình và sự chia sẻ của bạn bè đồng nghiệp đã khuyến khích,
động viên, hỗ trợ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu luận văn.
Dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp q báu của quý
thầy cô và các bạn để luận văn được hồn thiện hơn.
Một lần nữa, tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn
Lê Thị Lan


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...............................................................3
4. Giả thuyết khoa học.......................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 4
6. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................4
8. Những đóng góp của luận văn.......................................................................5
9. Cấu trúc của luận văn....................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC HÌNH THÀNH KỸ
NĂNG PHỊNG TRÁNH XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO TRẺ 5 - 6
TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON.................................................................... 7
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................7
1.1.1. Hướng thứ nhất: Nghiên cứu bản chất, nội dung, các hình thức
XHTD trẻ em.................................................................................................7
1.1.2. Hướng thứ hai: Nghiên cứu đưa giáo dục KNPTXHTD vào
chương trình CS - GD trẻ mầm non............................................................ 10
1.2. Kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục của trẻ 5-6 tuổi....................15
1.2.1. Khái niệm “kỹ năng phịng tránh xâm hại tình dục”.........................15
1.2.2. Biểu hiện của kỹ năng phịng tránh xâm hại tình dục ở trẻ 5-6 tuổi. 19
1.2.3. Đặc điểm hình thành kỹ năng phịng tránh xâm hại tình dục ở trẻ 56 tuổi............................................................................................................21
1.3. Hình thành kỹ năng phịng tránh xâm hại tình dục cho trẻ 5-6
tuổi ở trường mầm non.................................................................................26


1.3.1. Khái niệm “Hình thành kỹ năng phịng tránh xâm hại tình dục”......26
1.3.2. Khái niệm “Hình thành kỹ năng phịng tránh xâm hại tình dục
cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”............................................................27
1.3.3. Các giai đoạn hình thành kỹ năng phịng tránh xâm hại tình dục

của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non..............................................................28
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành kỹ năng phịng tránh xâm
hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
29
1.4. Biện pháp hình thành kỹ năng phịng tránh xâm hại tình dục cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non....................................................33
1.4.1. Khái niệm “Biện pháp”..................................................................... 33
1.4.2. Khái niệm “Biện pháp hình thành kỹ năng phịng tránh xâm hại
tình dục cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”..............................................33
1.4.3. Ý nghĩa của việc hình thành kỹ năng phịng tránh xâm hại tình
dục cho trẻ 5-6 tuổi......................................................................................34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÌNH THÀNH KỸ NĂNG
PHỊNG TRÁNH XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở
TRƯỜNG MẦM NON..................................................................................37
2.1. Tổ chức khảo sát.....................................................................................37
2.1.1. Mục đích khảo sát............................................................................. 37
2.1.2. Địa bàn và khách thể khảo sát...........................................................37
2.1.3. Nội dung khảo sát..............................................................................37
2.1.4. Phương pháp khảo sát....................................................................... 38
2.1.5. Tiêu chí và thang đánh giá.................................................................41
2.2. Kết quả khảo sát.....................................................................................43
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về việc hình thành kỹ
năng phịng tránh xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.....43


2.2.2. Thực trạng sử dụng biện pháp hình thành kỹ năng phịng tránh
xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non..................................48
2.2.2. Thực trạng mức độ biểu hiện kỹ năng phịng tránh xâm hại tình
dục của trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.....................................................51

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................63
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG PHỊNG TRÁNH
XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
VÀ THỰC NGHIỆM………………………………………………………65
3.1. Đề xuất biện pháp hình thành kỹ năng phịng tránh xâm hại tình
dục cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.......................................................65
3.1.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp hình thành kỹ năng phịng tránh
xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non..................................65
3.1.2. Biện pháp hình thành kỹ năng phịng tránh xâm hại tình dục cho
trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.................................................................... 67
3.1.3. Phối hợp sử dụng các biện pháp........................................................74
3.2. Thực nghiệm sư phạm............................................................................74
3.2.1. Mục đích thực nghiệm.......................................................................74
3.2.2. Nội dung thực nghiệm.......................................................................75
3.2.3. Đối tượng, phạm vi, thời gian thực nghiệm...................................... 75
3.2.4. Quy trình thực nghiệm...................................................................... 76
3.2.5. Tiêu chí đánh giá và cách đánh giá thực nghiệm.............................. 77
3.2.6. Tổ chức thực nghiệm.........................................................................78
3.2.7. Kết quả thực nghiệm......................................................................... 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 96
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CS-GD
ĐC
GV
HTKNPTXH

HTKNPTXHTD
KN
KNPTXH
KNPTXHTD
MN
MG
PH
PTXH
PTXHTD
TN
TC
TCĐK
TCHT
TTN
STN
SL

: Chăm sóc - giáo dục
: Đối chứng
: Giáo viên
: Hình thành kỹ năng phịng tránh xâm hại
: Hình thành kỹ năng phịng tránh xâm hại tình dục
: Kỹ năng
: Kỹ năng phịng tránh xâm hại
: Kỹ năng phịng tránh xâm hại tình dục
: Mầm non
: Mẫu giáo
: Phụ huynh
: Phòng tránh xâm hại
: Phòng tránh xâm hại tình dục

: Thực nghiệm
: Trị chơi
: Trị chơi đóng kịch
: Trị chơi học tập
: Trước thực nghiệm
: Sau thực nghiệm
: Số lượng

