Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tải Nghị luận xã hội về quan điểm: Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa - 4 Bài văn mẫu lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.33 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề bài: Nghị luận xã hội về quan điểm: Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối</b>
<b>đa Ngữ văn 12</b>


<b>Dàn ý chi tiết</b>
1. Mở bài


Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa.
2. Thân bài


a. Giải thích nội dung quan điểm


- Giải thích các khái niệm: "Cống hiến", "hưởng thụ".


- Giải thích nội dung quan điểm: Bàn lối sống cống hiến, đóng góp trong mối
quan hệ với sự tận hưởng và hưởng thụ.


b. Bàn luận về vấn đề nghị luận
- "Cống hiến hết mình":


+ Là lối sống tích cực, giúp con người khẳng định giá trị tồn tại của bản thân.
+ Là biểu hiện của lẽ sống cao đẹp, sống vì người khác, đặt quyền lợi của
người khác cao hơn lợi ích cá nhân.


- "Hưởng thụ tối đa":


+ Mặt tích cực: Hưởng thụ thành quả của chính bản thân mình sau q trình lao
động, nỗ lực, rèn luyện.


+ Tuy nhiên, khi tuyệt đối hóa tâm lí hưởng thụ, con người sẽ dễ dàng sa vào
lối sống ăn chơi sa đọa, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân.



c. Bài học nhận thức và hành động


- Cần rèn luyện lí tưởng sống cao đẹp, biết "cho đi", biết cống hiến.


- Cân bằng trong việc "hưởng thụ hết mình" để khơng sa vào lối sống ăn chơi
sa đọa và ích kỉ.


3. Kết bài


Đánh giá lại nội dung ý nghĩa quan điểm. Liên hệ bản thân.
<b>Bài mẫu: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

quát nhận định về việc "cống hiến" và "hưởng thụ" trong cuộc sống của con
người.


"Cống hiến" là một trong những biểu hiện của lối sống "Mình vì mọi người",
thể hiện qua việc con người biết cho đi, biết đóng góp sức lực, trí tuệ, tài năng
của bản thân để phục vụ lợi ích chung. "Hết mình" là từ ngữ diễn tả sự tận tâm,
tận lực vì một mục tiêu nào đó. Cịn "hưởng thụ" là hành động thể hiện việc sử
dụng, tận hưởng những gì mà bản thân đã đạt được. "Tối đa" miêu tả giới hạn ở
mức cao nhất và không thể đạt ngưỡng cao hơn. Như vậy, câu nói "Cống hiến
hết mình, hưởng thụ tối đa" đã thể hiện quan điểm về lối sống cống hiến, đóng
góp trong mối quan hệ với sự tận hưởng và hưởng thụ.


"Cống hiến hết mình" là lối sống tích cực đối với mọi thời đại. Khi đem tài
năng, sức lực, trí tuệ của bản thân để nỗ lực vì quyền lợi và sự phát triển chung,
con người sẽ phát huy hết những tiềm lực, giá trị của bản thân. Đồng thời,
khẳng định ý nghĩa tồn tại và giá trị đích thực của mình. Trong thời đại kháng
chiến chống lại kẻ thù xâm lược, có biết bao người đã ngã xuống để bảo vệ chủ
quyền, độc lập dân tộc. Họ đã cống hiến tuổi xuân, tuổi đời: "Chiến trường đi


chẳng tiếc đời xanh" (Trích "Tây Tiến" - Quang Dũng) và hy sinh xương máu
thực hiện lí tưởng cao đẹp. Cịn trong thời đại ngày nay, có biết bao con người
lao động, làm việc trong thầm lặng vì sự phát triển của đất nước. Họ không
ngừng nỗ lực, cố gắng để góp sức mình vào sự nghiệp chung. Đó là những con
người quên đi lợi ích cá nhân, quên đi cái "tôi" riêng và chỉ nghĩ đến cái "ta"
chung theo lẽ sống "Mình vì mọi người".


"Hưởng thụ tối đa" là lối sống vừa mang ý nghĩa tích cực vừa mang ý nghĩa
tiêu cực. Quan điểm này chỉ mang ý nghĩa tích cực nếu con người tận hưởng,
thu về những thành quả đạt được trong khn khổ và gắn bó, tỉ lệ thuận, hài
hòa với sự cống hiến. Bởi khi lao động, làm việc hết mình, chúng ta hồn tồn
có quyền tận hưởng những điều xứng đáng để giúp bản thân cảm thấy thoải
mái hơn và hình thành động lực để tiếp tục nỗ lực cống hiến. Tuy nhiên, khi
tuyệt đối hóa tâm lí hưởng thụ, con người sẽ dễ dàng sa vào lối sống ăn chơi sa
đọa, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân và dần quên đi những lí tưởng cao đẹp
của việc "cho đi", của lối sống cống hiến.


