Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM CHÁY TÁI VINARE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.09 KB, 14 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM CHÁY TÁI VINARE
I.MỤC TIÊU CỦA VINA RE TRONG GIAI ĐOẠN TỚI
Đứng trước những thách thức trong quá trình hội nhập, Vina Re đã xác
định riêng cho mình mục tiêu chiến lược và những mục tiêu trước mắt. Cụ thể
như sau :
o Mục tiêu chiến lược :Xây dựng công ty tái bảo hiểm Việt Nam thành tổng
công ty cổ phần đứng đầu tái bảo hiểm trong nước và khu vực .Trung tâm
điều tiết dịch vụ bảo hiểm của thị trường bảo hiểm Việt Nam ,nhà đầu tư
tài chính đa ngành, đa lĩnh vực.
o Những mục tiêu đến năm 2010 của Vina Re:
 Thực hiện tổ chức bộ máy theo mô hình công ty cổ phần với mô
hình bảo đảm hiện đại, gọn nhẹ, và hiệu quả
 Tiềm năng tài chính đủ mạnh, đảm bảo khả năng thanh toán; đẩy
mạnh hoạt động đầu tư tài chính
 Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ theo phương châm “Giỏi chuyên môn tái
bảo hiểm –am hiểu chuyên môn gốc –sự thành đạt của doanh nghiệp
là sự thành đạt của bản thân
 Phấn đấu vào năm 2010 tổng doanh thu nhận tái đạt1721tỷ VNĐ
 Phí giữ lại trên tài sản thuần năm 2010 là 57%
 Kết dư dự phòng nghiệp vụ 500 tỷ VNĐ
 Phí giữ lại thị trường thông qua hoạt động của Vina Re giai đoạn
2004-2010 đạt 3500 tỷ VNĐ
 Tổng thu nộp ngân sách giai đoạn 2005-2010trên 330tỷ VNĐ
 Vốn điều lệ thực góp năm 2010đạt tối thiểu 500tỷ VNĐ
 Tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế bình quân năm 2010 là 1000
Tỷ VNĐ
o Kế hoạch của phòng tái bảo hiểm phi hàng hải
- Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng phí nhận tái bảo hiểm, cụ thể
năm 2005 doanh thu phí nhận tái đạt 110 tỷ VNĐ
- Tăng mức giữ lại nghiệp vụ, dự kiến của phòng tái phi hàng hải trong thời gian tới sẽ nâng


mức giữ lại từ 1 triệu USD lên 1,5 triệu USD cho các thịêt hại vật chất và từ 1,5triệu USD
lên 2,25 triệu USD cho các thiệt hại vật chất kèm gián đoạn kinh doanh .
II NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TRIỂN KHAI
NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM CHÁY TẠI VINA RE
Có thể nói nghiêp vụ tái bảo hiểm chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau không chỉ từ phía
thị trường bảo hiểm nói chung mà còn từ chính bản thân doanh nghiệp .Trong giai đoạn mới, cùng
với xu hướng hội nhập quốc tế và những thay đổi mang tính chiến lược của Vina Re, nghiệp vụ tái
bảo hiểm cháy trong thời gian tới có những thuận lợi và khó khăn chủ yếu sau :
1. THUẬN LỢI
a)Thuận lợi từ thị trường bảo hiểm
 Theo đà chuyển biến tích cực của nền kinh tế với sự tăng trưởng cao và ổn định ( trên
7.5%) tạo tiền đề cho thị trường bảo hiểm Việt Nam có thể duy trì tốc độ tăng trưởng
mạnh. Bên cạnh đó với chính sách đầu tư trong và nước ngoài đã tạo ra được một lượng
tích luỹ đáng kể về tài sản . Đầu tư hàng năm của ngân sách trên 200.000 tỷ đồng, đầu tư
nứơc ngoài, hoạt động đầu tư ồ ạt của khu vực kinh tế tư nhân diễn ra trong nước những
năm gần đây cho thấy những cơ hội rất lớn cho ngành bảo hiểm, tái bảo hiểm nói chung
và cho bảo hiểm tài sản _ cháy nói riêng .
 Những nỗ lực không ngừng của các công ty bảo hiểm gốc trong nước như mở rộng thị
trường, mở rộng đối tượng khách hàng, những thay đổi trong điều khoản, điều kiện hợp
đồng bảo hiểm cháy nhằm mục đích thu hút khách hàng bảo hiểm cho ta những dự đoán
sự ra tăng khối lượng dịch vụ trong thời gian tới
 Tỷ lệ tổn thất của nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn ở mức
cho phép với tỷ lệ tổn thất 30%, đây là tỷ lệ khá thấp so với khu vực, do vậy đây là một
trong những yếu tố rất thuận lợi cho việc thu xếp các hợp đồng nhượng tái trong tình hình
tổn thất trên thế giới có dấu hiệu ra tăng
 Chế độ bảo hiểm bắt buộc được thực thi là một điều kiện rất thuận lợi cho
các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thực hiện khai thác nghiệp vụ
bảo hiểm cháy. Hiện nay bộ tài chính đã có quyết định số 2024 ngày 30/6
về việc