XHTD

: Xâm hại tình dục


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Tiêu chí đánh giá mức độ biểu hiện kỹ năng phịng tránh xâm
hại tình dục của trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non 41
Bảng 2.2. Ý kiến của GV về khái niệm hình thành kỹ năng phịng tránh
xâm hại tình dục 43
Bảng 2.3. Ý kiến của GV về sự cần thiết của việc hình thành kỹ năng
phịng tránh xâm hại tình dục cho trẻ ở trường mầm non 44
Bảng 2.4. Ý kiến của GV về các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành
KNPTXHTD cho trẻ 5-6 tuổi 45
Bảng 2.5. Những khó khăn của giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt
động nhằm hình thành KNPTXHTD cho trẻ………46
Bảng 2.6. Thực trạng sử dụng biện pháp HTKNPTXHTD cho trẻ 5-6
tuổi ở trường mầm non (n=45) 48
Bảng 2.7. Thực trạng mức độ biểu hiện kỹ năng phịng tránh xâm hại tình
dục của trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non trên địa bàn tỉnh

Đồng Tháp 51
Bảng 2.8. Kết quả mức độ biểu hiện kỹ năng PTXHTD của trẻ 5-6 tuổi....55
Bảng 2.9. Mức độ biểu hiện kỹ năng phịng tránh xâm hại tình dục của
trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non trên địa bàn tỉnh
Đồng Tháp 57
Bảng 3.1. Mức độ biểu hiện KNPTXHTD của trẻ nhóm TN và ĐC
trước thực nghiệm 79
Bảng 3.2. Mức độ biểu hiện KNPTXHTD của trẻ nhóm TN và ĐC sau
thực nghiệm 80
Bảng 3.3. So sánh kết quả mức độ biểu hiện KNPTXHTD của trẻ nhóm
TN và ĐC trước và sau TN
82
Bảng 3.4. Mức độ hình thành KNPTXHTD của trẻ 5-6 tuổi trước và
sau TN qua từng tiêu chí của nhóm ĐC
85
Bảng 3.5. Mức độ hình thành KNPTXHTD của trẻ 5-6 tuổi trước và
sau TN qua từng tiêu chí của nhóm TN
86
Bảng 3.6. Bảng kiểm định kết quả của nhóm TN và ĐC sau TN................90


Bảng 3.7
Bảng 3.8.

Biểu đồ 2.1.

Kiểm định sự khác biệt kết quả của nhóm ĐC trước và sau TN. 91
Kiểm định sự khác biệt kết quả của nhóm TN trước và sau TN. 91
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Mức độ biểu hiện kỹ năng phịng tránh xâm hại tình dục

của trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non trên địa bàn
tỉnh Đồng Tháp....................................................................... 51

Biểu đồ 2.2.

Mức độ biểu hiện kỹ năng phịng tránh xâm hại tình dục
của trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non trên địa bàn
tỉnh Đồng Tháp.......................................................................52

Biểu đồ 3.1.

Mức độ biểu hiện KNPTXHTD của trẻ nhóm TN và ĐC
trước thực nghiệm (tính theo số lượng trẻ)............................. 80

Biểu đồ 3.2.

Mức độ biểu hiện KNPTXHTD của trẻ nhóm TN và ĐC
sau thực nghiệm (tính theo số lượng trẻ)............................................ 75

Biểu đồ 3.3.

So sánh kết quả mức độ biểu hiện KNPTXHTD của trẻ
nhóm TN và ĐC trước và sau TN...........................................82

Biểu đồ 3.4.

Mức độ biểu hiện KNPTXHTD của trẻ nhóm ĐC trước và
sau TN.....................................................................................83

Biểu đồ 3.5.


Mức độ biểu hiện KNPTXHTD của trẻ nhóm TN trước và
sau TN.....................................................................................84

Biểu đồ 3.6.

Điểm trung bình của nhóm ĐC trước và sau TN qua từng
tiêu chí.....................................................................................85

Biểu đồ 3.7.

Điểm trung bình của nhóm TN trước và sau TN qua từng
tiêu chí.....................................................................................86


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cái mầm có xanh thì cây mới
vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được ni dưỡng
giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập” [34]. Với Bác, trẻ em luôn
là những mầm non, những người chủ tương lai của đất nước góp phần tạo
nguồn nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính
vì thế, chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em luôn là chủ trương lớn của Đảng,
Nhà nước và là mối quan tâm của toàn xã hội. Những năm vừa qua, Đảng và
Nhà nước ta đã và đang tích cực xây dựng, từng bước hồn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, kịp thời điều
chỉnh những mối quan hệ xã hội phát sinh, trong đó có pháp luật về chăm sóc,
bảo vệ và giáo dục trẻ em. Theo cơng ước số: 102/2016/QH13 của Liên Hợp
Quốc về quyền trẻ em [7] và Luật trẻ em năm 2016 [32] được ban hành gần
đây nhất và Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ

ban hành về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em
đã giảm tối đa các tổn hại và đảm bảo quyền và lợi ích của trẻ em [5]. Đây
chính là những cơ sở pháp lý vững chắc cho việc chăm sóc, bảo vệ và giáo
dục trẻ em nhằm giúp trẻ phát triển tồn diện về thể chất, đạo đức, trí tuệ,
thẩm mỹ… xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.
1.2. Trên thực tế, vấn đề ứng xử của người lớn đối với trẻ em có nhiều
biểu hiện lệch chuẩn, những người xung quanh trẻ không hẳn lúc nào cũng
mang lại cho trẻ sự an tồn, vì thế trẻ rất dễ gặp phải những nguy hiểm và rủi
ro trong cuộc sống. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên nhiều
website trong thời gian vừa qua đã đăng tải nhiều vụ XHTD trẻ em. Theo
thống kê của Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, trong 5 năm

