TRÌNH BÀY CÁC XU HƯỚNG DẠY HỌC
TOÁN HIỆN NAY ?
ĐNC : PP dạy - học Toán là cách thức hoạt
động ứng xử của GV trong việc tổ chức, điều
kiển để chỉ đạo hoạt động học tập học tập của
HS nhằm giúp HS chủ động đạt mục tiêu học
tập ở VN hiện nay có 2 xu hướng dạy - học
Toán.
I. PP dạy học theo kiểu đặt và
giải quyết vấn đề .
- Thế nào là 1 vấn đề : Một vấn đề là một
mệnh đề thường được biểu thj dưới dạng câu
hỏi hoặc một yêu cầu hành động thỏa mãn 2
tính chất sau :
- HS chưa giải đáp được câu hỏi hoặc chưa
thực hiện được các hành động mà GV yêu
cầu.
- HS chưa học một quy tắc có tính chất
thuật giải để giải đáp câu hỏi hoặc để thực
hiện yêu cầu đặt ra.
Khi GV đã chọn và nêu ván đề để đó với HS
cũng chưa được gọi là PP dạy học mà cấy vào
tình huống có vấn đề.
- Thế nào là tình huống có vấn đề : Tình
huống có vấn đề là có vấn đề khi thỏa mãn 3
điều kiện.
- Tồn tại một vấn đề theo nghĩa nêu trên.
- Gợi nhu cầu nhận thức cho HS (HS mong
muốn khao khát giải quyết vấn vấn đề đó).
- Có niềm tin vào khả năng giải quyết được
vấn đề. (minh họa)
Vậy dạy học theo kiểu đặt và giải quyết vấn
đề: Là PP dạy học Toán mà ở đó người GV tạo
ra các tình huống có vấn đề rồi điều khiển HS
phát hiện vấn đề. Thông qua đó đạt được mục
đích học tập.
Một số cách đặt ra tình huống có vấn đề.
1.Dự đoán nhờ nhận xét trực quan, đo đạc hoặc
thực nghiệm.
VD1: Đo góc cạnh để tìm ra đặc điểm của Hình
vuông.
2.Lật ngược vấn đề :
VD2 : 2 góc đối đỉnh bằng nhau.
2 góc bằng nhau có đối đỉnh không ?
VD bài “Dấu hiệu chia hết cho 5”: Những số
tận cùng là o hoặc 5 thì chia hết cho 5. Vậy
những số tận cùng là 3 có chia hết cho 3 không?
VD GV nêu : May áo hết 2,3 m vải. May quần
hết 3,5 m. Hỏi cần bao nhiêu mét khi may cả 2
cái ?
- Đây rõ ràng là một tình huống có vấn đề đối
với HS vì hoàn toàn các em chưa học về
thuạt tính cộng số thập phân, nhưng đã được
học thuật tính công hai số tự nhiên rồi.
VD : Một số chia hết cho 9 thì chia hết cho 3;
Vậy một số chia hết cho 3 thì chia hết cho 9, có
đúng không ?
3.Xét tương tự
VD : Cộng 2 số thập phân thì dấu phẩy thẳng
cột. Liệu rằng khi trừ 2 số thập phân thì cách
này còn đúng hay không ?
4. Khái quát hóa :
VD : Những số tận cùng là 2 chia hết cho 2.
Những số tận cùng là 5 chia hết cho 5. Phải
chăng số tận cùng là n thì chia hết cho n?
5. Tìm sai lầm trong lời giải :
VD : Bạn của em nói rằng 2x2=5 và giải thích :
4:4 = 5:5
4(1:1) = 5(1:10
2x2 = 5
Ý kiến của em như thế nào ?
B1 : GV đưa ra tình huống.
B2 : HS sống trong tình huống và phát
hiện ra vấn đề.
B3 : GV theo dõi giúp đỡ HS hướng giải
quyết vấn đề khi cần thiết.
B4 : HS hợp thức cách giải quyết của
mình.
B5 : GV ghi nhận và hình thành kiến thức
cần học.
VD : Cộng 2 số thập phân
GV đưa ra ài toán
Lan mua áo hết 1,55m, may quần hết
1,22m. Hỏi lan may hết tất cả bao nhiêu
m?
- Hãy thông báo kết quả cho cô ?
o Ý nghĩa học tập : Tạo niềm tin (học
sinh biết cộng hai số thập phân)
không có mẫu chuẩn vì HS có thể
giải dễ dàng.
