Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC KINH DOANH PHÂN BÓN VÔ CƠ Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.91 KB, 30 trang )

HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC KINH DOANH PHÂN BÓN VÔ CƠ Ở
VIỆT NAM
1-/ CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP KINH DOANH PHÂN BÓN VÔ
CƠ Ở VIỆT NAM.
1.1-/ Khái niệm Doanh nghiệp (DN):
Là một bộ phận không thể thiếu được của bất cứ hệ thống kinh tế nào, doanh
nghiệp là một thực thể kinh tế tồn tại và phát triển từ khi cơ chế thị trường hình
thành và phát triển những quan niệm về DN vẫn đang còn có nhiều ý kiến khác
nhau. Có thể xếp thành ba loại quan niệm (căn cứ vào quá trình lịch sử tư tưởng
quản lý và mức độ tiến bộ của cơ chế quản lý).
+ Quan niệm 1: DN được coi là một”Cỗ máy” một “Công cụ” tạo ra tiền
(lợi nhuận) và phân phối lợi nhuận quan niệm này đề cao mục đích lợi nhuận của
DN. Rõ ràng quan niệm này rất phiến diện, chỉ phù hợp với giai đoạn phát triển
đầu của cơ chế thị trường dưới chế độ Tư bản chủ nghĩa (phổ biến vào thế kỷ 17 -
19 ).
+ Quan niệm 2 : DN được coi là một tổ chức có cấu trúc bên trong như một
hệ thống kinh tế được đặt trong môi trường pháp luật chung. Quan niệm này đề cao
yếu tố cấu trúc, yếu tố tổ chức của DN phổ biến vào đầu thế kỷ đến thập kỷ 60.
+ Quan niệm 3 : DN ngoài mục địch lợi nhuận và có cấu trúc chặt chẽ phải
được coi như một cơ thể sống, tế bào sống với đầy đủ những tính chất, đặc điểm
của thực thể sống . Do vậy DN ngoài chức năng kinh tế phải có những chức năng
về văn hoá, xã hội, chính trị ... Đây chính là quan niệm hiện đại được nhiều trường
phái quản lý hiện đại phát triển và ứng dụng trong xây dựng và quản lý DN. DN
hiện đại có vòng đời, có chu kỳ tồn tại, có văn hoá riêng, triết lý riêng.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: DN là một đơn vị kinh doanh được thành
lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh của những chủ
sở hữu (Nhà nước, tập thể, tư nhân) về một hay nhiều ngành. Các hãng buôn, các
Công ty, các Xí nghiệp sản xuất dịch vụ ..., được thành lập chính thức trên cơ sở
hợp pháp. Những DN có tư cách pháp nhân được thành lập trên cơ sở: Có mục
tiêu, ngành nghề kinh doanh rõ ràng, có vốn pháp định, vốn điều lệ phù hợp với
quy mô và ngành nghề kinh doanh ; người quản lý, điều hành hoạt động kinh


doanh phải có trình độ chuyên môn tương ứng mà pháp luật đòi hỏi với một số
ngành nghề.
1.2-/ Những yếu tố cấu thành DN:
Trong cơ chế thị trường bất cứ một DN nào cũng phải có những yếu tố cấu
thành cơ bản.
- Tên DN : Yêu cầu về tên DN phải độc đáo hợp pháp (có đăng ký), chuyển
nhượng được.
Cách đặt tên có thể rất khác nhau thể hiện quyền tự do của Nhà kinh doanh
nhưng xu hướng chung cuả các DN thường theo cách đặt tên sau: Lấy tên cá nhân
chủ DN, tên địa phương làm tên DN, tên ngành nghề và lĩnh vực hoạt động; tên
hàm ý chiến lược; tên gợi cảm hình ảnh và đặc điểm DN. Trong quản lý Nhà nước
đối với DN ở nước ta hiện nay, vấn đề đặt tên DN cần phải được chú ý để tránh
trùng lặp, phải sửa đi sửa lại nhiều lần hoặc không đáp ứng được yêu cầu khi mở
rộng giao dịch quốc tế.
- Vốn của DN : là các nguồn lực tài chính và phi tài chính đã được lượng giá
thành tiền tệ được DN sử dụng và chịu trách nhiệm nhằm mục đích sinh lời.
Cần phân biệt các bộ phận cấu thành của vốn.
+ Theo tính chất sở hữu: Vốn sở hữu của DN (vốn điều lệ, pháp định) và
vốn vay.
+ Theo đặc điểm chu chuyển và hạch toán chi phí vốn: vốn cố định, vốn lưu
động.
+ Theo tiến độ đưa vốn vào sử dụng: vốn đầu tư ban đầu, vốn bổ sung, vốn
đã góp, vốn chưa góp.
+ Theo tính chất của vốn: Có vốn hữu hình và vốn vô hình. Trong điều kiện
hiện nay, tỷ lệ vốn vô hình có xu hướng tăng nhanh và có vai trò ngày càng quan
trọng.
Trong quản lý Nhà nước đối với DN về vốn cần phải chú ý:
+ Sự độc lập về sở hữu vốn của DN với tư cách là một pháp nhân.
+ Tỷ lệ vốn vay/vốn điều lệ.
+ Tỷ lệ vốn hữu hình /vốn vô hình.