1


từ 2011-2015, ở nước ta phát hiện trên 10.000 vụ XHTD trẻ em xảy ra ở lứa
tuổi MN [33], một phần là do sự chủ quan của người lớn và một nguyên nhân
dễ nhận thấy chính là do sự hạn chế về KNPTXHTD ở trẻ. Điều này không
chỉ làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ mà còn ảnh
hưởng sâu sắc đến tinh thần trẻ sau này, nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến cả
tính mạng của trẻ. Hậu quả của nó để lại không hề nhỏ, những trẻ bị XHTD
thường cảm thấy sợ hãi, khiến trẻ trở nên ít nói, khơng dám đối mặt với người
khác và có thể dẫn đến rối loạn nhân cách…Sẽ là khơng nên, nếu bố mẹ mãi
tìm cách bao bọc, quản lý và giám sát con. Thay vào đó, bố mẹ hãy giáo dục
con cách tự bảo vệ bản thân, dạy cho con tự nhận biết những nguy hiểm và
giúp con có khả năng phân biệt, khả năng xử lý phù hợp nhất để phòng tránh
những nguy cơ khơng an tồn. Như thế chúng ta đã trang bị cho con những
kiến thức, từ đó hình thành kỹ năng để con có thể tự bảo vệ bản thân ngay cả
khi khơng có bố mẹ bên cạnh. Vì thế, một trong những giải pháp hữu hiệu
nhất chính là rèn luyện và hình thành cho trẻ kỹ năng PTXHTD để trẻ tự bảo

vệ bản thân như: nhận biết, lựa chọn cách giải quyết và xử lý phù hợp với
những tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho bản thân một cách tốt
nhất. Đây là điều cần thiết để giúp trẻ sẵn sàng bước vào cuộc sống hiện đại
đầy thử thách và biến động.
1.3. Ở các trường mầm non, hình thành KNPTXHTD cho trẻ có thể được
tiến hành thơng qua nhiều hoạt động khác nhau, bằng nhiều phương pháp,
hình thức và biện pháp khác nhau giúp trẻ dễ tiếp thu kiến thức và hình thành
những kỹ năng cần thiết cho bản thân. Đây là cơ hội để trẻ tiếp xúc và trải
nghiệm với các tình huống có nguy cơ gây nguy hiểm, giúp trẻ biết cách ứng
phó với nó để đảm bảo an toàn cho bản thân. Nếu kỹ năng này được luyện tập
thường xuyên, bền vững trong các hoạt động ở trường MN sẽ trở thành thói
quen góp phần hình thành KNPTXHTD cho trẻ trong cuộc sống sau này.

2


1.4. Tuy nhiên việc hình thành KNPTXHTD cho trẻ mẫu giáo ở các
trường MN hiện nay chưa được quan tâm đúng mức, GV chưa có những biện
pháp giáo dục phù hợp để hình thành KNPTXHTD cho trẻ. Vì thế, trẻ em hiện
nay thiếu kỹ năng ứng phó và phịng tránh với những khó khăn trong cuộc
sống hiện đại với nhiều rủi ro và nguy hiểm. Chính vì vậy, hình thành
KNPTXHTD cho thế hệ trẻ ngay từ khi còn nhỏ đặc biệt là ở độ tuổi mầm
non là vấn đề rất cần thiết và cấp bách hiện nay, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt
từ phía gia đình, nhà trường và xã hội.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Hình thành kỹ năng phịng tránh
xâm hại cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non” được lựa chọn nghiên cứu. Kết
quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hồn thiện cơ sở lý luận và cơ sở thực
tiễn về vấn đề phịng tránh xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN.
2.


Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nhằm hình thành KNPTXHTD cho
trẻ 5-6 tuổi ở trường MN, giúp trẻ nhận biết tình huống XHTD, có thể đưa ra
cách giải quyết phù hợp tránh khơng để bị XHTD, góp phần bảo vệ trẻ em.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình hình thành KNPTXHTD cho trẻ 5-

6 tuổi ở trường MN.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp hình thành KNPTXHTD cho trẻ
5-6 tuổi ở trường MN.
4. Giả thuyết khoa học
Việc hình thành KNPTXHTD cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường MN còn nhiều
hạn chế. Nếu đề xuất được một số biện pháp hình thành KNPTXHTD phù hợp với
trẻ 5-6 tuổi thông qua: sử dụng phương tiện trực quan giúp trẻ nhận biết sự nguy
hiểm cần phịng tránh; sử dụng trị chơi để trẻ có cơ hội được trải nghiệm, bộc lộ và
rèn luyện KNPTXHTD; phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong quá

3


trình hình thành KNPTXHTD cho trẻ… sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hình
thành KNPTXHTD cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường MN tỉnh Đồng Tháp.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc hình thành KNPTXHTD cho trẻ 56 tuổi ở trường MN.
5.2. Nghiên cứu thực trạng sử dụng biện pháp hình thành KNPTXHTD
và mức độ biểu hiện KNPTXHTD của trẻ 5-6 tuổi ở trường MN.
5.3. Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp hình thành KNPTXHTD
cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN.

