Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP CƠ SỞ NĂM HỌC 2019 - 2020

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

Mã số đề tài: SPD2019.01.05

Chủ nhiệm đề tài: ThS.Nguyễn Thị Như Quyến

Đồng Tháp, 5/2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP CƠ SỞ NĂM HỌC 2019 - 2020

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
Mã số đề tài: SPD2019.01.05

Xác nhận của Chủ tịch HĐ nghiệm thu

Chủ nhiệm đề tài


Nguyễn Thị Như Quyến

Đồng Tháp, 5/2020


MỤC LỤC
Danh mục các bảng........................................................................................................................... i
Danh mục các biểu đồ và hình ảnh......................................................................................... ii
Danh mục các chữ viết tắt............................................................................................................ iii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tổng quan về văn hóa đọc trên thế giới và trong nước........................................... 1
1.1. Văn hóa đọc trên thế giới................................................................................................... 1
1.2. Văn hóa đọc ở trong nước................................................................................................. 4
2. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................................. 6
3. Mục tiêu................................................................................................................................................. 8
4. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu........................................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................ 9
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 9
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC...................10
1.1. Một số khái niệm....................................................................................................................... 10
1.1.1. Khái niệm văn hóa............................................................................................................. 10
1.1.2. Khái niệm văn hóa đọc.................................................................................................... 10
1.1.3. Khái niệm phát triển......................................................................................................... 12
1.1.4. Khái niệm phát triển văn hóa đọc.............................................................................. 12
1.2. Vai trị, lợi ích và nội dung phát triển văn hóa đọc............................................. 13
1.2.1. Vai trị, lợi ích và sự cần thiết phải phát triển văn hóa đọc..........................13
1.2.2. Nội dung phát triển văn hóa đọc................................................................................ 18
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển văn hóa đọc................................... 28
1.3.1. Yếu tố khách quan............................................................................................................. 28

1.3.2. Yếu tố chủ quan.................................................................................................................. 31
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1............................................................................. 34


Chương 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP...................................................................................... 35
2.1. Tổng quan về trường và sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp.................35
2.1.1. Giới thiệu về Trường Đại học Đồng Tháp............................................................ 34
2.1.2. Một số đặc điểm của sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp....................... 36
2.2. Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp........38
2.2.1. Năng lực định hướng đọc.............................................................................................. 38
2.2.2. Kỹ năng đọc, khả năng lĩnh hội nội dung đọc.................................................... 41
2.2.3. Thái độ ứng xử với tài liệu............................................................................................ 46
2.2.4. Giá trị và chuẩn mực đọc............................................................................................... 51
2.2.5. Các yếu tố hỗ trợ để phát triển văn hóa đọc......................................................... 56
2.2.6. Một số điển hình về việc sử dụng Thư viện hiệu quả của sinh viên.......59
2.3. Nhật xét chung về thực trạng văn hóa đọc của sinh viên................................62
2.3.1. Những thuận lợi.................................................................................................................. 62
2.3.2. Những hạn chế..................................................................................................................... 64
2.3.3. Nguyên nhân......................................................................................................................... 66
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 2............................................................................. 68
Chương 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP....................................................................... 69
3.1. Định hướng và nguyên tắc đề xuất các biện pháp............................................... 69
3.1.1. Định hướng............................................................................................................................ 69
3.1.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp............................................................................. 69
3.2. Các biện pháp phát triển văn hóa đọc cho sinh viên......................................... 71
3.2.1. Đổi mới tư duy cho sinh viên về văn hóa đọc..................................................... 72
3.2.2. Bồi dưỡng kiến thức về văn hóa đọc cho sinh viên......................................... 72
3.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất............................................................................................. 73

3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các hoạt động văn hóa đọc.....................74


3.2.5. Cải thiện các yếu tố tại Trung tâm Thông tin Thư viện Lê Vũ Hùng.....75
3.2.6. Yếu tố tác động tích cực từ Khoa đào tạo, giảng viên, sinh viên..............79
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 3............................................................................. 82
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 83
1. Kết luận........................................................................................................................................ 83
2. Kiến nghị..................................................................................................................................... 84
 .Định hướng phát triển của vấn đề nghiên cứu trong tương lai........................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................ 86
 Phụ lục 1....................................................................................................................................... [1]
 Phụ lục 2....................................................................................................................................... [5]
 Bài

báo “Phát triển VHĐ cho SV Trường ĐH Đồng Tháp – Thực trạng

và giải pháp” – Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 9, Số 2
tháng 4 năm 2020.
 Bản

sao thuyết minh đề tài được phê duyệt


i

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các yếu tố cốt lõi của văn hóa đọc........................................................................ 18
Bảng 1.2: Các cấp độ, hiệu quả của việc đọc sách.............................................................. 22
Bảng 2.1: Thông tin về năng lực định hướng đọc của SV.............................................. 39

Bảng 2.2: Thông tin về kỹ năng đọc của SV.......................................................................... 42
Bảng 2.3: Thông tin về khả năng lĩnh hội nội dung đọc của SV................................. 44
Bảng 2.4: Thơng tin SV xác định mục đích của việc đọc................................................ 46
Bảng 2.5: Thông tin về thái độ của SV đối với tài liệu..................................................... 49
Bảng 2.6: Giá trị và chuẩn mực đọc của SV........................................................................... 52
Bảng 2.7: Thông tin SV nhận xét về các dịch vụ của TV................................................ 54
Bảng 2.8: Thông tin các nội dung cần thiết hỗ trợ phát triển VHĐ cho SV..........56
Bảng 2.9: Thông tin cần thiết được đổi mới để phát triển VHĐ cho SV.................57
Bảng 2.10: Kết quả học tập và số lần sử dụng dịch vụ TV của SV............................59


