Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

GIẢI PHẢP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẢM BẢO TIỀN VAY TẠI CHI NHÁNH NHN0 PTNT LÝ NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.79 KB, 9 trang )

GIẢI PHẢP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẢM BẢO TIỀN VAY
TẠI CHI NHÁNH NHN
0
PTNT LÝ NHÂN.
I. Những kết quả chủ yếu đã đạt được và định hướng phát triển hoạt
động tín của chi nhánh NHN
0
&PTNT Lý Nhân.
1. Những kết quả đã đạt được.
Mặc dù còn gặp khó khăn nhưng năm 2007 Chi nhánh đã đạt nhưng kết quả
khích lệ. Tổng dư nợ luôn tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Dù tốc độ tăng
tổng dư nợ chưa cao nhưng chất lượng có xu hướng tốt lên rõ rệt, thể hiện không
có tỷ lệ nợ quá hạn năm 2007 các khoản cho vay của NH luôn đảm bảo không
vượt quá 15% vốn tự có. Tích cực mở rộng tín dụng để phục vụ sản xuất kinh
doanh nagỳ càng phat triển, ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng các dịch vụ
tiện ích của NH. Để có được kết quả trên, Chi nhánh đã áp dụng một số giải pháp
chủ yếu sau:
- Tăng quy mô kinh doanh đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng, hạn
chế phát sinh môi giới quá hạn.
- Đối với các khoản nợ, vì lý do khách quan phát sinh từ các năm trước, chi
nhánh đã sử dụng các biện pháp như trình lên NH cấp trên xem xét cho giãn nợ,
giảm lãi xuất quá hạn nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính để doanh nghiệp tiếp
tục đầu tư vốn, duy trì sản xuất kinh doanh để có thể trả nợ cho Chi nhánh.
- Đối với trường hợp tài sản có thế chấp những người vay cố tình không
thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì khởi kiện trước pháp luật và niêm phong tài sản thế
chấp chờ xử lý.
- Chi nhánh đã thận trọng xem xét, thẩm định kỹ hồ sơ vay vốn của khách
hàng, xác định chính xác đối tượng cho vay, thực hiện đúng các nguyên tắc và các
điều kiện vay vốn.
Ngoài ra chi nhánh còn tư vấn cho khách hàng nhưng phương án kinh
doanh đúng đắn nhằm tránh được rủi ro cho khách hàng, giúp doanh nghiệp làm


ăn có hiệu quả. Chính nhờ công tác này mà công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng đã
đạt được những kết quả khả quan trọng thời gian gần đây.
2. Định hướng phát triển hoạt động tín của chi nhánh NHN
0
&PTNT Lý
Nhân.
2.1 Về nguồn vốn:
Bằng mọi biện phát mở rộng thêm mạng lưới huy động vốn. Đa dạng hoá
các hình thức huy động vốn, huy động tại bàn mở theo các quy tiết kiệm. Tại
những địa điểm có môi trường hoạt động kinh doanh phát triển, dân cư đông xây
dựng các phòng giao dịch nhằm thu hút nguồn tiền gửi, tăng cường công tác thu
hút nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế.
Huấn luyện bồi dưỡng cách giao tiếp, kiến thức tư vấn cho khách hàng cho
cán bộ giao dịch, tạo ấn tượng giao tiếp văn minh lịch sự, hiện đại đối với khách
hàng.
Bên cạnh đó ngân hàng có các chính sách linh hoạt ưu đãi về lãi xuất với
khách hàng truyền thống, có số dư tiền gửi lớn.
2.2 Về tín dụng:
Chú trọng củng cố chất lượng tín dụng thông qua nâng cao chất lượng thẩm
định phương án, dự án vay vốn, tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ làm
công tác tín dụng. Phấn đấu hạn chế nợ quá hạn dưới 1%/ tổng số nợ và đẩy mạnh
công tác thu hồi nợ quá hạn để mở rộng tín dụng.
Tiếp tục đổi mới cơ cấu cho vay theo hướng giữ vững thị phần nông nghiệp
nông thôn là thị phần chủ yếu, vừa cơ bản vừa lâu dài, từng bước mở rộng các thị
phần ra các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, không tập trung cho vay vào một
ngành, một khách hàng tăng tỷ trọng cho vay có bảo đảm bằng tài sản.
2.3 Về công tác bảo đảm tiền vay:
Cần đa dạng hơn các hình thức bảo đảm tiền vay bảo đảm bằng tín chấp mà
mở rộng các hình thức bảo đảm bằng tài sản của người bảo lãnh, bằng tài sản cầm
cố thế chấp của người vay và tài sản hình thành từ vốn vay.

