Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tải Hãy bàn luận về câu nói: Học như bơi thuyền ngược nước. Không tiến sẽ phải lùi (Ngạn ngữ Trung Quốc) - Dàn ý + bài văn mẫu lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.02 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề bài: Hãy bàn luận về câu nói: Học như bơi thuyền ngược nước. Khơng</b>
<b>tiến sẽ phải lùi (Ngạn ngữ Trung Quốc) Ngữ văn 11</b>


<b>Dàn ý chi tiết</b>
<b>1. Mở bài</b>


- Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận


- Giới thiệu khái quát về vấn đề nghị luận.


<b>2. Thân bài</b>


a. Giải thích vấn đề nghị luận


- Giải thích các khái niệm: "học", "bơi thuyền ngược nước", "tiến", "lùi".


- Giải thích nội dung ý nghĩa câu ngạn ngữ.


b. Bàn luận, phân tích vấn đề nghị luận


- Việc học khơng thể diễn ra trong giây lát mà cần trải qua quá trình tiếp thu,
tích lũy.


- Q trình học tập diễn ra không ngừng nghỉ bởi kho tàng kiến thức của nhân
loại vô cùng bao la, rộng lớn, bao gồm tri thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau.


- Kho tàng kinh nghiệm, kiến thức của nhân loại ngày càng mở rộng, phát triển
và trở nên phong phú, đa dạng, sinh động hơn.


- Con người chỉ có thể chiếm lĩnh và làm chủ tri thức khi học tập không ngừng
và luôn giữ vững quyết tâm cùng tinh thần kiên trì, bền bỉ.



- Nếu ngừng học hỏi, ngừng tư duy thì kiến thức của con người sẽ trở nên hạn
hẹp và tụt hậu so với sự phát triển của thời đại.


c. Bài học nhận thức và hành động


- Con người cần xác lập cho bản thân một thái độ học tập đúng đắn, tích cực


- Giữ vững thái độ kiên trì, bền bỉ trên con đường học tập.


- Lựa chọn cho bản thân phương pháp học tập phù hợp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Khẳng định lại vấn đề nghị luận. Liên hệ bản thân.


<b>Bài làm</b>


Đã bao giờ bạn nhìn một con thuyền bơi ngược nước trên sơng? Người lái phải
gị mình sải cánh bơi mạnh mái chèo thì con thuyền mới tiến lên được. Nếu
dừng tay chèo thì con thuyền khơng đứng lại mà lùi theo dịng nước chảy
mạnh. Sự học cũng như vậy, có khác gì việc bơi thuyền ngược nước: khơng
tiến sẽ phải lùi.


Có người nghĩ rằng việc học là dễ dàng và đơn giản. Cứ cắp sách đến trường,
nghe thầy giảng, thu nhận kiến thức và đọc thêm trong sách vở là hoàn tất việc
học. Có người lại kì cơng mời thầy giỏi đến tận nhà dạy riêng cho con mình,
tưởng như thế con sẽ giỏi, sẽ thành tài. Nghĩ như vậy là chưa hiểu hết bản chất
của việc học. Học cũng gian khổ như bơi thuyền ngược nước. Con thuyền phải
đối mặt với dịng nước chảy ngược lại, liệu có dễ dàng đủ sức mạnh để vượt
qua thử thách ấy không? Và quan trọng nhất là có đủ kiên trì để chiến thắng nó
khơng? Bởi dịng nước thì lúc nào cũng chảy, còn con thuyền chỉ cần lơ là một


chút (ngừng tay chèo) là có thể khơng tiến lên được mà ngược lại phải lùi lại
ngay theo sức nước chảy. Việc học cũng gian nan và đầy thử thách như thế.
Không tiến sẽ phải lùi. Đó chính là bản chất và quy luật của việc học đối với tất
cả mọi người, không trừ riêng ai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

