Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.98 KB, 25 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA.
I. Sự cần thiết và tác dụng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe
cơ giới đối với người thứ ba.
1. Sự cần thiết khách quan của Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe
cơ giới.
Lịch sử phát triển của loại người gắn liền với lịch sử phát triển của lực
lượng sản xuất. Để tồn tại và phát triển, con người phải đấu tranh chinh
phục thiên nhiên, nắm bắt tính quy luật của thiên nhiên, trong quá trình đó
không thể trách được những rủi ro thiên nhiên hay rủi ro trong sản xuất và
đời sống.
Để bù đắp cho những thiệt hại và chi phí cho những rủi ro đó, xã hội cần
một quỹ dự trữ nhằm đảm bảo cho ổn định sản xuất và phát triển. Bảo hiêm
ta đời đã đáp ứng được yêu cầu đó.
Có nhiều khái niệm về bảo hiểm nhưng tựu trung lại bảo hiểm là tập hợp
trong đó một bên cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm, về những
thiệt hại do rủi ro gây ra thuộc phạm vi bảo hiểm, với điều kiện bên kia nộp
một số tiền gọi là phí bảo hiểm cho chính anh ta hoặc người thứ ba.
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về bảo hiểm ngày càng cao. Đặc biệt
với sự bùng nổ của phương tiện giao thông vận tải bảo hiểm trách nhiệm dân
sự của chủ xe cơ giới là vô cùng cân thiết. Bởi lẽ giao thông chính là mạch
máu của nền kinh tế . Do đó phát triển giao thông nói chung và giao thông
đường bộ nói riệng là một yêu cầu tất yếu của xã hội. Một đặc điểm của giao
thông đường bộ là sự dụng rất nhiều loại xe cơ giới khác nhau và chúng là
nguồn nguy hiểm cao độ thường xuyên đe doạ tính mạng và tài sản của con
người. Trên thế giới, chỉ sau vài năm kết thúc đại chiến thế giới thứ hai, giao
thông đường bộ đặc biệt là ô tô đã phát triển với mức đọ chóng mặt. ở nhật
năm 1948 mới chỉ có 238.000 chiếc, nhiều hơn so với trước chiếm tranh chút
ít nhưng đến năm 1954 lượng xe đã tăng về số dân xe. Cùng với sự tăng đó
số vụ tại nại cũng tăng lên nhanh chóng và trở thành hiểm hoạ của toàn xã
hội. Số lượng người bị chết, bị thương vì tai nạn ô tô đã tăng từ 21.450 người


năm 1948 lên 78,764 người năm 1954 tức tăng gần 3,6 lần chỉ trong vòng 6
năm. Tại Mỹ, trung bình mỗi ngày có 110 người chết vì tại nạ xe cộ.
Còn ở Việt Nam theo số liêụ của cục cảnh sát giao thông tính đến năm
1998 có 295.000 người chết và 14,75triệu chiếc xe máy so với năm 1990 con
số này tăng lên là rất nhiều. Cùng với sự tăng đó số lượng người chết và bị
thương vì tại nạn ô tôt, xe máy đã tăng từ 1.218 người chết và người bị
thương năm 1992 lên tới 5475 người bị chết và 13870 người bị thương năm
1998, Nguyên nhân chủ yếu là:
- Do đặc điểm hệ thống giao thông đường bộ bị hạn chế bởi điều kiện
địa hình 3/4 là đồi núi, từ Bắc vào Nam có vô số đèo dốc vực sâu hiểm trở
cho quá trình vận chuyển gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa hệ thống giao thông
ngày một xuống cấp nghiêm trọng, chất lượng kém đường chật hẹp…
- Trang thiết bị an toàn của phương tiện tham gia giao thông không đảm
bảo.
- ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông của nhân dân còn thấp.
- Vận chuyển bằng đường bộ thì sử dụng xe cơ giới, xe cơ giới có tính
cơ động cao tính việt đã tốt, lại tham gia vào quá trình vận chuyển một cách
triệt để. Do vậy xác xuất rủi ro cao, tại nạn xảy ra gây ra những thiệt hại lớn
cho chủ phương tiện cư cơ giới và đảm bảo ổn định tài chính và sản xuất cho
chủ xe cơ giới, đáp ứng nhu cầu của đông đảo mọi người, đồng thời tính
cộng đồng đảm bảo tính trật tự kỷ cương của toàn xã hội, bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ra đời là một tất yếu khách quan.
2. Tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Ngay từ khi ra đời bảo hiểm đã được đánh giá là tấm lá chắn mọi rủi ro
trong cuộc sống. Một ngày không có bảo hiểm như đi trên cầu thang không
có tay vịn. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới ra đời có tác dụng
thiết thực giúp chủ xe trong việc bồi dưỡng chủ động kịp thời cho nan nhân
khi phát sinh trách nhiệm dân sự góp phần ổn định tài chính cho phương tiện.
Trên thực tế nhiều vụ tai nạn xẩy ra chủ xe (lái xe) cũng đồng thời là nạn
nhân. Ngoài việc giải quyết bồi thường cho người bị hại, chủ xe còn phải