GV đưa bài toán 2: Đoạn đường 1 dài 35,4;
Đoạn đường 2 dài 34,36m . Hỏi cả 2 đoạn
đường dài bao nhiêu met ?
- Học sinh sẽ phản hồi : ……
B1 ; Đặt vấn đề : Đặt dấu phẩy ở đâu ? Bài
tập 2 coi như là một tình huống có vấn đề.
Hãy suy nghĩ xem có cách nào làm mất dấu
phẩy đó? Hs đổi ra số Tn với đơn vị nhỏ hơn.
hoặc đổi ra phân số thập phân.
B2 : Hs suy nghĩ tích cực giải quyết vấn đề :
“mất dấu phẩy”.
B3 : Gv theo dõi giúp đỡ khi cần thiết.
B4 : Học sinh thống nhất vấn đề.
B5 : Gv ghi nhận kết quả để hình thành tri
thức. “Muốn cộng hai số thập phân ta làm thế
nào ?”
II. Thế nào là dạy học theo hướng phát
huy tính tích cực của người học
(Câu hỏi tương tự:
- PP dạy học toán ở TH cần được hiểu
ntn? Hãy phân tích các đặc trưng cơ
bản của no.
- PP dạy học tích cực trong dạy học nên
nên tránh có các đặc trưng cơ bản gì?
Nó khác PP dạy học truyền thống ở chỗ
nào ?
- Vì sao nói :Dạy học phải thông qua các
hoạt động học của HS, cho VD minh
họa (Đáp án ở câu a nhưng phải có
VD))
ĐNC : PP dạy học Toán là cách thức hoạt
động và ứng xử của Gv trong việc tổ chức,
điều khiển chỉ đạo việc học tập của Hs nhằm
giúp Hs chủ động đạt mục tiêu học tập. Ở
VN hiện nay có xu hướng dạy - học toán : PP
dạy học theo kiểu đặt và giải quyết vấn đề
dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực
của người học.
Là PP dạy học toán mà ở đó người Gv sử
dụng một nhóm các PP giáo dục và dạy học
theo hướng phát huy tính tích cực chủ động
sáng tạo của ngưoif học đồng thời chống lại
thói quen học tập thụ động ở người học.
Các đặc trưng cơ bản
a. Dạy học thông qua các tổ chức cho trẻ
b. Dạy học chú trọng rèn luyện PP tự học.
c. Tăng cường học tập cá nhân, kết hợp
với việc học tâp hợp tác.
d. Có sự kết hợp đánh giá của thầy và tự
đánh giá của trò.
Phân tích các đặc trưng cơ bản trên :
- Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động cho
trẻ vì :
o Mọi nội dung của Toán đều gắn liền với
những hoạt dộng liên quan đến nó. Thông
qua việc tiến hành các hoạt động, nhân cách
trẻ sẽ được hình thành. Trí thông minh của
trẻ sẽ được phát triển nhờ sự đối mặt của trẻ
trong môi trường chuyên biệt có khó khăn,
mâu thuẫn, mất cân đối. Trong khó khăn Hs
sẽ bộc lộ trí thông minh tự tìm ra những cách
thức để giải quyết vấn đề. Cách tốt nhất cho
trẻ hiểu là cho trẻ làm. Qua cách làm sẽ làm
cho trẻ bị cuốn hút vào những hoạt động do
Gv tổ chức. Từ đó, trẻ giải quyết vấn đề theo
suy nghĩ của mình không rập khuôn theo mẫu
có sẵn. Trẻ sẽ được bộc lộ và phát triển tiềm
năng sáng tạo.
o Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện PP
tự học không chỉ là mục tiêu mà còn là một
biện pháp PP tự học coi trọng cách học.
Trong đó cách tự học là quan trọng nhất vì nó
là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa
học. Khi tự học sẽ phát hiện ra cái mới. Tất
cả câu hỏi đặt ra chỉ nảy sinh khi khai thác.
VD Ai có cách khác ? Còn có cách giải quyết
nào khác không ? Cách nào ngắn nhất? Ta
chọn cách nào ?
o Tự học diễn ra ngay trên lớp học. Khi học
sinh suy nghĩ là đã tự học. Tự học các em sẽ
phát hiện ra nhiều sự thú vị càng say mê học
tập, tự tìm tòi đưa ra kết luận.