+ Tỷ lệ vốn cố định /vốn sử dụng.
- Hình thức pháp lý của DN: Đây là yếu tố rất quan trọng, nhất là trong điều
kiện mở cửa, hội nhập hiện nay vì hình thức pháp lý rất phức tạp không những phụ
thuộc vào thể chế pháp lý của quốc gia DN đăng ký hoạt động mà còn phụ thuộc
vào quy mô, tính chất sở hữu và chế độ trách nhiệm pháp lý của DN. Về mặt quản
lý hình thức pháp lý chính là cơ sở để phân loại DN thành các loại hình khác nhau
với chế độ quản lý và cơ chế điều hành khác nhau.
Ở Việt Nam hiện nay có 6 loại hình DN : Công ty tư nhân Công ty TNHH,
Công ty cổ phần, HTX, DN có vốn đầu tư nước ngoài và DN Nhà nước. Sáu loại
hình này được điều chỉnh bằng một số luật chung và một số luật riêng cho từng
loại hình. Tình hình đó gây nên sự phức tạp trong quản lý Nhà nước đối với DN
cũng như hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN.
Trên thế giới, các nước khác nhau thường có hình thức pháp lý khác nhau
tuỳ thuộc vào thể chế luật pháp của nước đó (thường luật, dân luật hay tôn giáo
luật). Tuy nhiên có một số hình thức có tính chất phổ biến mặc dù tên gọi và một
số điểm chi tiết có khác nhau. Việc nghiên cứu, hệ thống và tuyên truyền các hình
thức DN này có ý nghĩa lớn để chúng ta nắm bắt được bức tranh chung về loại hình
DN trên thế giới , có hiểu biết nhất định khi tìm hiểu và tiếp xúc với các DN nước
ngoài.
1.3-/ Chức năng DN:
Chức năng DN là khái niệm cũ nhưng trong quá trình phát triển DN, phát
triển cơ chế quản lý và các khoa học kinh tế, vấn đề chức năng của DN luôn đòi
hỏi phải nhận thức lại làm cơ sở phát triển các vấn đề quản lý liên quan đến hoạt
động DN.
DN có các chức năng cơ bản sau:
1.3.1.Chức năng định hướng chiến lược:
Định hướng chiến lược là sự xác định mục tiêu, nhiệm vụ và những phương
pháp cơ bản để đạt mục tiêu. Thực chất của định hướng là lựa chọn phương án tối
ưu nhằm hoàn thành nhiệm vụ của DN đặt ra trên cơ sở chức năng của nó. Căn cứ
của định hướng là sự nhận thức các quy luật, tình hình và xu hướng vận động của