thành lập ban nghiên cứu chế độ bảo hiểm cháy nổ với nhịêm vụ
góp ý kiến vào dự thảo nghị định, các quy tắc và biểu phí bảo hiểm bảo
hiểm bắt buộc cháy nổ do Bộ công an soạn thảo .
 Chính sách “ mở cửa ” của Đảng và nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp bảo hiểm nước ngoài có cơ hội tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam mang
lại sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng thúc đẩy thọ trường bảo hiểm nói chung và
nghiệp vụ bảo hiểm cháy nói riêng
b)Thuận lợi từ phía công ty
Có thể nói trong năm 2004 việc triển khai và hoàn tất kế hoạch chuyển đổi từ doanh
nghiệp nhà nước thành tổng công ty cổ phần đã mang lại bước đột phá mới trong hoạt
động của doanh nghiệp .Cụ thể như sau :
 Từ 40 tỷ VNĐ cho đến thời điểm này vốn điều lệ của Vina Re lên tới 343 tỷ đồng (lên
500 tỷ VNĐ trong năm 2010 ).Có thể nói giải pháp cổ phần hoá là bước đi đúng đắn ,và
thiết thực đáp ứng những đòi hỏi khách quan trước những bất cập về khả năng cạnh
tranh và sức ép của quá trình hội nhập .Việc tăng thêm vốn đồng nghĩa tăng khả năng
giữ lại của doanh nghiệp qua đó củng cố, tạo tiền đề để công ty giữ vai trò nhà đứng đầu
tái bảo hiểm trong nước và khu vực Đồng thời tăng cường vai trò điều tiết dịch vụ cho
thị trường trong nứơc .
 Bản thoả thuận nhượng tái bảo hiểm cho Vina Re theo tỷ lệ tối thiểu 18% trên những
dịch vụ có tái của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ tham gia góp vốn( bao gồm 13
doanh nghiệp) là điều kiện vô cùng thuận lợi bởi nó là giải pháp cho công ty khi hiệp
đinh Việt Mỹ có hiệu lưc vào năm 2010 thực thi xoá bỏ chế độ tái bắt buộc .
 Mô hình hoạt động mới tạo ra bước đột phá trong phương thức quản lý và điều hành,
với đội ngũ cán bộ nhân viên nghiệp vụ đang trong quá trình trưởng thành tích luỹ được
nhiều kinh nghiệp khai thác và quản lý đồng thời được sự giúp đỡ và ủng hộ của các tổ
chức tái bảo hiểm quốc tế và các công ty bảo hiểm trong nước giúp Vina Re có bước đi
dài trong quá trình hội nhập
2. KHÓ KHĂN
 Xuất phát từ những tồn tại của nghiệp vụ bảo hiểm cháy là tình trạng cạnh tranh hạ phí đã,
đang và sẽ diễn ra theo chiều hướng xấu và phức tạp ,nên sẽ gây không ít những khó khăn và

