THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
KHÁCH SẠN NHỎ TẠI KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI (LẤY
KHÁCH SẠN HANOI ELEGANCE LÀM VÍ DỤ)
2.1. GIỚI THIỆU VỀ KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI
Khu Phố Cổ Hà Nội là khu phố nằm xung
quanh Thành cổ Hà Nội và mang đậm nét văn
hoá cổ xưa của Hà Nội, Việt Nam. Hà Nội xưa
thường được cho là là có “36 phố phường”, mỗi
tên phố thường mang đặc trưng của một ngành
nghề thủ công truyền thống. Hiện nay tên phố và
các hoạt động kinh doanh không còn phù hợp
nữa nhưng cuộc sống của người dân nơi đây vẫn
rất tấp nập, nhộn nhịp, sầm uất đêm ngày với những cửa hàng, phố chợ, những
gánh hàng rong. Yếu tố này cùng các di tích đền, đình, chùa, các khu nhà cổ, các lễ
hội còn được lưu giữ và bảo tồn đã trở thành những nét đặc chưng của Hà Nội,
chính là những tài nguyên du lịch quý báu của Hà Nội đã và đang thu hút đông đảo
du khách năm châu.
Theo quyết định số 70 BXD/KT-QH ngày 30/3/1995 của Bộ Xây dựng, khu Phố
Cổ Hà Nội có phạm vi được xác định như sau: phía Bắc-phố Hàng Đậu; phía Tây-
phố Phùng Hưng; phía Nam-các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng
Thùng; phía Đông-các phố Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật.
Như vậy, khu Phố Cổ Hà Nội thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, có 76 tuyến phố
thuộc 10 phường với tổng diện tích quy hoạch là 100 ha: phường Hàng Đào, Hàng
Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa
Đông, Lý Thái Tổ.
Phạm vi nghiên cứu quy hoạch được phân chia hai khu vực bảo vệ, tôn tạo đặc
trưng như sau:
Ảnh 1: Sơ đồ Hà Nội
- Khu vực bảo vệ, tôn tạo cấp 1: Được giới hạn bởi các phố Hàng Chiếu,
Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Bạc, Hàng Mắm và Trần Nhật Duật (diện
tích khoảng 19 ha)
- Khu vực bảo vệ, tôn tạo cấp 2: Gồm các phần còn lại trong ranh giới khu
Phố Cổ.
Các tài nguyên du lịch của khu Phố Cổ Hà Nội đem lại nhiều thuận lợi và tiềm
năng kinh doanh du lịch trong khu vực này, đặc biệt là dịch vụ lưu trú. Kinh doanh
khách sạn nhỏ ở Phố Cổ là rất thích hợp bởi diện tích nhỏ hẹp được bảo vệ không
cho phép xây dựng những khách sạn quay lớn trong khu trung tâm. Tuy nhiên,
những quy định về bảo vệ các di tích cũng gây ra khó khăn cho việc thiết kế kiến
trúc khách sạn nhưng không đáng kể.
2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÁCH SẠN NHỎ TẠI KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI:
2.2.1. Đặc điểm chung
Phần này trình bày về các đặc điểm chung của khách sạn có quy mô nhỏ.
- Không gian bị hạn chế. Điều này thể hiện rõ ràng ở diện tích mặt bằng sử
dụng của khách sạn nhỏ thường chỉ nằm trong khoảng từ 70-120m². Diện
tích nhỏ hẹp dẫn đến các hệ quả sau:
+ Không thể xây dựng nhiều hạng mục công trình. Rõ ràng với diện tích nhỏ
khách sạn không những bị hạn chế về không gian mà các hoạt động kinh
Ảnh 2: Sơ đồ khu Phố Cổ Hà Nội
doanh của khách sạn cũng bị hạn chế. Chẳng hạn không thể xây dựng khu
vực dành riêng cho dịch vụ ăn uống nên chỉ có thể có nhà ăn nhỏ phục vụ ăn
sáng, các dịch vụ bổ sung như vui chơi giải trí, bể bơi, phòng tập thể thao,
giặt là… khó có thể có được, đặc biệt là không có bãi đỗ xe. Diện tích chủ
yếu chỉ được dùng cho các hạng mục không thể thiếu như quầy lễ tân, khu
vực lưu trú. Ngay cả khu vực lưu trú cũng không thể có nhiều buồng phòng.