gánh chịu hậu quả cho chính bản thân. Do vậy việc bồi thương cho nạn nhân
sẽ không được đảm bảo, gây khó khăn cho bản thân và gia định họ. Bảo hiểm
trách nhiệm dân sự ra đời giúp nạn nhân giảm bớt khó khăn về tài chính khi
xảy ra tai nạn tức là đảm bảo quyền lợi chính đáng cho họ.
Về mặt xã hội bảo hiểm trách nhiệm dân sự đóng góp một phần không
nhỏ vào chính sách tăng giảm thu chi của ngân sách nhà nước đồng thời góp
phần tăng sự gắn bó của mỗi thành viên trong xã hội, giúp họ ý thức được
mỗi hoạt động của mình từ đó giảm số vụ tai nạn có thể xảy ra.
Như vậy bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người
thứ ba một mặt nhằm đáp ứng yêu cầu cuả các chủ xe, một mặt đòi hỏi đảm
bảo an toàn chung của toàn xã hội. Đây chính là một nghiệp vụ phát huy tốt
nhất quy luật số đông trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm .
3. Tính bắt buộc của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
đối với người thứ ba.
Sở dĩ phải bắt buộc chủ xe phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự
vì một lý do sau:
Thứ nhất, phương tiện vận tải là nguồn nguy hiểm cao độ. Chúng ta biết
rằng đặc điểm riêng của hình thức vận tải ô tô nói chung và vận tải đường bộ
nói riêng là phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi nhất. Ưu điểm cơ bản
của hình thức này là tính cơ động cao hoàn thành quá trình vận chuyển một
cách triệt để, có khả năng vận chuyển hàng hoá đến nơi tiêu thụ. Tốc độ vận
chuyển nhanh nhưng chi phí vận chuyển trên cự ly ngắn lại thấp. Bên cạnh
những ưu điểm trên vận tải bằng đường bộ có mức nguy hiểm ghay khả năng
gây hại tai nạn rất lớn. Các chuyên gia về tại ạn xe cơ giới coi: "ô tô là
phương tiện giết người di động
Thứ hai, trong việc quyết định hậu quả tai nạn là một vấn đề phức tạp
phát sinh tranh chấp kéo dài.
Pháp luật đã quy định rõ: khi tai nạn xaỷ ra chủ phương tiện phải có
trách nhiệm bồi dưỡng nhưng thiệt hại về tính mạng và sức khoẻ trên nguyên
tắc gây thiệt hai bao nhiều phải đền bấy nhiêu. Tuy vậy trong nhiều trường