6. Phạm vi nghiên cứu
-

Về đối tượng nghiên cứu: Trong khuôn khổ của luận văn, đề tài chỉ tập

trung nghiên cứu biện pháp hình thành kỹ năng phịng tránh xâm hại tình dục
cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN.
-

Về khách thể và địa bàn nghiên cứu:

Đề tài khảo sát 45 giáo viên đang giảng dạy lớp 5-6 tuổi và 80 trẻ 56

tuổi ở 4 trường MN trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh - tỉnh Đồng Tháp:

trường MN Mỹ Trà, trường MN Mỹ Tân, trường MN Hoa Sữa, trường MN
Hồng Gấm. Trên cơ sở đó chọn 30 trẻ (2 lớp MG 5-6 tuổi) để tổ chức thực
nghiệm.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Trong q trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp: phân tích tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các vấn đề lí luận có liên quan đến đề
tài nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu (Ankét): Sử dụng phiếu điều tra
đội ngũ GVMN, nhằm tìm hiểu việc nhận thức của GV về hình thức, nội
dung, biện pháp và cách thức tổ chức quá trình hình thành KNPTXHTD cho
trẻ 5-6 tuổi ở trường MN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

4



7.2.2. Phương pháp quan sát
-

Quan sát hoạt động vui chơi của trẻ, quan sát cách tổ chức trò chơi của

GV nhằm HTKNPTXHTD cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN.
-

Quan sát rõ những biểu hiện về KNPTXHTD của trẻ trong quá trình

chơi khi có những biện pháp tác động thực nghiệm để khẳng định hiệu quả và
tính khả thi của những biện pháp do chúng tôi đề xuất.
7.2.3. Phương pháp đàm thoại
-

Trao đổi với giáo viên để nắm thêm thông tin về thực trạng cũng như cách

tổ chức việc hình thành KNPTXHTD cho trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động


trường MN.
-

Đàm thoại với trẻ 5-6 tuổi để nắm được cách giải quyết của trẻ khi rơi vào

tình huống XHTD thơng qua các biểu hiện trong các hoạt động ở trường MN.

7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu và tổng kết kinh
nghiệm của giáo viên và chuyên gia về việc hình thành KNPTXHTD cho trẻ

5-6 tuổi làm cơ sở cho việc triển khai đề tài.
7.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm một số biện pháp
đã đề xuất trong việc hình thành KNPTXHTD cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN
nhằm xác định tính hiệu quả và tính khả thi của những biện pháp đã đề ra.

Thực nghiệm phát hiện: Dùng để phát hiện mức độ biểu hiện

-

KNPTXHTD của trẻ 5-6 tuổi ở trường MN.
-

Thực nghiệm tác động: Dùng để tác động sư phạm nhằm hình thành

KNPTXHTD cho trẻ 5-6 tuổi.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng một số cơng thức tốn thống
kê: tính tỉ lệ %, tính giá trị trung bình, tính độ lệch chuẩn...để lượng hóa kết
quả nghiên cứu.
8. Những đóng góp của luận văn
8.1. Làm rõ hệ thống lý luận về việc hình thành KNPTXHTD cho trẻ 5-6
tuổi ở trường MN.

5


8.2. Làm rõ thực trạng sử dụng biện pháp hình thành KNPTXHTD cho
trẻ 5-6 tuổi ở trường MN.
8.3. Đề xuất và tiến hành thực nghiệm một số biện pháp hình thành
KNPTXHTD cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN.
9. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn
chính được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về việc hình thành kỹ năng phịng tránh xâm
hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng sử dụng biện pháp hình thành kỹ năng phịng
tránh xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
Chương 3: Biện pháp hình thành kỹ năng phịng tránh xâm hại tình dục
cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.

6


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC HÌNH THÀNH KỸ NĂNG
PHỊNG TRÁNH XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI


TRƯỜNG MẦM NON

1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có thể nói tình trạng “Xâm hại tình dục trẻ em” là mối lo ngại của toàn
cầu và của tồn xã hội, bởi hậu quả của nó để lại cho đứa trẻ chính là những
tổn thương nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần. Vấn đề này gây nhiều
bức xúc trong dư luận xã hội, nó như hồi chuông cảnh báo cho sự suy đồi đạo
đức xã hội đang ngày càng xuống cấp trầm trọng, đòi hỏi chính phủ và cộng
đồng quốc tế hãy cùng nhau chung tay giành lại sự cơng bằng và đảm bảo an
tồn cho đứa trẻ. Chính vì vậy, các cơng trình nghiên cứu về KNPTXHTD đã
được nhiều tổ chức cũng như nhiều cá nhân trên thế giới đặc biệt quan tâm và
đưa ra những nghiên cứu mang tính cấp thiết.
1.1.1. Hướng thứ nhất: Nghiên cứu bản chất, nội dung, các hình

thức XHTD trẻ em
1.1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Theo hướng thứ nhất, KNPTXHTD được trình bày trong các tổ chức,
các dự án, khoa học khác nhau….trên thế giới.
Tại Mỹ (Capta) Luật Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em bị xâm hại đã có những
nhận định về những hành vi XHTD trẻ em bao gồm: Sử dụng, thuyết phục, lôi
kéo hoặc sử dụng áp lực để bắt trẻ em tham gia vào hoặc hỗ trợ người khác
tham gia vào hoặc thực hiện hành vi xâm hại tình dục hoặc gợi tình vì mục
đích có hành vi xâm hại tình dục hoặc hiếp dâm và trong trường hợp những
người chăm sóc hoặc người thân trong gia đình gạ gẫm, mại dâm, hoặc những
hình thức bóc lột tình dục trẻ em hoặc loạn ln với trẻ em.

