Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CHO CNH HĐH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.15 KB, 14 trang )

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CHO CNH HĐH NÔNG
NGHIỆP NÔNG THÔN
I. THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
Có thể nói vốn đầu tư là điều kiện tiên quyết có tầm quan trọng đặc biệt đối
với quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Những thành tựu to lớn và quan
trọng của nông nghiệp và nông thôn những năm qua một mặt do tác động tích cực
của cơ chế và chính sách đổi mới của Đảng. Mặt khác có vai trò quyết định là
nguồn vốn đầu tư giành cho nông nghiệp - nông thôn ngày càng tăng. Vốn đầu tư
cho CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn trong 10 năm qua đã có sự gia tăng đáng
kể, đóng góp vào sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Từ năm 1991 đến năm
2000 vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn ước đạt 65.2 nghìn tỷ đồng (Mặt bằng
giá năm 1995) tương đương 5.9 tỷ USD, chiếm khoảng 10.4% tổng vốn đầu tư XH.
Trong đó 5 năm 1991-1995 chiếm 8.5% và 5 năm 1996-2000 chiếm 11.4% với tốc
độ tăng vốn đầu tư trong 5 năm 1996-2000 lên tới 21.8%.
Chúng ta có thể đi vào xem xét cụ thể từng nguồn vốn sau:
1. Nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước
Trong nhiều năm qua đầu tư tập trung của ngân sách Nhà nước cho nông
nghiệp nông thôn luôn được quan tâm: tỷ trọng đầu tư cho khu vực nàu bắt đầu gia
tăng đáng kể từ năm 1992 với số vốn hàng năm gần 2000 tỷ đồng. Nếu năm1996
đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho nông nghiệp và nông thôn chiếm 10% tổng vốn
đầu tư từ ngân sách thì năm1997 là 11.3% và năm 1998 là 15.3%. Nguồn vốn này
giành chủ yếu cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là thuỷ lợi, giao thông,
điện và cung cấp nước sạch nông thôn. Đây cũng là lĩnh vực cần nhiều vốn mà các
thành phần kinh tế chưa đủ khả năng đảm nhiệm hoặc chưa muốn đảm nhiệm. Phải
có cơ sở hạ tầng nông thôn luôn vững mạnh thì mới có khả năng thu hút thêm
nhiều nguồn vốn đầu tư từ các khu vực, các nước và các tổ chức quốc tế để phục
vụ cho sự phát triển. Chính bởi lẽ đó mà từ trước tới nay Nhà nước luôn tập trung
vốn đầu tư cho lĩnh vực này. Xem xét vốn đầu tư cơ bản từ ngân sách Nhà nước
dành cho nông nghiệp nông thôn: Nếu năm 1990 nguồn vốn này là 402 tỷ đồng
(chiếm 17.34% tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ ngân sách Nhà nước) thì các năm
1996 đạt 2882.4 tỷ đồng (bằng 10%) và đến năm 1998 số vốn này chiếm 15.3%


tổng vốn đầu tư cho toàn xã hội từ ngân sách Nhà nước. Lượng vốn này chủ yếu
được dành cho việc xây dựng và nâng cấp các công trình thuỷ lợi để tạo ra hệ
thống cơ sở hạ tầng quan trọng nhất phục vụ tưới tiêu nước, phát triển sản xuất
nông nghiệp. Trong số 2882.4 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 1996 có
tới 1737 tỷ đồng dành cho thuỷ lợi (chiếm 60%),439 tỷ đồng dành cho trồng trọt
trong đó đầu tư vào trại trạm phục vụ trồng trọt là 143.6 tỷ đồng, chăn nuôi là 213
tỷ đồng (chiếm 17.2%). Năm 1998 vốn đầu tư cho thuỷ lợi đã tăng lên đáng kể ở
mức 2800 tỷ đồng, năm 1999 khoảng 4000 tỷ đồng, vào năm 2000 khoảng 3800 tỷ
đồng. Xét cả giai đoạn 1991-2000, vốn đầu tư năm 2000 đã tăng gấp 2 lần năm
1997 và gấp hơn 6 lần năm 1991. Trong cơ cấu đầu tư hiện nay (từ ngân sách Nhà
nước) đầu tư cho thuỷ lợi chiếm hơn 70% đầu tư cho toàn ngành. Xét trong cả giai
đoạn 10 năm 1991-2000 tổng vốn đầu tư cho thuỷ lợi ước tính khoảng gần 20 000
tỷ đồng (khoảng 1.7 tỷ USD). Trong đó thời kỳ 1991-1995 đạt khoảng 5000 tỷ
đồng (500 triệu USD) và thời kỳ 1996-2000 ước đạt khoảng 14 900 (1.2 tỷ USD)
gấp 2.4 lần số vốn đầu tư thực hiện của thời kỳ 1991-1995.
Nhà nước còn đầu tư cho công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn thông qua
hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng người nghèo
và các chính sách hỗ trợ tài chính khác. Năm 1998 Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đã cho 6 triệu hộ nông dân vay khoangả 22 000 tỷ đồng để
phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
Tuy nhiên, đầu tư ngân sách cho nông nghiệp và nông thôn vẫn chưa khắc
phục được tình trạng dàn trải theo vùng, hiệu quả thấp, thất thoát vốn lớn và đầu tư
cho phát triển khoa học công nghệ nhỏ bé.
Ngoài nguồn vốn ngân sách Nhà nước nói trên, sau Nghị quyết 10 nông
nghiệp nông thôn còn thu hút được vốn đầu tư từ các nguồn khác: vốn đầu tư của
dân cư, vốn đầu tư của các doanh nghiệp, vốn tín dụng, vốn đầu tư nước ngoài...
2. Vốn đầu tư của dân cư
Vốn đầu tư của dân cư bao gồm vốn đầu tư của nông dân, vốn đầu tư của
người dân thành thị và kiều bào nước ngoài. Trong 2 năm 1997-1998 ước tính sơ
bộ lượng vốn đầu tư phát triển của dân cư nói chung cho nông nghiệp nông thôn