- Tăng cường học tập cá nhân kết hợp với hợp
tác nhóm.
o Trong một lớp học, năng lực và cường độ
làm việc với toán học của mỗi trẻ là khác
nhau. Khi Gv sử dụng PP tích cực đưa đến sự
phân hóa. Trẻ giỏi càng giỏi, trẻ kém càng
kém dẫn đến đòi hỏi sự giúp đỡ giữa trẻ và
trẻ. Mặt khác còn có mối giao tiếp giữa trò và
trò, cùng đối tượng nên dễ dàng hơn. Khi học
tập cá nhân có chướng ngại vật thì nhu cầu
đó và nên tổ chức cho học nhóm. Học nhóm
có ích lợi.
o Mỗi ý kiến vá nhân đều được tôn trọng trẻ
được xây dựng tinh thần tập thể giám nghĩ
giám nói và giám làm và chịu trách nhiệm
với bản thân. Sản phẩm chung của lớp có sự
đóng góp của bản thân mình. Trẻ được tập
phân công lao động, ở đó tinh thần tình bạn
được phát triển. Trẻ được rèn luyện ngôn
ngữ, khả năng thuyết phục, giao tiếp hiệu
quả.
- Có sự kết hợp đánh giá kết quả của thày và tự
đánh giá của học sinh.
o Phải dạy cho HS tự đánh giá để tự điều chỉnh
việc học và các hoạt động học tập khác
nhau.Tuyệt đối không được để học sinh tự
đánh giá và cho điểm nhau.
o Khi giáo viên nêu một vấn đề nào thì học
sịnh sẽ trả lời, Gv cần một câu hỏi “Ai có
cách khác nữa?”. Khi Hs trả lời chọn cách
nào , Gv sẽ dựa vào đó để đánh giá. Khi cả
lớp chọn kết quả là đúng Gv sẽ xác nhận
và hỏi “Có cách nào khác để đạt được kết
quả đó? Cách nào hay nhất ? Khi đó có
nghĩa là Hs tham gia vào quá trình được
đánh giá, tham gia hợp tác, làm tiền đề cho
việc tự học.
Kết luận sư phạm
- Từ 4 đặc trưng cơ bản của PP dạy học tích
cực, ta có thể đánh giá tay nghề của một giáo
viên qua 3 tiêu trí như sau :
o Mọi Hs đều được hoạt động học tập.
o Sau mỗi hoạt động Hs tự sản sinh được
kiến thức cần học.
o Không khí học tập có vui vẻ thỏa mái
không?
Thực hiện được cả 3 tiêu trí trên tức là đã đổi
mới giáo dục.
Câu 6 : Quy trình dạy - học số tự nhiên.
ĐNC : Mõi một số tự nhiên là bản số của
một tập hợp đại diện cho một lớp các tập
hợp tương đương.
- Quy trình dạy - học có 3 giai đoạn:
o Giai đoạn 1 : Từ số 1 đến5 c ó 4 bước :
o B1 : Lập số theo quan điểm của bản số.
o B2 : Đọc - Viết
o B3 : Đếm (xuôi - ngược)
o B4 : Luyện tập - Thực hành
o Giai đoạn 2 :
o B1 : Lập số theo tiên đề piano.
o B2 : Đọc - Viết
o B3 : Đếm (xuôi - ngược)
o B4 : So sánh các số đang học với các số đã
học.
o B5 : Phân tích số đang học.
o B6 : Luyện tập - thực hành.
o Giai đoạn 3 :
o B1 : Lập số theo quan điểm bớt dần đi 1.
o B2 : Hướng dẫn Hs đọc, viết số 0.
o B3 ; Đếm số.
o B4 : So sánh số 0 với các số đã học.
o B5 : Luyện tập - thực hành
Minh họa giai đoạn 1 :
- Em quan sát các bức tranh rồi đưa ra nhận
xét (Hs : - 2 bông hoa; - 2 chấm tròn)
- Các em nói rằng có 2 Hs, 2 bông hoa, 2 chấm
tròn. Cô vừa nhấn mạnh tiếng gì lập to lại cô
nghe (“hai”)
- Tìm vật nào trog bộ đồ dùng toán biểu thị
con số vừa nói to (Hs giơ vật).
- Vật con đưa lên gọi là gì ? (số 2)
- Hãy quan sát và đọc đúng : 2
- Số 2 được viết ntn ? Hs viết có thể chưa đúng
mẫu.
- Quan sát cô viết rồi viết theo mẫu : 2
- Hãy quan sát rồi ghi số thích hợp vào dưới.
(1 , 2 ; 2, 1)
- Đọc theo sự chỉ dẫn của cô : (1 , 2 ; 2, 1)
- Luyện tập - thực hành.