7


Tại Hoa Kỳ (APA) Hiệp hội sức khỏe tâm thần cho rằng: “Trẻ em khơng
phải đồng tình để thực hiện hành vi tình dục với người lớn” và kết tội hành vi
này vào người lớn. Mọi người lớn thực hiện hành vi tình dục với trẻ em là
đang phạm tội hình sự và là hành vi phi đạo đức mà xã hội không thể chấp
nhận được và không thể coi là bình thường.
Một số nghiên cứu khác lại cho rằng: Xâm hại tình dục trẻ em xảy ra khi
người lớn hoặc một người nhiều tuổi hơn hoặc một người có quyền lực hơn
giao tiếp với trẻ em về tình dục
Xâm hại tình dục trẻ em khơng chỉ dừng lại ở những hành động sờ mó cá nhân
mà cịn đề cập đến cả những mối quan hệ. Hành vi phạm tội bắt đầu từ xa hơn
những đụng chạm đơn giản. Nó bắt đầu từ ý nghĩ trong đầu của những kẻ xâm hại.

Trong cuốn sách: “Protecting the Gift - Keeping Children and Teenagers
Safe (and Parents Sane)” của tác giả Gavin De Becker thuộc bản quyền của
nhà xuất bản Dell, New York. “Cuốn sách chia sẻ cái nhìn sâu sắc, những giải

pháp thiết thực giúp phụ huynh hướng dẫn trẻ biết tự bảo vệ bản thân trước
những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống: Làm thế nào để nhận diện một
kẻ lạm dụng tình dục; làm thế nào để nhận biết con của mình bị lạm dụng tình
dục; làm thế nào để cải thiện sự an tồn cho trẻ...” [1].
Với cơng trình nghiên cứu của tác giả Sandy K. Wurtele và Julie Sarno
Owens thuộc khoa Tâm lý, Đại học Colorado tại Colorado Springs, CO, Mỹ
trong đề tài: “Teaching personal safety skills to young children” đã xác định:
“Mức độ kỹ năng an toàn cá nhân, phịng chống lạm dụng tình dục ở trẻ qua
đó đề xuất các biện pháp nâng cao kỹ năng phòng tránh XHTD cho trẻ” [2].
Điểm qua một vài nghiên cứu về nội dung này, phần lớn các cơng trình
nghiên cứu trên thế giới đã đề cập đến vấn đề XHTD trẻ và đề ra những biện
pháp giáo dục KNPTXHTD cho trẻ thơng qua kỹ năng tự ứng phó và kỹ năng
tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác. Đó là một vấn đề vô cùng cấp thiết mà
người lớn chúng ta cần phải tiến hành ngay để góp phần giảm nguy cơ XHTD
ở trẻ.

8


1.1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Theo hướng thứ nhất, KNPTXHTD được trình bày trong nhiều cơng
trình nghiên cứu khoa học ở trong nước với nhiều hình thức khác nhau.
Như cơng trình tham gia xét giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt
Nam” năm 2012 với đề tài: “Tình hình xâm hại trẻ em ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay - thực trạng và giải pháp phòng ngừa”[6] đã rút ra những nhận
xét, đánh giá, tìm ra những nguyên nhân của tình trạng xâm hại trẻ em và đề
xuất một số biện pháp góp phần phịng ngừa, ngăn chặn tình trạng xâm hại trẻ
em ở nước ta hiện nay.
Thực tế, những cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập về kỹ năng
PTXHTD cho trẻ mẫu giáo ở Việt Nam còn hạn chế về số lượng. Phần nhiều

cũng chỉ là những bài báo chia sẻ về vấn đề: nguyên nhân và hậu quả trẻ bị
xâm hại, biểu hiện nhận biết trẻ đã bị xâm hại, và một số kỹ năng phòng tránh
xâm hại cho trẻ… nhưng còn chung chung và chưa cụ thể cho một đối tượng
trẻ nào, chưa chỉ ra được cho GV hướng tiếp cận như thế nào là tốt nhất để
hình thành ở trẻ những “kỹ năng cần thiết” đó chính là KNPTXHTD.
Như chúng ta đã biết, XHTD không chỉ ở trẻ gái mà ngay cả trẻ trai cũng
bị xâm hại. Nhưng phần nhiều Bố mẹ của trẻ trai lại vơ tư và thờ ơ: “Có con
gái mới lo chứ có con trai đâu có gì phải sợ”. Chính tư duy này làm cho Bố
mẹ trẻ trở nên chủ quan trong việc trang bị kiến thức cũng như kỹ năng cho
con em mình ngay từ khi cịn nhỏ. Và cứ như thế các trường hợp đau lòng xảy
ra cứ tiếp diễn và ngày càng tăng theo số lượng.
Vậy với những con số đang báo động ở nước ta hiện nay về tình hình
XHTD trẻ em, việc dạy cho trẻ cách nhận diện kẻ xâm hại và thoát khỏi
chúng là vô cùng quan trọng. Cụ thể hơn là hình thành ở trẻ KNPTXHTD
ngay từ độ tuổi mầm non và cần có sự phối hợp giữa giáo viên và Bố mẹ trẻ.
Giúp trẻ nhận biết những tình huống có nguy cơ xâm hại, vì kẻ xâm hại có thể

9


là bất cứ ai, kể cả người lạ lẫn người quen, thậm chí là những người họ hàng
thân thích. Việc nâng cao nhận thức cho người lớn về bảo vệ con trẻ không
phải là vấn đề nguồn lực mà là về thay đổi cách nghĩ.
Hiện nay, việc nghiên cứu PTXHTD cho trẻ đã được các tác giả đặc biệt
quan tâm, nhưng đối tượng chủ yếu tập trung ở độ tuổi tiểu học trở lên như đề
tài :“Phối hợp các lực lượng cộng đồng trong phịng ngừa xâm hại tình dục trẻ
em 6-11 tuổi trên địa bàn tỉnh Phú Yên” của tác giả Võ Nguyễn Minh Hồng.
Tuy nhiên chưa có bất cứ cơng trình nào đề cập về vấn đề “Hình thành kỹ
năng phòng tránh xâm hại cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”.
1.1.2. Hướng thứ hai: Nghiên cứu đưa giáo dục KNPTXHTD vào

chương trình CS - GD trẻ mầm non
1.1.2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Theo hướng thứ hai, KNPTXHTD được xem như là kỹ năng sống cần thiết
đối với trẻ, là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục trẻ ở các
nước trên thế giới có nền giáo dục phát triển như: Nhật Bản, Anh, Mỹ…