đạt bình quân hàng năm trên 7500 tỷ đồng, năm 1999 đạt 8202 tỷ đồng, năm 2000
ước tính đạt 9439.8 tỷ đồng bằng 115% so với năm 1999. Theo số liệu của Tổng
cục thống kê, tỷ lệ tích luỹ trên GDP của khu vực nông thôn nước ta ngày càng
tăng: năm 1990 là 5.2% năm 1995 là 10.6%. Theo số liệu của Bộ kế hoạch và đầu
tư thì tốc độ trang bị đầu tư máy móc của hộ nông dân tăng lên một cách nhanh
chóng. Trong vòng 10 năm (1985 đến 1995) số lượng máy kéo nhỏ đã tăng lên gấp
3 lần, máy kéo lớn tăng 1.4 lần, động cơ điện tăng lên 1.6 lần động cơ xăng chạy
điezen tăng 1.4 lần, máy phát điện cỡ nhỏ tăng 12.5 lần, máy bơm nước tăng 2.8
lần, máy tuốt lúa tăng 3.2 lần, máy nghiền thức ăn gia súc tăng 5 lần, ôtô và các
loại xe vận tải tăng lên 6 lần. Trang trại với số vốn tự có của dân từ 30 đến 50 triệu
đồng (cao nhất là gần 1 tỷ đồng 1 trang trại) đang rất phổ biến. Nhiều địa phương
đã xây dựng mới và cải tạo tr bổ được nhiều công trình hạ tầng kinh tế xã hội ở
nông thôn, góp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống kinh tế văn hoá xã hội ở
nhiều làng xã. Theo thống kê sơ bộ tại 49 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
số vốn mà dân đóng góp cho xây dựng cơ sở hạ tầng của các làng xã đạt trên 5000
tỷ đồng, trong khi tổng vốn hỗ trợ từ các nguồn khác là 4400 tỷ đồng. Vốn đầu tư
của dân không chỉ tăng về số lượng mà đã có sự chuyên môn hoá theo cơ cấu đầu
tư hợp lý hơn: tập trung vào các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá lớn như lúa
gạo ở đồng băng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, cà phê ở Tây nguyên, cao
su, hạt điều ở Đông Nam Bộ, nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng ven biển... Tuy nhiên
do thu nhập của người nông dân nhìn chung còn thấp nên việc đầu tư bằng vốn tự
có của họ chỉ chiếm tỷ lệ dưới 50% (giai đoạn 1990-1995) còn lại là vốn vay Ngân
hàng nông nghiệp theo chỉ thị 202 của Chính phủ (tháng 6/1991). Những năm gần
đây, giai đoạn 1996-2000 vốn đầu tư của dần đã có sự tập trung vào mở rộng sản
xuất hàng hoá theo mô hình trang trại (trồng cà phê, cao su, hạt điều, vải, nhãn,
nuôi trồng thuỷ sản...) chủ yếu tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây nguyên, đồng
bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Ước tính mỗi năm mỗi hộ nông dân đầu tư
bình quân 1 triệu đồng thì nguồn vốn này cũng đạt tới 13 000 tỷ đồng.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê tỷ lệ tích luỹ so với GDP của khu vực
thành thị tăng từ 12.9% năm 1990 lên 28.7% năm 1995, lượng vốn nhàn rỗi trong