- Quan sát thực tế cho cô biết những vật nào
có số lượng là 2 ? (2 con mắt ; 2 chân, 2
tay)
- Quan sát các hình sau hãy ghi số thích hợp
(ghi số theo hình)
- Đọc các số các em vừa ghi :
Minh họa giai đoạn 2 :
Hoạt động của giáo viên
- Quan sát bức tranh này rồi đưa ra nhạn
xét. Có 5 bạn đang chơi, 1 bạn đang đi tới
- tất cả có 6 bạn.
<
- Lặp lại trên con tính chấm tròn. (6 con
tính, 6 chấm tròn)
- Các con nói rằng có 6 học sinh, 6 con tính,
6 chấm tròn. Cô vừa nhấn mạnh tiếng gì ?
Hãy nhắc lại : « Sáu »
- Tìm vật nào trong đồ dùng biểu thị số vừa
nói (Hs nói và giơ vật lên)
- Vật em đưa lên gọi là gì ? Số mấy ?
- Hãy quan sát và đọc cho cô (đọc đúng 6)
- Số 6 được viết như thế nào ? (Hs viết)
- Quan sát rồi viết theo mẫu.
- Hãy quan sát rồi viết số thích hợp bên
dưới hình :
1 2 3 4 5 6
1 2 3 4 5 6
- Đọc theo sự chỉ dẫn của cô (1,2,3,4,5,6) ;
(6,5,4,3,2,1).
- Quan sát rồi đưa ra nhận xét (có 6 bông
hoa, 5 bình hoa, số bông hoa nhiều hơn số
bình hoa.
- Khi số bông hoa nhiều hơn số bình thì ta
ghi được điều gì ? (6 >5 ; 5<6)
- Hãy so sánh 6 với vác số đã học : (6>5 ;
6>4 ; 6>3 ; 6>2 ; 6>1).
- Phân tích :
o Em hãy lấy 6 que tính rồi tách ra thành
2 phần. Sau khi tách em được gì ? (6
que tính gồm 1 que tính và 5 que tính ; 6
qt gồm 3 que tính và 3 que tính ….)
o Hãy quan sát tranh hoặc thực tế rồi ghi
số thích hợp(tổ 1 có 6 cái ghế, 6 cái
bàn ; 6 bình hoa ; 6 ngôi sao …)
Minh họa giai đoạn 3 :
Hoạt động của giáo viên.
Cho mỗi em một chùm nho (khoảng 3 quả)
- Ta ngắt 1 quả còn mấy quả ?
- Chòm nho trên tay các em còn mấy quả ?
(Hs thực hành đáp :2 quả).
- Ngắt thêm 1 quả còn mấy qủa ? (1 quả)
- Nếu cô ngắt quả cuối cùng thì chùm nho
còn mấy quả. (không còn quả nào).
- Lặp lại trên 4 que tính ; (Hs trừ 3 ; 2 ; 1 ;
không còn que nào)
- Để chỉ rằng không còn quả nào, không còn
que tính nào ta dùng vật nào trong ĐDHT
để biểu thị (học sinh giơ số 0)
- Vật em đưa lên gọilaf gì ? (số 0)
- Số 0 được viết ntn ? (Hs viết có thêt không
được đẹp) QS cô viết rồi theo mẫu.
- Hãy QS rồi ghi số thích hợp vào ô trống (Mỗi
nhóm một tờ bìa) HS ghi
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
- Đọc theo sự hướng dẫn của cô : (Hs đọc từ 0
đến 9 và ngược lại)
- QS và đưa ra nhận xét giữa 0 vật và 1 vật (0
chấm tròn < 1 chấm tròn)
- Khi 1 chấm tròn lớn hơn 0 chấm tròn ghi như
thế nào ? (0<1 ; 1>0)
- Hãy so sánh 0 với các số đã học (0 <1 ; 0<2
…. ; 9>0 ; 8>0….)
- Sau khi so sánh xong các số em có nhận xét
gì về số 0 với các số khác ? (số 0 bé nhất trong
các số đã học)
- Số 0 đứng ở vị trí nào trong dãy số đã học ?
(đầu tiên)
- Hãy quan sát dãy số 0 đến 9
- số liền sau số 0 là số nào ? (số 1 – Tương tự đến
hết dãy số)
- Số 0 có số liền trước không ? (không có , vì 0 là
số bé nhất)
- Luyện tạp - Thực hành.
- HS thi đua tiếp sức : Hãy viết số còn thiếu vào
ô trống (HS viết)
……….
Câu 7 : Trình bày việc dạy học khái niệm các
phép toán cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên
ở lớp Một ?