+ Hệ quả trên dẫn đến một hệ quả tất yếu là ở khách sạn nhỏ có ít các hoạt
động kinh doanh và cung cấp dịch vụ hạn chế.
+ Công tác kế toán đơn giản. Các hoạt động kinh doanh và dịch vụ ít nên
việc ghi chép sổ sách, thống kê chi phí khá đơn giản, ít loại sổ sách.
+ Diện tích các khu vực dịch vụ nhỏ hẹp. Bản thân các công trình khách sạn
phải có cũng khó mà có diện tích vừa ý. Muốn khu vực này rộng hơn khu
vực khác sẽ phải bị thu hẹp đi. Trong mỗi phòng diện tích nhỏ gây khó khăn
cho việc bố trí, sắp xếp nội thất.
+ Gây khó khăn cho việc thiết kế. Nhà đầu tư chắc chắn mong muốn khách
sạn của mình có nhiều buồng nhất có thể. Mong muốn này lại mâu thuẫn với
diện tích sử dụng vốn có. Tất nhiên giải pháp ở đây là thiết kế khách sạn
nhiều tầng, nhưng chiều cao của khách sạn cũng chỉ ở mức giới hạn để đảm
bảo an toàn công trình cũng như mĩ quan của khách sạn nói riêng, của khu
vực xung quanh khách sạn nói chung. Tất yếu khách sạn nhỏ không thể có
nhiều phòng. Việc bố trí các khu vực, bộ phận sao cho hợp lí nhất cũng
không đơn giản
+ Không có khu vực dành riêng cho các bộ phận, cho nhân viên. Điều này
gây ra bất tiện trong quá trình phục vụ khách. Chẳng hạn khách có thể bắt
gặp nhân viên đang dọn dẹp hoặc mang rác thải đi làm khách khó chịu. Các
bộ phận không có phòng riêng nên nhiều khi phải bố trí ở nơi khách hay qua
lại, thường xuyên phải gọn gàng ngăn nắp, sạch sẽ. Khi khách phàn nàn nếu
không có phòng riêng đưa khách vào 1 chỗ nói chuyện thì với không gian
nhỏ như vậy thông tin lan truyền đi rất nhanh. Nhưng đặc điểm này có thể
được tận dụng vì việc khách và nhân viên thường xuyên gặp nhau tạo ra điều
kiện tốt cho quá trình phục vụ, tạo quan hệ giữa nhân viên với khách cũng
như kinh doanh các dịch vụ.
+ Khi khách sạn cần bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa gây ảnh hưởng ngay lập
tức tới sinh hoạt của khách hàng như gây tiếng ồn, khách không sử dụng
được dịch vụ và không có thiết bị khác thay thế nhất là khi đi thang máy
chẳng hạn.
Tuy nhiên việc bảo dưỡng cũng gặp thuận lợi do số lượng thiết bị ít, dễ thay
thế, không mất nhiều thời gian và chi phí. Công tác vệ sinh cũng dễ dàng hơn rất
nhiều so với những khách sạn lớn nên có thể thực hiện thường xuyên hơn.
- Các thành phần của hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật được sử dụng khá cân
đối. Lí do đơn giản là bởi khách sạn nhỏ có ít dịch vụ và ít các hoạt động
kinh doanh hơn so với các khách sạn lớn. Vào mùa vụ du lịch hay ngoài vụ
du lịch, các hoạt động kinh doanh vẫn là kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống
(thường là ăn sáng) và các dịch vụ bổ sung khác như mua bán tour, cung cấp
thông tin, giặt là… Nói là khá cân đối bởi lí do có một số dịch vụ không phải
khách hàng nào cũng có nhu cầu sử dụng, ví dụ như internet, đặc biệt là dịch
vụ internet không dây wifi.