thị trường, thực trạng của DN và nhất là sự hiểu biết, nhạy cảm và trân trọng của
người quản lý. Vai trò của định hướng chiến lược trong DN vô cùng quan trọng.
Nó giúp cho các nhà DN:
+ Chủ động trong sản xuất kinh doanh và thực hiện chức năng quản trị kinh
doanh.
+ Xác định rõ mục tiêu và động viên được mọi lực lượng tập trung vào thực
hiện mục tiêu.
+ Việc định hướng là căn cứ cho việc kiểm tra và đánh giá kết quả trong
quản lý DN.
1.3.2. Chức năng tổ chức:
Hoạt động của DN có hiệu quả khi công tác tổ chức được thực hiện một
cách khoa học, hợp lý và cơ chế vận hành khoa học. Chính sách tổ chức là sự bố
trí, sắp xếp để mỗi thành viên hay nhóm người khẳng định được nhiệm vụ mà
mình đảm nhiệm. Khi họ nhận thức đóng vai trò và vị trí của mình thì tự khắc họ
chủ động để làm việc với yêu cầu của người tổ chức đặt ra. Trong những DN, điều
khó khăn nhất trong chức năng tổ chức là làm sao hướng mọi thành viên riêng lẻ
cùng hành động theo một ý chí để nhằm mục đích đã định. Muốn vậy, chức năng
tổ chức đòi hỏi phải:
- Chỉ rõ nhiệm vụ và yêu cầu của nhiệm vụ đó.
- Chỉ rõ quyền hạn và phạm vi quyền hạn.
- Có đủ thông tin để xử lý.
- Có đủ công cụ để thực hiện.
Để thực hiện điều đó, đòi hỏi DN phải xác định được một cơ cấu tổ chức bộ
máy khoa học, hợp lý, đồng thời phải có một quy chế làm việc chặt chẽ. Cơ cấu tổ
chức bộ máy đó phải tính đầy đủ về các nhân tố con người, cũng như phương thức
phối hợp trong quá trình hoạt động một cách linh hoạt, năng động và tự giác. Một
tổ chức được gọi là tổ chức có khoa học, khi tổ chức đó thực hiện tốt việc bố trí và
sử dụng tốt nhân lực dựa trên cơ sở các yếu tố vật chất của quá trình sản xuất Kinh
doanh. Điều đó có nghĩa là từ công việc để chọn người và bố trí người. Quản lý
con người là để ra nhiệm vụ tạo điều kiện cho họ và kiểm tra đánh giá kết quả cuối

cùng của họ. Quản lý con người là công việc thường xuyên của chủ DN (có thể
bằng trực tiếp hoặc gián tiếp). Thông qua quản lý con người mà quản lý sản xuất,
kinh doanh bởi vì mọi thành bại tốt xấu sai sót về kinh tế, kỹ thuật ... đều do hoặc
chủ yếu do con người quyết định.
1.3.3. Chức năng điều khiển (quản lý) :
Là một trong những chức năng cơ bản của hoạt động sản xuất - kinh doanh
của DN. Nếu như chức năng định hướng là sự xác định mực tiêu, chức năng tổ
chức là bố trí và khai thác tiềm lực con người, thì chức năng quản lý sẽ là nhân tố
để biến khả năng thành hiện thực. Chức năng quản lý có nội dung rất rộng, tuy
nhiên chỉ tập trung vào : Quản lý sản xuất; Quản lý nguồn cung cấp vật tư, hàng
hoá; Quản lý hoạt động thương mại; Quản lý tài chính:
1.3.4. Chức năng kiểm tra :
Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của hoạt động sản xuất. Kinh
doanh của DN, nó đòi hỏi DN soái xã hội lại quyết định của mình đã được thực
hiện đến đâu, như thế nào, trên cơ sở đó mà điều chỉnh theo đúng mục tiêu đã định.
1.4-/ Các tiêu thức xác định loại hình doanh nghiệp kinh doanh phân bón vô
cơ ở Việt nam.
1.4.1. Các tiêu thức chung.
Có rất nhiều cách phân loại DN và người ta cần phân loại DN theo những cách
khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu, hoặc quản lý, kinh doanh.
- Phân theo ngành nghề hoạt động: Phân loại này cho phép phân tích các khu
vực cần khuyến khích phát triển DN như khu vực dịch vụ (các lĩnh vực tài chính,
bảo hiểm, dịch vụ Nhà nước, dịch vụ truyền thống ...). Khu vực công nghệ (chế
biến, xây dựng ...) . Cần lưu ý là DN ở mỗi ngành nghề có đặc thù riêng về vốn,
tính chất kinh doanh, thị trường ... và điều này rất cần thiết khi phát triển hoặc quản
lý DN.
- Phân theo quy mô (DN quy mô lớn, vừa, nhỏ) cho phép nghiên cứu cơ cấu
quy mô và chỉ ra quy luật của hệ thống DN. Về tỷ trọng của các nhóm DN có quy
mô khác nhau. Vấn đề là mỗi loại quy mô có ưu thế, nhược điểm riêng có ý nghĩa
bổ sung cho nhau.