1.ĐNC : Phép cộng là gì
Cho 2 ; 3
∈
N ……
/A=
{ }
cba ,,
/B=
{ }
ed,
A ……… B =
{ }
edcba ,,,,
CadA ….b = 5
∈
N
Cho 2 số tự nhiên a, b phép cộng hai số tự
nhiên a, b là phép lấy bản số của 2 tập hợp
không giao nhau, mà 2 tập hợp đó được xác
định từ 2 số tự nhiên đã cho.
Quy trình dạy học số tự nhiên N
- Số N là bản số của một lớp tương đương (các
tập hợp có cùng số lượng phần tử)
1.Gv đưa ra một tình huống dưới dạng một bài
toán đươn, Hs tự ghi chép tính cần học.
2.Hs giải thích cách tìm ra kết quả.
3.Hs lựa chọn cách nhanh nhất hình thành quy
tắc
4.Luyện tập - Thực hành.
Dạy số 3 :
B1 :Em hãy quan sát ccs bức tranh rồi đưa ra nhận
xét (Hs quan sát và nhận xét 3 bông hoa, 3
con mèo, 3 chấm tròn…)
- Trong 3 nhận xét trên có tiếng gì giống nhau ?
(ba)
- Tìm trong bộ đồ dùng học tập có vật nào thể
hiện tiếng « ba » ? (thẻ số 3)
- Vật các em đang giơ gọi là gì ? (số 3)
B2 : Hãy quan sát (3 thẻ số 3) rồi đọc chúng.
- Số 3 được viết ntn ? (Hs viết trên bảng con
hoặc giấy nháp)
- Quan sát cô viết rồi viết theo mẫu (Hs viêt).
B3 : Hãy quan sát rồi ghi số thích hợp vào
dưới (1, 2, 3 ; 3, 2,1)
- hãy đọc theo sự chỉ dẫn của cô (ĐỌC 1, 2, 3 ;
3, 2, 1)
B4 : Hãy quan sát tranh để ghi số thích hợp
(hoặc tìm trong thực tế những vật có số 3)
- Trò chơi : Ai nhanh hơn(chơi đúng luật)
- Luật chơi (Thắng – thua)
- Nhận xét (phần thưởng - vỗ tay)
Dãy số 6 (giai đoạn 2)
B1 : Qs tranh rồi đưa ra nhận xét : Có 5 bạn
đang chơi, có một bạn đang đi tới : có tất
cả 6 bạn.
(Hs quan sát và nhận xét 6 bạn, 6 con mèo, 6
chấm tròn…)
- Trong 3 nhận xét trên có tiếng gì giống
nhau ? (sáu)
- Tìm trong bộ đồ dùng học tập có vật nào thể
hiện tiếng «Sáu » ? (thẻ số 6)
- Vật các em đang giơ gọi là gì ? (số 6)
B2 : Đọc, viết
B3 : Đếm xuôi - đếm ngược.
- B4 : so sánh : Hs quan sát rồi đưa ra nhận xét
(có 6 bông hoa, 5 bình hoa, số bông hoa
nhiều hơn số bình hoa.
- Khi số bông hoa nhiều hơn số bình thì ta ghi
được điều gì ? (6 >5 ; 5<6)
- Hãy so sánh 6 với vác số đã học : (6>5 ;
6>4 ; 6>3 ; 6>2 ; 6>1).
- Phân tích :
o Em hãy lấy 6 que tính rồi tách ra thành 2
phần. Sau khi tách em được gì ? (6 que
tính gồm 1 que tính và 5 que tính ; 6 qt
gồm 3 que tính và 3 que tính ….)
QT D – H số học
1. Dạy học các số từ 1 đén 5
- Lập số
- Đọc, viết số
- Đếm (xuôi, ngược)
- Luyện tập - thực hành
2. Dạy học các số 6 đến 11
- Lập số
- Đọc, viết số
- Dếm (xuôi, ngược)
- So sánh số đang dạy với số đã học
- Phân tích số
- luyện tập - Thực hành
3.Dạy học số 0 (6 bước)
QT D – H phép cộng :
Phép cộng hai số tự nhiên :
Là phép lấy bản số của hợp 2 tập hợp không
giao nhau, mà 2 tập hợp này được xác định từ 2
số tự nhiên đã cho.
1.Hs quan sát tranh mô tả sụ thể hiên theo xu
hương « Gộp » 2 nhóm vật chuyển được
và ngược chiều nhau.