Khi nghiên cứu việc giáo dục an toàn cho trẻ, Connie Jo Smith, EdD,
Chuyên gia giáo dục - Đào tạo nghiên cứu về trẻ mầm non tại trường Western
Kentucky University nước Mỹ [2] cho rằng cung cấp cho trẻ em cơ hội để tìm
hiểu về an tồn càng sớm trong cuộc sống càng tốt. Học tập thói quen an tồn
chính là các kỹ năng tự bảo vệ trong những năm đầu có thể có những lợi ích
lâu dài. Lồng ghép giáo dục an tồn vào chương trình giảng dạy hàng ngày có
thể giúp trẻ em học và thực hành KNPTXHTD.
Trong đề tài “Giáo dục các kỹ năng an toàn cho trẻ mẫu giáo” vào năm
2012 của một số tác giả tiêu biểu là giảng viên trường Đại học Sư phạm
Ulianov đã đưa ra nhìn nhận: Khi đối mặt với sự nguy hiểm thì trẻ em ln ở
sự thụ động”. Các tác giả đã nêu lên nhiệm vụ chính của giáo viên và phụ
huynh: “Cần phải giáo dục trẻ cách phòng tránh những mối đe doạ, sự nguy

10


hiểm trong thực tế sẽ xảy ra, nếu gặp phải tình huống XHTD, trẻ có thể tự bảo
vệ mình bằng cách chủ động lựa chọn cách giải quyết và biết cách xử lý có
hiệu quả phù hợp với tình huống.


các nước phương Tây, ln coi trọng tính tự lực của trẻ trong mọi hoạt

động. Ngay từ bậc học mầm non, trẻ đã được học những kỹ năng bảo vệ bản

thân trong những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trong cuộc sống, cách
đối diện và đương đầu với những khó khăn, cách vượt qua những khó khăn
cũng như chủ động, tự lập sẵn sàng ứng phó với mọi biến cố xảy ra. Đó là
những kỹ năng vơ cùng cần thiết mà người lớn phải trang bị cho trẻ ngay từ
lứa tuổi mầm non với những trị chơi tình huống mô phỏng thực tế giúp trẻ
biết cách tự bảo vệ an tồn cho bản thân.
Có thể nói, một số quốc gia trên thế giới đã quan tâm hơn đến việc giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ MN, đặc biệt là “hình thành kỹ năng phịng tránh
xâm hại tình dục” cho trẻ. Trọng tâm không chỉ tăng nhận thức chung về vấn
đề nhận ra các tín hiệu thơng thường liên quan đến đứa trẻ bị xâm hại, mà còn
trên một sự hiểu biết sâu sắc hơn về hình thành ở trẻ KNPTXHTD.
Như vậy, các tác giả của chương trình đã nghiên cứu nội dung, hình thức
và phương pháp giáo dục với phương châm hình thành KNPTXHTD cho trẻ
là tạo ra một mơi trường an tồn để giúp các em tránh khỏi nguy cơ bị XHTD.
Ví dụ: Giáo viên có thể tổ chức trị chơi "Những đụng chạm an tồn" cho
trẻ tham gia. Qua trò chơi, sẽ giúp trẻ nhận biết những đụng chạm nào là an
toàn và những đụng chạm nào là khơng an tồn. Từ đó, dạy trẻ cách xử lý phù
hợp với tình huống đảm bảo an tồn cho bản thân.
1.1.2.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Theo hướng thứ hai, KNPTXHTD được xem như những kỹ năng sống
không thể thiếu đối với trẻ, nội dung định hướng, tiếp cận và giáo dục
KNPTXHTD cho trẻ trong chương trình GDMN.
Trong khn khổ Chương trình hợp tác quốc gia giữa Chính phủ Việt

11


Nam và UNICEF giai đoạn 2010-2016 với chương trình “Bạn hữu trẻ em”:
“Đây là chương trình kết hợp các chương trình giáo dục, phát triển và sống
cịn của trẻ em, bảo vệ trẻ em và chính sách xã hội của UNICEF hỗ trợ cung