quan của người học mới là điều quyết định. Chẳng thế mà, ngày xưa, Cao Bá
Quát đã buộc búi tóc lên xà nhà để học, Châu Trí đã quét lá đa đốt lửa lên mà
học,... Và ngày nay, hẳn không thiếu những con người tật nguyền đã vượt qua
dòng nước chảy để đưa "con thuyền học tập" tiến lên đến bờ bến vinh quang,
đạt tới đỉnh cao của tri thức và sáng tạo, như Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay,
phải tập viết bằng chân mà vẫn tốt nghiệp đại học; các vận động viên khuyết tật
điều khiển xe lăn bằng tay mà đạt huy chương vàng,...


Bản chất của việc học là gian khổ nhưng cũng là sáng tạo để chiếm lĩnh thành
trì tri thức của nhân loại. Còn thực chất của việc học là sự vươn lên để chiến
thắng bản thân mình như người chèo thuyền ngược nước chiến thắng dịng
sơng. Khơng chiến thắng được bản thân thì khơng thể học thành tài được. Cho
nên phẩm chất quan trọng trước tiên của việc học là phải kiên trì và quyết tâm,
khơng bao giờ thối chí nản lịng. Nhưng kiên trì phải đi đơi với say mê và sáng
tạo thì mới làm cho việc học hưng phấn, thích thú và đạt kết quả tốt. Việc học
là suốt đời, không ngừng, không nghỉ, giống như người đi đến "chân trời kiến
thức", đến được chân trời này thì lại mở ra chân trời khác, cứ thế mà đi tới.
"Hiểu biết là ngọn nguồn chảy mãi, cơn khát khơng hút cạn được nó và nó
cũng khơng bao giờ giải xong cơn khát". (F. Ruc-ke). Tấm gương say mê học
tập của các nhà khoa học trên thế giới như Các Mác, Ăng-ghen, Anh-xtanh,
Niu-tơn, Ma-ri Quy-ri,... cho ta thấy chính sức mạnh của "cơn khát kiến thức"
đã tạo nên những thiên tài của nhân loại, và ở đây, ngọn lửa của niềm say mê,
sáng tạo đã tôi luyện thêm lịng kiên trì và quyết tâm của họ trên con đường
khám phá, chiếm lĩnh và phát minh kiến thức mới cho lồi người. Bản chất của
việc học và bí quyết thành công của việc học cũng là như vậy.



Dĩ nhiên trong việc học cịn có phương pháp học tập sao cho tốt, cho có hiệu
quả, tức là phải biết cách chèo thuyền để vượt lên được dòng nước ngược.
Nhưng quan trọng nhất là có can đảm chèo thuyền hay khơng và có kiên trì
quyết tâm chèo con - thuyền - học - tập ấy trong suốt cuộc đời mình để đến
được bến bờ vinh quang không? Bởi trong thực tế, biết bao người đã bng tay
chèo giữa dịng để mặc cho con thuyền lùi lại. Và ngay cả học sinh sinh viên
-mà nhiệm vụ trung tâm là học tập - vẫn cịn khơng ít người như thế. Thật đáng
buồn thay! Học mà cịn như vậy thì vào đời sẽ thế nào đây? Ý nghĩa triết lí sâu
xa của câu ngạn ngữ chắc không chỉ dừng lại ở việc học tập của con người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Bàn về con đường học tập đầy rẫy những chông gai, thử thách, Lê-nin từng nói
"Học, học nữa, học mãi" để khẳng định sự vận động và tiếp diễn khơng ngừng
nghỉ của q trình chiếm lĩnh tri thức. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng:
"Học như bơi thuyền ngược nước, không tiến ắt phải lùi". Câu ngạn ngữ trên đã
ngầm khẳng định vai trò ý nghĩa cùng bản chất của việc học và tích lũy kiến
thức.


