Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

TRUNG TÂM TT – TL – TV TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.41 KB, 4 trang )

TRUNG TÂM TT – TL – TV TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN
CN. Vũ Thị Tuyết Nhung
Văn hóa đọc – một bộ phận của văn hóa – là một trong những động lực thúc
đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có
thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại – xã hội dựa trên nền tảng của
nền kinh tế tri thức. Việc khẳng định vai trò của sách, xác định các giải pháp cho
phát triển văn hóa đọc là việc làm vô cùng cần thiết và cấp bách.
Trường Đại học Hùng Vương đang có những đổi mới toàn diện trong giáo
dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên, nắm bắt tình hình đó
Trung tâm TT – TL – TV cũng đang nỗ lực đóng góp công sức vào sự nghiệp đào
tạo của Nhà trường. Vấn đề phát triển văn hóa đọc cho sinh viên Trường Đại học
Hùng Vương là một vấn đề cần thiết và thiết thực góp một phần nâng cao chất
lượng đào tạo của Nhà trường .
1. Văn hóa đọc ngày nay
Theo thời gian cũng như sự biến chuyển của cuộc sống, văn hóa đọc dần bị
thay đổi. Thời đại công nghệ số đã khiến cho cả thế giới thay đổi cách sống, cách
sinh hoạt, làm việc và cả các thói quen giải trí. Thời gian gấp gáp với nhịp sống
công nghệ luôn bận rộn khiến cho việc ngồi đọc, suy ngẫm một cuốn sách có phần
trở nên xa xỉ. Chính vì thế văn hóa đọc cũng bị ảnh hưởng bởi văn hóa nghe, nhìn
vậy nên cách thức đọc cũng cần phải thay đổi để bắt kịp cuộc sống hiện đại. Các
loại hình xuất bản phẩm khác nhau cũng có ảnh hưởng khác nhau tới văn hóa đọc
của các đối tượng người đọc nói chung, nhóm đối tượng sinh viên nói riêng. Hiện
nay, trên thực tế xuất bản phẩm có hai dạng: In giấy truyền thống và xuất bản điện
tử.
Tài liệu in giấy hoặc tài liệu điện tử cũng đều có chung mục đích là thỏa mãn
nhu cầu đọc của mọi đối tượng người đọc. Thực tế, “Văn hóa đọc truyền thống”,
hay “Văn hóa đọc điện tử” về bản chất không có gì khác biệt, vẫn chỉ là phương
thức thỏa mãn nhu cầu đọc của mọi người trong xã hội, cho dù có nhiều phương
tiện đọc khác nhau, văn hóa đọc vẫn là một phương thức được con người sử dụng
phổ biến hàng ngày cho mục đích tiếp cận và lĩnh hội tri thức của nhân loại. Sự ra
đời của xuất bản phẩm điện tử đã hỗ trợ đắc lực cho các xuất bản in truyền thống


trong cung cấp thông tin, thỏa mãn nhu cầu đọc của xã hội.
2. Phát triển văn hóa đọc tại Trung tâm Thông tin – Tư liệu – Thư viện
Trường Đại học Hùng Vương
Trường Đại học Hùng Vương trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển,
trong quá trình đó đã đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao; Một trung tâm
nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ cho sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ và khu vực ”.
Xuất phát từ đòi hỏi quy trình đào tạo phải tổ chức sao cho, mỗi sinh viên có
thể tìm được cách học thích hợp nhất cho mình, đồng thời trường đại học phải
nhanh chóng thích nghi và đáp ứng cho việc phương pháp đào tạo theo học chế tín
chỉ. Theo đó, việc áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập mới tại Trường Đại
học Hùng Vương được thực hiện .
Đứng trước nhiệm vụ mới, đáp ứng yêu cầu nội dung đổi mới phương thức
đào tạo của Nhà trường và các chuẩn đầu ra đối với sinh viên, Trung tâm Thông tin
– Tư liệu – Thư viện đã đề ra hướng hình thành và phát triển văn hóa đọc cho sinh
viên, thông qua việc chủ động cung cấp thông tin.
Trung tâm đã chủ động tiếp cận, hình thành và phát triển văn hóa đọc cho
sinh viên Trường Đại học Hùng Vương. Trung tâm đã xây dựng hai loại hình phòng
đọc; Phòng đọc điện tử và Phòng đọc tài liệu in ấn. Phòng đọc điện tử sinh viên
được tiếp cận tài liệu dưới dạng điện tử, đó là các tài liệu nội sinh, và một số tài liệu
khác được cán bộ xử lý ngiệp vụ thông qua hệ thống phần mềm Dlib. Phòng đọc tài
liệu in ấn, trong đó có tài liệu là sách, báo và tạp chí; Tài liệu là sách được xử lý và
sắp xếp theo từng ngành học trong đó từng cuốn sách được xếp theo số ĐKCB, việc
sắp xếp như vậy giúp sinh viên tiếp cận với tài liệu được nhanh chóng, chính xác,
đúng nhu cầu tìm tin của mình. Tài liệu là báo và tạp chí được xử lý sắp xếp theo
từng tên tên báo, tạp chí.
2. Các giải pháp phát triển văn hóa đọc cho sinh viên Trường Đại học
Hùng Vương
Để phát triển văn hóa đọc cho sinh vien có hiệu quả hơn nữa, trung tâm TT
TL – TV đã đưa ra một số giải pháp mới:

Xây dựng chính sách bổ sung phù hợp về hình thức và nội dung vốn tài liệu
cho phù hợp với từng ngành đào tạo. Trung tâm tăng cường bổ sung đa dạng các
loại hình tài liệu như: Tài liệu in và điện tử. Về nội dung vốn tài liệu, Trung tâm bổ
sung tài liệu đảm bảo sự hài hòa giữa các lĩnh vực khoa học, nâng tỷ lệ bổ sung tài
liệu ở các chuyên ngành mới đào tạo, đồng thời đảm bảo sự bổ sung tài liệu giữa
các chuyên ngành, phù hợp yêu cầu môn học và số lượng sinh viên.
Tăng cường liên kết và chia sẻ nguồn lực thông tin với các trường đại học,
cao đẳng và các trung tâm nghiên cứu khác tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên có
thể khai thác và sử dụng tài liệu họ cần.
Trung tâm đề ra và thực hiện kế hoạch xây dựng và phát triển các sản phẩm
thông tin – thư viện hiện đại có giá trị gia tăng cao như: tìm tin, tập huấn sử dụng
thư viện, hỏi-đáp, cung cấp thông tin theo yêu cầu,…giúp sinh viên tìm và chọn lọc
thông tin phù hợp với nhu cầu của mình một cách dễ dàng, thuận tiện và nhanh
chóng, giảm thiểu thời gian tìm kiếm thông tin, đồng thời cung cấp cho sinh viên
các thông tin có tính chọn lọc và tổng hợp cao.
Để sinh viên đọc có hiệu quả Trung tâm tổ chức các buổi tuyên truyền để
sinh viên hiểu rõ vai trò của thư viện trong việc đáp ứng như cầu tự học, tự nghiên
cứu. Hình thức tuyên truyền đó là: buổi tập huấn sử dụng thư viện, giới thiệu sách
mới,…
Trung tâm có kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tích cực động
viên và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tự đào tạo, qua các khóa bồi dưỡng
nghiệp vụ, hội nghị, hội thảo,…phục vụ tốt công tác chuyên môn của Trung tâm.
Xã hội có phát triển hay cuộc sống có thay đổi thì văn hóa đọc vẫn là yếu tố không
thể thiếu, không thể thay thế. Bởi lẽ các loại hình văn hóa khác như văn hóa nghe
nhìn, không thể lấn át văn hóa đọc mà chúng chỉ bổ sung cho nhau, mỗi loại hình có
một thế mạnh riêng. Văn hóa đọc bao giờ cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc
truyền bá và tiếp thu kiến thức một cách hệ thống và sâu sắc mà văn hóa nghe nhìn
không thể làm được như vậy. Trong khi văn hóa nghe nhìn lấy đi sự sáng tạo, trí
tưởng tượng thì văn hóa đọc lại làm giàu thêm những thứ đó. Đọc sách vẫn luôn
được coi là một cách thưởng thức văn hóa sang trọng và có chiều sâu. Hãy để công

nghệ hiện đại có cơ hội bổ trợ cho cách thức đọc truyền thống, để văn hóa đọc nói
chung có thêm cơ hội phát triển. Thay cho lời kết tôi xin mượn câu nói của
Sôpenhaoơ: “Phần lớn tri thức của loài người thuộc các lĩnh vực chỉ tồn tại trên
giấy và trong sách, các trí nhớ bằng giấy của nhân loại. Bởi vậy chỉ có bộ sưu tập
sách, tức là thư viện mới là niềm hy vọng duy nhất và là trí nhớ không hủy diệt nổi
của loài người”.

×