cấp các dịch vụ lồng ghép cho trẻ em ở Đồng Tháp, Kon Tum, Ninh Thuận,
Điện Biên, An Giang và Thành phố Hồ Chí Minh, giáo dục kỹ năng phòng
chống xâm hại trẻ em, “Kỹ năng từ chối - nói khơng” với những cám dỗ của
cuộc sống; trang bị cho trẻ những kỹ năng tự bảo vệ mình phịng tránh những
tình huống tiềm ẩn những nguy cơ lạm dụng tình dục. Từ đó, trẻ biết làm chủ
chính mình, bước đầu hình thành kỹ năng nhận thức và quản lý cảm xúc, kỹ
năng lựa chọn cách giải quyết và kỹ năng xử lý tình huống” [17].
Tác phẩm: “45 cách dạy trẻ tự bảo vệ mình” của tác giả Yoon Yeo Hong
đã góp phần hỗ trợ sự hồn thiện kỹ năng PTXHTD cho trẻ thể hiện qua Công
ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em khẳng định rằng: “Các bậc cha mẹ
có nghĩa vụ bảo vệ con cái của mình tránh mọi nguy cơ xâm hại tình dục dưới
mọi hình thức khác nhau. Khơng một ai, kể cả cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, anh
em, họ hàng, thầy cơ, hàng xóm hay những người xa lạ với gia đình, có thể
lạm dụng và xâm hại trẻ em về mặt tình dục. Lạm dụng tình dục trẻ em là một
tội ác. Nếu cha mẹ hay những người có trách nhiệm chăm sóc các em nhận
thấy những điều đó mà khơng báo cho các nhà chức trách thì bị coi là kẻ đồng
phạm” [30].
Với ngôn từ dễ hiểu, cụ thể, nhiều hình ảnh minh họa, đan xen giữa lý
thuyết và thực hành rất phù hợp với trẻ em được nhà xuất bản Thông tin và
truyền thông dịch và xuất bản năm 2011. Giúp trẻ nhận biết các tình huống
xâm hại, hình thành và nâng cao kỹ năng bảo vệ an tồn cho chính mình cũng
như hướng dẫn trẻ cách phịng tránh thốt khỏi nguy hiểm [30].
Tác giả Ngơ Thị Hợp - Nguyễn Thị Bích Hạnh trong cuốn sách: “Những
kiến thức ban đầu hình thành kỹ năng sống cho trẻ mầm non” nên dạy cho trẻ
biết ngụ ý của “sự sờ mó, đụng chạm” và cần nhấn mạnh để trẻ biết rằng: Với

12


bất kì ai có hành động làm cho bé cảm thấy khơng thoải mái, bé được quyền

nói “Khơng”. Giải thích cho trẻ hiểu cơ thể là cơ thể của bé nên bé phải tự
chăm sóc và nên kín đáo [13].
Trong 2 cuốn sách: “Cẩm nang tự vệ an toàn trong nhà” và “Cẩm nang tự
vệ an toàn ra ngoài” của Tác giả Huyền Linh nhà xuất bản Thanh niên năm
2011 đã hướng dẫn trẻ rất cụ thể: “Cách xử lý các tình huống thiếu an tồn với
bản thân. Với những tình huống rất đa dạng và gần gũi với cuộc sống của trẻ
nhỏ” [16], [17].
Tác giả Lâm Trinh với tác phẩm: “Cẩm nang tự vệ cho con bạn” phát
hành năm 2011 đã đưa ra: “Những cách giúp trẻ biết ứng phó trong những
tình huống nguy hiểm, những hồn cảnh thiếu an tồn” [27].
Trong cuốn sách: “Giúp bé có kỹ năng nhận biết và phịng tránh một số
nguy cơ khơng an toàn” của tác giả Vũ Thị Ngọc Minh và Nguyễn Thị Nga
nhà xuất bản Dân trí, năm 2012 đã đưa ra: “9 tình huống phổ biến trong cuộc
sống mà trẻ có thể gặp nguy hiểm cùng với những biện pháp giúp phụ huynh
và giáo viên hướng dẫn, giáo dục cho trẻ” [18].
Theo tác giả Mai Huy Bổng: “Trẻ em cần được trang bị những hiểu biết,
những kỹ năng tối thiểu để bảo vệ an tồn cho bản thân phịng tránh những
nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trong trường học” [4].
Các tập sách “Hoàn thiện kỹ năng sống cho trẻ với hàng trăm tình huống
được chọn lựa, cụ thể và đặc trưng, cùng hình ảnh minh họa giàu tính hiển thị
và cả các hướng dẫn căn bản, gợi mở các bậc phụ huynh hãy từng bước
hướng dẫn trẻ nhận thức được và ứng xử đúng cách tránh các tình huống bất
ngờ cũng như các mối hiểm nguy rình rập” [10].
Tác giả Hoàng Anh Tú - Nhà xuất bản Thế giới với cuốn sách: “Cùng
con nhận biết và phòng chống bạo hành - Con yêu, bố mẹ luôn ở đây: Dành
cho bố mẹ, thầy cô giáo và trẻ em dưới 16 tuổi” là “học cụ” thích hợp để bố

13



mẹ và thầy cô sử dụng trong việc chia sẻ - trò chuyện - đối thoại và ứng xử
với trẻ trong độ tuổi này [24].
Cuốn sổ tay phòng chống xâm hại trẻ em mang tên “Hãy tôn trọng! Đây
là cơ thể của tôi!” vừa được ra mắt phiên bản Tiếng Việt tại Hà Nội, cuốn sổ
tay do Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam, văn phòng đại diện tại Việt Nam
của Tổ chức cứu trợ trẻ em và chương trình nghiên cứu Internet và Xã hội
trực thuộc trường đại học Khoa học, Xã hội và nhân văn đồng tổ chức. Với
những tình huống cụ thể, cuốn sổ tay gợi ý về: “Cách thức để nói chuyện một
cách thoải mái, cởi mở với trẻ em về chủ đề tình dục - một chủ đề vốn khá
khó khăn, cũng như các bộ phận nhạy cảm, riêng tư trên cơ thể mỗi con
người; chỉ cho trẻ nhận biết thế nào là các động chạm an tồn và khơng an
tồn, những gì được phép và không được phép khi người lớn tiếp xúc với các
em” [23].
Tác giả Huỳnh Văn Sơn - Nhà xuất bản Đại học sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh vừa xuất bản quyển sách “Kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ
mầm non” năm 2017. Với 40 trang chủ yếu là những hình ảnh và các biểu
tượng, những gợi ý về nguy cơ khơng an tồn, vùng riêng tư… được chia sẻ
nhằm giúp các bé có cái nhìn về bản thân mình. Song song đó là cách thức
ứng xử trẻ nên làm… trẻ sẽ cảm thấy việc tiếp nhận kiến thức nhẹ nhàng hơn.
Thơng qua đó, KNPTXHTD cho trẻ cũng dần dần được hình thành [22].
Từ thực tế và khái quát những hướng nghiên cứu trên cho thấy bước đầu
những nghiên cứu đã thu được những kết quả nhất định và tạo được sự quan
tâm của toàn xã hội. Tuy nhiên, vấn đề hình thành KNPTXHTD cho trẻ hầu
hết chỉ nghiên cứu dưới góc độ là một nội dung giáo dục kỹ năng sống trong
chương trình GDMN. Các đề tài chủ yếu phân tích làm rõ thực trạng trước
tính cấp bách của vấn đề KNPTXHTD, nhưng chưa giải quyết nhiệm vụ
nghiên cứu biện pháp giáo dục hình thành KNPTXHTD cho trẻ MN, dẫn đến
những nghiên cứu chưa có kết quả thử nghiệm rõ ràng, cụ thể, tính thuyết
phục chưa cao. Vì giáo dục khơng chỉ mang lại kiến thức mà cần hình thành