- Vốn đầu tư tương đối nhỏ. Tại sao lại nói như vậy? Có thể cho rằng khoản
vốn đầu tư từ 1-2 tỷ là con số không lớn với các nhà đầu tư lớn, kinh doanh
các khách sạn trên 3 sao, nhưng với những nhà đầu tư nhỏ, kinh doanh
khách sạn nhỏ đây cũng có thể nói là con số đáng kể. Hơn nữa, kinh doanh
các khách sạn nhỏ thường là cá nhân, gia đình hoặc công ty trách nhiệm hữu
hạn tự đứng ra bỏ vốn đầu tư xây dựng, kinh doanh hoặc cùng góp vốn. Do
đó với mức vốn đầu tư trên khó có thể nói là quá nhiều nhưng cũng không
thể nói là nhỏ. Việc xây dựng hoặc mua lại một toà nhà lớn cũng là một vấn
đề đáng quan tâm bởi số tiền bỏ ra sẽ không chỉ dừng lại ở con số 1 tỷ. Trên
thực tế các nhà đầu tư thường thuê lại trong ngắn hạn vừa để đảm bảo tránh
rủi ro nếu kinh doanh không có lãi sẽ đem cho thuê lại vừa tiết kiệm được
khoản tiền lớn.
- Thời gian hao mòn của cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối nhanh. Đặc điểm
này bắt nguồn từ khoản vốn đầu tư ban đầu không nhiều, từ đó dẫn đến các
phương tiện, cơ sở vật chất kĩ thuật mua sắm ban đầu thường có chất lượng
không cao. Lấy ví dụ các thiết bị máy tính chủ yếu là đồ cũ đã qua sử dụng
được mua lại với giá rẻ theo kiểu mua hàng loạt, chưa kể các thiết bị này là
hàng thanh lí đã khấu hao hết, do đó thời gian hao mòn nhanh, hay hỏng
hóc, phải thường xuyên sửa chữa. Riêng về toà nhà được dùng làm khách
sạn, toà nhà này được xây dựng kiên cố và khá tốt nên thời gian hao mòn lâu
dài, có thể lên tới 70 năm. Tuy nhiên với những chủ đầu tư ưa thích sự thay
đổi thì kiến trúc toà nhà có thể được sửa sang nhiều lần trong quá trình sử
dụng. Dẫu sao kiến trúc cơ bản vẫn được giữ nguyên do khó có thể thay đổi
mà không gây ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh.
- Phụ thuộc nhiều vào nguồn khách vãng lai. Đây có thể coi là một yếu điểm
của các khách sạn nhỏ, xuất phát từ lí do cơ sở vật chất của các khách sạn
loại này không đáp ứng tiêu chuẩn của các các hãng công ty du lịch, các
hãng lữ hành nên khó có thể được các hãng này gửi khách thường xuyên. Lí
do nữa là khả năng quảng bá tên tuổi của khách sạn nhỏ rất yếu kém nên
khách ít biết đến sự tồn tại của nó. Nguồn khách của các khách sạn quy mô
nhỏ vì thế phụ thuộc nhiều vào các khách vãng lai tự tìm đến hoặc nhân viên
khách sạn phải tự đi bắt khách tại sân bay, nhà ga hoặc ngay bên ngoài
káhch sạn thông qua quan sát xem có khách nào có nhu cầu thuê phòng hay
không.
- Chất lượng đội ngũ lao động không đồng đều. Trong một khách sạn nhỏ
muốn tìm ra một nhân viên được đào tạo đúng ngành nghề, sử dụng tốt
nhiều ngoại ngữ có lẽ rất khó khăn. Với một người có trình độ cao như vậy
thường họ không lựa chọn làm việc cho khách sạn nhỏ với mức lương thấp,
ít cơ hội thăng tiến. Bản thân người chủ đứng ra kinh doanh nhiều khi cũng
không có chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Thêm vào đó,
để tiết kiệm chi phí, đa số nhân viên thường là những người dân địa phương
có trình độ không cao, quen lao động chân tay. Ở những bộ phận giao tiếp
trực tiếp với khách hàng chủ yếu có trình độ về ngoại ngữ, ít ai được đào tạo
về nghiẹp vụ lễ tân một cách chính thống mà làm việc theo kinh nghiệm là
chủ yếu. Những bộ phận như bếp, buồng trình độ chuyên môn, ngoại ngữ
cũng thấp. Tại những khách sạn nhỏ như thế này, yêu cầu đối với lao động
chủ yếu là nhanh nhẹn, “được việc” và không đòi hỏi quá nhiều về ngoại
hình.
