Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

CÁC VIRUS RNA SỢI DƯƠNG CÓ ÁO NGOÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.24 KB, 15 trang )


TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006

190
Chương 7
CÁC VIRUS RNA SỢI DƯƠNG CÓ ÁO NGOÀI
A. CORONAVIRUS (HỌ CORONAVIRIDAE)
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌ CORONAVIRIDAE
Chữ "corona" có nghĩa là "tán", hay vầng hào quang xung quanh mặt trời,
chữ này dùng ở đây bắt nguồn từ chỗ các gai (peplome) nhô hình tia lên khỏi bề
mặt virion virus này như tán xung quanh mặt trời.
1. Hình thái và các tính trạng lý, hóa
Virion hầu như hình cầu, đường kính 75 - 160 nm (bình quân 100 nm).
RNA genome kết hợp với protein capsid hình thành ribonucleoprotein (RNP)
dạng xoắn. Áo ngoài bao bọc bên ngoài RNP, trong đó có 2 loại glycoprotein
phân bố trong màng phospholipid. Ether và các chất hoạt tính bề mặt làm dung
giải áo ngoài mà làm mất tính cảm nhiễm của virus.
2. Cấu tạo bộ gene (genome)
RNA genome một sợi dương, duỗi thẳng, có tính cảm nhiễm, có cấu trúc
mũ (7-Me-Gppp) ở đầu 5' và đoạn poly-A ở đầu 3'. Phân tử lượng của RNA
genome khoảng 9 - 11 MDa, kích thước 27 - 33 kb.
3. Protein
Các protein của nucleocapsid được phosphoryl hóa, kích thước 50 - 60
kDa. Peplomer là glycoprotein 90 - 180 kDa. Còn các glycoprotein nền (matric
glycoprotein) xuyên suốt qua màng thì có độ lớn 20 - 35 kDa. Tùy thuộc loại
virus, còn có các protein màng áo ngoài có chức năng enzyme hemagglutinin
esterase. Tất cả các protein nêu trên đều là các protein cấu trúc virus. Trong tế
bào bị cảm nhiễm còn có enzyme RNA-polymerase phụ thuộc RNA (RNA-
dependent RNA-polymerase).
Ở chi Torovirus, có protein capsid khoảng 18 kDa, protein áo ngoài
kho


ảng 26 kDa và protein peplomer-dimer khoảng 80 - 100 kDa.
4. Tái sản
Người ta cho rằng virus cảm nhiễm tế bào thông qua thụ thể đặc hiệu.
Sau khi cảm nhiễm RNA genome làm khuôn để phiên dịch tổng hợp enzyme
RNA-polymerase, sau đó dưới sự xúc tác của RNA-polymerase này sợi RNA âm
được tổng hợp. Từ khuôn này mà RNA genome tổng hợp, đồng thời, 5 - 7 loại
mRNA được hình thành nhờ quá trình cắt xén (splicing). Trên những khuôn
mRNA này các phân tử protein virus được tổng hợp, virion hình thành trong các
thể tiểu bào và thể Golgi rồi được phóng thích ra ngoài nhờ quá trình nẩ
y chồi
khỏi màng của các cấu trúc này. Có thể có chủng hình thành CPE và nuôi cấy
dễ dàng nhưng cũng có chủng nuôi cấy rất khó. Trong trường hợp Torovirus, cơ
năng của nhân tế bào ký chủ là thiết yếu đối với sự phát triển của virus.
5. Phân loại
Họ Coronaviridae gồm hai chi: Coronavirus và Torovirus (bảng II-25).

TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006

191
Chi Coronavirus được phân loại thành 4 nhóm trên cơ sở khác biệt tính
kháng nguyên, còn chi Torovirus thì chưa rõ. Các virus chi Torovirus có cấu trúc
siêu vi, hình thức tái sản, các tính trạng vật lý - hóa học và tính kháng nguyên,...
khác biệt với chi Coronavirus nên có ý kiến cho rằng nên xếp virus này thành họ
độc lập thì thích hợp hơn. Tuy nhiên, hiện tại chi Torovirus vẫn thuộc họ
Coronaviridae.
Bảng II-25. Phân loại họ Coronaviridae và các bệnh cảm nhiễm tiêu biểu ở động
vật