ii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Biểu đồ 2.1: Biểu diễn thông tin về năng lực định hướng đọc của SV....................40
Biểu đồ 2.2: Biểu diễn các thông số về kỹ năng đọc của SV........................................ 42
Biểu đồ 2.3: Khả năng lĩnh hội nội dung đọc của SV....................................................... 45
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ % các nội dung xác định mục đích đọc của SV............................ 48
Biểu đồ 2.5: Thái độ của SV đối với tài liệu.......................................................................... 50
Biểu đồ 2.6: Những yếu tố liên quan đến giá trị và chuẩn mực đọc.......................... 53
Biểu đồ 2.7: SV nhận xét về các dịch vụ của TV................................................................ 55
Biểu đồ 2.8: Các yếu tố cần được hỗ trợ để phát triển VHĐ......................................... 57
Biểu đồ 2.9: Các nội dung cần đổi mới để phát triển VHĐ cho SV.......................... 58
Biểu đồ 1.10: Kết quả học tập tồn khóa của SV................................................................ 60
Biểu đồ 2.11: Kết quả học tập và số lần SV sử dụng dịch vụ TV............................... 61
Hình 1.1: Sơ đồ phân bổ 10 quốc gia đọc nhiều nhất năm 2016................................. 3
Hình 1.2: Thế giới đọc sách như thế nào năm 2018?......................................................... 4
Hình 1.3: Kim tự tháp học tập........................................................................................................ 17



iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10


THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thơng tin chung:
- Tên đề tài: Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp
- Mã số: SPD2019.01.05
- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Như Quyến
- Thời gian thực hiện: 12 tháng
2. Mục tiêu:
- Khảo sát thực trạng VHĐ của SV trường Đại học Đồng Tháp.
- Tổng hợp, phân tích số liệu để tìm ra những ưu điểm, hạn chế, các yếu tố chi

phối, ảnh hưởng đến VHĐ và nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu.
- Đề xuất các biện pháp phát triển VHĐ cho SV.
3. Tính mới và sáng tạo: Rất tốt. Vì, đây là vấn đề nghiên cứu được Hội đồng Khoa


học thẩm định đầu tiên tại Trường Đại học Đồng Tháp.
4. Kết quả nghiên cứu:

Tập dữ liệu định tính và định lượng về các yếu tố cấu thành VHĐ, phát triển VHĐ.
Báo cáo toàn văn của đề tài cùng với: Cơ sở lí luận về phát triển VHĐ, dữ liệu khảo sát
thu thập được, những nội dung, giá trị cốt lõi về VHĐ của SV. Giải pháp của vấn đề
nghiên cứu là sự kết hợp từ nhiều đơn vị, cá nhân để phát triển VHĐ cho SV thuận lợi
nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho SV và góp phần nâng cao chất
lượng GD&ĐT trong nhà trường.
5. Sản phẩm:
Báo cáo toàn văn nội dung nghiên cứu, dày trên/dưới 100 trang A4.
01 bài báo “Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp –
Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Đồng Tháp, Tập 9, Số 2,
tháng 4 năm 2020.
6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của

kết quả nghiên cứu:
- Phương thức chuyển giao: Kết quả nghiên cứu là sản phẩm, tài liệu tham khảo của

Trường Đại học Đồng Tháp.
- Địa chỉ ứng dụng: Trung tâm Thông tin – Thư viện Lê Vũ Hùng.


- Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu: VHĐ là nền tảng hoàn thiện

nhân cách cho SV theo chuổi giá trị “chân, thiện, mỹ”. Thiết kế được cơ sở lí luận về
phát triển VHĐ và thông tin các yếu tố cấu thành VHĐ của SV. Cơ sở lí luận và thực
trạng của nghiên cứu này là cơ sở, nền tảng cho những nghiên cứu sau này.


INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information:
Project title: The reading cultures development for students of
Dong Thap University.
Code number: SPD2019.01.05
Coordinator: Nguyen Thi Nhu Quyen.
Duration: from June 2019 to May 2020.
2. Objective(s):
Reality survey about reading cultures development for students of Dong Thap
University.
Synthesis and data analysis to find out the advantages, limitations, dominant
factors, affecting the reading culture and the cause of the research problem.
Proposing measures to reading culture develop for students.
3. Creativeness and innovativeness: Excellent. Because reading culture develop was

problem research the first evaluated by the Scientific Council at Dong Thap University.
4. Research results:

The collection qualitative and quantitative data set about the constituents of
reading culture, developing reading culture.
The full text report of research issue with: Theoretical background for
developing the reading culture, the survey data collected, the content, the core values
of the reading culture of the students. The solution of the research problem are the
combination of many organization and individuals to develop the student's reading
culture to facilitate students' learning efficiency and contribute to improving the quality
of education and training in schools.


5. Products:

The report full text of the research content about 100 thick pages A4.
The one article “The reading cultures development for students of dong thap
university - situation and solutions”, Journal of Science of Dong Thap University,
Episode 9, No. 2, April 2020.
6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of

research results:
Transfer alternatives: The research results are references of Dong Thap
University.
Application institutions: Le Vu Hung Library Information Center
Impacts and benefits of research results: Reading culture are the background
to improve the personality for students to follow the value "truth value, kindness,
beauty" value chain. The build the theoretical basis for developing reading culture and
information of constituent reading culture of students. The situation and basis for
arguments of this research is the background for further research.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tổng quan về văn hóa đọc trên thế giới và trong nước
1.1. Văn hóa đọc trên thế giới
Văn hóa đọc (VHĐ) nói chung và phát triển VHĐ trong nhà trường là vấn đề được
hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm. Vì phát triển VHĐ là một trong những nội
dung quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của mỗi quốc gia. Ở các nước
phương Tây, sách vẫn giữ vị trí rất quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Trong đó
các nước khu vực Bắc Âu, sách được đọc trên tàu điện, ngồi cơng viên và qn cà phê.
Đọc sách khơng chỉ là thú vui rảnh rỗi mà cịn được coi là một dịng chảy văn hóa trong đời
sống hàng ngày. Ở Anh, phát triển VHĐ khơng phải chỉ có ở trong nhà trường, gia đình mà
thậm chí cịn là trách nhiệm của chính quyền. Nghiên cứu ở Anh cho thấy, người càng bận

