Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

XU HƯỚNG CẢI CÁCH THUẾ QUAN CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.22 KB, 36 trang )

XU HƯỚNG CẢI CÁCH THUẾ QUAN CỦA VIỆT NAM
I. THUẬN LỢI KHÓ KHĂN KHI VIỆT NAM GIA NHẬP AFTA
Trong quá trình xây dựng các Danh mục hàng hoá và chương trình giảm
thuế theo Hiệp đinh CEPT, chúng ta đã gặp không ít khó khăn do xuất phát điểm
của nền kinh tế Việt Nam còn thấp hơn so với các nước thành viên khác. Hơn nữa
về mặt kỹ thuật, ngoài các điểm còn khác biệt về hệ thống thuế áp dụng đối với
hàng xuất nhậ khẩu và hệ thống mã số của Biểu thuể Việt Nam so với các nước
ASEAN khác. Các thuế suất của biểu mẫu thuế hiện hành cũng đòi hỏi được điều
chỉnh, cơ bản để phù hợp với sự phát triển của cách ngành sản xuất trong nước. Cụ
thể là biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam có một số điểm không thật sự phù hợp với
thông lệ quốc tế, do đó gây khó khăn khi Việt Nam tham gia thực hiện các hiệp
định quốc tế như hiệp định CEPT. Biểu thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam vừa quá
đơn giản vừa quá phức tạp.
Tính chất đơn giản thể hiện ở chỗ:
- Hàng xuất nhập khẩu chỉ chịu một sắc thuế là xuất nhập khẩu. ở các nước
ASEAN, ngoài thuế xuất nhập khẩu, đặc biệt đối với hàng nhập khẩu còn phải chịu
thuế giá trị tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Trong biểu thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam chỉ tồn tại các mức thuế suất
duy nhất áp dụng cho mọi hàng hoá nhập khẩu bất kỳ nguồn gốc xuất xứ từ nước
nào. Trong biểu thuế không phân biệt các mức thuế suất ưu đãi, mức thuế xuất phổ
thông hay mức thuế suất tạm thời, mặc dù trong luật thuế xuất nhập khẩu của Việt
Nam cũng đã có điều khoản quy định về các mức thuế suất ưu đãi theo các Hiệp
định quốc tế.
Tính chất phức tạp thể hiện ở chỗ:
- Thuế suất dàn trải quá rộng: thuế suất có 26 mức (từ 0 - 60%) cho hơn
3000 mã nhóm hàng.
- Quá nhiều mức thuế suất dưới 5%, gây hạn chế thu ngân sách.
- Thêm vào đó, ở Việt Nam còn có tình trạng cùng một mặt hàng nhưng cá
cơ quan thương mại, hải quan và doanh nghiệp lại gọi tên khác nhau, gây nhiều
vướng mắc và thiệt hại cho doanh nghiệp. Thông thường giấy phép xuất nhập khẩu
hàng hoá do Bộ thương mại cấp chỉ ghi tên hàng mà không ghi mã số của hàng


