Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Xây dựng mô hình quản lý làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 3 trang )

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

XÂY DỰNG MƠ HÌNH QUẢN LÝ LÀNG NGHỀ

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

n Xuân Vinh
Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghệ An là tỉnh có lịch sử phát triển làng
nghề lâu đời, có nhiều tiềm năng phát triển
làng nghề. Ngồi những chủ trương, chính
sách chung của Đảng, Nhà nước, những năm
qua, Nghệ An cũng đã có nhiều cơ chế hỗ trợ
nên nhiều làng nghề trên địa bàn tỉnh đã được
khôi phục và phát triển nhanh hơn. Tuy
nhiên, qua khảo sát, các làng nghề ở Nghệ An
hiện nay có nhiều loại hình tổ chức sản xuất,
kinh doanh như: hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp
tác xã... Mỗi làng nghề lại tổ chức quản lý
khác nhau, chưa thể hiện tốt vai trị của mình.
Điều này vừa hạn chế sự phát triển sản xuất,
kinh doanh của các làng nghề, vừa hạn chế
vai trị quản lý của nhà nước. Đó là lý do đề
tài khoa học “Nghiên cứu, xây dựng mơ hình
quản lý làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An”
được triển khai thực hiện từ năm 2012 đến
2016 qua 2 giai đoạn: nghiên cứu lý luận và
áp dụng vào thực tiễn. Bài viết tóm tắt một
số kết quả đạt được của đề tài ở giai đoạn 2.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN


1. Kết quả tham quan học tập kinh
nghiệm về quản lý làng nghề
Ban chủ nhiệm Đề tài đã tổ chức tham
quan học tập kinh nghiệm tại các làng nghề:
nước mắm Cát Hải (TP Hải Phòng); làng
nghề Chạm bạc Đồng Xâm, làng nghề dệt
thái Phương, làng nghề đũi Nam cao, làng
nghề thêu Minh Lãng (tỉnh Thái Bình); làng
nghề gỗ La Xuyên, làng nghề ươm tơ Cổ
Chất (tỉnh Nam Định); làng nghề đồ gốm Phù
Lãng, làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ
(tỉnh Bắc Ninh); làng nghề gốm Chu Đậu,
làng nghề chạm khắc gỗ Đông Giao (Hải
SỐ 8/2016

Việc nghiên cứu, xây dựng và đề xuất mơ hình
quản lý làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhằm
bảo đảm làng nghề phát triển bền vững, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn, tạo việc làm,
tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống của người dân
nông thôn là rất cần thiết và ý nghĩa.
Dương). Qua đợt tham quan học tập kinh nghiệm, Ban
chủ nhiệm đề tài nhận thức rõ tầm quan trọng có tính
quyết định của cơng tác quản lý làng nghề. Các làng nghề
đồn đến tham quan đều đã thành lập Ban quản lý, tuy
nhiên nội dung hoạt động chưa rõ nét, chưa có quy chế
quản lý và kế hoạch hành động.
2. Kết quả khảo sát, lựa chọn mơ hình
Đề tài đã khảo sát và lựa chọn 2 làng nghề làm điểm
mơ hình gồm:

- Làng nghề chế biến hải sản Ngọc Văn, xã Diễn
Ngọc, huyện Diễn Châu: Đã được UBND tỉnh Nghệ An
công nhận là làng nghề theo Quyết định số 519/QĐUBND ngày 6/02/2007. Năm 2014, làng nghề có 270 hộ
gia đình, với gần 1.200 nhân khẩu. Số hộ làm nghề là
250 hộ (chiếm 93%). Trong đó khoảng 100 hộ chế biến
- kinh doanh đạt sản lượng 10-20 tấn/năm, với mức thu
nhập từ 100-150 triệu đồng/năm/hộ. Hiện nay làng có
Ban quản lý làng nghề do UBND xã thành lập là những
cán bộ kiêm nhiệm, gồm 03 người. Ban Quản lý làng
nghề chủ yếu thực hiện một số cơng việc quản lý hành
chính, giúp UBND xã báo cáo, thống kê tình hình hoạt
động của làng nghề về sản xuất, kinh doanh, môi trường
làng nghề... Kinh phí hoạt động của Ban quản lý làng
nghề chưa có. Các chế độ hỗ trợ của các thành viên được
trích từ chức vụ chun mơn do UBND xã giao.
Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[13]


NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
- Làng mộc dân dụng và mỹ nghệ Nam Thắng, xã
Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu: Làng nghề mộc mỹ
nghệ dân dụng Nam Thắng đã được UBND tỉnh công
nhận theo Quyết định số 2522/QĐ-UBND ngày
12/8/2005, là làng nghề truyền thống lâu đời. Làng nghề
mộc dân dụng và mỹ nghệ Nam Thắng gồm có 840 hộ
gia đình, với hơn 2.000 nhân khẩu. Hiện nay làng nghề

có 300 hộ gia đình làm nghề, thu hút gần 500 lao động
làm nghề với mức thu nhập bình quân 5 triệu
đồng/tháng/người. Năm 2005, làng nghề được UBND xã
giao cho HTX dịch vụ nông nghiệp và môi trường Quỳnh
Hưng quản lý. Đến năm 2011, UBND huyện Quỳnh Lưu
đã có quyết định số 4031/QĐ-UBND ngày 04/10/2011
về việc kiện toàn Ban quản lý làng nghề. Ban quản lý này
có nhiệm vụ quản lý 02 làng nghề là làng nghề mộc dân
dụng và mỹ nghệ Nam Thắng và làng nghề mộc dân dụng
và mỹ nghệ Thuận Giang. Đây là điều kiện thuận lợi cho
việc sản xuất kinh doanh làng nghề.
3. Kết quả thành lập Ban quản lý làng nghề, xây
dựng quy chế quản lý làng nghề và kế hoạch hoạt động
a. Thành lập Ban quản lý làng nghề
Ban chủ nhiệm Đề tài đã tư vấn cho 2 xã tham gia mơ
hình thành lập Ban quản lý làng nghề. Ngày 18/8/2015,
UBND xã Quỳnh Hưng có Quyết định số 302/QĐUBND.LN về việc thành lập Ban quản lý làng nghề mộc
dân dụng và mỹ nghệ Nam Thắng và ngày 20/8/2015,
UBND xã Diễn Ngọc đã có Quyết định số 109/QĐUBND.LN về thành lập Ban quản lý làng nghề chế biến
hải sản Ngọc Văn. Thành phần Ban quản lý làng nghề
bao gồm: đại diện ban cán sự xóm, tổ chức đồn thể
chính trị - xã hội và đại diện các doanh nghiệp, HTX, hộ
sản xuất kinh doanh trong làng nghề.

b. Xây dựng và ban hành quy chế quản lý
làng nghề:
Ban chủ nhiệm Đề tài đã chủ động tìm hiểu
các quy định, khảo sát tình hình tại các địa
phương để xây dựng quy chế quản lý làng
nghề, tổ chức họp với UBND xã, ban quản lý

làng nghề để thảo luận, lấy ý kiến và chỉnh
sửa, bổ sung hoàn thiện. Tại làng nghề chế
biến hải sản Ngọc Văn, ngày 25/10/2015,
UBND xã Diễn Ngọc đã thống nhất ký Quyết
định số 207/QĐ-UBND về việc phê duyệt và
ban hành Quy chế quản lý làng nghề chế biến
hải sản Ngọc Văn gồm 5 chương, 9 điều quy
định về phạm vi đối tượng, hội nghị làng nghề,
quyền lợi và nghĩa vụ của các hộ sản xuất kinh
doanh, nhiệm vụ và quyền hạn của ban quản
lý làng nghề. Quy chế quản lý làng nghề mộc
Nam Thắng được ban hành tại Quyết định số
387/QĐ-UBND.LN ngày 22/10/2015 cũng
gồm 5 chương 9 điều nội dung tương tự làng
nghề Ngọc Văn.
c. Xây dựng kế hoạch hoạt động làng nghề
Ban chủ nhiệm đề tài đã khảo sát thực tế
của 2 làng nghề tham gia mơ hình để xây dựng
kế hoạch hoạt động cho làng nghề, tổ chức
thảo luận lấy ý kiến và hoàn thiện văn bản.
Ngày 22/10/2015, UBND xã Quỳnh Hưng đã
có Quyết định số 388/QĐ-UBND.LN về việc
phê duyệt và ban hành kế hoạch hoạt động của
làng nghề mộc Nam Thắng giai đoạn 20152020. Ngày 25/10/2015, UBND xã Diễn Ngọc
ký Quyết định số 208/QĐ-UBND.LN về phê

Làng nghề mộc dân dụng
mỹ nghệ Nam Thắng

SỐ 8/2016


Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[14]


NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
duyệt và ban hành kế hoạch hoạt động của làng
nghề chế biến hải sản Ngọc Văn giai đoạn
2015-2020. Kế hoạch hoạt động của các làng
nghề nêu rõ mục tiêu xây dựng làng nghề phát
triển bền vững, giải quyết ngày càng nhiều việc
làm cho người lao động, xây dựng thương hiệu,
nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu
thị trường trong khu vực, trong nước và tiến tới
xuất khẩu; mở rộng quy mô của các cơ sở, các
hộ sản xuất của làng nghề, từng bước đưa máy
móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất kinh doanh,
gắn làng nghề với hoạt động du lịch, văn hóa,
lễ hội; kiện toàn tổ chức quản lý và đồng quản
lý làng nghề theo quy định pháp luật. Từ đó, đề
ra kế hoạch cụ thể về kiện toàn bộ máy tổ chức,
về quy hoạch đầu tư hạ tầng cơ sở vật chất, về
phát triển nhân lực làng nghề, về xây dựng
thương hiệu, quảng bá sản phẩm, về sản xuất
kinh doanh.
4. Kết quả áp dụng quy chế quản lý và kế
hoạch hoạt động