Chi, loài (do ICTV đề nghị)
Nhóm

KN
Ký chủ tự
nhiên
Bệnh
1. Chi Coronavirus
Swine transmissible gastroenteritis virus = Virus
bệnh viêm dạ dày - ruột truyền nhiễm lợn (TGE)
I Lợn Viêm dạ dày - ruột
Porcine endemic diarrhea virus = Virus dịch tiêu
chảy lưu hành lợn
? Lợn Viêm ruột
Feline infectious peritonitis virus = Virus viêm phúc
mạc truyền nhiễm mèo
I Mèo Viêm phúc mạc, viêm phổi, suy
nhược, viêm não - màng tủy,
viêm toàn bộ nhãn cầu
Canine coronavirus = Coronavirus chó I Chó Viêm dạ dày - ruột
Mouse hepatitis virus = Virus viêm gan chuột II Chuột Viêm gan, viêm não - tủy sống
Bovine coronavirus = Coronavirus bò II Bò Viêm dạ dày - ruột
Porcine hemagglutinating encephalomyelitis virus
= Virus viêm não tủy ngưng kết hồng cầu lợn
II Lợn Nôn mửa, suy nhược, viêm
não - tủy sống
Avian infectious bronchitis virus = Virus viêm phế
quản truyền nhiễm gà
III Gà Viêm khí quản, viêm ruột
Bluecomb disease virus = Virus bệnh mào xanh IV Gà tây Viêm ruột
Severe acute respiratory syndrome virus (SARS
virus) = Virus SARS
? Chồn

hương
Viêm hô hấp cấp tính ở người
(bệnh SARS)
2. Chi Torovirus
Berne virus = Virus Berne Ngựa Tính gây bệnh không rõ
Breda virus = Virus Breda Bò Viêm ruột

II. BỆNH CẢM NHIỄM CORONAVIRUS
Các bệnh truyền nhiễm coronavirus tiêu biểu ở động vật được kê ở bảng
II-25.
Đại bộ phận các virus gây bệnh viêm dạ dày - ruột kèm theo tiêu chảy.
Tuy nhiên một bộ phận thể hiện tính gây bệnh đa dạng, gây viêm phúc mạc,
viêm não, viêm nhãn cầu, viêm cuống phổi, viêm phổi, viêm gan,...
1. Chi Coronavirus
a. Bệnh viêm phế quản gà truyền nhiễm (avian infectious bronchitis)
BKD67

Sau cảm nhiễm, trải qua kỳ nung bệnh khoảng 2 - 3 ngày động vật biểu
hiện các triệu chứng viêm cơ quan hô hấp khác nhau. Tỷ lệ lây bệnh thường đạt
100% nhưng trong trường hợp gà con thường tỷ lệ chết đạt 25%, gà 5 - 6 tuần
tuổi trở lên thường bị bệnh nhẹ. Ở gà trưởng thành bị cảm nhiễm virus tỷ lệ đẻ
trứng giảm.
b. Cảm nhiễm coronavirus ở bò (bovine coronavirus infection)
Cảm nhiễm ở bê mới sinh, bê mấy tuần tuổi và bò trưởng thành gây tiêu

TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006

192
chảy. Phân giống như trường hợp cảm nhiễm rotavirus, phân lỏng màu vàng, có
niêm dịch. Tiêu chảy tiếp tục khoảng 5 - 6 ngày, bê thường bị mất nước, suy

nhược.
c. Bệnh viêm dạ dày - ruột truyền nhiễm ở lợn (transmissible
gastroenteritis in swine - TGE)
BKD42

Virus thường gây cảm nhiễm chí tử ở lợn con 1 - 2 tuần tuổi. Lợn ở tuổi
nào cũng có tính cảm thụ nhưng khi đạt hơn 5 tuần tuổi thì phần nhiều thường
hồi phục. Ở lợn trưởng thành cảm nhiễm thường ẩn tính hay có triệu chứng nhẹ.
Nôn mửa, tiêu chảy dạng nước, cơ thể mất nước,... là những triệu chứng
thường gặp.
d. Bệnh viêm não - tủy ngưng kết hồng cầu (hemagglutinating
encephalomyelitis)
Lợn con bú sữa có tính cảm thụ mạnh, trong vòng 1 tuần sau sinh tỷ lệ tử
vong đạt 100%. Lợn trưởng thành không biểu hiện bệnh. Bệnh thường có 2 thể,
thể viêm não - tủy sống thường diễn ra là những triệu chứng tiếp tục, phát sốt, bí
đại tiện, hắt hơi, ho,... dẫn đến co giật, sau đó hôn mê, rồi chết và thể nôn mửa,
suy nhược.
e. Tiêu chảy lưu hành lợn (porcine endemic diarrhea)
BKD43