hoá. Do đó, khi làm thủ tục, hải quan tiến hành áp mã thì mã này có thể trùng hoặc
không trùng với mã số trong hệ thống theo dõi của Bộ thương mại.
Tuy nhiên, chúng ta cũng có thuận lợi xuất phát từ khía cạnh kỹ thuật của
biểu thuế:
- Biểu thuế đã được xây dựng trên danh mục điều hoà của Hội đồng hợp tác
Hải quan, tuy mới chỉ trên cấp độ 6 chữ.
- Đồng thời khi so sánh mục tiêu chủ yếu của chương trình cắt giảm thuế
quan CEPT là các nước thành viên sẽ giảm thuế nhập khẩu tối đa với đa số các mặt
hàng nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN khác xuống còn 0 - 5% với Biểu
thuế nhập khẩu của Việt Nam, chúng ta thấy hơn nửa tổng số mặt hàng của biêu
thuế nhập khẩu Việt Nam đã phù hợp với mức thuế tiêu chuẩn đặt ra cho chương
trình cắt giảm thuế quan CEPT, điều đó có nghĩa là về thực chát Việt Nam chỉ phải
thực hiện giảm thuế gần 50% của tổng số nhóm mặt hàng trong biểu thuế nhập
khẩu. So với các nước thành viên ASEAN khác khi bắt đầu thực hiện chương trình
cắt giảm thuế quan theo Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực
chung thì tỷ lệ thuế suất của Việt Nam từ 0 - 5% nhiều hơn rất nhiều. ( ví dụ
Indonesia khi bắt đầu tham gia chương trình CEPT chỉ có 9% tổng số nhóm đặt
hàng có thuế suất dưới 5%, Thái Lan có 27%, Philippin có 32%). Đây là một thuận
lợi khi Việt Nam tham gia thực hiện chương trình cắt giảm thuế theo quy định của
HIệp định CEPT.
- Ngoài những khó khăn về phía cạnh tranh kỹ thuật từ biểu thuế, từ khía
cạnh chung của toàn bộ nền kinh tế, chúng ta đều biết khi Việt Nam thực hiện cải
cách thuế quan theo chương trình CEPT sẽ phát sinh hai vấn đề lớn là giảm số thu
ngân sách và giảm mức bảo hộ cho các ngành sản xuất trong nước. Hai vấn đề này
sẽ được nêu rõ hơn trong phần tích các tác động của cải cách thuế quan đối với nền
kinh tế Việt Nam .
Trên cơ sở phân tích ban đầu về những đặc điểm thuận lợi và khó khăn về
khía cạnh kỹ thuật của Biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam những ảnh hưởng
chung của việc tham gia thực hiện cắt giảm thuế quan theo chương trình CEPT,
đồng thời tham khảo kinh nghiệm trong việc thiết kế các Danh mục hàng hoá của

các nước thành viên khác, các Danh mục hàng hoá CEPT của Việt Nam đã được
nhóm nghiên cứu bộ soạn thảo trong suốt khoảng thơì gian từ tháng 7/1995 đến
tháng 12/1995 và hoàn thành theo đúng cam kết. Từ năm 1996, chúng ta vẫn liên
tục tiến hành các hoạt động soạn thảo kế hoạch thực hiện CEPT, đồng thời rà soát
lại những việc đã thực hiện. Cụ thể:
- Ngày 15/11/1995 tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM)OSAKA,
Việt Nam đã công bố Danh mục giảm thuế đợt 1 áp dụng từ 1/1/1996.
- Ngày 10/12/1995, tại Hội nghị Hội đồng AFTA, Việt Nam đã công bố về
nguyên tắc là cam kết cắt gảim thuế cho toàn bộ quá trình 1996 – 2006.
- Ngày 18/12/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định 91/CP trong nước quy
định việc cải cách thuế quan, thực hiện CEPT.
- Ngày 2/4/1996 Bộ tài chính thành lập cơ quan AFTA quốc gia của Việt
Nam với chức năng là cơ quan đầu mối của Việt Nam thực hiện các vấn đề liên
quan đến AFTA.
- Cũng trong năm 1996, Việt Nam công bố Danh mục thực hiện giảm thuế
theo CEPT trong năm 1997.
- Ngày 12/3/1998, Danh mục hàng hoá Việt Nam thực hiện CEPT do Bộ tài
chính xây dựng đã được Chính phủ thông qua và ban hành kèm Nghị định số
15/1998/NĐ - CP.
- Cũng trong đầu năm 1998, Bộ Tài chính công bố 1717 mặt hàng tham gia
CEPT năm 1998, đồng thời chuẩn bị Danh mục thuế năm 1990, xem xét để giảm
bớt số mặt hàng trong Danh mục loại trừ tạm thời.
- Nghị định số: 21/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2002 của Chính phủ
về ban hành Danh mục hàng hoá và thuế suất của Việt nam để thực hiện
CEPT/AFTA cho năm 2002.
Trong khoảng thời gian từ 1995 đến nay chúng ta cũng nghiên cứu và thực
hiện cải cách một số thuế nội địa hỗ trợ cho quá tình thực hiện AFTA.
- Thực hiện luật thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho luật thế lợi tức.
- Thay thế thuế doanh thu bằng thuế giá trị gia tăng.
- Cải cách luận thuế tiêu thụ đặc biệt.

