Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

KT chup so nao_unicode

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.32 KB, 7 trang )

KỸ THUẬT CHỤP CT SỌ NÃO
Tùy theo vùng tổn thương, có nhiều cách đặt đường cắt khác nhau sao cho phù hợp với
yêu cầu của lâm sàng
I.
CÁC ĐƯỜNG CƠ BẢN
1. Đường hốc mắt – lổ tai (OM: orbito-meatal line): Đường nối liền từ đuơi mắt
ngoài đến ống tai ngoài.
2. Đường bờ trên hốc mắt – ống tai ngoài
3. Đường bờ dưới hốc mắt – ống tai ngoài( đường Virchow)

II. CHỤP CT SỌ NÃO THƯỜNG QUI
1. Chỉ định: Dùng trong những trường hợp chẩn đoán u não, nhũn não, xuất
huyết não, động kinh, đầu nước, viêm não, và chấn thương sọ não…
2. Tư thế bệnh nhân: Thông thường sọ não được khảo sát theo hướng trục
(axial). Bệnh nhân được đặt nằm ngữa. Đầu đặt thẳng, cân xứng hai bên.
Điều chỉnh độ nghiêng của khung máy (gantry) trùng với đường cho OM
(orbito-meatal line).
3. Giới hạn vùng khảo sát:
a. Phần dưới lều: Từ lổ chẩm đến phần xương đá-Thái dương.
b. Phần trên lều: Tiếp theo phần dưới lều cho đến đỉnh đầu.
4. Yếu tố :
a. Phần dưới lềụ:
- Độ dầy lớp cắt: 3-5mm
- Bước bàn
: 3-5mm
- Tốc độ quay đầu đèn: 1-1.5 giây/vòng
- kV
: 120
- mA
:130
- Thuật tốn dựng hình: Mịn ( smooth)


- Độ lọc hình ( filter) : Mịn (smooth)
b. Phần trên lều:
- Độ dầy lớp cắt: 7-10mm
- Bước bàn
: 7-10mm
- Tốc độ quay đầu đèn: 1-1.5 giây/vòng


KV
: 120
MA
130
Thuật tốn dựng hình: Chuẩn ( standard)
- Độ lọc hình ( filter) : Chuẩn (standard)
5. Đặt cửa sổ (window):
a.
Cử a sổ nhu mô:
- Level: 30 – 60
- Width: 100 – 160
b. Cửa sổ xương:
- Level: 200 – 400
- Width: 2000 – 2500
-

Yêu cầu khác:
 Chụp hình định vị ( computed radiography, topo, scout view) tư thế nghiêng (LAT)

 Trường hợp chụp có thuốc cản quang: U não, viêm não, dị dạng mạch máu não, tụ
máu mãn tính…
- Thuốc cản quang: Tiêm đường tỉnh mạch. Loại tan trong nước ionic hoặc non-ionic

( Télébrix 370, Ultravic 350, Hexabrix,…)
- Liều lượng: 1,5ml/kg
- Tốc độ bơm: 1,5 – 2ml/giây
- Thời gian bắt đầu chụp ( scan delay): 30 – 40 giây
 Trường hợp chụp xoắn ốc (spiral, helical) chọn pitch 1=1

Đặt cửa sổ xương trường hợp có tổn thương xương ( nứt sọ trong CTSN, tăng
sinh xương hoặc hủy xương).

Trường hợp có những tổn thương vùng sàn sọ, hốc mắt, hố yên, trên yên, đỉnh
đầu … cần khảo sát thêm tư thế mặt ( coronal)
Ghi chú:
 Trường hợp bệnh nhân không hợp tác, giãy giụa, bệnh nhi… mời gây mê cho ngủ.


 Một hình chụp CT sọ não được xem là đạt yêu cầu cần phải có 1 trong các tiêu
chuẩn sau:
- Xương đá và ống tai ngoài giửa trong xuất hiện cân đối hai bên.
- Nhãn cầu tròn đều cân đối hai bên
- Các cấu trúc vùng hố sau xuất hiện rỏ.
 Coronal là tư thế thường dùng như một chiều thế bổ xung cho khảo sát CT sọ não
theo hướng trục. Hình định vị được chụp ở tư thế nghiêng.
 Chỉ định: Khảo sát trong những trường hợp có tổn thương ở vùng sàn sọ,
xương đá, hốc mắt, hố yên, trên yên, đỉnh đầu … và yêu cầu khảo sát các xoang
mặt.
 Tư thế:
a. Nằm ngữa: Bệnh nhân nằm ngữa trên bàn chụp hình, kê vai bệnh nhân lên cao
bằng gối sao cho 2 vai cân xứng. Việc này nhằm mục đích làm cho đầu bệnh nhân
ngữa ra phía trước càng nhiều càng tốt, để cho các đường cắt thẳng góc với sàn sọ
trước.

b. Nằm sấp: Bệnh nhân nằm sấp trên bàn chụp hình, cằm được đặt trên giá đỡ đầu.
Cằm kéo vươn ra phía trước càng nhiều càng tốt nhằm mục đích đặt các đường cắt
thẳng góc với sàn sọ trước.
 Giới hạn: Tùy theo bệnh lý và yêu cầu của lâm sàng đường cắt sẽ được đặt
khác nhau.