- Phân theo tính chất sở hữu để nghiên cứu cơ cấu thành phần kinh tế và các
hình thức liên doanh liên kết hợp tác với nhau trong hoạt động, bao gồm các loại
hình:
+ Doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước (DN Nhà nươc) là loại hình DN
hoạt động (kinh doanh ) trong khu vực kinh tế Nhà nước (Sở hữu cơ bản về vốn là
sở hữu Nhà nước). Nói cách khác, DNNN là tổ chức kinh doanh do Nhà nước
thành lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách là chủ sở hữu, đồng thời là một pháp
nhân kinh tế, hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.
+ DN tư nhân: Do cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình về mọi hoạt động của Công ty. Chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ
của mình.
+Công ty cổ phần : Vốn của Công ty được chia đều thành những phần bằng
nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu các cổ phần là cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về
các khoản nợ của Công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà hộ sở hữu. Công ty lữ
hành cổ phần có khả năng huy động vốn lớn thông qua việc phát hành cổ phiếu và
trái phiếu. Trừ các trường hợp ngoài lệ ngoài ra các cổ phiếu do Công ty phát hành
được lưu thông tự do. Các thành viên của Công ty loại này không ít hơn 7.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn: là Công ty có ít nhất hai thành viên góp vốn
thành lập và tất cả chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của Công ty cho đến hết
giá trị phần vốn mà họ sở hữu. Phần góp vốn của các thành viên dưới bất kỳ hình
thức nào (bằng hiện vật, bằng sở hữu công nghiệp hoặc bằng tiền) đều phải đóng
đủ khi thành lập Công ty. Phần góp vốn của các thành viên không được thể hiện
dưới hình thức chứng khoán nào.
Số vốn góp được ghi rõ trong điều lệ, mỗi thành viên được cấp một bản điều
lệ là bằng chứng cho tư cách thành viên của mình.
+ Công ty liên doanh và Công ty có vốn 100 % của nước ngoài. Một loại hình
đặc biệt trong đó có sự tham gia của một hoặc một vài chủ đầu tư, trong đó một phần
hoặc toàn bộ vốn thuộc sở hữu của người hoặc tổ chức nước ngoài. Loại DN này
được tổ chức và hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài.
- Dựa vào hệ thống cơ quan quản lý ngành dọc các DN có thể có :

+ DN thuộc ngành.
+ DN không thuộc ngành.
1.4.2. Hệ thống các DN kinh doanh phân bón ở Việt Nam.
Có nhiều cách để phân loại các DN sản xuất kinh doanh phân bón vô cơ ở
Việt Nam. Dưới đây là một số cách phân loại thường dùng.
1.4.2.1.Phân loại theo tính chất hoạt động kinh doanh :
Theo các phân loại này hệ thống các DN kinh doanh phân bón vô cơ ở Việt
Nam bao gồm:
-Các DN sản xuất phân bón
- Các DN thương mại kinh doanh phân bón.
• Các DN sản xuất phân bón.
- Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam là DN sản xuất phân bón lớn nhất ở
nước ta cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Hiện nay Tổng Công ty Hoá chất có 4
cơ sở sản xuất phân lân, một cơ sở sản xuất phân u rê; 3 đơn vị sản xuất nguyên
liệu: quặng Apatít, pyric, và serpentin với tổng sản lượng quặng là 690.000
tấn/năm; 11 đơn vị sản xuất phân tổng hợp NPK với sản lượng 163.000 tấn/năm.
- Nhà máy supe phốt phát Long Thành: Đây là nhà máy sản xuất phân lân
đầu tiên ở Miền Nam, với công suất 400.000 tấn/năm. Nhà máy Long Thành đã
liên doanh với nước ngoài để sản xuất phân bón tổng hợp NPK với công suất thiết
kế 350.000 tấn NPK/năm và đã đi vào sản xuất cuối năm 1998.
- Công ty hoá chất và phân đạm Hà Bắc, từ sản lượng 45.000 tấn u rê năm
1992 đã nâng lên 110.000 tấn u rê vào năm 1995 và hiện nay đạt khoảng 130.000
tấn u rê/năm. Công ty đang có kế hoạch liên doanh với nước ngoài để nâng tổng
công suất lên 410.000 tấn/năm.
- Công ty supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao được cải tạo nâng công suất
từ 300.000 tấn/năm lên 500.000 tấn/năm.
Ngoài Tổng Công ty hoá chất Việt Nam các tỉnh, địa phương củng cố các Xí
nghiệp sản xuất phân bón với công suất không nhiều. Đáng chú ý là tại Bà Rịa -
Vũng Tàu đang có dự án xây dựng nhà máy phân đạm sử dụng Gas thiên nhiên và
khí tự nhiên với công suất thiết kế 575.000 tấn u rê/năm. Các đơn vị ngoài Tổng