Bảng 6: Thống kê tình hình giảm thuế, kế hoạch thực hiện AFTA đến năm
2003, theo đó 6 thành viên ban đầu của AFTA mới chỉ đạt 41% số dòng thuế có thuế
suất bằng 0%. Cụ thể như sau:
Nước Thuế xuất đạt
0% vào 2000
Tổng dòng thuế trong
danh mục cắt giảm (IL)
Tỷ lệ số dòng thuế
đạt 0% vào 2000
Brunei 5.071 6.186 82.0%
Indonesia 1.478 6.957 21.2
Malaysia 4.854 8.814 55.1
Philippies 0 5.419 0.0
Singapore 5.739 5.739 100.0
Thaland 167 9.056 1.8
Nguồn : Ban thư ký ASEAN (Jacarta)
Tại hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN không chính thức họp ngày 6 -3 năm 1999
tại Thái Lan, Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng bộ thương mại Thái lan đề ngị các
nước ASEAN nên phấn đấu đạt 100% số dòng thuế có thuế suất bằng 0 vào năm
2003 (Nguồn: Ban Thư ký ASEAN_).
Về phía Việt nam:
Bộ tài chính vừa hoàn thành việc chuyển biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành sang
biểu thuế quan chung của ASEAN. theo lộ trình chương trình thuế quan uư đãi có
hiệu lực (CEPT), tiến tới gia nhập khu vực mậu dịch tự do thương mại ASEAN
(AFTA).
Như vậy, Nghị định ban hành danh mục hàng hoá và thuế suất của Việt nam để
thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan có khả năng được thực hiện theo đúng
kế hoạch đã đề ra vào tháng 7 tới.
Theo danh mục chuyển đổi biểu thuế quan xuất, nhập khẩu hàng hoá hiện hành có
6,495 dòng thuế khi chuyển sang danh mục thuế quan khu vực ASEAN sẽ được

nâng lên 10.689 dòng thuế. Trong đó, danh mục cắt giảm ngay (IL) sẽ nâng từ
5.559 lên 8.807 dòng thuế; danh mục loại trừ tạm thời (TEL) từ 755 lên 1.376
dòng thuế; danh mục nông sản nhạy cảm (SL) từ 52 lên 91 dòng thuế và danh mục
loại trừ hoàn toàn (GEL) từ 139 lên 415 dòng thuế.
Hiện nay, Việt nam đã cắt giảm được thuế suất của 5.500 mặt hàng chiếm gần 85%
tổng số nhóm mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu hiện hành. Theo lộ trình, năm
nay Việt nam sẽ đưa thêm 760 mặt hàng vào danh mục cắt giảm thuế với mức thuế
suất hạ từ 40 -50% còn 15 - 20% và tiếp tục giảm xuống 0-5% vào năm 2006, hạn
cuối cùng để Việt nam hoàn thành chương trình cắt giảm thuế quan
Theo Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự, việc cắt giảm thuế này chưa ảnh
hưởng trực tiếp đến trao đổi thương mại giữa Việt nam và ASEAN. Lợi ích rõ ràng
nhất khi tham gia CEPT/AFTA là mở được thị trường tiêu thụ. Sau 6 năm thực
hiện CEPT, ASEAN đã trở thành thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam bên
cạnh EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ.
II. XU HƯỚNG CẢI CÁCH:
1. Giảm thuế: Lịch trình cắt giảm thuế quan tổng thể các danh mục
Lịch trình cắt giảm thuế quan của các danh mục của Việt Nam theo Hiệp
định CEPT/AFTA như trong bảng sau:
Bảng 7: Lịch trình cắt giảm thuế quan tổng thể các danh mục
Tên danh mục Thời điểm
đưa vào danh
mục cắt giảm
Thời điểm đưa
thuế suất xuống
≤ 20%
Thời điểm đưa
thuế suất
xuống ≤ 5%
Thời điểm đưa
thuế suất

xuống 0%
Danh mục cắt
giảm (IL)
1996- 1998 2001 2003 – 2006 2015
Danh mục loại
trừ tạm thời
(TEL)
1999 – 2003 2001/2002/2003
(Khi chuyển
vào IL)
2006 2015/2018
Danh mục
nhạy cảm (SL)
2004 – 2006 2010 – 2013 2015 – 2018
Danh mục loại
trừ hoàn toàn
(GEL)
Không cam
kết
Không cam kết Không cam
kết
Không cam kết
Tình hình thực hiện AFTA của Việt Nam
Tính đến năm 2002, Việt Nam đã chuyển thuế suất của 5.550 mặt hàng vào
danh mục cắt giảm thuế ngay (IL) trên tổng số khoảng 6.400 mặt hàng trong biểu
thuế nhập khẩu. Thuế suất trung bình của các mặt hàng đã đưa vào IL là 7.3% (so
với mức thuế MFN trung bình là 13,5%).
Năm 2003, Việt Nam sẽ phải tiếp tục chuyển thuế suất của 760 mặt hàng
đang nằm trong danh mục loại trừ tạm thời (TEL) sang danh mục IL. Các mặt hàng
thuộc danh mục nhạy cảm (SEL) sẽ dần được đưa vào cắt giảm thuế trong ba năm