Lợn con trong thời kỳ bú sữa có tính cảm thụ cao nhất, với tỷ lệ chết
thường cao hơn 50%. Bệnh biểu hiện nôn mửa, tiêu chảy, mất nước,... Lợn
trưởng thành có tỷ lệ phát bệnh không ổn định.
f. Cảm nhiễm coronavirus ở chó (canine coronavirus infection)
Chó càng non càng có tính cảm thụ càng cao, cảm nhiễm hỗn hợp với
parvovirus chó thường chí tử. Chó bệnh thường biểu hiện nôn mửa, tiêu chảy,
mất nước,...
g. Bệnh viêm phúc mạc truyền nhiễm mèo (feline infectious peritonitis -
FIP)
Bệnh này có các thể bệnh đa dạng, phát sinh tán phát, nếu phát bệnh

thường dẫn đến tử vong. Thể thẩm tích (tiết xuất dịch) thường tích tụ dịch ở ổ
bụng, tụ dịch ở khoang ngực, dịch ổ bụng thường có màu vàng rơm. Khi giải
phẫu bệnh thấy phúc mạc thường dính các sợi tơ huyết. Ở th
ể khô thường
không thấy tích tụ dịch ổ bụng, thường biểu hiện bệnh tích ở mắt, triệu chứng
thần kinh,...
h. Bệnh cảm nhiễm virus viêm gan chuột (mouse hepatitis virus infection)
Tùy thuộc vào chủng virus mà chuột thành thục có thể mắc bệnh viêm
gan nguy kịch và viêm não - tủy mất nước. Tuy nhiên, đại bộ phận các chủng
thường nhược độc, nhưng gây bệnh viêm ruột ở chuột bú sữa với tỷ lệ t
ử vong
cao.
Bệnh suy nhược (wasting disease) là tên chỉ bệnh trạng ở chuột thí
nghiệm đã cắt bỏ tuyến ức (hung tuyến; thymus) do cảm nhiễm virus viêm gan
chuột (mouse hepatitis virus) thuộc chi Coronavirus.
(Cần chú ý rằng tên bệnh này còn chỉ trạng thái bệnh lý ở hươu bị nhiễm

TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006

193
yếu tố bệnh xốp não truyền nhiễm - transmissible spongiform encephalopathy;
xem chương "Prion").

i. Bệnh viêm ruột do coronavirus gà tây hay bệnh xanh mào (coronaviral
enteritis of turkey, bluecomb disease)
Bệnh này chưa được thông báo phát sinh ở các loài chim khác ngoài gà
tây. Ngoài ra, không thấy có sự giao chéo kháng nguyên giữa virus này với các
coronavirus khác. Bệnh thường lây lan rất nhanh, các loài chim hoang là những
thể môi giới lây truyền. Gà tây bệnh biếng ăn, màu vùng đầu trở nên tối, bài xuất
phân tiêu chảy dạng nước, màu trắng hoặc màu xanh lục. Tỷ lệ mắc bệnh

thường đạt 100%, còn tỷ lệ chết đạt đến 50%.
j. Các bệnh do Coronavirus khác
Có coronavirus gây bệnh viêm tuyến nước bọt - tuyến lệ ở chuột
cống, viêm phổi chí tử ở chuột cống sơ sinh.
Ở thỏ nhà cũng có bệnh cảm nhiễm coronavirus với các triệu chứng
chủ yếu là tích nước xoang ngực xoang bụng, phát sốt, biếng ăn,...

