Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Những vấn đề cơ bản về chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.16 KB, 15 trang )

Những vấn đề cơ bản về chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp
1.1.Khái niệm và mục đích của việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh
nghiệp.
1.1.1.Khái niệm về chấm điểm tín dụng.
Chấm điểm tín dụng là một quy trình đánh giá khả năng ,xác xuất thực hiện các
nghĩa vụ tài chính của một doanh nghiệp đối với ngân hàng như trả gốc và lãi vay
khi đến hạn hoặc vi phạm các điều kiện tín dụng khác nhằm xác định mức độ rủi ro
trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng khách hàng và được xác định thông
qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các thông tin tài chính và phi tài
chính có sẵn của khách hàng tại thời điểm chấm điểm tín dụng ,từ đó có thể có
những thông tin quan trọng để đạnh giá mức độ rủi ro của từng khách hàng.Đó
cũng là cơ sở để đưa ra các quyết định về tín dụng như : hạn mức tín dụng, lãi suất
áp dụng, thời hạn cho vay...
Đối với từng loại khách hàng khác nhau thì áp dụng những chỉ tiêu và thang
điểm khác nhau.Hiện nay, thông thường các Ngân hàng phân khách hàng ra làm 3
loại chính là : tổ chức tài chính, doanh nghiệp, cá nhân.
1.1.2.Mục đích của việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp
Mục đích của chấm điểm tín dụng và xếp hạng daonh nghiệp là đưa ra nhận xét
đánh giá tình hình hoạt động, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán trong hiện tại
và tương lai của doanh nghiệp nhằm xác định khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng
cho vay, lường trước được các rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh để có những
biện pháp xử lý kịp thời. Từ đó giúp các Ngan hàng với tư cách là nhà đầu tư vốn
đưa ra các quyết định thích hợp như : xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi
suất, biện pháp bảo đảm tiền vay, phê duyệt hay không phê duyệt... nhằm bảo vệ
quyền lợi của mình.
Với mô hình chấm điêm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp Ngân hàng có thể
chủ động trong quản lý khách hàng, giám sát và đánh giá khách hàng khi khoản tín
dụng đang còn dư nợ. Xếp hạng khách hàng cho phép ngân hàng lường trước được
dấu hiệu cho thấy khoản vay có được sử dụng đúng cách và đúng mục đích hay
không, từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời.


Khi xây dựng được mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp,
Ngân hàng có thể nâng cao được chất lượng, rút ngắn thời gian thẩm định.Ngoài ra
nó còn giúp ngân hàng chuẩn hoá việc thu thập và quản lý thông tin khách hàng.
Xét trên góc độ quản lý toàn bộ danh mục tín dụng, mô hình chấm điểm tín dụng
còn nhằm mục đích : phát triển chiến lược maketing nhằm hướng tới các khách
hàng có ít rủi ro hơn ; ước lượng mức vốn đã cho vay không thu hồi được để trích
lập dự phòng những rủi ro, tổn thất do hoạt động tín dụng gây ra.
1.2.Nội dung của công tác chấm điểm tín dụng
1.2.1.Bước 1 : Thu thập và xử lý thông tin.
Đây là bước đầu tiên đặt nên móng cho quy trình chấm điểm tín dụng.Các
thông tin thu thập để sử dụng trong quá trình chấm điểm tín dụng cần phải đầy đủ
và toàn diện, bao gồm cả thông tin tài chính va thông tin phi tài chính.
Các thông tin tài chính như : bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh,
báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trong vài năm gần nhất.Những báo cáo này cần được
kiểm tra kỹ lưỡng về độ chính xác và tính trung thực củ chúng.Các cán bộ tín dụng
có thể kiểm tra điều này qua khảo sát thực tế các khách hàng, và cần thiết phải có
sự thận trọng nhất định, đặc biệt là những báo cáo chưa được kiểm toán.
Các thông tin phi tài chính như : các giấy tờ pháp lý liên quan đến doanh nghiệp
bao gồm giấy phép thành lập doanh nghiệp, mã số thuế, giấy đăng kí kinh doanh,
điều lệ của doanh nghiệp.
Ngoài ra, cần quan tâm đến các nguồn thông tin khác có liên quan như : các dữ
liệu kinh tế của từng ngành, từng lĩnh vực do hiệp hội, đoàn thể cung cấp, các
thông tin từ tạp chí, ấn phẩm của doanh nghiệp, ngành hoặc các thông tin từ đối
thủ cạnh tranh của daonh nghiệp.
Thông tin được thu thập qua hồ sơ vay vốn của khách hàng, qua thông tin lưu
trữ tại ngân hàng, qua phỏng vấn trực tiếp, qua thăm thực địa doanh nghiệp...
Sau khi thu thập thông tin cần tiến hành kiểm tra đối chiếu, làm sạch để đảm bảo
tính trung thực, minh bạch và có nguồn gốc rõ ràng trước khi đưa vào phân tích và
lưu trư để tạo kho dữ liệu tại ngân hàng, từ đó sẽ có thông tin về doanh nghiệp
trong nhiều năm liên tục, qua đó thấy được xu hướng phát triển lâu dài của các