2004/2005/2006, đến năm 2013 đạt mức thuế suất từ 0 - 5%. Danh mục các mặt
hàng đưa vào cắt giảm sẽ được Bộ tài chính công bố cụ thể cho từng năm.
2. Những biện pháp hướng tới nhằm thúc đẩy thực hiện CEPT/ AFTA
2.1 Cải cách cơ cấu thuế xuất nhập khẩu
Việc cắt giảm thuế cần thực hiện đồng thời với cải cách cơ cấu thuế xuất
nhập khẩu.
Trong tiến trình cải cách thuế quan, Việt Nam đã thực hiện tự do hoá có lựa
chọn cơ cấu thuế quan của mình gồm:
- Giảm mức thuế suất trung bình
- Giảm bớt mức thuế suất tối đa xuống còn 60%
- Giảm số lượng các mặt hàng chịu thuế suất hơn 50%.
Tuy nhiên, nhìn chung cơ cấu thuế xuất nhập khẩu vẫn hầu như không thay
đổi. Hai nhược điểm lớn nhất của biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay vẫn
là quá mức thuế xuất nhập khẩu (mức thuế) và thuế suất dàn trải quá rộng. Việt
Nam nên quy định giảm số mức thuế suất còn 4 mức cơ bản.
- Với một số mặt hàng trong biểu thuế có thuế suất ở mức 60% như quần áo
cũ, mỹ phẩm, xăng trừ loại dùng cho máy bay, xe có động cơ nên giảm thuế xuất
nhập khẩu và thay vào đó là thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Với các mặt hàng có thuế suất dưới 5% cần điều chỉnh lên mức 5%. Thứ
nhất, tỷ trọng lớn của các thuế suất dưới 5% chỉ phù hợp với điều kiện của Việt
Nam trong giai đoạn khi nhiêù nguyên vật liệu và đầu vào mà trong nước chưa đủ
khả năng đáp ứng. Nhưng hiện nay, khi nền sản xuất trong nước của Việt Nam đã
phần nào phát triển và đáp ứng được một phần các sản phẩm cần thiết phục vụ cho
sản xuất mà trước đây phải nhập khẩu từ nước ngoài, nhu cầu nâng cao mức thuế
suất nhập khẩu nhằm mục đích bảo hộ cho cách ngành sản xuất trong nước là thật
sự cần thiết. Thứ hai, như đã phân tích trong chương II, Danh mục GEL của Việt
Nam có quá nhiều mặt hàng, gồm 213 nhóm mặt hàng, chiếm 6,6% tổng số nhóm
mặt hàng của Biểu thuế nhập khẩu, nhiều nhất trong các quốcgia ASEAN. Với
danh nghĩa là mặt hằng thuộc Danh mục GEL, Việt Nam đã không thực hiện giảm
thuế theo chương trình. CEPT/AFTA với gần 41% các hoạt động buôn bán của