2.GV nói sự mô tả của HS, giới thiệu dau
« + » cách ghi, đọc.
3.Hs áp dụng dựa vào các tình huống khác.
4.Hs quan sát tranh, khái quát để tập hợp
những công thứa trong bài.
5.Giới thiệu thuật ngữ « số hạng », « tổng »
(lớp 2 trở lên)
Dạy phép cộng trong phạm vi 3 :
B1 : Hãy quan sát tranh rồi đưa ra nhận xét
(có 2 bạn Hs đang chơi, 1 bạn học sinh
đang đi tới, Có tất cả mấy bạn HS.
B2 : Hs với 1 Hs được 3 HS. Hãy ghi lại
bằng kí hiệu số đã học (2 với 1 được 3)
- Chữ « với » và chữ được » sẽ thay vào bởi
kí hiệu (2 + 1 = 3)
- Việc ghi 2 + 1 = 3 sẽ được đọc như thế
nào ? (hai cộng một bằng ba).
- Dấu + được gọi là gì ? (dấu cộng)
- Em hãy đọc 2 + 1 = 3 (HS đọc)
B3 : Tương tự như bước 2 (1 +2 = 3; 1 + 1 =
2)
B4 : Quan sát và ghi phép tính thích hợp.
B5 : Em hãy ghi một phép tính cộng tùy
ý 2 + 5 = 7 ….)
- Ở phép tính 2 + 5 = 7 nguwoif ta gọi 2 ; 5 ;
7 là gì ? (2 ;5 là số hạng ; 7 là tổng)
- Hãy nhìn vào phép tình của em rồi gọi tên
(HS đọc).
Quy trình dạy phép trừ
Phép trừ là lấy bản số của hiêu 2 tập hợp A ;
B. Ở đó A, B được xác định từ tập hợp N đã
cho và B
∈
A.
1.Hs quan sát tranh động rồi thể hiện sự tách
ra của một nhóm vật từ một nhóm ban đầu.
2.GV nói gọn sự mô tả của Hs, giwois thiệu
dấu (-) cách ghi, đọc.
3.Hs áp dụng dựa vào các tình huống khái
quát khác.
4.Hs thành lập bảng trừ trong mối quan hệ
với phép cộng.
5.Giới thiệu thuật ngữ số BT, ST, hiệu.
Dạy phép trù trong phạm vi 3 :
B1 : hãy quan sát mô hinh rồi đưa ra nhận xét
(có 3 con ong : 1 con ong bay đi. Còn lại mấy
con).
B2 : Nói gọn 3 con ong bay đi 1 con ong, còn
lại bằng kí hiệu số đã học.(3 bay đi 1 còn 2).
Chữ « bay » còn được viết bằng kí hiệu 3 – 1
= 2.
Việc 3 – 1 = 2 đọc ntn ? 9ba trù một bằng
hai)
Dấu (-) được gọi là gì ? (dấu trù)
Em hãy đọc 3 – 1 = 2 (Hs đọc)
B3 : tương tự bước 2
B4 : hãy quan sát rồi ghi phép tính thích hợp
(2 – 1 = 1 ; 3- 2 = 1….)
B5 : hãy ghi một phép tính trừ tùy ý (5 – 2 =
3). Đố các em biết người ta goi 5 ; 2 ; 3 là
gì ? (5 là SBT ; 2 là ST. 3 là Hiệu)
Hãy nhìn vào phép tính của em rồi gọi tên
(Hs gọi tên).
Quy trình dạy phép nhân :
Phép nhân là lấy hai bản số của tích
(decard) hai tập hợp A, B. Ở đó A và b được
xác định từ 2 số N.
1.Hs quan sát tấm bìa có cùng số lượng phần tử
để đưa ra phát biểu « 2 lấy được 5 lần » tóm tắt
phép tính thích hợp.
2.Gv tạo lí do để chuyển phép cộng thành phép
nhân, từ đó giới thiệu các đọc, cách viết và kí
hiệu của phép nhân (x).
3.Hs hiểu ý nghĩa của phép nhân thông qua
những quan sát khác.
4.Hs tập chuyển phép cộng thành phép nhan và
tính kêt quả của phép nhân thành phép cộng.
5.giới thiệu thuật ngữ « Thừa số » , « tích ».
Dạy phép nhân :
B1 : hãy quan sát rồi đưa ra nhận xét (các tấm bìa
đều có 2 chấm tròn).
- hãy quan sát lần thứ nhất cô gắn mấy
tấm bìa ? (1 tấm) (2 chấm tròn được lấy
5 lần).