hợp lái xe không có lỗi nhưng pháp luật vẫn quy định lái xe ( chủ xe) phải
bồi dưỡng thiệt hại. Do đó trong thực tế thường xáy ra những trương hợp
sau:
- Lái xe cũng bị thương hoặc bị chết sau vụ tai nạn, mà việc bồi thường
hầu hết do lái xe gánh chịu nên bên cạnh việc khắc phục hậu quả tai nạn do
chính mình, chủ xe (lái xe) khó có khả năng chi trả đồng thời cho người bị hại.
- Lái xe gây ra tai nạn bỏ trốn để tránh trách nhiệm.
- Trong trường hợp " chủ xe gây ra tai nạn mà là tư nhân mà khả năng
tài chính của họ trước mắt cũng như lâu dài không đủ khả năng bồi thường
thì toà án có thể xử thấp hơn thiệt hại thực tế". Vì thế lợi ích của người bị hại
trong tại nạn giao thông khó có thể được đảm bảo, gặp khó khăn trong việc
khắc phục hậu quả. Từ khi đó nếu không có biện pháp thích hợp thì tai nạn
giao thông luôn là gánh nặng cho xã hội, đòi hỏi nhà nước phải có những
biện pháp tích cực nhằm đảm bảo cho người bị hại ổn định về tài chính và
khắc phục hậu quả. Đặc biệt để khắc phục được vấn đề trên chỉ có cách duy
nhất là nhà nước tập hợp sự đóng góp của các chủ xe nhằm xây dựng môt
quỹ bảo hiểm đủ lớn để có thể giải quyết toàn bộ các vụ tai nạn giao thông,
đam bảo mọt cách tốt nhất quyền lợi của người bị hại, ổn định tài chính cho
chủ xe. Do vậy tất cả các chủ xe phải đóng góp một số tiền nhỏ( phí bỏ hiểm)
vào các cơ quan bảo hiểm để xây dựng quỹ bảo hiểm tập trungđủ lớn nhằm
kịp thời bồi thường khi tai nạn xảy ra. Như vậy, với hình thức này quyền lợi
của người bị thiệt hại sẽ được đảm bảo đồng thời góp phần thức hiện tốt kỷ
cương xã hội.
Thứ ba, việc bắt buộc chủ xe cơ giới mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự
là phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay của nước ta.
Nền kinh tế nước ta chuyển từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế
thị trường với nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại và hoạt động thì bảo
hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới là điều cần thiết khách quan. Hơn nữa
hầu hết các nước có nền kinh tế đang phát triển như Anh, Mỹ Nhật… đều quy
định bắt buộc chủ xe cơ giới phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự

đồng thời ban lãnh đạo luật về nghiệp vụ này từ những năm 40 của thế kỳ
này. Thêm vào đó bảo hiểm trách nhiệm dân sự trước hết bảo vệ quyền lợi
cho nan nhân và gia đình họ chứ không chỉ vì lợi ích của chủ xe.
Từ những yếu tố trên và theo đề nghị của các cơ quan hữu quan chính
phủ đã quy định tất cả các chủ xe cơ giới có giấy phép lưu hành trên lãnh thổ
nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tham gia bảo hiểm trách
nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại cơ quan bảo hiểm và
kèm theo đó là các mục thuê bao sử lý nếu những chủ phương tiện không
mua bảo hiểm mà vẫn cho xe lưu hành. Đây là một chủ trương, chính sách
đúng đắn phù hợp với bước đi của nên kinh tế nước ta hiện nay.
II. Một số nội dung của bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới.
1. Đối tượng bảo hiểm.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới là bảo hiểm trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cho người thứ ba khi xe cơ giới hoạt động gây ra tại nạn. Nói
khác đi, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới là biện pháp kinh tế
huy động sự đóng góp của các chủ phương tiện hình thành nên quỹ bảo hiểm.
Quỹ đó chủ yếu được sử dụng để bồi thường cho các chủ xe trong thời hạn
hợp đồng bảo hiểm lưu hành xe gây tai nạn phát sinh trách nhiệm dân sự chủ
xe.
Vậy đối tượng của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ
giới đối với người thứ ba là phần trách nhiệm của các chủ xe kể cả các chủ xe
trong nước và các chủ xe nước ngoài có giấy phép lưu hành trên lãnh thổ
nước ta. Tuy nhiên đối tượng này mang tính chất trừi tượng, không xác định
trước bằng một con số cụ thể. Chỉ khi việc lưu hành xe gây ra tai nạn trên
lãnh thổ nước ta khi đó đối tượng mới được xác định.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe không chịu trách nhiệm về mặt
hình sự của chủ xe cũng như thiệt hại vật chất của bản thân xe. Đồng thời với
trách nhiệm dân sự của chủ xe là trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm song
trách nhiệm đó chỉ phát sinh khi có các điều kiện sau xảy ra :
Một là, có thiệt hại thực tế.