mình với các quốc gia ASEAN, chiếm 62% tổng thu nhập từ thuế vào NSNN. Do
vậy sẽ không có gì lạ khi Việt Nam được yêu cầu xem xét chuyển một số mặt hàng
thuộc danh mục GEL sang Danh mục Tel. Trong năm 1998, Việt Nam đã chuyển
13 mặt hàng thuộc GEL sang TEL. Trong tương lai Việt Nam cũng sẽ phải chuyển
mặt hàng dầu khí từ GEL sang TEL. Đây đều là những mặt hàng có thu nhập thuế
nhập khẩu rất cao, cần phải tính đến hạu quả giảm thu ngân sách khi thực hiện cắt
giảm thuế quan của những mặt hang này. Vì vậy, mức thuế suất tối thiểu 5% được
áp dụng đối với thương mại ASEAN là cần thiết để bù đắp khoản thâm hụt ngân
sách do thực hiện cắt giảm thuế quan.
- Điều chỉnh lại thuế xuât nhập khẩu ở dạng nguyên chiếc, dạng SKD,
CKD,IKD, chỉ giữa lại hai mức thuế cho dạng nguyên chiếc và dạng chi tiết đòi
hỏi công nghệ lắp ráp phức tạp. Với dạng nguyên chiếc áp dụng thuế suất cao, đối
với dạng linh kiện áp dụng thuế xuất thấp trong khung.
Việc đơn giản hoá biểu thuế, giảm dần số lượng các mức thuế khac snhau
trong biểu thế sẽ tạo điều kiện quản lý tốt hơn, tranh thất thu thuế đồng thời
khuyến khích các doanh nghiệp trong nươc scải tiến kỹ thuật công nghệ mới để tạo
ra sản phẩm có chất lượng và giá rẻ, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong
nước cũng như thế giới khi thực hiện cắt giảm thuế quan.
2.2 Chỉ áp dụng giá tính thuế xuât nhập khẩu theo nguyên tắc của
GATT.
Việt Nam cần xoá bỏ chế độ tínhgiá hải quan theo bảng giá tối thiểu do bộ
tài chính quy định và chuyển sang chỉ áp dụng giá tính thuế theo nguyên tắc của
GATT. Việc này sẽ rất khó thực hiện do vẫn tồn tại nhiều hoạt động gian lận trong
thương mại nhằm trốn thuế hay giảm thuế. Nhưng để phù hợp với thông lệ quốc tế
và tạo điều kiện thuận lợi.
Khi cải cách thuế quan tham gia AFTA và trong tương lai là các tổ chức
thương mại lớn trên thế giới như WTO, một trong các điều kiện tiên quyết cần thực
hiện là Việt Nam phải áp dụng phương pháp tính giá hải quan của GATT. Vì vậy,
chính phủ cần có kế hoạch ban hành các điều lệ hải quan cũng như thương mại
nhằm bảo đảm thực hiện việc áp dụng phương pháp định giá ttrong bản đồ thuận

GATT (GTV).
Đồng thời để hỗ trợ cho việc định giá theo GTV, hải quan cũng cần thực
hiện các cán bộ của Tổng cục Hải quan.
- Chuyển từ biện pháp định giá theo từng cuộc mua bán sang một hệ thống
kiểm tra dựa trên sổ sách kế toán.
- Xây dựng các tiêu chí lựa chọn nhằm quyết định những tờ khai nào sẽ là
đối tượng phải kiểm tra kỹ khi định giá, xác định các thủ tục nhằm hỗ trợ kiểm tra
định giá trong các cuộc kiểm tra hàng hoá, kiểm tra chứng từ sau khi giải phóng
hàng và kiểm tra sổ sách, báo cáo kế toán của các nhà nhập khẩu.
2.3. Hoàn thiện công tác quản lý việc cải cách thuế quan.
- Phải chủ động xây dựng được lộ trình cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ
AFTA của Việt Nam theo các tiêu chí của CEPT và những ưu đãi giành cho một
quốc gia đi sau, có xuất phát điểm thấp hơn như Việt Nam,. Khi nghiên cứu tiến
trình thực hiện cải cách quan thuế của ác nước ASEAN, có thể thấy được những
kinh nghiệm chung nhất, phổ biến nhất nhưng không thể có một đơn thuốc hay một
con đường đã vạch sẵn cho Việt Nam để đảm bảo thành công và hiệu quả của quá
trình cải cách thuế quan. Việt Nam phải xuất phát từ thực tế đất nước, căn cứ vào
những mục tiêu và định hướng kinh tế của mình để có thể có một lịch trình giảm
thuế cụ thểcho từng năm, cho từng mức thuế góp phần hỗ trợ cho chiến lược tự do
hoá thương mại, mở cửa thị trường trong nước mà không gây ra một sự thay đổi
bất thường nào cho nền kinh tế.
- Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện các hệ thống thuế nộ địa cũng như công tác
quản lý thực thi các sắc thuế đó. Cụ thể, hàng năm nên tổ chức xem xét việc chấp
hành các chính sách thuế, tình hình thực hiện chế độ nghiệp vụ quản lý tổng hợp
của ngành thuế, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm
pháp lệnh thuế.
- Cần ban hành các văn bản thông tư chỉ dẫn rõ ràng và chi tiết về những
thay đổi thuế quan. Qua đó, các doanh nghiệp trong nước cũng như các nhà đầu tư
nước ngoài có thể dự kiến được các khả năng và mức độ ảnh hưởng và tác động tới
tình hình sản xuất kinh doanh của mình mà có những định hướng đầu tư lâu dài