rộn, thành cơng thì lượng sách đọc cao hơn với các thành phần còn lại của xã hội. Đọc sách
cũng như những thói quen khác nhau trong ngày, chỉ khác biệt khi mỗi người sẽ chọn thứ
tự ưu tiên cho từng việc là khác nhau [30].
Tại Hội nghị WIPO (World Intellectual Property Organization-Tổ chức sở hữu Trí tuệ
Thế giới) tổ chức ở thành phố Nairobi, Keya, ngày 03,04/5/2012 với chủ đề: “Tăng cường
VHĐ và Sách trong kỷ nguyên số: Quyền tác giả như một phương tiện để thúc đẩy sự sáng
tạo và truy cập”, tác giả Japhet Okite trong báo cáo “The role of the library in promoting
reading” – tạm dịch là “Vai trò của Thư viện trong việc thúc đẩy đọc” đã nêu lên vai trò của
thư viện (TV) trong việc thúc đẩy việc đọc sách của con người thơng qua các hình thức: ưu
tiên cho trẻ em, khuyến khích giáo viên sử dụng TV trường học hiệu quả. Tác giả cũng nêu
lên thách thức mà TV phải đối mặt khi: thiếu kinh phí, cơ sở vật chất còn hạn chế, các dịch
vụ TV chưa đáp ứng nhu cầu bạn đọc.
Trường đại học Malaya, ở Malaysia hệ thống TV được xây dựng từ năm 1959 với
mục tiêu cung cấp nguồn thông tin, dịch vụ chất lượng đáp ứng nhu cầu đọc, nghiên cứu,
giảng dạy, học tập cho giảng viên (GV) và sinh viên (SV). VHĐ nói chung đều có sự gắn
kết với TV trong tổ chức nhà trường [17]. VHĐ chiếm một vị trí quan trọng trong tổ chức
Nhà trường, VHĐ tác động tích cực đến quá trình học tập, giáo dục ở trường học.


2
Cũng như vậy, VHĐ ở Vương quốc Ma-Rốc được khuyến khích đọc từ độ tuổi thiếu
nhi, thúc đẩy việc đọc trong các hoạt động cộng đồng, nâng cao dân trí, để nắm bắt thông
tin, nâng cao hiệu quả chất lượng cuộc sống về văn hóa xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc ở Ma-Rốc [22].
Ở Pháp, VHĐ được theo dõi và đánh giá tại mỗi chức năng của TV riêng biệt như: TV

thông tin phục vụ cộng đồng, TV các trường đại học, các TV khoa học, các TV tỉnh, TV
công cộng. Tại đây, mỗi TV hoạt động có những điểm khác nhau về tài nguyên sách, đối
tượng bạn đọc và thời gian phục vụ. Tóm lại là vấn đề nâng cao dân trí, tiếp cận những giá
trị tri thức khoa học hiện đại, nâng cao hiệu quả phục vụ bạn đọc và phát triển VHĐ [9].

Hoạt động đọc ở các nước trên thế giới cho thấy, 6 đất nước có dân số đọc sách
thường xuyên nhất, bao gồm:
Ấn Độ, thời gian đọc sách trung bình trong một tuần của người dân gần 11 giờ (10 giờ
42 phút). Trong đó có 25% số người trẻ đọc sách thường xuyên, 49% số người đọc sách
như một cách giải trí; Israel, dân tộc Do Thái nổi tiếng với chỉ số IQ trung bình 110, nơi đã
sinh ra cho nhân loại những thiên tài như: Albert Einstein, Karl Marx, Johann Strauss…
Đất nước Trung Đơng này có hai chỉ số về sách và số người trẻ đọc sách cao nhất thế giới.
Thậm chí, họ cịn đặt các cuốn sách ở nghĩa trang vì họ tin rằng các linh hồn sẽ tiếp tục đọc
sách; Nhật Bản, đất nước mặt trời mọc được cả thế giới nể phục bởi tin thần tự lực tự
cường ở mọi lĩnh vực trong quá trình xây dựng, cải tổ văn hóa, văn minh và phát triển đất
nước. VHĐ ở Nhật Bản được hình thành sớm cách đây hơn 300 năm. Từ thời Genroku
(1688-1704), nước Nhật đã có hệ thống xuất bản với lượng sách lên đến 10.000 cuốn/năm.
Ngày nay, mỗi năm Nhật xuất bản 43.000 đầu sách. Bình quân mỗi năm một người dân đọc
10 quyển sách. Đặc biệt, người Nhật có thói quen tranh thủ đọc sách ở mọi lúc, mọi nơi:
đường phố, bến xe bus, trên tàu điện ngầm…; Đức, là đất nước có nền VHĐ ổn định trong
thời đại công nghệ thông tin áp đảo hiện nay. Có đến 7/10 người (chiếm 68.7% trong
25.000 người) thích đọc sách và thường xuyên đọc sách, 3/10 người (chiếm 29.6% trong
25.000 người) đặc biệt đam mê sách. Như vậy có 44.6% người Đức đọc sách ít nhất một cuốn
sách mỗi tuần; Thái Lan, người dân đất nước chùa vàng đã dành trung bình 37 phút để đọc
sách mỗi ngày, có 81.8% dân số từ 6 tuổi trở lên thường xuyên đọc sách và nhóm tuổi


3
đọc nhiều nhất là trẻ em từ 6 đến 12 tuổi; Malaysia, có số sách được đọc rất nhiều trung
bình một người Malaysia đọc 14 quyển sách mỗi năm [35].
Tuy nhiên ở đất nước Mỹ lại khác hơn, theo thống kê từ trang Global English Editing,
số liệu năm 2015 cho thấy 27% người Mỹ trưởng thành không đọc một cuốn sách nào
trong suốt 12 tháng gần nhất. Mặc dù hơn 1/4 dân số trưởng thành không đọc sách nhưng
số lượng đọc trung bình trên đầu người của nước Mỹ vẫn là 12 cuốn/năm. Người Mỹ dùng
5.7giờ/tuần để đọc các loại tài liệu như: sách in, sách điện tử, tin tức trên báo mạng, tạp chí,

email cơng việc… Vị trí này đứng thứ 23 trên toàn thế giới. Mỹ thu được hàng năm, đứng
đầu và chiếm đến 30% tổng doanh số của thị trường xuất bản ở tất cả các nước trên thế
giới. Hình 1.1 cung cấp thơng tin về sự phân bố của 10 quốc gia đọc nhiều nhất năm 2016.