- Sử dụng lao động chưa hợp lý. Với số nhân viên ít, công việc của từng bộ
phận, nhất là các bộ phận phục vụ, dịch vụ, không nhiều, các nhân viên
thường đảm nhận nhiều công việc không đúng theo chức danh của mình. Do
vậy, từng chức danh không có phân công công việc cụ thể hay không có
bảng mô tả, tiêu chuẩn công việc rõ ràng. Nếu bắt gặp một nhân viên đeo
biển I.T. Staff (nhân viên mạng) kiêm luôn chức danh bảo vệ hay đang lau
dọn, làm vệ sinh cũng không lạ lẫm gì. Tuy rằng những lúc bộ phận này
thiếu người trong khi bộ phận khác ít việc thì có thể trợ giúp nhau nhưng
không thể phối hợp ăn khớp khi làm không đúng chuyên môn. Việc kiêm
nhiệm nhiều công viêc một mặt làm cho công việc của một nhân viên nhiều
và nặng nhọc hơn, mặt khác gây tâm lí khó chịu cho bản thân nhân viên đó.
Ngoài ra, số lượng lao động ít cũng đồng nghĩa với việc thời gian nghỉ của
các nhân viên bị rút ngắn. Làm trong lĩnh vực khách sạn đã phải chấp nhận
không được nghỉ các ngày lễ tết, ngày cuối tuần, nhưng với khách sạn nhỏ,
chế độ của họ cũng không được người chủ ưu đãi, thậm chí là cố ý không
muốn nhân viên có nhiều ngày nghỉ trong 1 tháng làm việc. Như đã nói ở
trên, nhân viên trong khách sạn nhỏ thường là người dân địa phương trình độ
không cao, lương họ được nhận đối với họ là khá nên họ chấp nhận làm
công việc và chế độ lao động này. Tuy nhiên sức chịu đựng của con người
cũng có giới hạn, do vậy mà đây cũng chính là một trong những lí do khiến
nhân viên bỏ việc, làm cho khách sạn không lâu dài.
- Cơ cấu lao động không hợp lý. Về cơ cấu theo giới, nhân viên nữ thường ít
hơn nhân viên nam bởi lí do công việc phải kiêm nhiệm quá nhiều, nặng
nhọc, khách hàng là những người có thu nhập trung bình, bình dân nên lối
ứng xử không lịch sự cùng nhiều lí do khách khiến lao động nữ ít trụ lâu ở
các khách sạn nhỏ.
- Ở liền kề khu vự dân cư. Đặc điểm này vừa đem lại những ưu điểm cũng như
những nhược điểm cho khách sạn. Khách hàng ở gần khu dân cư có thể được
hưởng bầu không khí của địa phương, trực tiếp ngắm nhìn, tận mặt chứng
kiến những nét đặc sắc riêng có của địa phương ấy, đây cũng có thể coi là
một tài nguyên du lịch. Tuy nhiên, gần khu dân cư cũng đồng nghĩa với vấn
đề an ninh không được đảm bảo, nhiều tiếng ồn, mất vệ sinh…
Trên đây là 8 đặc điểm chung của khách sạn nhỏ mà trong quá trình trực tiếp
thực tập tế tại khách sạn Hanoi Elegance và quan sát các khách sạn đồng hạng rồi
đưa ra kết luận. Cụ thể với khách sạn nhỏ trong khu Phố Cổ Hà Nội còn có một số
đặc điểm riêng sẽ được trình bày dưới đây.