Cô gắn tiếp ; em hãy quan sát rồi đưa ra nhận xét
(2 chám tròn được lấy 5 lần).
B2 ; Em hãy ghi phép tính thích hợp vào bảng con
(2+2+2+2+2 = 10)
B3 : Em hãy quan sát rồi đưa ra nhận xét
- Làm thế nào để ghi lại ? (Hs suy ngĩ tìm cách
khác)
- Ta chuyển cách ghi như sau :
2 +2+2+2+2 = 10
2 x 5 =10
- Đố các em biết dấu x được gọi là gì ? (dấu
nhân).
- Quan sát phép tính
2 +2+2+2+2 = 10
2 x 5 =10
-(các số hạng đều là 2, có 5 số 2 và 4 phép cộng).
Có một số 2 một số 5 và một phép nhân .
- Khi 2 được lấy 5 lần ta có thể ghi bởi phép tính
nào ? (phép nhân 2x 5 = 10).
- 2 x 5 nghĩa là gì ? (2 được lấy 5 lần).
B4 : Quan sát rồi ghi phép tính (5x3=15)
- người ta gọi 5 ;3 ;15 là gì ?(3 ;5 là TS, 15 là
tích)
- hãy nhìn vào phép tính của em rồi gọi tên.
Quy trình Dạy - Học phép chia :
1.Quan sát đồ dùng trực quan để thành lập một
phép chia.
2.Từ kết quả của phép nhân GV xây dựng 2 tình
huống chia (chia ddeuf, chia theo nhóm). Giới
thiệu phép chia, cách đọc, viết, kí hiệu
3.Hs nêu 3 phép tính đã được thành lập. Giới
thiệu mối quan hệ giữa opheps nhân và phép
chia.
4.Hs thành lập viết phép chia từ phép nhân.
5.Giới thiệu thuật ngữ : SBC, SC, thương.
Dạy phép chia :
B1 : hãy quan sát (hình cam, 3 trái/nhóm) rồi ghi
phép tính thích hợp.
B2 : Từ 6 quả cam em hãy chia đều cho 2 bạn.
Sau khi chia, em cho biêt mỗi bạn có mấy quả
cam ? (mỗi bạn có 3 quả)
- Hãy giải thích cách chia của em (hình vẽ 6 quả
cam lần lượt chia cho 2 bạn A và B)
B3 ; Hãy nhắc lại việc chia của em ?(6 quả cam
chia cho 2 bạn, mỗi bạn được 3 quả cam).
- Đố các bạn chữ « chia » và « đuộc » sẽ thay
bởi kí hiệu nào ? (6 :2 =3)
- Việc ghi 6 :2=3 được đọc như thế nào ? (sáu
chia cho 2 được 30
- Dấu ( :) được ghi là gì ? (dấu chia)
- Em đọc lại 6 ; 2 = 3. (Hs đọc)
- từ 6 6 quả cam chia đều cho mỗi bạn 3 quả.
Hỏi có máy bạn dduocj chia ? (2 bạn)
- hãy giải thích cách chia ? (vẽ 6 quả cam chia
cho 2 nhóm)
- Hãy đọc phép tính vừa ghi : sáu chia ba băng
f hai0
B4 : Em đã ghi dduocj những phép nhân nào ?
(2x3=6 ; 3x2=6 ;6 :3=2 ; 6 :2=3).
- Em hãy dọc phép tính vừa ghi (Hs
đọc)
B5 ; Quan sát rồi ghi phép tính thích hợp (Hình
vẽ 3 nhóm/5 bông hoa)(5x3=15)
- Từ phép tính vừa ghi em hãy ghi phép tính
tính tương ứng : 3x5=15 ; 15 :3=5 ; 15 :5=3).
- Tưng tự với 2 tình huống khác.
B6 : Hãy ghi một phép chia tùy ý (8 :2=4)
- Ở phép chia 8 :2=4 các em biết 8,2,4 gọi là
gì ? (8 là SBC, 2 là ssos chia, 4 là thương)
- Hãy nhìn vào phép tính rồi ghi tên.
Quy trình dạy phân số 3 GĐ :
GĐ1 : Dạy - học các phân số ½, 1/3 ,1/4 ,1/5
(ở lớp 2 )
- Hs chia tấm bìa hình vuông đã được chia
thành những phần tùy ý.
- 1. Hs mô tả việc chia , thể hiện phàn dduocj
chia mới « được 1 hình vuông ». Hs ghi phân
dduocj chia.
- Xác định 1/n thông qua các tinh huống khái
quát.