14


kỹ năng cho trẻ để trẻ có thể chủ động ứng phó với những tình huống phức
tạp trong cuộc sống [3].
Qua đó, đề tài nhận thấy sự cần thiết phải có cơng trình nghiên cứu nội
dung này, chú trọng vào vấn đề thực tiễn của xã hội hiện nay, góp phần nâng
cao nhận thức cho gia đình và nhà trường trong việc thực hiện “quyền trẻ em”
và bước đầu hình thành KNPTXHTD cho trẻ.
1.2. Kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục của trẻ 5-6 tuổi
1.2.1. Khái niệm “kỹ năng phịng tránh xâm hại tình dục”
1.2.1.1. Khái niệm về “kỹ năng”
Nói về khái niệm kỹ năng, đã có khơng ít tác giả trong và ngoài nước
nghiên cứu và đưa ra những nhận định khác nhau về kỹ năng. Qua quá trình
nghiên cứu, có thể khái qt “kỹ năng” thành hai quan điểm chính như sau:
a) Quan điểm thứ nhất: xem kỹ năng là mặt kĩ thuật của hành động
A.G.Kovaliov cho rằng: “Kỹ năng là phương thức thực hiện hành động
phù hợp với mục đích và điều kiện của hành động” [14].
Trong cuốn sách Tâm lý học xuất bản năm 1980, theo tác giả
V.A.Kruteski: “Kỹ năng là thực hiện một hành động hay một hoạt động nào
đó nhờ sử dụng những kỹ thuật, những phương thức đúng đắn” [12].
Theo Trần Trọng Thủy: “Kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, con người
nắm được hành động cụ thể tức là có kỹ thuật hành động, có kỹ năng” [14].

Các tác giả A.G.Kovaliov, V.A.Kruteski và Trần Trọng Thủy nhận định:
Kỹ năng được xem là phương thức thực hiện hành động nếu nó phù hợp với
điều kiện và mục đích hành động mà con người một khi đã hiểu rõ và nắm
vững. Người nắm vững các kiến thức về thao tác đó và thực hiện hành động
đúng theo yêu cầu của nó mà khơng cần bàn đến kết quả của hành động chính
là người có kỹ năng hành động.

Có thể thấy, quan điểm thứ nhất nhận định: “Kỹ năng là mặt kĩ thuật của
hành động. Họ xem cách thức thực hiện hành động quan trọng hơn là kết quả

15


của hành động đó vì con người muốn có kĩ thuật hành động thì trước hết phải
nắm vững cách thức hành động”.
b)

Quan điểm thứ hai: xem kỹ năng là biểu hiện năng lực của con

người thực hiện hành động.
Theo N.D.Levitov: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào
đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những
cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định” [28].
Theo A.V. Petrôxki: “Kỹ năng là sự vận dụng những tri thức, kỹ xảo đã
có thể lựa chọn và thực hiện những phương thức hành động tương ứng với
mục đích đặt ra” [19].
Tác giả K.K.Platonnov nhấn mạnh: “Kỹ năng là khả năng của con người
thực hiện một hoạt động bất kỳ nào đó hay các hành động trên cơ sở của kinh
nghiệm cũ” [19].
Theo Huỳnh Văn Sơn đã định nghĩa: “Kỹ năng là khả năng thực hiện một
hành động nào đó có kết quả bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã
có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép. Kỹ năng không chỉ đơn
thuần về mặt kĩ thuật mà còn biểu hiện năng lực của con người” [21].

Theo Vũ Dũng: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức
về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm
vụ tương ứng” [9].

Theo các nhà tâm lý học Việt Nam như Nguyễn Quang Uẩn, Ngơ Cơng
Hồn, Nguyễn Công Khanh: “Kỹ năng là năng lực của con người biết vận
dụng các thao tác của một hành động theo đúng quy trình để thực hiện một
cơng việc có hiệu quả” [28].
Nhìn chung, theo quan điểm thứ hai: “Xem kỹ năng là biểu hiện năng lực
của con người thực hiện hành động” đã bao hàm cả quan điểm thứ nhất:
“Xem kỹ năng là mặt kĩ thuật của hành động”. Vì một khi con người muốn
thực hiện công việc đạt hiệu quả đòi hỏi họ phải biết vận dụng kiến thức của

16


×