Công ty hoá chất hiện có, sản xuất NPK với tổng công suất ước tính 100.000
tấn/năm.
• Các DN thương mại kinh doanh phân bón:
Đơn vị thực hiện kinh doanh thương mại gọi là DN thương mại - làm nhiệm
vụ mua vào dự trữ, bán ra và thực hiện các dịch vụ. “Nhờ có các DN thương mại
có thể mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá đến tận người tiêu dùng các DN
thương mại tập trung dự trữ vật tư hàng hoá, làm giảm chi phí cho một đơn vị hàng
hoá, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Các DN thương mại kinh doanh phân bón ở Việt Nam, bao gồm :
+ Các DN được chỉ định làm đầu mối nhập khẩu trực tiếp. Trong số này phải
kể đến Tổng Công ty vật tư nông nghiệp là đơn vị giữ vai trò chủ đạo trên thị
trường phân bón Việt Nam được phân bổ nhiều Quota (Hạn ngạch) nhất (35 -
40%) trong tổng khối lượng nhập khẩu phân bón cả nước).
Đứng sau đó là các DN Trung ương, một số Công ty kinh doanh xuất nhập
khẩu được phân bổ nhập từ 10.000- 20.000 tấn urê/năm. Một số Công ty trực thuộc
quản lý của các tỉnh thành phố được giao chỉ tiêu nhập khẩu từ 10.000 ÷ 15.000 u
rê/năm. Đa số các DN nhập khẩu phân bón DAP đều ở Miền Nam.
+ Các DN kinh doanh phân bón, nhưng không được chỉ định nhập khẩu trực
tiếp. Đó là các đơn vị thuộc Tổng Công ty vật tư nông nghiệp (không được chỉ tiêu
nhập khẩu phân bón, như Công ty vật tư nông sản); Các Công ty vật tư nông
nghiệp thuộc tỉnh, thành phố quản lý (cũng không được phép nhập khẩu phân bón).
Số này bao gồm một số đơn vị là DN Nhà nước và một số DN ngoài quốc doanh.
Các DN này thường làm nhiệm vụ mua hàng từ các đầu mối nhập khẩu và tổ chức
bán buôn cho các đại lý, các cửa hàng bán lẻ để họ trực tiếp bán cho nông dân. Một
số DN cũng trực tiếp bán tận tay cho người tiêu dùng.
1.4.2.2. Phân loại theo hình thức sở hữu:
• .Các DN Nhà nước :
Các đơn vị sản xuất kinh doanh phân bón cho Nhà nước bỏ vốn và thuộc sở
hữu Nhà nước bao gồm:
+ Các đơn vị sản xuất kinh doanh phân bón trung ương như Tổng công ty