2.2.2. Đặc điểm riêng của khách sạn nhỏ ở khu Phố Cổ Hà Nội
- Có vị trí tại trung tâm thủ đô Hà Nội. Đây có thể nói là lợi thế rất lớn. Thủ đô
của một quốc gia là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội của cả nước,
do vậy thu hút được số lượng lớn khách du lịch, tham quan, đặc biệt là
khách công vụ với những sự kiện lớn diễn ra hàng năm cũng như do nhu cầu
công việc. Thủ đô Hà Nội không những thế còn có nền văn hoá nghìn năm
văn hiến, nhiều tài nguyên du lịch, có sức hấp dẫn lớn. Ngoài ra, các đầu
mối giao thông lớn như sân bay, các trục quốc lộ đều tập trung tại đây, rất
thuận tiện cho du khách đi lại giữa các khu vực trong phạm vi Hà Nội và tới
các vùng miền khác. Các yếu tố trên đảm bảo cho Hà Nội có nguồn khách
lớn khá ổn định. Cơ sở vật chất kĩ thuật của Hà Nội cũng rất hiện đại, ứng
dựng nhiều công nghệ tiên tiến phục vụ tốt cho các hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, cũng phải đề cập tới những hạn chế như giá cả cao gây tác động
tới du khách và làm tăng chi phí đối với các nhà đầu tư kinh doanh nói
chung cũng như các nhà đầu tư kinh doanh khách sạn nói riêng, nhất là các
khách sạn nhỏ ít vốn. Hơn nữa với mật độ dân cư cao, diện tích nhỏ hẹp, lại
đang trong quá trình xây dựng nên không thể tranh khỏi tình trạng ô nhiễm,
giao thông lộn xộn, ồn ào...
- Gần nhiều tài nguyên du lịch. Ngoài các khu nhà cổ còn được lưu giữ và bảo
tồn, khu Phố Cổ Hà Nội còn mang trong mình nhiều di tích lịch sử được xếp
hạng như các đình, đền, chùa mang nét riêng của Thăng Long Hà Nội. Khi
du khách quyết định lựa chọn lưu trú tại các khách sạn trong khu Phố Cổ, họ
còn được cảm nhận cuộc sống hàng ngày cùa người dân nơi đây, cảm nhận
sự thanh bình, náo nhiệt, sầm uất của 36 phố phường. Nhưng vị trí gần các
tài nguyên du lịch cũng gây ra nhiều hạn chế. Các công trình xây dựng trong
khu vực này luôn phải đảm bảo giữ gìn cảnh quan, không gây tổn hại tới các
di tích ngay kề bên. Giá trị kinh doanh của từng mét vuông đất trong khu
vực rất lớn làm khó các nhà đầu khi mà họ không thể có diện tích đủ rộng
cho kinh doanh.
2.3. KHÁI QUÁT VỀ KHÁCH SẠN HANOI ELEGANCE
2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển
Khách sạn Hanoi Elegance 2
Địa chỉ: Số 85 Mã Mây, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Website: /> Email:
Điện thoại: +844. 926 2854
Fax: +844. 934 2966
Ngoài ra, khách sạn còn có cơ sở 1:
Khách sạn Hanoi Elegance 1
Địa chỉ: Số 8 Hàng Bạc, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Website: /> Email:
Điện thoại: +844. 825 3740
Fax: +844. 825 3741
Hiện tại trụ sở chính đặt tại cơ sở 2, khách sạn Hanoi Elegance 2
Khách sạn Hanoi Elegance có chức năng chính là kinh doanh dịch vụ lưu trú
phục vụ các cá nhân và tổ chức có nhu cầu. Đây là một trong số nhiều lĩnh vực
kinh doanh của Công ty TNHH Du lịch Thương mại Mỹ Việt mà khách sạn Hanoi
Elegance là một chi nhánh của công ty.