CÁC KHẢO SÁT SỌ NÃO ĐẶC BIỆT
1. Các xoang hàm mặt:

Chỉ định trong các trường hợp viêm, polyp, bọc niêm dịch(mucocele)
nấm(fungal),u, … ở các xoang và chấn thương hàm mặt.

Đặt đường cắt:
- Tư thế trục: Đặt đường cắt song song với vòm khẩu cái ( hard palate). Các lớp
cắt bắt đầu từ chân răng của hàm trên cho đến hết xoang trán.
- Tư thế coronal: Đặt đường cắt thẳng góc với sàn sọ trước. Các đường cắt bắt
đầu từ phần trước của xoang trán cho đến hết phần mấu giường sau của hố yên
( hoặc hết phần xoang bướm).
 Yếu tố kỹ thuật:


-

- Độ dầy lớp cắt: 3-5mm
- Bước bàn
: 3-5mm
- Tốc độ quay đầu đèn: 1-1.5 giây/vòng
- kV
: 120
- mA

:130
- Thuật tốn dựng hình(kernel): Mịn ( xem nhu mơ) – sắc nét (cửa sổ xoang)
- Độ lọc hình ( filter) : Mịn (( xem nhu mô) – sắc nét (cửa sổ xoang)
 Đặt cửa sổ:
- Cửa sổ nhu mô: Level=30 – 60 ; Width=250 – 300
- Cửa sổ xoang : Level=150 – 250 ; Width= 2000 – 2500
o Ghi chú:
- Mở cửa sổ nhu mô và xương.
- Tiêm cản quang trong những trường hợp u, bệnh lý mạch máu vùng xoang hàm
mặt.
- Liều lượng thuốc, tốc độ tiêm, thời gian bắt đầu chụp sau khi tiêm thuốc giống
như chụp sọ thông thường.
2. Chụp CT xương đá:
 Chỉ định: Khảo sát trong những bệnh lý ống tai giửa và tai trong như mủ tai, u dây
thần kinh VIII, u xâm lấn nội sọ từ xương đá thái dương, chấn thương vở xương
đá.
 Đường cắt: Khảo sát ở hai tư thế trục và mặt(coronal). Đường cắt bắt đầu từ đỉnh
xương chủm cho đến bờ trên xương đá(thế trục), đặt đường cắt theo đường
OM.Với thế mặt(coronal) đường cắt bắt đầu từ mấu giường sau hố yên cho hết
xương chủm, đường cắt thẳng góc trần hốc mắt.
 Yếu tố kỹ thuật:
- Độ dày lớp cắt: 1 – 2mm
- Bước bàn
: 1 – 2mm
- Tốc độ đầu đèn: 1 – 1,5giây/vong
- kV
: 120
- mA
:130 – 160
- Dựng hình

: sắc nét. Kiểu dựng hình ly giải cao(HR)
- Độ lọc hình
: sắc nét
 Đặt cửa sổ: Thường chọn cửa sổ xương
(level=200 – 400; width=1500-2500 )
 Ghi chú:
- Đa số trường hợp việc tiêm thuốc cản quang trong khảo sát xương đá là khơng
cần thiết.
- Tái tạo hình mặt phẳng bên(sagital) có ích trong việc đánh giá ống tiền đình
- Phóng to 2 tai riêng biệt
3. Chụp CT hốc mắt:

Chỉ định: Khảo sát trong những trường hợp u, giả u, nhiểm trùng, dị dạng
mạch máu, chấn thương …Nhất là có dấu hiệu lồi mắt.

Đường cắt: Khảo sát ở hai tư thế trục và coronal giống như khảo sát hàm
mặt. Khảo sát vùng hốc mắt theo đường bờ dưới hốc mắt – OM. Với mặt cắt này
chiều dài của thần kinh thị giác xuất hiện đầy đủ, và ống thị giác cũng thấy rõ Nếu
tổn thương lan rộng phải cắt thêm cho đến hết vùng tổn thương.


Yếu tố kỹ thuật:
- Độ dầy lớp cắt: 2 - 3mm
- Bước bàn
: 2 - 3mm
- Tốc độ quay đầu đèn: 1-1.5 giây/vịng
- kV
: 120
- mA
:130

- Thuật tốn dựng hình: Cực mịn ( xem nhu mô) – sắc nét (cửa sổ xoang)
- Độ lọc hình ( filter) : Cực mịn (( xem nhu mô) – sắc nét (cửa sổ xoang)
 Đặt cửa sổ:Tái tạo 2 cửa sổ nhu mô và xương.
- Cửa sổ nhu mô: Level=30 – 60 ; Width=250 – 300
- Cửa sổ xương : Level=200 – 400 ; Width= 1500 – 2500
 Ghi chú:
- Tiêm thuốc cản quang trong những trương hợp u, viêm, bất thường về mạch
máu.
- Liều lượng, tốc độ bơm và thời gian bắt đầu chụp sau khi tiêm thuốc giống nhu kỹ
thuật chụp sọ thường qui.
- Kỹ thuật chụp xoắn ốc Dynamic (2 thì Đm và TM) được áp dụng cho những đánh
giá về mạch máu. Pitch=1:1;tốc độ bơm 3 – 4ml/giây thời gian bắt đầu chụp sau tiêm
thuốc ( delay time) là 25 – 30 giây.