vật tư nông nghiệp, Tổng Công ty cà phê, tổng Công ty lương thực Miền Nam ...
+ Các đơn vị sản xuất kinh doanh phân bón cấp tỉnh, huyện như: Các cơ sở
sản xuất của các địa phương thuộc sở hữu Nhà nước, các Công ty vật tư nông
nghiệp tỉnh, huyện.
• Các DN ngoài quốc doanh, đại lý, cửa hàng bán lẻ:
Đó là các Công ty, đại lý, cửa hàng kinh doanh phân bón không thuộc sở
hữu của Nhà nước. Nguồn vốn do các thành viên, các cá nhân tự bỏ ra để thành
lập. Thuộc loại này gồm có :
+ Các Công ty trách nhiệm hữu hạn, sản xuất , kinh doanh phân bón vô cơ,
DN tư nhân, Công ty cổ phần.
+ Các đại lý tư nhân kinh doanh phân bón.
+ Các cửa hàng bán lẻ tư nhân, kinh doanh bán lẻ các mặt hàng phân bón.
• Các DN 100% vốn nước ngoài, các Công ty liên doanh:
Đây là loại hình DN vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh phân bón. VD như Nhà máy liên doanh sản xuất NPK Long
Thành. Trong những năm tới hình thức DN này sẽ được phát triển mạnh và tạo
tiềm năng mới cho ngành công nghiệp phân bón của Việt Nam.
1.4.2.3 Phân loại theo khu vực:
Có thể phân loại hệ thống các DN kinh doanh phân bón hiện nay theo các
khu vực, các miền. Cụ thể là :
• Miền Bắc : Bao gồm các DN sản xuất kinh doanh phân bón có cơ sở đặt tại các
khu vực. Đồng bằng Sông Hồng, Miền núi phía Bắc và Trung Du ... Ví dụ như
Công ty supe lân Lâm Thao, lân nung chảy Văn Điển, Công ty vật tư nông sản
Tổng Công ty vật tư nông nghiệp, Công ty vật tư Tổng hợp Hà Anh, Công ty
HACIMEX Hải Phòng ... là các Công ty kinh doanh phân bón ở khu vực Miền
Bắc vì có cơ sở chính (trụ sở chính, Nhà máy sản xuất) ở Miền Bắc.
• Miền Nam: Tương tự như trên những DN có trụ sở chính, nhà máy sản xuất tại
Miền Nam (gồm khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nam
Bộ ...).
• Miền Trung: gồm các nhà máy, đơn vị kinh doanh nằm tại các khu vực Nam

Trung Bộ, Bắc Trung bộ, khu 4 cũ và Tây Nguyên ...
1.4.2.4.Phân theo cấp quản lý.
• Doanh nghiệp ở Trung ương:
- Có Tổng Công ty vật tư nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT . Nhiệm
vụ của Tổng Công ty chủ yếu là nhập khẩu, bán buôn dự trữ lưu thông, góp phần
bình ổn giá phân bón.
- Tổng Công ty phân bón và hoá chất cơ bản (Bộ công nghiệp).
• .Doanh nghiệp ở địa phương
Trước kia, ở cấp tỉnh có Công ty vật tư nông nghiệp tỉnh trực thuộc Sở nông
nghiệp. Ở cấp huyện có Công ty vật tư nông nghiệp huyện trực thuộc UBND
huyện. Cả 2 cấp này thời kỳ đầu trực thuộc tổng Công ty vật tư nông nghiệp và
thống nhất thành một ngành dọc từ TW đến địa phương, sau này tách ra thành 3
cấp độc lập. Những năm gần đây Nhà nước có chủ trương gộp lại thành hai cấp. Ở
TW có Tổng Công ty VTNN. Ở địa phương các Công ty VTNN huyện trực thuộc
Công ty VTNN tỉnh . Với mục đích giảm số lần vay vốn, giảm lãi suất, trên cơ sở
đó giảm chi phí. Hạ giá bán cho nông dân. Tuy nhiên việc tổ chức hiện nay không
thống nhất, tăng theo quan điểm của từng địa phương nên có nhiều hình thức khác
nhau, có thể chia làm 3 loại sau:
Loại 1: Chỉ có một Công ty vật tư nông nghiệp duy nhất hoạt động kinh
doanh phân bón trên địa bàn tỉnh. Các Công ty vật tư nông nghiệp huyện trước đây
nay trở thành trạm trực thuộc các Công ty vật tư nông nghiệp tỉnh. Loại này chủ
yếu gồm các tỉnh Miền núi phía Bắc, thành phố Hải Phòng, các tỉnh khu 4, khu 5.
Loại 2: Trong một tỉnh có nhiều Công ty quốc doanh kinh doanh phân bón.
Ở đây các Công ty vật tư nông nghiệp huyện không trực thuộc trong Công ty vật tư
nông nghiệp tỉnh. Ngoài ra còn có nhiều các quốc doanh khác như Công ty lương
thực, Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp. Các quốc doanh này hoạt động độc lập với

×