Hình 1.1: Sơ đồ phân bố 10 quốc gia đọc nhiều nhất năm 2016 [35]
Mặt khác, theo thông tin ghi nhận năm 2018 của trang FeelGood tổng hợp cho thấy
những điều thú vị liên quan đến VHĐ, hoạt động đọc của các quốc gia trên thế giới, khác
với thông tin các quốc gia đọc nhiều nhất trên thế giới trong năm 2016. Hình 1.2 minh họa
cho nội dung này.


4

Hình 1.2: Thế giới đọc sách như thế nào? [37]
Trong đó, Ấn Độ đứng đầu tiên với 10.42 giờ/tuần, tiếp theo là Thái Lan, Trung Quốc,
Philippines, Ai Cập, Cộng Hòa Séc, Nga, Thụy Điển, Pháp, Hungary, Ả rập Xê út, Hong
Kong, Anh và Nhật Bản dành 4.06 giờ/tuần để đọc sách [37].
Nhìn chung, VHĐ ở các nước trên thế giới được đầu tư với nhiều hình thức, tổ chức,
hoạt động đa dạng, phong phú theo mỗi nền văn hóa của dân tộc riêng biệt, tạo nền tảng
cho việc phát triển VHĐ trong đời sống xã hội. Phát triển VHĐ được xem là nhiệm vụ quan
trọng của mỗi quốc gia.
1.2. Văn hóa đọc ở trong nước
VHĐ thuộc lĩnh vực văn hóa xã hội chịu sự chi phối và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
khách quan, chủ quan khác nhau. Ngày nay, nghiên cứu về VHĐ nói chung và VHĐ của
SV ở trường đại học được nhiều nhà khoa học quan tâm nhằm góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống, dân trí, hoạt động giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) trong Nhà trường.
Ngoài ra, quan tâm đến VHĐ và phát triển VHĐ nhằm đề cao giá trị, vai trò của sách trong
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong xã hội lồi người, nền văn hóa nào cũng có những
cơng cụ và phương tiện vật chất riêng biệt để sản xuất và phát triển xã hội. Trong số các



5
loại cơng cụ, phương tiện ấy thì sách là một loại sản phẩm diệu kỳ. Sách đóng một vai trị
quan trọng, là nguồn kiến thức, là phương tiện, công cụ để sáng tạo ra nhận thức thế giới.
Cụ thể như sau:
Đọc quyển sách “Suy nghĩ về sách, VHĐ và TV” của tác giả Nguyễn Hữu Giới sẽ cảm
nhận rõ nét về những tâm huyết, suy nghĩ và trăn trở của người làm TV khi nói về sách,
VHĐ và TV. Tác giả trăn trở về VHĐ: “Trong nửa sau của thế kỷ 20, sự phát triển như vũ
bão của khoa học và công nghệ, nhất là bùn nổ thông tin với sự xuất hiện của vơ tuyến
truyền hình, video và các phương tiện nghe nhìn khác, đã khiến người ta tập trung vào số
phận của sách: Liệu có phải sách đang mất dần vị trí độc tơn của nó trong nền văn hóa
hay khơng?” [10]. Tác giả biện luận chặt chẽ để phân tích và chứng minh rằng: Dù mai sau,
khi xã hội đã phát triển cao hơn, con người có thể đọc sách trong TV điện tử, qua các trang
mạng xã hội nhưng sách vẫn khơng mất đi văn hóa truyền thống lâu đời vốn có của nó.
Theo Nguyễn Kiểm trong bài báo “Phát triển VHĐ cần lắm một ngày sách Việt Nam”
(Tạp chí TV Việt Nam, số 2(46)–3/2014). Tác giả đã chỉ ra vai trò quan trọng của VHĐ
xuyên suốt chiều dài lịch sử. Từ trong quá khứ cho đến hiện tại, tác giả nêu lên một số tấm
gương điển hình hiếu học, hiếu đọc như: Lê Q Đơn, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh…
Tác giả kêu gọi cần tổ chức ngày “Sách Việt Nam” được thực hiện trên cả nước để phát
triển VHĐ, nâng cao dân trí cho cộng đồng xã hội.
Theo tác giả Trần Văn Hồng trong bài báo “Xây dựng xã hội học tập suốt đời và phát
triển văn hóa đọc tại Thư viện Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh” (Tạp chí TV Việt Nam, số
1(69) – 01/2018). Ơng cho rằng phát triển VHĐ ln mang ý nghĩa chiến lược trong việc
nâng cao dân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực, là nhân tố quan trọng mang
tính quyết định mọi thành cơng trong xã hội.
Ngồi ra, VHĐ cịn được chọn để làm đề tài luận văn thạc sĩ, như tác giả Nguyễn Thị
Thanh Thủy đã thực hiện đề tài “VHĐ của sinh viên đại học Quốc gia Hà Nội”, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2014. Các công trình nghiên cứu trước đây
được nghiên cứu từ thực trạng VHĐ và đến mục tiêu cuối cùng là đưa ra giải pháp để thấy
được tầm quan trọng của VHĐ, khẳng định vai trò của VHĐ trong đời sống xã hội, trong

Nhà trường nói chung.