trở ngại cho Vina Re trong việc thu xếp tái trong thời gian tới .
 Tình hình thị trường tái bảo hiểm quốc tế diễn biến hết sức phức tạp, diễn biến với chiều
hướng xấu gây ảnh hưởng không nhỏ tơi việc thực hiện nghiệp vụ tái bảo hiểm cháy ở Vina
Re. Nếu như 6 tháng đầu năm 2004 tổn thất thiên tai chỉ khoảng 2.69 tỷ đô la (đây là kết quả
thấp nhất trong vòng một thập kỷ qua ), nhưng đến 6 tháng cuối năm 2004 các cơn bão
Charley, Frances, Ivan ở Mỹ và Songda,Chaba tại Nhật và gần đây nhất trận động đất và sóng
thần xảy ra ngày 26/12/2004 đã tàn phá nặng nề ở các khu vực Đông Nam á và Nam á mang
lại những thiệt hại nặng nề cho thị trường bảo hiểm tài sản quốc tế .Có thể nói năm 2004đã trở
thành năm thiệt hại kỷ lục của ngành bảo hiểm tài sản khi các thiên tai liên tiếp xảy ra với tổn
tổn thất mà các nhà bảo hiểm và tái bảo hiểm phải trả là khoảng 40 tỷ USD .
 Mặc dù tổn thất trung bình trong 10 năm qua trên thị trường bảo hiểm tài sản –cháy Việt Nam
vẫn ở mức chấp nhận được song tình hình tổn thất có xu hướng ra tăng với nhiều tổn thất lớn .
Theo thống kê tại thời điểm cuối năm 2004 tổng số tiền bồi thường của toàn thị trường là vào
khoảng 15000nghìn USD, có thể nói đây là năm có tỷ lệ tổn thất cao nhất của thị trường trong
10 năm qua (gần 60%) . Tóm lại những tổn thất xấu trên thị trường trong nước và nứơc ngoài
như đã nói ở trên, cùng với tình hình cạnh tranh giảm phí nghiệp vụ bảo hiểm cháy vẫn tiếp
tục diễn ra khiến cách nhìn của các nhà nhận tái cân nhắc thận trọng hơn khi xem xét các dịch
vụ nhận từ thị trường Việt Nam
 Xu hướng tăng hoa hồng nhận tái bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm cháy nói chung
gây ra những khó khăn nhất định cho Vina Re trong thời gian tới. Do vậy điều chỉnh mức hoa
hồng như thế nào là một công việc cần phải tính toán nhằm mục đích thu hút được nhiều khách
hàng song vẫn phải đảm bảo kết quả nghiệp vụ.
 Xuất phát từ những tồn tại của cơ sở hạ tầng còn yếu kém, hệ thống phòng cháy chữa
cháy chưa đáp ứng được những yêu cầu đạt ra trong việc phòng cháy cũng như
chữa cháy. Công tác quản lý rủi ro chưa thực sự mang lại hiệu quả, chưa chú trọng
một cách đúng mức và thường xuyên. Do vậy nguy cơ tổn thất về cháy nổ là rất
lớn.
 Hệ thống số liệu thống kê phục vụ cho công tác tính phí nghiệp vụ bảo hiểm cháy vẫn chưa
hoàn thiện, mặc dù đây là nghiệp vụ được triển khai được khá lâu song cho đến nay biểu phí
của nghiệp vụ vẫn dựa vào số liệu thống kê từ thị trường bảo hiểm cháy nước ngoài như Anh,

Trung Quốc ... do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của nghiệp vụ.
 Mặc dù có nhiều điều chỉnh và sữa đổi song cho đến thời điểm này khung pháp lý cho hoạt
động kinh doanh bảo hiểm vẫn thực sự chưa đồng bộ, còn nhiều vấn đề cần giải quyết do vậy
hoạt động kinh doanh của công ty chịu không ít những ảnh hưởng
III) MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ NGHIỆP VỤ
TÁI BẢO HIỂM CHÁY TẠI VINA RE
Thứ nhất: Hoàn thiện các cơ chế chính sách, củng cố hệ thống pháp luật tạo môi
trường kinh doanh ổn định và lành mạnh
Có thể nói, Luật kinh doanh bảo hiểm cùng với các văn bản hướng dẫn khác được ban
hành tạo ra khuôn khổ pháp lý tương đối đủ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.
Song cho đến nay, trong quá trình quản lý và hoạt động, nhiều vấn đề bấp cập đã nẩy sinh, thể
hiện:
 Sự thiếu đồng bộ chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật
 Hệ thống pháp luật còn thiếu, nhiều vấn đề cấp bách chưa được thể chế hoá hoặc
không phù hợp như các quy định về xử phạt hành chính, quy định về chỉ tiêu giám sát
hoạt động của các doanh nghiệp ...dẫn tới việc các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện
một cách không đồng bộ và thống nhất.
Từ những hạn chế trên một yêu cầu đặt ra là các cơ quan ban hành pháp luật và quản lý nhà
nước về bảo hiểm cần phối hợp chặt chẽ để đưa ra một số văn bản cần thiết trong thời gian sớm
nhất nhằm ổn định, thống nhất, và lành mạnh hoá thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung, bảo
hiểm tài sản cháy nói riêng.
Thứ 2. Thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm
o Có thể nói trong giai đoạn hiện nay hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu cho sự
phát triển chung về kinh tế và xã hội. Bởi như chúng ta đã biết trong bất cứ
ngành nghề nào, hội nhập quốc tế cũng thúc đẩy sự phát triển của thị trường

×