4.1. Làng nghề chế biến hải sản Ngọc Văn
Sau khi có Quyết định thành lập, Ban quản
lý làng nghề đã áp dụng quy chế và kế hoạch
hoạt động vào thực tiễn:
- Thường xuyên quan tâm, tư vấn cho các hộ
dân trong sản xuất, bảo vệ môi trường, chia sẻ
thông tin, cập nhật các chủ trương chính sách
mới; xây dựng chương trình, đề án đầu tư máy
móc thiết bị, chuyển giao cơng nghệ, đào tạo lao
động, xử lý ô nhiễm môi trường; giúp đỡ các hộ
sản xuất kinh doanh hoàn tất thủ tục vay vốn đầu
tư nâng cao năng lực sản xuất.
- Làng nghề đã phối hợp với Trạm Khuyến
nông Diễn Châu xây dựng thành công nhãn hiệu
tôm nõn Diễn Châu và phối hợp với Công ty CP
Thủy sản Vạn Phần xây dựng và đăng ký thành
công nhãn hiệu tập thể nước mắm Vạn Phần tạo
điều kiện để sản xuất kinh doanh trong làng nghề
phát triển.
- Chủ động phối hợp với các ngành chức
năng của tỉnh, huyện giới thiệu các cơ sở sản
xuất, chế biến hải sản đưa sản phẩm tham gia
các hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh nhằm
giới thiệu, trưng bày, ký kết hợp tác sản xuất
kinh doanh với nhiều nhà phân phối trong và
ngồi tỉnh.
Kết quả, tính đến tháng 5/2016, doanh thu
làng nghề ước đạt 50 tỷ đồng, đạt 60% kế hoạch
năm (tăng 12% so với cùng kỳ), tạo việc làm cho
SỐ 8/2016


khoảng 500 lao động với mức thu nhập bình quân 4,5
triệu đồng/tháng/người.
4.2. Làng nghề mộc dân dụng mỹ nghệ Nam Thắng
- Ban quản lý làng nghề bước đầu đã kết nối nhu
cầu thị trường đầu ra và đầu vào cho làng nghề, quan
tâm hỗ trợ các hộ sản xuất của làng nghề, chia sẻ kinh
nghiệm sản xuất, thị trường, tuyên truyền các chủ
trương chính sách, quy định của nhà nước liên quan
đến phát triển làng nghề.
- Ban quản lý làng nghề đã tham mưu, tư vấn UBND
xã xây dựng quy hoạch thành lập cụm làng nghề tập
trung trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tư vấn hỗ trợ
cho các cơ sở tuyển dụng lao động mới, đào tạo mới,
đào tạo nâng cao 30 lao động; phối hợp với Đài truyền
hình Nghệ An xây dựng chương trình giới thiệu sản
phẩm gỗ mỹ nghệ nhằm xây dựng thương hiệu, liên kết
với các nhà đầu tư, nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm
cho làng nghề; phối hợp với Sở Công thương, Sở
NN&PTNT, Liên minh Hợp tác xã đưa sản phẩm tham
gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh.
Kết quả, tính đến tháng 5/2016, doanh thu làng nghề
ước đạt 40 tỷ đồng, đạt 50% kế hoạch năm (tăng 11%
so với cùng kỳ), tạo việc làm cho khoảng 600 lao động
với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/tháng/người.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua thực tế áp dụng mơ hình “Ban quản lý làng
nghề” ở 2 làng nghề cho thấy mơ hình này phù hợp với
các quy định hiện hành và có hiệu quả cao trong việc

giúp UBND xã, phường, thị trấn quản lý nhà nước về
làng nghề, mặt khác xây dựng được bộ máy có chức
năng hoạch định, tổ chức về hoạt động sản xuất, kinh
doanh tạo đà phát triển cho làng nghề. Mơ hình quản
lý đã được các cấp, ngành, doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất, hộ dân đồng tình nhất trí tiếp tục duy trì tại địa
phương và đề xuất nhân rộng mơ hình ra các địa
phương khác.
2. Kiến nghị
Qua quá trình thực hiện đề tài, Ban chủ nhiệm đề
tài kiến nghị UBND tỉnh giao cho các đơn vị, cấp
ngành liên quan xây dựng và ban hành quy chế phối
hợp quản lý nhà nước về làng nghề; quy định thành
lập Ban quản lý làng nghề và xây dựng quy chế quản
lý khi làng nghề được công nhận; tham mưu cho Hội
đồng nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung các chức danh
quản lý làng nghề vào Nghị quyết số 117/2013/NQHĐND ngày 13/12/2013 về số lượng chức danh và
mức phụ cấp đối với những người hoạt động không
chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và khối, xóm trên
địa bàn tỉnh Nghệ An./.
Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[15]



×