6
Theo Cục Xuất bản Việt Nam đã thống kê trong ba năm gần đây cho thấy, bình quân mỗi
năm Việt Nam xuất bản khoảng 400 triệu bản sách. Điều đáng nói là trong số này có hơn 300
triệu bản sách giáo khoa phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, tham khảo kiến thức cho 2,2
triệu học sinh, SV trên cả nước. Còn lại 100 triệu bản sách chia đều trên 90 triệu dân. Có nghĩa
là mỗi năm người Việt đọc chừng 1 quyển sách. Trong đó có: 98% giới trẻ không đọc quyển
sách nào trong tuần; 80% bạn trẻ không đụng đến quyển sách trong suốt một năm và chỉ có
12% bạn trẻ ở nhóm tuổi 20-30 có đọc sách, truyện khác ngồi các sách chun mơn. Điều đó
cho thấy VHĐ của người Việt đang còn quá thấp. Theo ý kiến của ơng Lê Hồng, Phó Chủ tịch
Hội xuất bản Việt Nam cho rằng: “Nguyên nhân chính của thực trạng này là do người Việt
khơng có thói quen đọc sách từ nhỏ. Đến khi trưởng thành thì khó hình thành thói quen này.
Qua khảo sát thực tiễn ở nhiều trường tại Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành cho
thấy, số trường học quan tâm đến giờ đọc sách của học sinh còn rất thấp, TV chưa được thu
hút, nhiều sách chưa phù hợp với học sinh” [38].

Vì vậy, đề tài “Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp”,
không nghiên cứu dàn trải mà cụ thể hóa những mặt tích cực khi SV sớm tiếp cận và có nền
tảng cơ bản về VHĐ. Mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả hướng đến của đề tài: Phát triển VHĐ
cho SV bằng nhiều hình thức; Nhằm nâng cao khả năng tự học cho SV; Góp phần cải thiện
kết quả học tập của SV và nâng cao chất lượng GD&ĐT trong Nhà trường.

2. Tính cấp thiết của đề tài
VHĐ là cụm từ chưa được định nghĩa hay lý giải cụ thể, tường minh. Hiện nay trong
từ điển tiếng Việt vẫn chưa hoàn thiện khái niệm “văn hóa đọc”. Đây cịn là vấn đề được
nhiều nhà khoa học quan tâm, đặc biệt chú trọng trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục nói
chung. VHĐ được xây dựng từ nền tảng căn bản của mỗi cá nhân, gia đình và tổ chức trong
xã hội. VHĐ giúp nâng cao dân trí, nâng cao hiệu quả trong hoạt động dạy và học, nghiên

cứu khoa học góp phần kiến tạo nên nét văn hóa và nhân cách riêng biệt, đặc biệt cho mỗi
cá nhân cũng như tập thể, đơn vị. Thực tế ở đâu đó vẫn cịn những hạn chế của SV về lối
sống, tác phong, thái độ… thể hiện sự thiếu hụt một phần trong văn hóa ứng xử, văn hóa
giao tiếp, văn hóa giao thơng và VHĐ. Ngày 01/4/2011, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã
ban hành Quyết định số 1166/QĐ-BVHTTDL, chọn ngày 23/4 hàng năm là ngày “Hội


7
sách Việt Nam”. Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị ngày 21/4 hàng năm là ngày “Sách
Việt Nam”. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã xây dựng đề án “Phát triển VHĐ trong
cộng đồng giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn 2030” để góp phần phát triển VHĐ nói chung.
Hơn thế nữa, kỳ họp thứ 8 khóa XIV vào ngày 21 tháng 11 năm 2019 Quốc hội đã thông
qua Luật Thư viện 2019, Luật Thư viện có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2020. Tại
Điều 29 Khoản 1 quy định ngày 21 tháng 4 hàng năm là Ngày sách và VHĐ Việt Nam (Dự
thảo Luật Thư viện).
Phát triển VHĐ cho SV là việc làm quan trọng góp phần nâng cao chất lượng
GD&ĐT trong Nhà trường. Vì hoạt động đọc, nhu cầu chọn lựa nội dung đọc sẽ đem lại
cho SV: Sự đam mê trong nghiên cứu, tự học; Sự sáng tạo khi tương tác với GV trên con
đường tìm kiếm tri thức; Biết lựa chọn khi tiếp nhận tri thức mới; Hiểu đúng giá trị khoa
học nền tảng của chuyên ngành theo học và biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
cuộc sống một cách hữu ích; Hiểu được giá trị của sự sáng tạo, tích cực tiên phong trong
nghiên cứu khoa học; Tự hiểu mình, để quản lý (QL) tốt bản thân và thích nghi với những
đổi mới của cộng đồng, xã hội; Tự tin phản biện để bảo vệ những luận chứng của bản thân
và những giá trị chân lý; Biết nhận xét, đánh giá khách quan, bình đẳng trong các vấn đề
của cuộc sống; Biết cống hiến, biết phụng sự và biết sống tử tế… Giá trị của VHĐ tiệm cận
đến nhiều ý tưởng nghiên cứu và tư duy tích cực. Điều đó thể hiện qua việc ứng xử đọc, giá
trị đọc và những chuẩn mực đọc: Bạn đọc cho ai? Bạn đọc để làm gì? Bạn đọc như thế
nào? Bạn đọc nội dung gì? Tất cả đều rất cần thiết cho SV trường Đại học Đồng Tháp. Vì
VHĐ góp phần hồn thiện nhân cách cá nhân, văn hóa ứng xử, đạo đức bản thân, đạo đức
nghề nghiệp mà SV theo học. Ngoài ra, phát triển VHĐ cho SV là yếu tố quan trọng, cần

thiết và mang tính quyết định đến việc phát huy những ý tưởng sáng tạo của đội ngũ cán bộ
TV, phục vụ và đáp ứng nhu cầu cho SV ngày càng chun nghiệp hơn, vì TV có vị trí, vai
trị quan trọng mang tính quyết định đến hiệu quả, chất lượng trong các hoạt động đọc tự
học, giáo dục tự thân của SV.
Hiện nay, phần lớn SV chọn đọc sách online, sách điện tử, đọc trực tuyến phổ biến
hơn là đọc tài liệu bảng in. SV thường sử dụng Google hay AOL (America Online là dịch
vụ Internet toàn cầu có trụ sở tại Hịa Kỳ) để tìm kiếm thơng tin nhanh hơn. Điều đó làm