dân thành thị ngày càng lớn. Việc thu hút lượng vốn này rất quan trọng cho việc
phát triển khu vực nông nghiệp nông thôn.
Cùng với nguồn vốn của dân thành thị trong thời gian qua với trên 2 triệu kiều
bào ta ở nước ngoài đã gửi về một lường kiều hối rất lớn. Năm 1998 trở về trước
khoảng 800 triệu / năm tương đương khoảng 100 000 tỷ đồng Việt Nam, năm 2000
lượng vốn này khoảng gần2 tỷ USD. Đây là một con số đáng kể, nó đã bổ sung
một lượng vốn đầu tư quan trọng cho nguồn vốn của nhân dân để thực hiện quá
trình công nghiệp hóa hiện đại hoá nông thôn đất nứơc nói chung và nông nghiệp
nông thôn nói riêng.
3. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Việc huy đồng các nguồn lực từ bên ngoài có ý nghĩa quan trong với việc thúc
đẩy quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn Đầu tư nước
ngoài vào phát triển nông nghiệp và nông thôn có tác dụng tích cực tới việc khai
thác lợi thế về tài nguyên sinh học đa dạng, về nhân lực, nâng cao trình độ khoa
học công nghệ, mở rộng thị trường.
Trong những năm qua, đầu tư nước ngoài (kể cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp)
tăng lên đáng kể, góp phần nhất định vào việc phát triển nông nghiệp và nông thôn,
đặc biệt là sau khi có luật đầu tư nước ngoài (1988). Nếu như năm 1988 có 37 dự
án với số vốn là 23.6 triệu USD thì năm 1996 đã có 326 dự án với số vốn đầu tư là
5548 triệu USD. Trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài thì đầu tư trực tiếp đã trở
thành một bộ phận quan trọng của hoạt động đầu tư toàn xã hội. Riêng trong giai
đoạn 1987-1994, FDI vào lĩnh vực nông nghiệp đạt 784 triệu USD (chiếm 8.2%
tổng vốn FDI của cả nền kinh tế trong giai đoạn), nhưng tỷ lệ vốn thực hiện còn ở
mức rất thấp23.5% do sức hấp dẫn của các dự chưa cao. Tuy nhiên nhờ có chính
sách khuyến khích của Nhà nước, dòng vốn này vẫn tiếp tục tăng qua các năm.
Nếu năm 1989 cả nước mới chỉ có 5 dự án FDI với 2.8 triệu USD vào nông nghiệp
và nông thôn thì đến năm 1998 đã có 225 dự án với số vốn đăng ký lên tới trên 2.4
tỷ USD ( gồm 910 triệu USD cho sản xuất nông nghiệp và khoảng 1.5 tỷ USD cho
lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm nông lâm hải sản) chiếm khoảng 7% tổng
số vốn đăng ký cả nước, số vốn đã triển khai đạt 467 triệu USD. Đến tháng 9

năm 1998 thì FDI vào nông nghiệp nông thôn chỉ chiếm 10% về số dự án và 5% về
số vốn. Các dự án FDI chủ yếu tập trung vào trồng và chế biến cao su, cà phê, chè,
mía, đường, mì chính, gạo, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo phương pháp công
nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến nông lâm thuỷ sản nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm theo yêu cầu của thị trường quốc tế. Hiệu quả sử dụng vốn FDI
cũng đáng khích lệ, năm 1997 doanh thu của các dự án này là 60 triệu USD lợi
nhuận trên 30 triệuUSD, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 300 triệu USD, giải quyết
việc làm cho trên 20 ngàn lao động trực tiếp và hàng chục ngàn lao đông gián tiếp
với mức lương bình quân là60 USD/tháng. Bước sang năm1998 cho đến năm
2000, tình hình thu hút FDI trong nông nghiệp nông thôn có phần "ảm đạm" hơn
do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khu vực Châu á. Theo số liệu tổng hợp của
Bộ kế hoạch và đầu tư, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký năm 2000 đạt khoảng 2.4 tỷ
USD, trong khi lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chỉ có 36 dự án với tổng số vốn
đăng ký là 55.4 triệu USD (chiếm khoảng 2.34% tổng vốn FDI đăng ký). Trong
những ngay cuối của năm 2000, chúng ta đã cấp giấy phép cho dự án chế biến
nông nghiệp với số vốn là150 triệu USD để gối đầu năm 2001 tạo đà tăng trưởng
cho toàn ngành.
Ngoài các dự án sử dụng vốn FDI, trong các năm qua nguồn vốn vay, viện trợ,
hợp tác khoa học kỹ thuật của các quốc gia phát triển và các tổ chức quốc tế
(UNDP, FAO, ADB, WB, IMF, UNICEF, OECF ... )trong lĩnh vực nông nghiệp và
kinh tế nông thôn tiếp tục gia tăng góp phần đáng kể vào sự phát triển của nông
nghiệp nông thôn.
Đến nay, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đã thu hút trên 1.5 tỷ USD vốn cam
kết hỗ trợ phát triển chính thức. Nguồn vốn này chủ yếu tập trung vào việc nâng
cấp cơ sở hạ tầng nông thôn (nhất là miền núi), thuỷ lợi, nước sạch, vệ sinh môi
trường, sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là sức khoẻ phụ nữ và trẻ em... Các dự án này
đóng góp hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, một đóng góp quan trọng để tăng nguồn
vốn, nâng cấp cơ sở hạ tầng vật chất phục vụ nông nghiệp và nông thôn. Nhưng

×