Như vậy, con người cần biết xác lập cho mình những lí tưởng sống cao đẹp của
việc "cho đi" để có thể "cống hiến hết mình" tâm - tài - sức vì sự phát triển
chung của cộng đồng. Đồng thời, tận hưởng thành quả một cách cân đối, hài
hòa và có chừng mực để duy trì những lẽ sống, hành động có ích và tránh xa sự
cám dỗ của lối sống ăn chơi sa đọa.


Quan điểm "Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa" đã thể hiện những bài học
sâu sắc về lối sống cống hiến, nhắc nhở con người cần biết cân bằng giữa việc
"cho đi" và "nhận lại". Là những thanh niên đang ngồi trên ghế nhà trường,
chúng ta cần nỗ lực, cố gắng học tập thật tốt để đóng góp sức trẻ, nhiệt huyết,
đam mê, tài năng vào cơng cuộc xây dựng, gìn giữ và phát triển dân tộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Lao động, cống hiến, phúc lợi, hưởng thụ là những vấn đề được đặt ra trong


cuộc sống hàng ngày, mà bất cứ người nào, ở vị thế nào cũng phải quan tâm.
Về cống hiến và tận hưởng đã có ý kiến cho rằng: “Cống hiến hết mình, hưởng
thụ tối đa” là phương châm sống tích cực của con người hiện đại, luôn luôn phù
hợp với mọi hồn cảnh.


Cống hiến là đóng góp cái q của mình vào sự nghiệp chung. Hết mình là làm
hết sức mình, hết lịng, bằng tất cả khả năng của mình. Hưởng thụ là thu về,
nhận về để hưởng. Tối đa tức là nhiều nhất, không thể nhiều hơn được nữa.
Vậy, có phải “Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa” là phương châm sống tích
cực của con người hiện đại, ln ln phù hợp với mọi hồn cảnh là cách sống
tốt đẹp khơng?


Cống hiến hết mình là phương châm sống rất tích cực, rất đẹp, già, trẻ, gái, trai,
làm việc gì, vị thế nào, thời xưa hay thời nay. Đem hết khả năng mình, cả vật
chất và tinh thần đóng góp vào sự nghiệp chung là vơ cùng cao q. Cống hiến
hết mình mới góp cơng sức, tài năng góp phần làm cho xã hội ngày một tốt đẹp
hơn. Cả xã hội, ai cũng đồng sức đồng lịng mới có thể xây dựng được đất nước
giàu mạnh, nhà nhà ấm no hạnh phúc.


Làm ruộng, cày bừa cấy hái thì khơng quản nắng mưa. Làm thợ thì gắng sức,
gắng cơng mới làm ra nhiều sản phẩm phục vụ dân sinh. Các chiến sĩ Điện
Biên ngày xưa “Dù bom đạn xương tan nát thịt / Khơng sờn lịng khơng tiếc
tuổi xanh” (thơ Tố Hữu) là đã cống hiến hết mình, mới viết nên chiến cơng
"lừng lẫy địa cầu".


Biết cống hiến hết mình là đã làm trọn nghĩa vụ của đứa con trong gia đình,
người cơng dân đối với Tổ quốc. Thời chiến cũng như thời bình, ai cũng phải
cống hiến hết mình cho nhân dân và đất nước. Có vinh dự nào bằng hành động
của tuổi trẻ đã cống hiến hết mình cho Tổ quốc? Sống có lý tưởng đẹp mới có
hành động cao quý như thế!



Hưởng thụ tối đa có phải là phương châm sống tích cực của con người hiện đại
khơng? Riêng tơi có nhiều phân vân! Của cải của mình do mồ hơi, tài trí của
mình làm ra thì mình có quyền hưởng thụ tối đa. Nhà lầu, xe hơi cực sang, ăn
của ngon, vật lạ, đi du lịch,... bằng tiền của mình (lao động chân chính) thì có
quyền tận hưởng !


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Xin được nhắc lại đôi ba câu ca dao sau đây để chúng ta cùng suy ngẫm:
- Ăn thì ăn đĩa giị đầy,


Chơi thì chơi suốt cả ngày lẫn đêm!
- Cơm ăn nồi bảy nồi ba,


Rượu ba, bốn lít... lợn gà tiết canh!