8
chúng tôi trăn trở cho hoạt động đọc tài liệu bản in dần bị giảm xuống. Sự phát triển của kỹ
thuật khoa học công nghệ đem lại nhiều thuận lợi cho việc tìm kiếm, tra cứu tư liệu;
Phương tiện nghe nhìn hiệu quả, hình thức thể hiện phong phú trên các kênh vô tuyến,
radio, Youtube và các thiết bị thông minh…. Điều đó làm chi phối, ảnh hưởng đến những
nội dung và giá trị VHĐ của SV. Việc tìm kiếm tư liệu hay chọn lựa nội dung đọc của SV
Trường Đại học Đồng Tháp còn một số hạn chế nhất định. Thể hiện qua giao tiếp, ứng xử
giữa SV với SV, giữa SV với GV, giữa SV với cán bộ phục vụ, SV với thiết bị, cơ sở vật
chất của Nhà trường và SV với cộng đồng. Kết quả học tập, tự học, tự nghiên cứu và giáo
dục tự thân của SV chưa cao. Phần nhiều SV nhận thấy tầm quan trọng của VHĐ, hoạt
động đọc, tự học và tự nghiên cứu chưa cao. Cũng như vậy, động cơ tích cực cho hoạt động
đọc, xem việc đọc là niềm đam mê để phát triển bản thân, phát triển nghề nghiệp của SV
chưa cao.
Trên đây là những lý do mang tính cấp thiết, vừa là động cơ vừa là cơ hội để chúng
tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài “Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường Đại học
Đồng Tháp” nhằm góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT trong Nhà trường.
3. Mục tiêu
Khảo sát thực trạng VHĐ của SV Trường Đại học Đồng Tháp.
Đề xuất các biện pháp hiệu quả, thiết thực nhằm phát triển VHĐ cho SV Trường Đại
học Đồng Tháp.
4. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu

Quan sát thực tiễn qua công tác giảng dạy và nhiệm vụ phục vụ bạn đọc tại Phịng
Mượn, Trung tâm Thơng tin Thư viện Lê Vũ Hùng. Giao tiếp với SV trong quá trình tìm
hiểu nhu cầu bạn đọc để tìm ra những ưu điểm và hạn chế của SV khi ít có thói quen đọc
sách cũng như một số kỹ năng, khả năng học, đọc và nghiên cứu...
Tìm hiểu cơ sở lí luận về VHĐ và phát triển VHĐ qua sách, báo, tạp chí, thơng tin
trên các website đáng tin cậy. Thiết kế bảng hỏi, thông tin khảo sát SV. Chỉ ra được một số
điển hình về việc sử dụng TV hiệu quả của SV.


9
Thu thập số liệu, nhận xét, đánh giá để tìm ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân
của thực trạng. Từ đó, đề xuất các biện pháp phát triển VHĐ cho SV phù hợp với thực tiễn
Nhà trường.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
Phương pháp khảo sát SV bằng bảng hỏi ankét, phỏng vấn;
Phương pháp quan sát;
Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: VHĐ của sinh viên.
Phạm vi nghiên cứu: Trường Đại học Đồng Tháp.


10

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC
1.1 Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm văn hóa

Theo Từ điển Hán Việt và giải thích tách từ “Văn hóa”. “Văn” là cái đẹp, hướng tới
cái đẹp; “Hóa” là sự biến hóa, biến đổi theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực. Văn hóa có
nguồn gốc từ tiếng Latinh: cultura (có nghĩa là cải tạo, xử lý, vun trồng, phát triển, sùng
kính, giáo dục), là khái niệm rất đa nghĩa được sử dụng thường xuyên trong ngôn ngữ đời
thường và trong ngơn ngữ khoa học. Văn hóa khơng những là các lĩnh vực hiện thực khác
nhau mà còn là tính hiện thực của con người trong các lĩnh vực ấy [14, tr.28].
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo, tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với mơi
trường tự nhiên và xã hội [25, tr.10].
Văn hóa là “Tổng thể những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong
quá trình lịch sử, như: Kho tàng văn hóa dân tộc; Văn hóa phương Đơng” [20, tr.741].
Theo tác giả Mai Văn Hai: Khơng có cái vật gì gọi là văn hóa cả và ngược lại bất kỳ
vật gì cũng có cái mặt văn hóa. Văn hóa là một quan hệ. Nó là mối quan hệ giữa thế giới
biểu tượng và thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một
tộc người, một cá nhân so với một tộc khác, một cá nhân khác. Nét khác biệt giữa các kiểu
lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hóa khác nhau là độ khúc xạ
riêng có mặt ở mọi lĩnh vực và rất khác độ khúc xạ ở một tộc người khác [13, tr.20].
Như vậy, văn hóa là những biểu hiện trong cuộc sống đời thường, những biểu hiện đó
được thể hiện bao gồm các giá trị và chuẩn mực có khả năng chi phối đời sống của cá
nhân hay cộng đồng.
1.1.2. Khái niệm văn hóa đọc
Từ đọc trong từ điển tiếng Việt là phát ra tiếng, thành lời theo văn bản có sẵn. Đọc to,
đọc thầm để thấu hiểu nội dung của bản vẻ, văn bản, sách, báo, tạp chí…