daonh nghiệp.
Dù tiếp cận và thu thập thông tin, tài liệu theo nguồn nào thì mỗi cán bộ tín dụng
cũng cần phải xem xét, đánh giá và xác định mức độ tin cậy của từng nguồn thông
tin để có thể đưa ra cái nhìn khách quan trong quá trình chấm điểm tín dụng.
1.2.2.Bước 2 : Phân loại ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
Do đặc trưng của mỗi ngành nghề khác nhau về chu kì kinh doanh, mức tăng
trưởng, mức vốn, cơ cấu chi phí, khả năng sinh lời, mức độ cạnh tranh, mức độ ảnh
hưởng của luật pháp tới ngành nghề đó...nên xây dựng một hệ thống chấm điểm tín
dụng cần tính đến yếu tố ngành nghề là tất yếu.
Hệ thống phân loại ngành kinh tế dùng để chấm điểm tín dụng và xếp hạng
daonh nghiệp phải phù hợp với trình độ phát triển nền kinh tế và môi trường pháp
lý của từng quốc gia.
Hiện nay, đa số các ngân hàng phân loại doanh nghiệp theo 4 ngành nghề chính
gồm :
 Nông-lâm-ngư nghiệp : chăn nuôi, trồng trọt, khai thác lâm sản, đánh bắt
nuôi trồng thuỷ sản, làm muối.
 Thương mại-dịch vụ : khách sạn, nhà hàng,cảng sông biển,in ấn xuất
bản sách,chăm sóc sức khoẻ...
 Xây dựng : hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, hạ tầng đô thị, nhà ở...
 Công nghiệp : chế biến các loại nông lâm thuỷ hải sản, sản xuất lắp ráp
hàng điện tử, sản xuất điện, khí đốt.....
1.2.3.Bước 3: Xác định quy mô của doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp cũng là một yếu tố cần phải xét đến, bởi nó quyết
định đến vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, khả năng kinh doanh thu lợi, khả
năng trả nợ.Doanh nghiệp sẽ khó có thể tiến hành đa dạng hoá hoạt động để giảm
rủi ro kinh doanh và nâng cao ưu thế cạnh tranh khi quy mô của nó quá nhỏ, bởi
những doanh nghiệp này không có những ưu thế về quy mô sản xuất, tiêm năng
nhân sự và tiềm lực về mặt tài chính.Những doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường
chỉ thiên về về kinh doanh một loại sản phẩm, nên vị thế tín dụng sẽ bị đánh giá

thấp hơn.Tuy nhiên, lợi thế của những doanh nghiẹp là bộ máy tổ chức gọn nhẹ,
kinh doanh đơn giản, hiệu quả.
Để đánh giá quy mô của doanh nghiệp ngươi ta thường căn cứ vào bốn chỉ tiêu
sau :
 Mức vốn kinh doanh : chỉ tiêu này thường được lấy ở bảng cân đối kế toán,
la tiêu chí tổng hợp để xác định quy mô của daonh nghiệp, gồm 2 phần :
Vốn chủ sở hữu và vốn vay.
 Lao động : là số lao đông thực tế sử dụng tính bình quân trong 3 năm gần
nhất hoạc tính binh quân trong các năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt
động nếu doanh nghiệp đó thành lập chưa tới 3 năm.Doanh nghiệp lớn với
nhiều cơ sở, chi nhánh, đại lý, kinh doanh nhiều mặt hàng sẽ cần một lượng
lao đông lớn.Doanh nghiệp nhỏ, khả năng đa dạng hoá sản phẩm cũng như
mở rộng mạng lưới chi nhánh còn hạn chế thì tất nhiên nhu cầu về sử dụng
lao động cũng ít hơn.
 Doanh thu thuần : chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng,thành phẩm,
cung cấp dịch vụ đã loại trừ các khoản do chiết khấu thương mại, giam giá
hàng bán,hàng bị trả lại, và các loại thuế. Nó ảnh hưởng đến lợi nhuận của
doanh nghiệp và cho biết khả năng trả nợ của doanh nghiệp đối với các
khoản vay.
 Giá trị nộp ngân sách nhà nước : bao gồm các loại thuế và các khoản nộp
khác theo quy định của nhà nước trong năm báo cáo lấy theo số thực đã nộp
(không tính các khoản thuế xuất nhập khẩu, đóng bảo hiểm xã hội, và bảo
hiểm y tế, các khoản tiền phạt, phụ thu, kinh phí công đoàn)
Tiêu thức Trị số Chấm điểm
Vốn kinh doanh
(VKD)
VKD≥50 30
40≤VKD<50 25
30≤VKD<40 20
20≤VKD<30 15

10≤VKD<20 10
VKD<10 5
Số lao động
(SLD)
Sld≥1500 15
1000≤SLD<1500 12
500≤sld<1000 9
100≤sld<500 6
50≤sld<100 3
Sld<50 1
Doanh thu thuần
(dtt)
Dtt≥200 40
100≤dtt<200 30
50≤dtt<100 20
20≤dtt<50 10
5≤dtt<20 5
Dtt<5 2
Nộp ngân sách nhà
nước
(nns)
Nns≥10 15
7≤nns<10 12
5≤nns<7 9
3≤nns<5 6
1≤nns<3 3
Nns<1 1
Bảng 1.1.Bảng chấm điểm theo quy mô doanh nghiệp
1.2.4.Bước 4 : Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
Các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam sử dụng 4 nhóm gồm 11 chỉ tiêu để

tiến hành chấm điểm, đó là :
 Nhóm chỉ tiêu thanh khoản : Được dùng để đánh giá khả năng thanh toán
các khoản vay ngắn hạn của các doanh nghiệp trong tương lai gần và khả
năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn đã đến hạn.
Khả năng thanh toán ngắn hạn : Hệ số này cho biết mức độ các khoản nợ ngắn
hạn có thể được trang trải bằng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, được biểu thị
bằng số lần, cho thấy mối liên hệ giữa tài sản ngắn hạn đối với nợ ngắn hạn để chỉ
ra sự an toàn của những nhà tài trợ ngắn hạn.
Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Tuỳ thuộc vào từng ngành kinh doanh và từng thời kì kinh doanh, song chủ nợ
ngắn hạn sẽ tin tưởng nếu chỉ số này lớn hơn 2.

×