Trên thực tế xe đã gây ra tai nạn làm thiệt hại tính mạng thương tích
hoặc thiệt hại tài sản bên thứ ba. Những thiệt hại này có thể được tính toán
bằng số liệu cụ thể. Tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt ta chỉ tính được thiệt
hại đó bằng số tương đối sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể
-Hậu quả gây thiệt hại về hoa màu sắp đến ngày thu hoạch
- Đối tượng thiệt hại là súc vật sắp đến ngày sinh đẻ.
Hai là. hành vi trái pháp luật.
Tai nạn xảy ra chủ xe phải có lỗi về mặt hình sự, hoặc chủ xe (lái xe) đã
vi phạm các quy tắc đảm bảo an toàn giao thông. Ngoài ra lái xe (chủ xe) có
thể vi phạm đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước cũng thuộc hành vi
trái pháp luật. Tuy nhiện mức độ cuả hành vi trái pháp luật được đánh giá cao
thấp khác nhau tuỳ theo mức độ vi phạm bằng lỗi cụ thể.
Ba là, Hình thành mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và
thiết hại đã xảy ra.
Thiệt hại xẩy ra là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật. Ngược lại
hành vi trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Trường hợp
hành vi trái pháp luật không phải là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại những
lại là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn thù cũng được coi là mối quan hệ
nhân quả hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế.
Bốn là, người gây ra tai nạn có lỗi.
Khi xảy ra tai nạn, chủ xe (lái xe) phải nhân thức được hành vi của mình
là hành vi trái pháp luật. Hành vi đó có thể là do lỗi cố ý, vô lý hoặc là hành
vi thiều tính trách nhiệm. Mức độ lỗi đó để là cơ sở để tính toán trách nhiệm
bồi thường cho nạn nhân.
Tuy nhiên không phải bất kỳ vụ tai nạn nào người lái xe cũng có lỗi.
Thực tế có những vụ tại nạn xảy ra không phải lỗi của ai mà nguyên nhân la
do sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ.
Xe đang chạy bị nổ nồi hơi gây ra tai nạn, làm thiệt hại cho người đi
đường hoặc xe bị nổ lốp, lái xe không điều khiển được đâm vào nhà ven đường…
Như vậy khi có tai nạn, trách nhiệm dân sự của chủ xe háy trách nhiệm bồi

thường của bảo hiểm chỉ phát sinh khi vụ tai nạn có ba điều kiện .
1. Thiệt hại thực tế
2.. Hành vi trái pháp luật
3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế.
Tất nhiên ba điều kiện đó phải xẩy ra đồng thời trong một vụ tai nạn. Không
phát sinh trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm nếu thiếu một trong ba điều kiện
trên. Điều kiện thứ tư có thể không những phát sinh trách nhiệm bồi thường.
2. Phạm vi bảo hiểm.
Cơ quan bảo hiểm nhận bảo hiểm các rủi ro bất ngờ không lường trước được
gây ra tai nạn làm phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Những rủi ro
được bảo hiểm là những rủi ro do sự hoạt động của các nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra. Cụ thể là:
- Tai nạn gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ bên thứ ba.
- Tai nạn gây thiệt hại về đường xá, cầu cống, tài sản.
- Hậu quả tai nạn gây thiệt hại đến quá trình sản xuất kinh doanh của các tài
sản bị hư hỏng và huỷ hoại làm nạn nhân mất hoặc giảm thu nhập.
- Các chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện các biện pháp hạn chế tổn thất.
- Các chi phí thực hiện biện pháp đề xuất của cơ quan bảo hiểm.
- Những thiệt hại về tính mạng sức khoẻ của người tham gia cứu chữa ngăn
ngừa tai nạn.
- Những chi phí cân thiết cho cấp cứu và chăm sóc nạn nhân.
Nhìn chung phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm rất rộng, nhưng không phải
tất cả mọi thiệt hại tai nạn đều được bảo hiểm. Do đó những vụ tái nạn xẩy ra do
các nguyên nhân sau, mặc dù có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe những
bảo hiểm vẫn không chịu trách nhiệm bồi thường.
- Tai nạn xảy ra do lái xe có hành vi cố ý gây tai nạn hoặc lái xe vi phạm một
trong các quy định sau:
+ Chưa đủ tuổi lái xe
+ Không có bằng hợp lệ
+ Bằng lái xe bịi đình chỉ hoặc bị tạm giữ