Theo ý riêng tơi, cách sống: “Cống hiến hết mình” là cách sống tốt đẹp, tích
cực. Tuổi trẻ chúng ta cần học tập tốt, tu dưỡng đạo đức tốt, để cống hiến hết
mình cho đất nước. Sống phải cần kiệm nên không thể, không nên ăn chơi xả
láng, không nên hưởng thụ tối đa! Cách sống ích kỷ, sống tham lam là cách
sống vơ văn hóa!


<b>Bài làm 3</b>


Peter Marshall đã từng cho rằng: “thước đo của cuộc đời không phải là thời
gian mà là cống hiến”. Đúng như vậy, Cuộc đời của mỗi người tưởng dài
nhưng rất ngắn nó chỉ là một khoảng thời gian hữu hạn bên sự trôi chảy vô hạn
của đất trời. Chính vì vậy con người phải sống hết lịng, hết mình, cống hiến
cho cuộc đời, để sau này ngoảnh lại ta không hối hận về những tháng năm đã
sống hồi, sống phí. Có lẽ như thế nên nhà thơ vĩ đại Ấn Độ Tagore đã trăn
trối:



“Ngày tử thần gõ cửa nhà anh
anh sẽ có món chi làm tặng vật
trước vị khách đến thăm tôi sẽ đặt
cái ly tràn đầy cuộc sống của tôi dâng”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

nhanh nhất. Mỗi sự nỗ lực đó chính là mỗi lần ta cống hiến cho cuộc đời và sau
mỗi lần cống hiến dường như chúng ta cảm thấy đã để lại cho đời bao dấu ấn ý
nghĩa, nếu trên con đường chạy ấy ta cứ bình thản tự nhiên xem nó là nghĩa vụ
chứ khơng phải tự nguyện thì dù ta có cán đích thì điều đó cũng khơng có ý
nghĩa. Cuộc sống là vậy sống thì phải cho ra sống, sống phải hết mình, phải
cống hiến thì đó mới chính là cuộc sống đúng sống ý nghĩa.


Sự cống hiến không phải là việc làm vô bổ và sự cống hiến chính là hành
động trả ơn với cuộc đời. Khi bạn sinh ra bạn đã nhận được rất nhiều từ cuộc
đời, phải biết cho, biết cống hiến để xứng đáng với những gì được nhận. Cuộc
sống ln là hành động với mọi nỗ lực của chính chúng ta, sống khơng phấn
đấu, khơng biết cho đi thì đó là lối sống ích kỷ, tầm thường. Hơn nữa, cuộc
sống luôn chất chứa những điều thú vị, mới lạ. Nếu mỗi người biết cống hiến
thì sẽ dần dần mở ra được những cánh cửa thú vị, thước đo của cuộc sống
chính là cống hiến, sống cống hiến, sống hết mình tức là chúng ta đang vì xã
hội và vì chính bản thân của chúng ta. Điều đó giúp mỗi người chúng ta sống
đẹp hơn, sống tốt hơn và thậm chí họ cịn trở nên u đời hơn, trân trọng cuộc
sống này hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

thành từ những điều rất nhỏ trong cuộc sống, mỗi con người dù nhỏ bé dù làm
bất cứ cơng việc gì cũng có thể dâng cho đời cái ly tràn đầy. Cuộc sống việc
làm tuy nhỏ nhưng ý nghĩa rất lớn lao cách làm nhìn tuy đơn giản nhưng chất
chứa sau đó là một quá trình. Cuộc sống cũng vậy, nếu khơng biết cống hiến,
sống hết mình thì đó chỉ là những ngày tháng bằng phẳng trôi qua trong vô


nghĩa.


Trong xã hội hiện nay, bên cạnh những người sống hết mình tận hiến vẹn
tồn thì cịn có những người sống ích kỷ, thiếu lý tưởng sống. Sống vơ nghĩa
“Sống Mịn” cuộc đời của họ đúng là “đời thừa” đó chính là một lối sống đáng
phê phán lên án và cần phải bỏ lại.