phù hợp.
2.4. Đẩy nhanh tiến trình thực hiện cải cách thuế quan theo CEPT.
Theo tính toán của Bộ tài chính thì thuế suất bình quân cho các mặt hàng
nhập khẩu từ ASEAN vào Việt Nam hiện là 13%. Nếu từ nay đến 2003 giảm xuống
còn 5% thì mức thu ngân sách chỉ giảm 8%, hơn nữa mức giảm này chỉ áp dụng
cho khoảng 50% số hàng nhập khẩu, do vậy sẽ không lớn. Vậy là phương án hoàn
thành cắt giam thuế quan theo CEPT vào năm 2003 sớm hơn phương án 2006
nhưng không gây tác hại gì lớn. Nhưng những lợi ích mà phương án 2003 mang lại
cho Việt Nam sẽ lớn hơn.
Trước hết, các cơ sở sản xuất do chịu áp lực sinh tồn căng thẳng, quyết liệt
từ sự tác động của cải cách thuế sẽ khẩn trương nâng cao năng suất và chất lượng,
thay đổi mẫu mã hàng hoá để đối phó có hiệu quả với việc giảm dần thuế quan
bảo hộ, bắt kịp với thuế thương trường cạnh tranh của các đối thủ láng giềng và
sau đó là với tất cả các nước trên thế giới.
Thư hai, nếu hoàn thành cắt giảm thuế quan để thực hiện AFTA vào năm
2006 thì các nhà đầu tư sẽ phải có sự lựa chọn: một là đầu tư vào việc để phải chờ
tới năm 2006 mới được hưởng những ưu đãi thuế quan do CEPT mang lại nghĩa là
quá lâu và kém hiệu quả; hai là đầu tư vào các nước ASEAN khác để có thể hưởng
những ưu đãi thuế quan của CEPT ngay từ năm 2000 (tại hội nghị Bộ trưởng kinh
tế ASEAN không chính thức tổ chức Phuket – Thái lan ngày 8/3/1999, các bộ
trưởng kinh tế ASEAN đã nhất trí về phương hướng khẩn trương thực hiện việc
giảm thuế quan theo CEPT với khoản thuận sẽ giảm thuế tất cả các loại hàng hoá
xuống mức 0 – 5% vào năm 2000 và giảm xuống 0% vào năm 2001. Quy định này
chỉ áp dụng cho ASEAN6). Như vậy, Việt Nam sẽ rơi vào thế bất lợi so với các
nước ASEAN khác và bỏ lỡ thời cơ thu hút đầu tư trực tiếp ngước ngoài.
Đồng thời, trong phạm vi lớn nhất có thể, Việt Nam nên thực hiện cải cách
thuế quan trong khuôn khổ AFTA trên cơ sở chế độ MFN, tức là các mức thuế suất
thấp sẽ được áp dụng cho tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ mọi quốc gia. Điều này
có thể được giải thích như sau:.
- Thứ nhất, nế thực hiện chế độ ưu đãi thuế quan đặc biệt với các quốc gia

