Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tải Giáo án Địa lý lớp 7 bài 25: Thế giới rộng lớn và đa dạng - Giáo án điện tử môn Địa lý lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.26 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI 25 THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG</b>
<i> </i>


<b>I. Mục tiêu bài học:</b>


- Sau bài học, học sinh cần.
<b> 1. Kiến thức:</b>


- Nắm được sự phân chia thế giới thành các lục địa, châu lục.


- Nắm vững một số khái niệm cần thiết: Thu nhập bình quân đầu người,
tỉ lệ tử vong ở trẻ em, chỉ số phát triển con người. Sử dụng khái niệm này
để phân loại nước trên thế giới.


<b> 2. Kĩ năng:</b>


-Rèn kĩ năng xác định vị trí địa lí các châu lục, các khu vực có thu nhập
bình quân đầu người cao, thấp trên thế giới.


<b> 3.Thái độ: Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên</b>
<b> II. Chuẩn bị:</b>


<b> GV: - Bản đồ tự nhiên thế giới, quả địa cầu.</b>


- Bảng thống kê thu nhập bình quan đầu người, chỉ số HDI, tỉ lệ tử
vong ở trẻ em ‰ của một số quốc gia trên thế giới.


HS: Sgk, tập bản đồ
<b>III.</b>


<b> Tiến trình bài dạy:</b>


<b> 1. Ổn định tổ chức: </b>
<b> 2. Kiểm tra bài cũ:</b>


Lồng vào nội dung bài mới
<b> 3. Bài mới:</b>


- Trong nội dung phần 3 chúng ta sẽ tìm hiểu về thiên nhiên và con
người ở các châu lục, đó là các châu Phi, Mĩ, Đại Dương, Nam Cực,
Châu Âu. Riêng Châu Á chúng ta tìm hiểu ở chương trình lớp 8.


- Trong bài hơm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những nét khái quát về khái
niệm các Lục Địa, Châu lục và sự phân hoá các nhóm nước trên thế giới.
Vậy cụ thể như thế nào…. Bài mới.


<b>Hoạt động của GV và HS</b> <b>Ghi bảng</b>


HĐ1: Cá nhân


- GV: Trong cuộc sống chúng ta thường gặp các
khái niệm lục địa, Châu Lục. Vậy các khái niệm
này như thế nào


GV treo bản đồ tự nhiên thế giới hs quan sát
<i>? Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6 hãy xác định</i>
<i>vị trí các lục địa và các đại dương trên thế giới,</i>
<i>Từ đó rút ra định nghĩa thế nào là Lục Địa?</i>


Lục Địa Á-Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ổ-trây-li-a,
Nam Cực. Bốn đai dương lớn Thái Bình Dương,



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
(Học sinh chỉ trên bản đồ).


<i>? Dựa vào đâu người ta có thể chia thành các lục</i>
<i>địa?</i>


Dựa vào vị trí giới hạn, mỗi lục địa thường nằm
tách biệt, có biển và đại dương bao quanh.


- GV: Chỉ vị trí các châu lục trên thế giới
<i>? Châu lục khác với lục địa như thế nào?</i>


<i>? Chỉ trên bản đồ vị trí ranh giới các châu lục, chỉ</i>
<i>và đọc tên các đảo lớn trên thế giới? </i>


-HS: Thực hiện trên bản đồ treo tường


<i>? Dựa vào yếu tố nào để người ta phân chia bề</i>
<i>mặt trái đất thành các châu lục?</i>


Dựa vào lịch sử phát triển kinh tế xã hội.


- GV: Các châu lục lại được phân chia nhỏ thành
các quốc gia vậy trên thế giới có bao nhiêu quốc
gia, sự phân chia các quốc gia đó được thể hiện
như thế nào….


HĐ2: Cả lớp


- GV: Hướng dẫn hs đọc bảng số liệu các châu lục


các quốc gia trên thế giới


Treo bản đồ các quốc gia trên thế giới hướng dẫn
hs quan sát.


<i>? Hãy cho biết trên thế giới có bao nhiêu quốc gia</i>
<i>và vùng lãnh thổ, xắp xếp các châu lục theo thứ tự</i>
<i>từ nhiều quốc gia đến ít quốc gia?</i>


<i>? Chỉ trên bản đồ các quốc gia thuộc châu mĩ?</i>
- HS: Thực hiện trên bản đồ treo tường.


THẢO LUẬN NHÓM


- Lục địa là khối đất liền
rộng hàng triệu km2<sub> có</sub>


biển và đại dương bao
quanh.


- Sự phân chia các lục
địa trên thế giới chủ yếu
mang tính chất tự nhiên.


- Châu lục: Bao gồm
phần lục địa và các đảo
và quần đảo nằm ở xung
quanh.


- Sự phân chia các lục


địa chủ yếu mang tính
chất lịch sử, kinh tế,
chính trị.


<b>2. Các nhóm nước trên</b>
<b>thế giới</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- GV: Hướng dẫn hs đọc “Người ta ……. dưới
0,7”


Người ta thường chia các nước trên thế giới
thành các nhóm nước phát triển và đang phát triển.
<i>? Dựa vào yếu tố nào để phân chia, cho số liệu cụ</i>
<i>thể để chứng minh?</i>


- HS: Báo cáo kết quả thảo luận.
- GV: Chuẩn hoá kiến thức.
+ Nhóm nước phát triển:


Thu nhập bình quân đầu người trên 20.000
USD/ng/năm. Tỉ lệ tử vong ở trẻ em thấp, chỉ số
HDI từ 0,7 đến 1


GV: Hướng dẫn hs quan sát H25.1 SGK.


<i>? Tìm và đọc tên các khu vực có thu nhập bình</i>
<i>quân đầu người từ cao đến thấp?</i>


+ Trên 20.000 USD Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mĩ …..
+ Từ 10.001 đến 20.000 Nam Á



+ Từ 5001 đến 9.999 Đông Âu, Bắc Á …
+ Dưới 1000 Trung phi, Nam Á……


<i>? Ngoài cách phân loại trên người ta cịn có cách</i>
<i>phân loại nào khác?</i>


<i>? Việt nam nằm trong nhóm nước nào?</i>


Nhóm nước nơng nghiệp, nhóm nước đang phát
triển


- Người ta thường dựa
vào các chỉ tiêu thu nhập
bình quân đầu người, tỉ
lệ tử vong ở trẻ em …
Hoặc chỉ số phát triển
con người để phân loại
các quốc gia thành nhóm
nước phát triển và nhóm
nước đang phát triển.


- Ngồi ra người ta còn
phân chia các quốc gia
thành các nước công
nghiệp và nông nghiệp.


<b>IV.Củng cố: 6’ </b>


- Xác định trên bản đồ thế giới các lục địa, các châu lục.


- HS: Xác định trên bản đồ.


<i> ? Tại sao có sự phân chia như vậy?</i>
- HS: Làm bài tập số 2 SGK.


<b> V. Hướng dẫn học và làn bài ở nhà:</b>


- Học và trả lời bài ở nhà theo câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4></div>

<!--links-->

×