Bốn câu thơ của Tangore như là bài học sâu sắc, nó không giáo huấn con
người mà chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở, nó khơng bắt buộc con người mà như
khun răn bảo ban. Nó giúp mỗi người nhận thức đúng đắn về một cuộc sống
có ý nghĩa, khơng sống hồi sống phí, chính vì nhận thức được điều đó, nên
ngay bây giờ mỗi người cần hành động để bắt đầu hành trình hồn thiện bản
thân. Đó là điều bắt buộc nếu mỗi người muốn sống năng động, muốn xã hội
phát triển. Bản thân là những học sinh ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải
ln cố gắng hồn thiện nhân cách và trí tuệ được tích cực học hành hơn nữa
cần sống năng động sống cống hiến hết mình để ln cảm nhận được những gì
kỳ diệu thú vị của cuộc sống đem lại.


Đã có ý kiến cho rằng, “bạn sinh ra là một bản gốc đừng chết như một bản
sao”. Và cách tốt nhất để thốt khỏi điều đó chính là sống hết mình sống cống
hiến như 4 dịng thơ mà Tango đã gửi gắm. Nếu có vậy sau này ngoảnh lại nhìn
chặng đường đã qua đi ta mới khơng ân hận về những tháng năm đã sống hồi
sống phí.


<b>Bài làm 4</b>


Lao động, cống hiến và hưởng thụ là quy luật bất biến của cuộc sống mà
bất cứ cá nhân nào trong xã hội cũng cần nhận thức một cách rõ ràng. Khi con
người cống hiến hết những năng lực và sự cố gắng, thành quả mà người ấy
nhận được cũng sẽ xứng đáng với những gì mà người ấy bỏ ra. Nhận định về


việc cống hiến và hưởng thụ, có ý kiến cho rằng “Cống hiến hết mình, hưởng
thụ tối đa”.


“Cống hiến” là việc đóng góp sức lực, những thứ quý giá của cá nhân, tập
thể đối với sự nghiệp chung. “Hết mình” là tồn bộ sức lực, khả năng cũng như
sự cố gắng của bản thân. “Hưởng thụ” là thu về, nhận về những thành quả mà
mình tạo ra, “tối đa” là giới hạn cao nhất, nhiều nhất không thể nhiều hơn nữa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Cống hiến hết mình là phương châm sống hiện đại tích cực, tốt đẹp mà
con người cần học tập, tu dưỡng. Bất kể già trẻ, gái trai, thuộc bất cứ tầng lớp,
đẳng cấp, nghề nghiệp nào nếu có ý thức mang hết khả năng, sự cố gắng của
bản thân đóng góp cho cơng việc, sự nghiệp chung là vô cùng cao quý. Khi
cống hiến hết sức có thể làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, trong xã hội nếu
mọi người đều đồng lịng dốc sức cống hiến có thể gây dựng một đất nước giàu
mạnh, văn minh.


Đó là những người nơng dân khơng quản nắng mưa tích cực, hăng say lao
động, đó là những người thợ gắng công để làm ra nhiều sản phẩm hữu ích,
phục vụ nhân sinh….Biết cống hiến hết mình nghĩa là làm trọn nghĩa vụ của
một con người trong xã hội, làm tròn nhiệm vụ của người con trong gia đình,
người cơng dân với đất nước.


Hưởng thụ tối đa là việc tận hưởng những thành quả mà mình đã tạo ra.
Sử dụng những thành quả mà mình đã tạo ra khơng hề xấu, đó là nhu cầu chính
đáng của mỗi con người, bởi để đạt được thành quả thì người ấy cũng phải bỏ
ra bao nhiêu cơng sức, tài lực. Tuy nhiên, phương châm hưởng thụ tối đa còn
cần phụ thuộc vào từng bối cảnh, việc hưởng thụ cần phù hợp, tránh xa xỉ,
vung phí tiền của. Theo quan niệm của tôi, cuộc sống sẽ thật sự ý nghĩa nếu ta
biết cân bằng mọi thứ, trong đó có cả việc hưởng thụ, hãy đảm bảo mọi thứ phù
hợp với nhu cầu, không nên vung tay cho những thứ xa xỉ không cần thiết bởi


xung quanh chúng ta vẫn cịn rất nhiều hồn cảnh bất hạnh, những số phận đau
khổ.


“Cống hiến hết mình” là phương châm sống hiện đại, tích cực cần được
học tập và tu dưỡng, có ý thức loại bỏ cách sống ích kỉ, tham lam, vơ văn hóa
cùng lối sống vơ độ, trác tán. Tuy nhiên trong cuộc sống cũng cần đề cao
phương châm sống tiết kiệm, cần cân bằng được mối quan hệ giữa cống hiến
và hưởng thụ đối.


</div>

<!--links-->

×