ASEAN, Việt Nam sẽ phải chịu những chi phí không tranh khỏi dưới dạng “ chệch
hướng thương mại” và những gánh nặng thủ tục nhập khẩu do phải áp dụng các
quy tắc thuế quan khác nhau phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ hàng hoá nhập khẩu
từ nước nào. Có thể lấy một ví dụ về “chệch hướng thương mại” như sau:
“ Giả sử nhu cầu hàng năm đối với lốp xe ô tô mới của Việt Nam ổn định ở
mức 962.000chiếc. Coi giá mỗi chiếc lốp không đổi trong hai năm và giá lốp của
các nước ASEAN đắ hơn 10. USD so với giá lốp cuả các quốc gia khác trên thế
giới và ở mức 100 USD. Với thuế suất trung bình đánh vào mặt hàng lốp xe ô tô
năm 1997 và 32,5%, thì Việt Nam trả 87,7% triệu USD cho 963.000 chiếc lốp và
Chính phủ thu 28.5 triệu USD tiền thuế. Nhưng khi thuế quan đánh vào mặt hàng
lốp ô tô nhập từ ASEAN giảm, ví dụ ở mức 15% với người tiêu dùng Việt Nam
giá một chiếc lốp ôtô nhập từ ASEAN (100USD + 15USD thuế = 115 USD) sẽ rẻ
hơn giá sản phẩm cùng loại nhưng nhập từ các nước ngoài ASEAN (90USD +
29,25USD thuế = 119,25USD). Như vậy, chắc chắn số mặt hàng lốp ô tô nhập từ
ASEAN sẽ tănglên (350.000 chiếc năm 1998 so với 112.000 chiếc so với năm
1997). Thương mại bị chệch hướng. Điều này đồng nghĩa với việc thực hiện phải
bỏ ra một khoản tiền nhiều hơn để chi trả cho cùng một số lượng lốp xe ô tô và thu
ngân sách cũng giảm. Đây là những chi phí không tranh khỏi của “thương mại
chệch hướng”.
- Lý do thứ hai là hiện tượng các nước ASEAN khác đang nhanh chóng thực
hiện tiến trình tự do hoá thương mại đa phương do đó, Việt Nam cần xoá bỏ hàng
rào thuế quan thương mại với tất cả các quốc gia trên thế giới trên cơ sở chế độ ưu
đãi tối huệ quuốc (MFN) nếu muốn duy trì khả năng cạnh tranh của mình trong
khu vực.
2.5. Xây dựng thị trường trong nước thích ứng với các yêu cầu cầu cải
cách thuế quan.
- Để hỗ trợ cho việc hoàn thành cải cách quan thuế trước thời hạn, Việt Nam
cần thực hiện một số biện pháp bảo hộ thị trường khác ngoài thuế đối với các sản
phẩm trong nước , đặc biệt là sản phẩm của các ngành thiết yếu như nông nghiệp,
chế tạo máy, ô tô, điện tử, hàng dệt, các lĩnh vực dịch vụ, nhất là ngân sách và viễn

thông. Theo đánhgiá của Bộ tài chính thì những biện pháp bảo hộ phi quan thuế
của Việt Nam hiện còn rất đơn gỉan, chủ yếu chỉ gồm các biện pháp giấy phép và
hạn ngạch, các biện pháp khác hầu như không đáng kể. Việt Nam cần nghiên cứu
ban hành bổ xung các biện pháp phi quan thuế tương tự như các nước ASEAN
đang áp dụng như chế ddộ cấp giấy phép đặc biệt, thủ tục giám định hàng hoá nhập
khẩu… và sau đó tính đến việc xoá bỏ dần theo quy định thực hiện AFTA. Nghĩa là
Việt Nam cần nghiên cứu ban hanhè các biện pháp boả hộ phi quan thuế nhưng
theo hướng sẽ bãi bỏ chứ không duy trìchún và chỉ nên bảo hộ những mặt hàng mà
sản xuất trong nước đáp nứg được nhu cầu tăng trưởng kinh tế, có tiêm năng phát
triển vè sau, tạo được nguồn thu ngân sách và giải quyết lao động. Việc bảo hộ này
cần được thống nhất cho mọi thành phần kinh tế, kể cả xí nghiệp của vốn đầu tư
nước ngoài.
- Cần đảm bảo cho hàng hoá sản xuất tại Việt Nam đạt được tiêu chuẩn hoá
về chủng loại, mẫu mã và có giá cả cạnh tranh tốt để có thể xác lập đowcj chỗ
đứng trên thị trường ASEAN. Điều này liên quan đến công việc sản xuất và do đó
là sự hỗ trợ từ phía nhà nước về mặt tín dụng, sự duy trì tỷ giá hối đoái dưới giá trị
của đồng bản tệ… để giúp cádoanh nghiệp sản xuất trong nước theo định hướng
xuất khẩu đủ mạnh, có năng lực chuyển hoá cao và thích nghi được với các điều
kiện biến đổi của thị trường khu vực khi thực hiện cải cách thuế quan.
- Phải lượng hoá được những tác động của nhập khẩu từ ASEAN vào Việt
Nam khi các hàng rào thuế quan bị xoá bỏ . Đây là phương thức thẩm định chuẩn
xác từng tác động cụ thể đến từng mặt hàng trong Danh mục CEPT để có thể phân
định xem đầu những tác động dài hạn, có khả năng làm thay đổi cả cục diện cơ cấu
thương mại và cơ cấu sản xuất đất nước, đâu là những tác động ngắn hạn, tạm thời
và có thể khắc phục được ngay. Từ đó vạch ra những hiến lược thị trường phù hợp.
- Do kích thích xuât khẩu chủ yếu của CEPT là đối với những mặt hàng
công nghiệp chế biến, trong khi tỷ lệ các mặt hàng này của Việt Nam trong tổng
kim ngạch xuất khẩu hãy còn quá nhỏ còn nông sản, thực phẩm và nhiên liệu lại
chiếm tỷ trọng lớn. Thì sự dịch chuyển cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam theo hướng
hội nhập thị trường khu vực tất yếu cần phải nâng cao tỷ phần các mặt hàng công