11
Thuật ngữ văn hóa đọc (VHĐ) cho đến nay chưa có trong từ điển, chưa có một khái
niệm hồn chỉnh và thống nhất. Ở mỗi góc nhìn khác nhau có những quan niệm khác nhau
về VHĐ. Bởi vì VHĐ là một phần của văn hóa thể hiện trong nhân cách riêng biệt và khác
biệt của mỗi cá nhân. Giáo sư Chu Hảo cho rằng có ba yếu tố cấu thành VHĐ là: thói quen

đọc, phương pháp chọn sách và kỹ năng đọc. Ba yếu tố này luôn hỗ trợ cho nhau và được
hình thành khi hoạt động đọc đã được rèn luyện từ rất sớm [12, tr.21].
Tác giả Trần Thị Minh Nguyệt cho rằng: VHĐ là tổng thể các năng lực của chủ thể
(người đọc) hướng tới việc tiếp nhận và sử dụng thông tin trong tài liệu, thể hiện ở khả
năng định hướng tới tài liệu, khả năng lĩnh hội tài liệu một cách sáng tạo cũng như thái độ
ứng xử với tài liệu của mỗi người [18, tr.6-13]. Như vậy, mỗi cá nhân có cách đọc và VHĐ
ở một mức độ nhất định, tùy thuộc vào khả năng lĩnh hội, năng lực giải mã và sự tiếp nhận

tài liệu khác nhau.
Tác giả Nguyễn Hữu Viêm cho rằng: VHĐ là một khái niệm có hai nghĩa ở phạm vi
cá nhân và tập thể; Đối với nghĩa rộng, VHĐ là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc
của tập thể, tổ chức, cộng đồng xã hội, của các nhà QL và cơ quan QL nhà nước; Đối với
nghĩa hẹp, VHĐ là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân trong xã hội,
là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc [28, tr.19-26]. Có nghĩa là, VHĐ gắn liền với
ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân.
Theo tác giả Nguyễn Công Phúc, VHĐ là cách đọc tích cực, nhằm mục tiêu khai thác,
sử dụng có hiệu quả những thông tin, tri thức chứa đựng trong sách và trong các loại tài
liệu khác, bao gồm cả tài liệu bảng in và tài liệu điện tử. VHĐ bao hàm tồn bộ những kiến
thức, kỹ năng, thói quen cần cho người đọc, để đạt tới mục tiêu đọc [19, tr.7-10]. VHĐ là
cách đọc tích cực để phục vụ cho những mục tiêu cao cả như: nâng cao dân trí, đào tạo
nhân tài và phát triển xã hội. Đọc để khẳng định những giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ,
tôn vinh những giá trị cao đẹp của con người trong xã hội. Tính tích cực thể hiện trong việc
xác định những chủ đề cần đọc, lựa chọn sách đọc và biết vận dụng những gì đọc được vào
trong thực tiễn cuộc sống. VHĐ là một phần trong văn hóa tổng thể của mỗi cá nhân.
Từ khi chữ viết ra đời thì hoạt động đọc của con người xuất hiện. Khi phát minh ra
việc in ấn thì hoạt động đọc của con người được phổ biến hơn. Qua việc đọc sách, báo, tạp


12
chí sẽ bổ túc thêm những kinh nghiệm sống, những mãng kiến thức bị thiếu hụt, biết thêm

những kinh nghiệm trong lao động, sản xuất… Điều đó cho thấy, VHĐ có vị trí, vai trị
quan trọng trong đời sống con người.
Như vậy, VHĐ là thước đo về năng lực chọn lựa, tiếp nhận thơng tin từ bên ngồi của
mỗi cá nhân, là sự nhận thức và cách ứng xử của cá nhân đối với sách, vật mang thông tin
theo chiều hướng tích. VHĐ thể hiện qua hành vi, thái độ của người đọc đối với sách nói
chung, kiến thức mà vật mang thơng tin mang lại. Qua đó sẽ nhận được những giá trị thích
ứng với hoạt động đọc nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho mỗi cá
nhân, cộng đồng và xã hội.
1.1.3. Khái niệm phát triển
Phát triển là mở mang từ nhỏ thành to, từ yếu thành mạnh [20, tr.499]
Phát triển là một phạm trù triết học vận động để đưa đến cái mới và thay thế cái cũ.
Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất,
quá trình diễn ra theo hình xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ của sự lặp lại xem như sự vật ban đầu
nhưng ở cấp độ cao hơn. Phát triển là sự tăng trưởng được kế thừa những giá trị, phạm vi
và dựa trên nền tảng trước đó. Vì vậy kết quả của sự phát triển ở mỗi giai đoạn là khác
nhau cả về qui mô số lượng và chất lượng của một sự vật, hiện tượng cụ thể.
Như vậy, phát triển là làm cho sự vật, hiện tượng hiện có dần dần trở nên lớn, mạnh
hơn cả về số lượng và chất lượng.
1.1.4. Khái niệm phát triển văn hóa đọc
Phát triển VHĐ là sự kết hợp của hai phạm trù “phát triển” và “VHĐ”. Ở mỗi hình
thái kinh tế xã hội khác nhau, những nhìn nhận về tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội khác nhau
sẽ có những nhận định hay giá trị về phát triển VHĐ là không như nhau.
Phát triển VHĐ là hoạt động diễn ra hàng ngày trong mỗi thời khắc của cuộc sống, ở
mỗi giai đoạn thăng trầm của xu thế phát triển và trào lưu văn hóa xã hội. Trong lĩnh vực
giáo dục, VHĐ ở trường đại học là hoạt động diễn ra trong suốt thời gian SV học tập, lao
động và rèn luyện chun mơn. Q trình đó được diễn ra tích cực hay tiêu cực và chịu sự
chi phối của những yếu tố khách quan, chủ quan khác nhau của mỗi SV.