Ở người gần đây phát hiện bệnh hô hấp trầm trọng, thường gọi là bệnh
SARS hay Hội chứng suy hô hấp cấp tính (severe acute respiratory syndrome),
do một loại coronavirus có nguồn gốc từ chồn hương. Mặc dù chồn hương cảm
nhiễm thường không phát bệnh nhưng bệnh ở người là rất trầm trọng, với
những triệu chứng hô hấp trở ngại, dẫn đến chết.
2. Chi Torovirus
a. Bệnh do virus Berne (Berne virus infection)
Đây là virus phân lập được ở Thụy Sỹ từ ngựa chết do viêm ruột. Theo
kết quả các cuộc điều tra huyết thanh học thì ở Thụy Sỹ bệnh này lan rộng giữa
các đàn ngựa, và cũng xác nhận rằng bệnh tồn tại ở châu Âu và Mỹ.
b. Bệnh do virus Breda (Breda virus infection)
Virus Breda gây bệnh tiêu chảy ở bò không phụ thuộc vào tuổi. Ở bò
đang tiết sữa bị bệnh s
ản lượng sữa giảm.
B. ARTERIVIRUS (HỌ ARTERIVIRIDAE)
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌ ARTERIVIRIDAE
Họ này vừa được thiết lập trên cơ sở tách chi Arterivirus khỏi họ
Togaviridae. Chữ "arteri" bắt nguồn từ bệnh viêm động mạch (artritis) ngựa do
loài virus quy chuẩn của họ này gây ra.
1. Hình thái và các tính trạng lý, hóa
Virus có dạng gần hình cầu được bao bọc bởi áo ngoài (envelope),
đường kính khoảng 50 - 72 nm. Bên trong có nucleocapsid cấu trúc đối xứng
khối đều, đường kính khoảng 20 - 30 nm chứa lõi genome RNA dương duỗi

thẳng. Trên bề mặt virion có các gai (spike) là những cấu trúc cực nhỏ dài
khoảng 12 - 15 nm nhô khỏi bề mặt áo ngoài. Virus bị vô hoạt một cách dễ dàng
bởi các dung môi hữu cơ, acid, kiềm, nhiệt, chất hoạt tính bề mặt,...

TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006

194
2. Cấu tạo bộ gene (genome)
Genome của các arterivirus có genome là một phân tử RNA một sợi
dương, dài khoảng 15 kb, có mũ (cap) ở đầu 5' và chuỗi poly-A ở đầu 3'.
Genome virus gồm 8 ORF (khung khả phiên) được phiên mã trong tế bào như là
một bộ RNA thông tin dưới genome (subgenomic mRNA). ORFa1 và ORFa2
nằm ở phía đầu 5', chiếm khoảng 75% genome và mã hóa cho các protein có
hoạt tính polymerase và replicase rõ rệt. Cấu trúc và phương thức phục chế
genome Arteriviridae giống ở các coronavirus, nhưng trong tế bào cảm nhiễm có
đến 7 phân tử RNA thông tin dưới genome (subgenomic mRNA) phân tử lượng
khác nhau được tổng hợp.
3. Protein
Các protein cấu trúc của các Arterivirus gồm glycoprotein màng GP5 có
phân tử lượng khoảng 25 kDa được phiên dịch từ ORF5 của genome, protein
màng M khoảng 18 - 19 kDa được phiên dịch từ ORF6, không glycosyl hóa, và
protein nucleocapsid N khoảng 15 kDa. Ở trong virion cũng như trong tế bào,
protein màng M và glycoprotein GP5 thường tồn tại trong tổ hợp heterodimer
liên kết nhờ mối liên kết disulfur (S-S) và có khả năng kích thích miễn dịch ở
chuột. Protein N có mặt với số lượng lớn nhất trong virion và có tính kháng
nguyên mạnh. Ngoài ba protein cấu trúc lớn nêu trên, ở arterivirus còn có các
protein cấu trúc nhỏ GP2 có phân tử lượng khoảng 29 kDa và GP4 khoảng 31
kDa. GP3 có phân tử lượng khoảng 42 kDa, có tính kháng nguyên, kích thích cơ
thể động vật sản sinh kháng thể trung hòa, nhưng bản chất cấu trúc của nó thì
chưa rõ. Các protein phi cấu trúc (NS) gồm 2 loại, sản phẩm của ORFa1 và

ORFa2, và là các protein có hoạt tính polymerase và replicase.
4. Tái sản
Các gai trên bề mặt virus kết hợp với các thụ thể trên màng tế bào mà
xâm nhập vào tế bào chất. Nhờ quá trình dung hợp màng áo ngoài virus và
màng tế bào chất mà nucleocapsid xâm nhập vào trong tế bào. Từ RNA
genome, 4 loại protein phi cấu trúc được tổng hợp (phiên dịch). Quá trình tổng
hợp RNA và sự lắp ráp nucleocapsid diễn ra trong tế bào chất. Các virion được
thành thục nhờ nẩy chồi vào trong lòng của mạng lưới nội chất nhẵn hoặc vào
trong lòng thể Golgi, sau đó được đưa ra ngoài nhờ quá trình bào xuất
(exocytosis).
5. Phân loại
Phân loại virus họ Arteriviridae được trình bày ở bảng II-26. Chi
Arterivirus do có cấu tạo gene khác với các chi khác thuộc họ Togaviridae nên
gần đây Ủy ban quốc tế về phân loại virus (ICTV) đã xếp chi này thành một họ
độc lập và cùng với họ Coronaviridae (xem phần "Coronavirus...") hình thành bộ
mới Nidovirales vì chúng có cấu tạo gene tương tự các coronavirus. Họ
Arteriviridae gồm 1 chi: chi Arterivirus trước đây thuộc họ Togaviridae. Trong chi
này gồm có các virus:

virus bệnh viêm động mạch ngựa (equine arteritis virus),
virus Lelystad hay virus hội chứng hội chứng sinh sản và hô hấp lợn (Lelystad
virus, porcine reproductive and respiratory syndrome virus - PRRS virus), virus
lactic dehydrogenase (lactic dehydrogenase virus) và virus sốt xuất huyết khỉ
(simian hemorrhagic fever virus). Virus đốm cà rốt chưa rõ vị trí.

TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006

195
Bảng II-26. Các virus thuộc họ Arteriviridae


Virus Phân bố
1. Chi Arterivirus
Equine arteritis virus = Virus bệnh viêm động mạch ngựa Miền nam Bắc Mỹ, châu Âu,
châu Phi
Lelystad virus Châu Mỹ, châu Âu
Lactic dehydrogenase virus = Virus lactic dehydrogenase
Simian hemorrhagic fever virus = Virus sốt xuất huyết khỉ Châu Á
2. Carrot mottle virus = Virus đốm cà rốt (chưa rõ vị trí phân loại)

II. BỆNH CẢM NHIỄM ARTERIVIRUS
Các bệnh cảm nhiễm virus thuộc họ Arteriviridae tiêu biểu được kê ở
bảng II-27.
1. Bệnh viêm động mạch ngựa (equine artritis)
Là bệnh đặc hữu của loài ngựa, ngoài biểu hiện trạng bệnh cơ quan hô
hấp và phát sốt, thì có thể còn gặp viêm giác - kết mạc, tứ chi phù thũng, tiêu
chảy, sẩy thai,... Về mặt giải phẫu bệnh, bệnh biểu hiện biến tính và hoại tử ở
lớp giữa của các tiểu động mạch toàn thân một cách đặc trưng nên có tên này.
Bảng II-27. Các bệnh cảm nhiễm arterivirus

Bệnh Ký chủ Bệnh trạng
Virus viêm động mạch ngựa Ngựa Sẩy thai, bệnh cơ quan hô hấp
Virus Lelystad Lợn Sẩy thai, bệnh cơ quan hô hấp
Virus lactic dehydrogenase Chuột Hầu như không triệu chứng, tăng lượng
enzyme lactic dehydrogenase trong máu
Bệnh sốt xuất huyết khỉ Khỉ châu Á Bệnh tích xuất huyết và phát sốt

2. Hội chứng sinh sản và hô hấp lợn (porcine reproductive and respiratory
syndrome - PRRS)
Còn gọi là dịch sẩy thai và hội chứng hô hấp lợn (porcine epidemic
abortion and respiratory syndrome) hay trước đây còn được biết như là "bệnh

bí hiểm của lợn (mystery swine disease)" gây ra ở lợn bởi một loài virus phân
lập được ở Lelystad, Hà Lan vào năm 1991, còn gọi là virus vô sinh và hô hấp
lợn (swine infertility and respiratory virus) hay virus Lelystad (Lelystad virus), là
bệnh của lợn sơ sinh. Bệnh trạng chủ yếu là sẩy thai chết và bệnh viêm phổi của
lợn sơ sinh.
Thuộc chi Arterivirus còn có virus lactic dehydrogenase của chuột. Chuột
bị cảm nhiễm virus này hầu như không biểu hiện triệu chứng, nhưng hoạt tính
enzyme lactic dehydrogenase trong máu chuột cảm nhiễm tăng đến 5 - 10 lần so
với bình thường.
3. Virus sốt xuất huyết khỉ (simian hemorrhagic fever disease virus)
Gây bệnh tích xuất huyết và phát sốt ở khỉ thuộc chi Macaca (khỉ châu Á).
Mặc dù các virus này được phân loại trong họ Flaviviridae nhưng nay xác đị
nh

×