Như chúng ta đã biết, học là quá trình tư duy để tiếp thu tri thức, trang bị những
kiến thức, kĩ năng để phát triển và hồn thiện nhân cách; cịn "bơi thuyền
ngược nước" là cách nói ẩn dụ để chỉ những khó khăn, chơng gai trên con
đường học vấn. Câu ngạn ngữ còn sử dụng hai động từ đối lập nhau để chỉ hai
kết quả trái ngược mà con người thu được trên con đường chiếm lĩnh tri thức:
"tiến" là động từ diễn tả sự chiến thắng và vượt lên những cản trở; còn "lùi"
diễn tả sự tụt hậu và không tiến bộ. Như vậy, bằng cách nói đầy hình tượng
thơng qua phép so sánh việc học và "bơi thuyền ngược nước", câu ngạn ngữ đã
ẩn chứa một bài học triết lí về bản chất của việc học: q trình học tập cần đi
đơi với sự kiên trì, bền bỉ và diễn ra xuyên suốt trong cuộc đời của mỗi một con
người. Nếu không thực hiện được điều này, không làm mới kiến thức của bản
thân, chúng ta sẽ trở thành những con người tụt hậu và không thể bắt nhịp với


sự vận động không ngừng nghỉ của dòng thời gian cũng như tốc độ phát triển
của khoa học - kĩ thuật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Thực tế cuộc sống đã chứng minh, có rất nhiều tấm gương luôn miệt mài, hăng
say trên con đường chiếm lĩnh tri thức, học tập không ngừng nghỉ để làm đầy
kho tàng kiến thức của bản thân, đồng thời đem lại những đóng góp tích cực
cho cuộc sống nhân sinh, xã hội. Đó là nhà bác học lừng danh Đác-uyn với vốn
hiểu biết uyên thâm và phát minh ra nhiều công trình có ý nghĩa to lớn đối với
cuộc sống nhân loại nhưng vẫn kiên trì học hỏi, nghiên cứu với tâm niệm "Bác
học khơng có nghĩa là ngừng học". Đó là câu chuyện về quá trình học vẽ trứng
gà của họa sĩ Lê-ơ-na đơ Van-xi, nhờ tinh thần kiên trì bền bỉ đó mà sau này,
ơng đã trở thành danh họa nổi tiếng của thời đại Phục hưng. Chân trời kiến
thức là hữu hạn và vô tận, bởi vậy quá trình học tập cần được diễn ra liên tục và
tiếp diễn không ngừng: "Hiểu biết là ngọn nguồn chảy mãi, cơn khát khơng hút
cạn được nó và nó cũng khơng bao giờ giải xong cơn khát" (F. Ruc-ke). Tuy
nhiên, trong cuộc sống, vẫn có khơng ít người tự mãn về những gì mình đã
biết, ngủ quên trên bục vinh quang và khơng có ý thức trau dồi, làm mới kiến
thức của bản thân.


Qua ý nghĩa của câu ngạn ngữ trên, chúng ta có thể thấy được bản chất của việc
học tập ln gắn liền với q trình vận động khơng ngừng nghỉ. Bởi vậy, con
người cần xác lập cho bản thân một thái độ học tập đúng đắn, tích cực để giữ
vững sự kiên trì, bền bỉ trên con đường chinh phục tri thức. Đồng thời, cần lựa
chọn cho bản thân phương pháp học tập phù hợp để đưa con thuyền học tập cập
bến tri thức.


Như vậy, câu ngạn ngữ trên đã ẩn chứa một bài học có ý nghĩa sâu sắc và giáo
dục, khuyên răn con người cần không ngừng học hỏi với thái độ tích cực, kiên
trì, bền bỉ. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần rèn luyện
cho bản thân ý chí quyết tâm trong học tập, đồng thời lên án, phê phán những


hiện tượng học tủ, học vẹt và lười tư duy đang diễn ra phổ biến trong tầng lớp
thế hệ trẻ hiện nay.


</div>

<!--links-->

×