Các quy chế, quy định, giấy tờ hợp đồng cho vay cần tinh giản hơn, nhanh
gọn hơn nhằm thu hút khách hàng nhiều hơn.
Thực hiện đầy đủ chặt chẽ quy định về bảo đảm tiền vay nhằm thu được nợ
cho ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ, gắn trách nhiệm của khách hàng
với hiệu quả của phương án kinh doanh, tạo điều kiện cho ngân hàng quản lý được
khách hàng chặt chẽ.
Tích cực coi trọng việc kiểm tra, xem xét thực trạng tài sản đảm bảo.
II. Một số tồn tại trong công tác bảo đảm tiền vay tại chi nhánh
NHN
0
&PTNT Lý Nhân
5.1. Những vương mắc trong việc xử lý tài sản bảo đảm.
Khi nguồn thu nợ thứ nhất không thực hiện được, chi nhánh áp dụng các
biện pháp để thu hồi vốn gốc và lãi qua nguồn thu nợ thứ hai là bán đấu giá tài sản
bảo đảm song luôn gặp phải nhưng khó khăn:
Trước hết: Thông tư 02 liên ngành giữa bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước,
Tổng cục địa chính, Bộ công an, Bộ tư pháp về xử lý phát mại tài sản thế chấp
triển khai không đông bộ nên việc xử lý tài sản chế chấp không có hiệu quả. Nhiều
trường hợp người vay không trả được nợ nhưng bên cho vay không phat mại được
tài sản thế chấp để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên vay.
Kết quả là Ngân hàng muốn thu hồi được nợ phải tự vân động, kiểm tra, đôn
đốc, nhờ cậy vào chính quyền địa phương, vào các cơ quan pháp luật quản lý tài
sản là đối tượng vay vốn để thu nợ, chi phí rất lớn sức người sức của cho việc thu
hồi nợ nên thường bị động, lúng túng và càng khó khăn hơn nếu không được sự
ủng hộ của chính quyền địa phương và thu nhập của chi nhánh cũng bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó không có sự hợp tác của chủ sở hữu tài sản, chủ tài sản trây lì, có thái
độ chống đối, viết đơn khiếu nại đến cơ quan cấp cao gây khó khăn cho việc xử lý
tài sản bảo đảm, tốn kém thời gian, chi phí cho Ngân hàng.
Bên cạnh đó các tài sản bảo đảm có thể hao mòn về mặt giá trị, lỗi thời, lạc
hậu ảnh hưởng đến việc xử lý tài sản.

Ngoài ra các giấy tờ, hồ sơ còn chưa đầy đủ, hợp pháp gây tốn kém tiền bạc
công sức cho Ngân hàng.
5.2. Thủ tục cho vay còn phức tạp.
Các thủ tục cho vay còn nhiều khâu rườm rà gây mất thời gian cho khách
hàng. Đối với các khoản vay có độ rủi ro thấp khi khoản vay đã được cầm cố bằng
giấy tờ có giá, hay sổ tiết kiệm thì cần thủ tục vay vốn nhanh gọn, ít phức tạp hơn
tạo thuận lợi cho khách hàng.
5.3 Các hình thức bảo đảm tiền vay còn hạn chế.
Ở chi nhánh Lý Nhân, chủ yếu áp dụng bảo đảm tiền vay bằng tín chấp, mà
trong hình thức này chủ yếu chi nhánh tự quyết định lựa chọn khách hàng cho vay,
mà chưa có khoản nào cho vay theo chỉ định của chính phủ, hay cho vay bảo lãnh
bằng tín chấp của các tổ chức các đoàn thể xã hội. Do vậy khách hàng vay vốn còn
rất hạn chế.
Hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp của người thứ 3 người
bảo lãnh cũng hạn chế làm giảm khả năng tín dụng của Ngân hàng.
5.4. Công tác thẩm định còn lỏng lẻo:
Chi nhánh chủ yếu lựa chọn khách hàng trên cơ sở khách hàng tin cậy, có tín
nhiệm để cho vay. Song đây chỉ là cơ sở ban đầu còn khoản vay có tốt hay không
phụ thuộc vào nhiều vào việc thẩm định dự án, thẩm định khách hàng vay. Nhưng
hầu như các cán bộ tín dụng thực hiện khâu thẩm định chưa đi sát, chưa đi sâu còn
hời hợt và chủ yếu quyết định cho vay trên cơ sở độ tín nhiệm, sự quen biết, dẫn
đến nhiều dự án vay vốn không mang lai hiệu quả gây rủi ro cho khách hàng.
5.5. Khó khăn trong việc quản lý tài sản bảo đảm:
Do hình thức vay vốn có tài sản bảo đảm của chi nhánh còn thấp chỉ chiếm
tỷ trọng 8% dẫn đến việc quản lý tài sản có những khó khăn như chi nhánh chưa
đầu tư chi phí để xây dựng kho bảo quản, dẫn đến các tài sản bảo đảm còn được
bảo quản sơ sài, tạm bợ dẫn đến máy móc hỏng, hao mòn về giá trị, gây tốn kém
chi phí trong quá trình quản lý tài sản, làm cho hiệu quả công tác thu hồi nợ giảm.
III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM
TIỀN VAY TẠI CHI NHÁNH NHNN&PTNT HUYỆN LÝ NHÂN.

Để hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại chi nhánh NHN
o
&PTNT huyện
Lý Nhân em xin kiến nghị một số giải pháp sau:
1. Hoàn thiện công tác đánh giá lựa chọn khách hàng:
Chất lượng, hiệu quả của việc sử dụng vốn vay cao hay thấp phụ thuộc vào
việc sử dụng vốn đúng mục đích của người vay, do đó việc xem xét lựa chọn khách
hàng trước khi ký kết hoạt động cho cvay là bước đầu rất quan trọng trong hoạt
động tín dụng. Đòi hỏi cán bộ tín dụng phải đánh giá đúng chính xác về tình hình
tài chính của khách hàng tính khả thi của dự án vay.
Thường xuyên, theo dõi, quản lý khách hàng qua việc giải ngân cũng như
việc trực tiếp đi kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng vốn vay đúng mục đích.
Làm tốt công tác lựa chọn khách hàng sẽ toạ điều kiện thuận lợi cho việc
nâng cao hiệu quả tín dụng, tránh rủi ro tín dụng.
2. Làm tốt công tác đánh giá thẩm định tài sản bảo đảm:
Khi cho vay, công tác bảo đảm tín dụng có hiệu quả hay không, rủi ro có
được hạn chế hay không đòi hỏi cán bộ tín dụng phải làm tốt công tác thẩm định,
đánh giá tài sản bảo đảm một cách chính xác, khách quan.

×