+ Lái xe không được sự đồng ý của chủ xe
+ Lái xe trong tình trạng say
- Nạn nhân tự mình lao vào xe hoặc cố ý nhảy lên xe hoặc nhảy xuống xe
khi xe chưa dựng hẳn.
- Các vật dụng chuyên chở trên xe rơi xuống đường hoặc va quệt gây ra tai
nạn làm thiệt hại cho người đi đường. Như vậy tai nạn xảy ra không phải so sự
hoạt động của xe mà do việc bốc xếp hàng không đạt yêu cầu vận chuyển. Trách
nhiệm đó thuộc lỗi người chuyên chở không thuốc chủ xe.
- Tai nạn xảy ra khi đang giao cho xí nghiệp sửa chữa, khi xe đang trong thời
gian chạy thư hoặc chuyên chở xe đi nơi khác.
- Xe chở quá trọng tải, chạy quá tốc độ quy định.
- Xe không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, là nguyên nhân chính gây ra tai nạn
- Ngoài những nguyên nhân gây tai nạn trên, những thiệt hại sau đây cũng
không thuộc trách nhiệm của bảo hiểm:
+ Thiệt hại do chủ xe gây ra cho bản thân chiếc xe và các tài sản khác của
mình.
+ Thiệt hại đối với người lái xe (chính , phụ) hoặc người áp tải hàng trong khi
thi hành nhiệm vụ trên chiếc xe đó.
+ Hành lý hàng hoá của khách hàng.
+ Thiệt hại do chủ xe gây ra cho những người mà chủ xe phải nuôi dưỡng
như: cha, me, vợ chồng, con cái.
+ Các khoản tiền phạt mà chủ xe phải chịu.
+ Thiệt hại xảy ra ngoài lãnh thổ (trừ trường hợp có thoả riêng với Công ty
bảo hiểm).
3. Số tiền bảo hiểm , phí bảo hiểm và phương pháp tính phí.
a. Số tiền baỏ hiểm.
Là số tiền chủ xe tham gia bảo hiểm theo mức trách nhiệm được quy định. Số
tiền bảo hiểm là giới hạn cao nhất mà bảo hiểm thay mặt chủ xe để bồi thường cho
người thứ ba ( hoặc trả cho chủ xe nếu chủ xe đã bồi thường cho bên bị thiệt hại).
b. Chi phí bảo hiểm phương pháp tính phí.

Ta biêt rằng phí bảo hiểm để hình thành quỹ tiền tệ tập trung đủ lớn , nhằm
bồi thường thiệt hại khi rủi ro xảy ra trong năm nghiệp vụ phạm vi bảo hiểm.
Mỗi chủ xe (lái xe) tham gia bảo hiểm phải đóng một số tiền nhất định gọi là
phí bảo hiểm, phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe được thu theo mỗi đầu
phương tiện hoạt động. Các phương tiện khác nhau có mức độ hay khả năng gây
tai nạn khác nhau, do đó phí bảo hiểm cũng tính riêng cho từng loại phương tiện.
Phí bảo hiểm gồm hai phần:

×