Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Sieu am huong dan choc hut

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.81 KB, 3 trang )

SIÊU ÂM HƯỚNG DẪN CHỌC HÚT GAI NHAU, NƯỚC ỐI, MÁU CUỐNG RỐN
BS Nguyễn Huyền Trinh
I.

Chọc hút gai nhau
Có thể thực hiện qua ngã âm đạo ( 90% ) trường hợp hoặc qua đường bụng dưới sự hướng dẫn của
siêu âm
Thủ thuật sẽ được thực hiện qua đường bụng trong trường hợp:
- nhau đóng ở đáy tử cung hoặc ở thành trước
- tử cung gập nhiều, không qua được kênh cổ tử cung
- nhiễm Herpes đường sinh dục
Kỹ thuật:
- Sát trùng âm đạo
- Đưa một catheter 1.7mm có dây dẫn vào phần giữa thành trong tử cung và túi thai, dùng ống
chích 20cc hút 5mg mơ nhau, nếu khơng đủ có thể lấy thêm lần 2
Biến chứng:
- Sẩy thai 1-2 %
- Nhiễm trùng
- Vỡ ối
- Thiểu ốikhơng giải thích được ở TCN II
II.

Chọc hút nước ối
Chỉ định:
1. Chẩn đoán cuối TCN I và ở TCN II những bệnh lý di truyền, bất thường hệ thần kinh,
những bệnh lý rối loạn biến dưỡng…
2. Chẩn đoán cuối TCN II và ở TCN III: đánh giá độ trưởng thành phổi thai nhi, chẩn đoán
các bệnh nhiễm trùng trong buồng ối
3. Điều trị: giải áp trong trường hợp đa ối, điều trị nội khoa một số bệnh lý
Thực hiện: tuổi thai 16 – 18 tuần
- Kim 20-22 gauge, dài 10-20cm


- Bỏ 0.5ml đầu để tránh lẫn tế bào máu mẹ
- Rút khoảng 20-25ml ( 10% trọnglượng ối )
- Trường hợp song thai: sau khi rút ối thai 1, bơm 0.5ml chất chỉ thị màu indigo carmine để
phân biệt với ối của thai 2 ( khơng dùng bleu methylene vì nguy cơ gây tán huyết và nghẹt
đường tiêu hố thai nhi )
Biến chứng:
- Bóc tách màng ối
- Tỷ lệ thai lưu và sẩy thai tăng nếu đâm kim nhiều lần
- Xuất huyết nếu đâm qua nhau gây truyền máu con-mẹ
- Rỉ ối
- Nhiễm trùng
- Sang chấn cho thai nhi
- Biến chứng mẹ: thủng tạng rỗng, xuất huyết do đâm trúng mạch máu, thuyên tắc ối…

III.

Chọc hút máu cuống rốn
Chỉ định:
- Cần có kết quả trong thời gian ngắn
- Khi có nguy cơ cao thai nhi chết  khơng thử được  khó tham vấn di truyền cho những thai
sau


-

Khi kết quả gai nhau hoặc nước ối trả lời thể khảm hoặc giả khảm
Những bệnh lý rối loạn các yếu tố đông máu, tiểu cầu, bất thường huyết sắc tố, các loại bệnh lý
biến dưỡng, nhiễm trùng…
- Điều trị: truyền máu, thuốc cho thai nhi
Kỹ thuật:

- Sát trùng ngoài da
- Định vị trí gắn của cuống rốn
- Dùng kim 20-25 gauge
- Có thể lấy tối đa 6-7% thể tích máu thai nhi ( V # 125ml / kg trọng lượng thai ước lượng trên
siêu âm)
- Theo dõi tim thai trong khi thực hiện thủ thuật và 1-2 giờ sau đó
- Có thể bơm vào cuống rốn 2-3 ml nước muối sinh lý để thay thế lượng máu lấy ra
Biến chứng:
- Xuất huyết chỗ đâm kim
- Máu tụ ở cuống rốn
- Giảm nhịp tim nếu đâm trúng động mạch rốn
- Truyền máu con - mẹ
- Nhau bong non
SỰ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP LẤY TẾ BÀO
I.

II.

Lý do lựa chọn
1. Giá trị của từng phương pháp
2. Nguy cơ của các kỹ thuật
3. Tuổi thai
4. Tốn kém của kỹ thuật
Lợi điểm và bất lợi của từng phương pháp
1. Chọc hút gai nhau:
Lợi điểm:
- Thực hiện sớm từ 10 – 12 tuần tuổi thai  chấm dứt thai kỳ sớm
- Các gai nhau có nhiều tế bào ở trạng thái phân bào, nhiều DNA, nhiều phân hoá
tố các loại  chẩn đoán dễ và nhanh ( 48 giờ )
Bất lợi:

- Cho kết qủa sai nếu lấy khơng đúng
- Nhau khảm ( ít hơn 1% trường hợp, kiểm chứng lại bằng xét nghiệm nước ối ở 16
– 18 tuần
- Nguy cơ sẩy thai 1 – 2 %
2. Chọc hút nước ối
Lợi điểm:
- Rất ít khi thất bại
- Nguy cơ sẩy thai < 0.5%
Bất lợi:
- Thực hiện tương đối trễ
- Kết quả chậm: 7-10 ngày
Chọc ối sớm :
- có thể thực hiện từ tuần thứ 7 nhưng tỷ lệ sẩy thai cao so với chọc hút gai nhau
(4%)


-

Thường thực hiện từ 13-15 tuần tuổi, ít bị thể khảm hơn tế bào gai nhau nhưng tỷ
lệ thất bại cao hơn
- Độ nhạy 100% chẩn đốn thai vơ sọ, 96% hở cột sống dựa trên AFP, AchE
3. Máu cuống rốn
Lợi điểm:
- Chẩn đoán các bệnh lý về máu, rối loạn đông máu, suy giảm miễn dịch
- Kết quả nhanh
Bất lợi:
- Thực hiện tương đối trễ
- Kỹ thuật phức tạp, dễ nhiễm máu mẹ hoặc nước ối  cho kết quả sai
- Nguy cơ sẩy thai > 1.5%




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×