13

Vì vậy, phát triển VHĐ cho SV trường đại học nói chung là những cách làm, cách tổ
chức, tác động tích cực đến SV về VHĐ để SV thực hiện tốt q trình giáo dục tự thân
thơng qua người thầy trung gian là “sách, báo, tạp chí…”. Đọc, phải đọc đúng, hiểu đúng
về thế giới quan xung quanh, để biết giá trị và ý nghĩa của mọi sự vật hiện tượng và cả quy
luật của vũ trụ… Đó là những cơ hội để làm giàu tri thức cho SV, giúp cho SV tiếp cận
VHĐ từ sớm sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho bản thân, tích lũy tri thức làm hành
trang trong cuộc sống. Như lời dạy của Bác Hồ: “Học ở đâu? Học ở trường học, học trong
sách vở, học lẫn nhau và học ở dân”. Không những thế “Đọc sách giúp thay đổi cuộc đời
bạn. Nó mở ra trước mắt bạn những thế giới còn chưa được khám phá hay đã bị lãng quên,
đưa bạn đi vòng quanh thế giới và xuyên qua thời gian. Đọc sách giúp bạn thốt khỏi những
khng mẫu trong Nhà trường và theo đuổi nền giáo dục mà bạn muốn. Thông qua các
nhân vật-những thánh nhân và những kẻ tội đồ, hiện thực hay tưởng tượng, đọc sách sẽ chỉ
cho bạn cách làm thế nào để sống tốt hơn” (Donalyn Miller – [15, tr.130]).
Phát triển VHĐ là định hướng và dẫn dắt người đọc từ chỗ chưa có niềm đam mê đọc
tư liệu đến sự mong đợi thỏa đáng trong quá trình khám phá tri thức và niềm đam mê đọc
tư liệu phục vụ cho những mục tiêu hữu ích của bản thân, hoàn thành tốt nhiệm vụ rèn
luyện, học tập. Phát triển VHĐ để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân nhằm thích nghi phù
hợp với những đổi mới theo xu thế phát triển của xã hội trong gian đoạn hiện nay.
1.2. Vai trị, lợi ích và nội dung phát triển văn hóa đọc
1.2.1. Vai trị, lợi ích và sự cần thiết phải phát triển văn hóa đọc
1.2.1.1. Vai trị, lợi ích của văn hóa đọc
VHĐ có vai trị và lợi ích thiết thực trong cộng đồng xã hội nói chung và trong nhà
trường nói riêng. VHĐ là yếu tố quan trọng góp phần cải thiện tri thức, cải thiện kết quả
học tập của SV và nâng cao chất lượng GD&ĐT trong nhà trường. Vì vậy, Chính phủ đã
phê duyệt những đề án liên quan tới VHĐ để thấy được vai trò và tầm quan trọng của VHĐ
đối với một dân tộc. “Đề án phát triển Văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030”, Chính phủ đã khẳng định: “Phát triển VHĐ là một trong những nội
dung quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hoá, giáo dục của đất nước; Phát triển VHĐ
trên cơ sở khai thác có hiệu quả và khơng ngừng phát triển nguồn vốn tri thức, văn hóa của



14
con người và dân tộc Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tri thức của nhân
loại; Phát triển VHĐ là xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào
đọc trong toàn dân, đặc biệt quan tâm đến học sinh, SV và chú trọng cải thiện mơi trường
đọc, góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách,
tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong mỗi
con người Việt Nam, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập” [7].
Mặt khác, nếu SV tiếp cận sớm đến hoạt động đọc sẽ làm cơ sở, nền tảng phát triển
VHĐ thuận lợi và hiệu quả. Ngày 31 tháng 12 năm 2015, Bộ GD&ĐT đã có Cơng văn số
6841/BGDĐT-GDTX về việc đổi mới TV và phát triển VHĐ trong nhà trường phổ thông,
mầm mon. Công văn 6841/BGDĐT-GDTX đã chỉ ra 10 yêu cầu phát triển VHĐ trong nhà
trường. Sự quan tâm, chỉ đạo, khuyến khích và hỗ trợ của Bộ GD&ĐT là điều kiện thuận
lợi cho người học ở mỗi cấp học sớm tiếp cận với VHĐ, là cơ sở để phát triển VHĐ trong
các trường đại học nói chung.
Ngồi ra, VHĐ trong các hoạt động hàng ngày, trong quá trình học tập, rèn luyện là
vơ cùng quan trọng đối với SV nói chung. Đọc để nắm bắt thơng tin, mở rộng sự hiểu biết
về kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức xã hội, tự hiểu mình, nhận biết những sự vật,
hiện tượng xung quanh theo giá trị đúng/sai của nó. Hoạt động đọc có nhiều lợi ích, cụ thể
như sau. Theo Barack Obama: “Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới
sẽ mở ra trước mắt bạn” [15, tr.11]. Thói quen đọc sách sẽ dần kiến tạo nên VHĐ của mỗi
cá nhân, vì vậy khi nói đến lợi ích của VHĐ có nghĩa là hướng đến lợi ích của việc đọc
sách để tăng thêm sự hiểu biết của bản thân về thế giới quan xung quanh…
Thói quen đọc sách sẽ kích thích làm phấn chấn tinh thần và làm cho não bộ hoạt
động tích cực hơn. Đọc sách làm giảm đi sự căng thẳng và áp lực khi quá tải công việc, hay
phải đối mặt với những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Tăng thêm kiến thức về tất cả các
lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực mà cá nhân yêu thích, đam mê. Sự tăng trưởng kiến thức trong
lĩnh vực sở trường sẽ đem lại sự khác biệt, đặc biệt và duy nhất của sự thành cơng. Thói
quen đọc dần dần kiến tạo và hình thành nên VHĐ của bản thân qua đó vốn từ ngữ được
mở rộng, am hiểu nhiều lĩnh vực khoa học. Điều đó sẽ cải thiện trí nhớ, sự tập trung, tăng

cường khả năng tư duy, phân tích và phản biện. Hơn thế nữa, đọc làm cải thiện


×