nghiệp chế biến theo CEPT.
2.6. Cải cách thuế cần chú ý mục tiêu kích cầu, đảm bảo thúc đẩy sản
xuất phát triển.
Một trong các vấn đề mà nhiều nước trong khu vực hiện nay đang phải đối
mặt là hiện tượng giảm câù, dẫn tới giảm sản xuất và giảm tốc độ phát triển kinh
tế. Do đó, cải cách thuế quan cần chú ý mục tiêu kích càu. Cụ thể.
- Cải cách thuế quan phải dựa trên khung thuế xuất hơp lý, góp phần hạ giá
thành các sản phẩm xuất nhập khẩu gồm cả nguyên liệu đầu vào và hàng tiêu dùng
cuốicùng. Trước hết, giá nguyên liệu đầu vào giảm các doanh nghiệp Việt Nam có
cơ hội cắt giảm chi phí sản xuất, từ đó giảm giá tiêu thụ sản phẩm, góp phần kích
thích xuất khẩu. Đồng thời, giá hàng tiêu dùng nhập khẩu đòi hỏi các nhà sản xuất
Việt Nam phải cố gắng tìm cách nâng cao năng suất lao động, tối thiểu hoá chi phí
sản xuất, sử dụng hiệu qủ hơn các yếu tố đầu vào đẻ có thể cạnh tranh với hàng hoá
nướ ngoài ngay ở thị trường trong nước cũng như ở các thị trường quốc tế. Như
vậy, giá thành chung các mặt hàng tiêu thụ trong nước sẽ giảm, nhu cầu tiêu dùng
tăng.
- Đối với những cải cách thuế nội địa, khi ban hành một sắc thuế mới như
thuế GTGT, cần có phương án xử lý đồng bộ trong quá trình thực hiện thuế, tranh
cách làm ăn chắp vá, nhất là những tình trạng đưa ra những quy định theo kiểu “
xem xét xử lý” bở thực tế đây là mọt hình thức xin cho. Theo ý kiến các giám đốc
doanh nghiệp Việt Nam, thuế GTGT có ưu điểm là giảm bớt sắc thuế, song khi áp
dụng cần phải căn cứ vào thực tế của từng loại hinh sản xuất. Chẳng hạn, việc quy
định thuế suất 10% đối với các sản phẩm cơ khí là không hợp lý. Với mức thuế
suất này, nhiều công ty cơ khí bị thiệt thòi, thậm chí có thể bị thua lỗ. Tuy gần đây,
nhà nước đã cho phép áp dụng mức thuế xuất 5% đối với một số sản phẩm khi như
máy động lực, máy công cụ và máy nông nghiệp , nhưng lại nảy sinh hai vấn đề.
Một là, thế nào là máy nông nghiệp. Hai là, dù sản phẩm cơ khí loại nào cũng đều
phải nhập nguyên liệu để chế tạo và chi phí cho các nguyên công là như nhau. Vậy
có nên phân biệt loại chịu thuế 5% loại 10% hay không? Ngoài ra, cũng cần có
hướng dãn thi hành cụ thể về một số vấn đề liên quan dến thuế GTGT như mức

thuế đối với các nhà cung ứng dịch vụ tạm nhập tái xuất trong nước, quy định về
sử dụng “ hoá đơn âm”, xử lý thuế trong trường hợp nhập uỷ thác, hàng thừa thiếu
khi giao nhận, vấn đề ghi hoá đơn giảm giá chiết khấu, khuyến mại… góp phần
sớm tháo gỡ những vấn đề thực tế nảy sinh trong quá trình thực hiện luật thuế, tạo
điều kiện thuận lợi, thúc đẩy hoạt dộng sản xuất kinh doanh.
III. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:
Dự kiến các nhóm mặt hàng

×