-

-

-

4. Chụp mạch máu não:
 Chỉ định: Những trường hợp nghi ngờ có bất thường mạch máu não, đánh giá đa
giác willis, tạo hình 3 chiều.
 Giới hạn vùng khảo sát:Từ lổ chẩm cho đến đỉnh đầu. Đặt lớp cắt theo đường OM.
 Yếu tố kỹ thuật: Dùng kỹ thuật chụp xoắn ốc (spiral hay còn gọi là helical)
- Độ dầy lớp cắt: 3-5mm
- Tốc độ bàn
: 3-5mm/giây
- Tốc độ quay đầu đèn: 0,5 - 1giây/vòng

- kV
: 120
- mA
:130 –160
- Thuật tốn dựng hình: cực mịn.
- Độ lọc hình ( filter) : cực mịn.
 Tiêm thuốc cản quang: Dùng máy bơm thuốc tự động áp lực cao. Dùng catether
số 18 – 20. Nên luồn vào tỉnh mạch khuỹu tay.
- Thuốc cản quang: Dùng loại iod tan trong nước, có ion hoặc khơng ion (Télébrix,
Haxabrix, Urographine, Ultravist, Iopamiron…)
- Liều dùng: 1 - 1,5ml/kg
- Tốc độ bơm: 3 – 4ml/giây
- Thời gian bắt đầu chụp: 22 – 25 giây sau khi bắt đầu bơm thuốc.
 Đặt cửa sổ:
- Cửa sổ nhu mô: Level=30 – 60 ; Width=250 – 300
 Ghi chú
- Để dựng hình 3D các dử liệu phải cùng tọa độ, cùng trường nhìn(FOV)
5. Chụp hố yên
 Chụp 2 tư thế trục và coronal.
 Đường cắt đặt song song với sàn hố yên, bắt đầu từ phần dưới xoang bướm lên
hết phần trên của hố yên(với thế trục). Đặt đường cắt từ mấu giường trước cho












đến mấu giường sau, đường cắt thẳng góc với sàn hố yên(coronal). Nếu tổn
thương lan rộng phải khảo sát hết.
Lớp cắt 2 – 3mm
KV: 120
MA: 130
Thuật tốn dựng hình: cực mịn
Độ lọc hình: cực mịn
Thuốc cản quang giống như chụp sọ thường qui.
Mở cửa sổ xương nếu có sự phá hủy xương.
Cửa sổ: Nhu mô :level=30 – 60; width=250 – 300
Xương: level= 200 – 400; width= 2000 – 3000

Câu hỏi ôn tập:
1. Kể các đường cắt cơ bản trong chụp CT scan sọ não ở tư thế trục (axial)
2. Chụp CT scan sọ não có thể thực hiện ở các tư thế sau:
a. Axial , sagital
b. Axial , coronal
c. Coronal, sagital
d. Tất cả đều sai
3. Pitch là gì?
4. Với vận tốc di chuyển bàn 6mm/giây, độ mở bộ trực chuẩn (collimation) là 5mm. Pitch là
bao nhiêu?
a. Pitch =0.5
b. Pitch =1.0
c. Pitch =1.2


d.Pitch =1.5

5. Khi độ dày lớp cắt (thickness) lớn hơn bước di chuyển bàn (table increment) ta sẽ có
kiểu cắt (scan):
a. Cắt liên tục
b. Cắt chồng (overlap)
c. Cắt cách khoảng (interval)
d. Tất cả đều sai
6. Thế coronal là một chiều thế bổ xung hiệu quả cho chụp CT scan trong TMH. Nó cịn là
chiều thế bổ xung cho chụp CT scan sọ não trong những trường hợp sau:
a. Viêm não
b. Những tổn thương vùng đính-đính giửa, hố yên, trên yên, sàn sọ
c. Bệnh nhân nằm ngữa không được
d. Tất cả đều đúng
7. Tốc độ bơm thuốc cản quang cho khảo sát CT scan mạch máu sọ não là:
a. 0.5ml/giây
b. 1-1.5ml/giây
c. 2ml/giây
d. 3-4ml/giây
8. Tốc độ bơm thuốc cản quang cho khảo sát sọ não thông thường là:
a. 0.5ml/giây
b. 1-1.5ml/giây
c. 2ml/giây
d. 3-4ml/giây

9. Thời gian bắt đầu chụp sau khi bơm thuốc cản quang trong chụp CT scan sọ não thông
thường là:
a. 25 – 30 giây
b. 60 –90 giây
c. 120 giây
d. Tất cả đều sai
10. Thời gian bắt đầu chụp sau khi bơm thuốc cản quang trong chụp CT scan sọ não khảo

sát mạch máu:
a. 22 - 25 giây
b. 60 – 90 giây
c. 120 giây
d. Tất cả đều sai



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×