GĐ 2 : DH các phân số tử số nhỏ hơn mẫu
số.
1. HS chia hình thành nhiều phàn bằng nahu,
chọn một phần tùy ý.
2. Hs ghi kết quả có được sau khi chia và lấy.
Hs nêu cách ....
3. Gv giới thiệu thuạt ngữ : tử số, mẫu
số.
4. Hs xác nhận phan số :phần tử, mẫu số
trong các tình huống quan sát khác.
5. Hình thành khái niệm phân số.
GDD3 : DH các phân số có tử số lớn hơn
mẫu số.
1.GV giới thiệu bài toán chia hết, chia không
hết
2.hs thực hiện chia thực tế bài toán 2 (chia hết
rồi báo thương)
3.Hs nêu nhận xét về thương của phép chia.
4.gv đưa bài toán 3 yêu cầu Hs ghi phép tính
giải, rồi yêu cầu học sinh ghi kết quả và nhận
xét kết quả đó.
Dạy phép chia phân số
B1 : hãy đọc bài toán
S=7/15m
2
D=2/3m
Suy nghĩ rồi thông báo kết quả (tùy ý a, b,c)
B2 : hãy giải thích cách làm (Hs giải thích
7/15 ; 2/3)
B3 : Lớp mình có nhiều cahs lí giải khác
nhau nên có nhiều kết quả khác nhau. Vậy
làm thế nào đêt khảng định kết quả đugns ?
(thử lại bằng phép nhân)
- Sau khi thử chúng ta chấp nhận kết quả
nào ? (a)
- Quy tắc nào tìm được a ? (nhân với phân
số đảo ngược)
B4 : Luyện tập.
QT D – H số thập phân
Số thập phaanlaf số có mẫu số dạn 2m, 5m
(m,n
∈
N)
1.Giới thiệu thuật ngữ STP thông qua các
mẫu 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ...
- Từ bảng đơn vị đo độ dài. Hs thành lập
những phân số thập phân.
- Gv hưởng dẫn Hs chuyển cách ghi khác
0,1 :
- Giới thiệu cách đọc, viết và thuật ngữ
số thập phân.
2.Giới thiệu số thập phân thông qua các mẫu
có đuôi khác 1 (như B1).
3.Giưới thiệu số thập phân thông qua các
mẫu có dấu khác 0 (khư B1).
4.hs nêu cấu tạo số thập phân.
5.luyện tập - thực hành : đọc, viết số thập
phân.
QT dạy học(thuật tính trên các tập số)
1.em hãy đọc bài toán và ghi tính vào bảng
con.
2.làm thế nào để tìm dduocj kết quả.
3.Lớp mình có nhiều kết quả khác nhau cho
cùng một phép tính. Vậy ta hãy tìm
mootjkeets quả đúng. Làm thế nào em tin
chắc rằng phép tính của mình là đúng (thử
lại bằng phép nhân).
- Sau khi thử lại em chon kết quả nào ?
(chọn ....)
- Làm thế nào em dduocj kết quả này ?
- Vậy muốn chia số cho một phân số ta
làm thế nào ? (Quy tắc SGK)
Quy trình dạy học một quy tắc trên số tự
nhiên :
B1 : Gv đưa ra tình huống dưới dạng một bài
toán đơn để học học sinh lựa chọn phép tính
rồi thông báo (ghi) phép tính thích hợp.
B2 : Hs giải thích cách tìm ra kết quả.
B3 : Gv hướng dẫn Hs chọn cách tối ưu để từ
đó xây dựng quy tắc .
B4 : Hs luyện tập, áp dụng quy tắc.
*Lưu ý : 9 =5 hoặc 5 + 9 đây không phải là
tính chất giao hoán của phép cộng mà là 9
cộng với hau một số cộng với 9.
Quy trình dạy học một đa giác đặc biệt.
B1 : Giới thiệu
- Nêu
- L1 :
- Lớp 3 :
- Lớp 4 :
- Lớp 5 :
• Hình vuông : 4 cạnh = nhau , 4 góc =
nhau
• Hình chữ nhật : 2 cạnh dài = nhau, 2
cạnh ngắn = nhau, 4 góc vuông.
• Hình bình hành : 2 cặp cạnh đối bằng
nhau.
• Hình thang : cặp cạnh đáy song song,
chiều cao (AH) vuong góc với 2 đáy.
B3 : Hs áp dụng đặc điểm của hình để :
- Xác định đúng 1 trong số hình hình học.
- Xác định đúng và nhanh.