Công ty TNHH Du lịch Thương mại Mỹ Việt được thành lập trên cơ sở Giấy
chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0102 000728 được cấp ngày 20/06/2000. Vốn
điều lệ là 750.000.000đ. Ngành nghề kinh doanh bao gồm: Buôn bán tư liệu sản
xuất, tư liệu tiêu dùng (chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ, hàng vải sợi, may mặc;
xe gắn máy; vật tư, máy móc, thiết bị); dịch vụ kiều hối, buôn bán hàng lương
thực, thực phẩm; buôn bán nông, lâm, thuỷ, hải sản; lữ hành nội địa; vận chuyển
khách du lịch; khách sạn, nhà nghỉ; ăn uống, giải khát; dịch vụ thu gom rác thải đô
thị và xử lý rác thải làm sạch môi trường.
Tháng 05/2006, giám đốc Công ty TNHH Mỹ Việt, bà Bùi Anh Đào chính thức
thành lập chi nhánh công ty tại cơ sở số 85 Mã Mây và ủy quyền cho ông Đỗ Văn
Đàn toàn quyền điều hành mọi hoạt động của chi nhánh trong lĩnh vực kinh doanh
loại hình dịch vụ khách sạn.
Ngày 09/05/2006, bà Trần Dương Thuỷ, phó giám đốc chi nhánh đã đăng kí bản
quyền thương hiệu và logo Hanoi Elegance. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu
bước khẳng định vị thế của khách sạn trên thương trường.
Ngày 01/06/2006, khách sạn Hanoi Elegance 1 số 8 Hàng Bạc chính thức đi vào
hoạt động. Cơ sở 1 đã nhanh chóng tạo được uy tín và cảm tình nơi khách hàng
nhờ phong cách phục vụ nhiệt tình, hiếu khách, tiêu chuẩn phòng sang trọng và
dịch vụ luôn được đánh giá là tuyệt vời. Nhờ vậy, nguồn khách đến với khách sạn
ngày càng dồi dào, tạo tiền đề cho cơ sở 2, khách sạn Hanoi Elegance 2 số 85 Mã
Mây, ngay từ ngày đầu hoạt động, 01/12/2006, đã kín phòng. Trụ sở giao dịch
được đặt tại cơ sở 2 số 85 Mã Mây
Không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm nguồn khách qua mạng, khách vãng lai, ban
lãnh đạo đã tích cực quảng bá thương hiệu và hình ảnh khách sạn thông qua các đại
lí lữ hành, các công ty du lịch, liên kết với các khách sạn đồng hạng để nhận và gửi
khách.
Mục tiêu, cũng có thể nói là tham vọng, của Giám đốc Đỗ Văn Đàn trong thời
gian tới đây là xây dựng, củng cố hơn nữa thương hiệu Hanoi Elegance, xây dựng
chuỗi khách sạn mang thương hiệu Hanoi Elegance trong phạm vi khu Phố Cổ Hà
Nội và tiếp tục mở thêm các cơ sở mới.
2.3.2. Điều kiện kinh doanh
2.3.2.1. Cơ sở vật chất kĩ thuật
Xét tại cơ sở 2. Đây là toà nhà 8 tầng với diện tích sàn là 90m², mặt tiền 3,1m.
Tuy diện tích nhỏ và chiều dài toà nhà sâu xong đã được bố trí hợp lí, tạo nên sự
thuận lợi trong quá trình hoạt động. Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật của khách sạn
Hanoi Elegance 2 bao gồm: Tiền sảnh, quầy Lễ tân; Nhà ăn / bếp; Khu vực lưu trú
và Khu vực phụ.
• Tiền sảnh
Khu vực Tiền sảnh làm nơi đón tiếp khách, có diện tích rộng nhất, 33m², được
bài trí sang trọng và hiện đại với:
- 4 bộ bàn ghế gỗ giả cổ để tiếp khách, được bố trí ở các vị trí phù hợp, thuận
tiện cho khách nghỉ ngơi những lúc check-in, check-out hoặc khi đợi xe, chờ
phòng, đến giao dịch.
- 2 máy tính loại đặc biệt, màn hình mỏng gắn trực tiếp với CPU,
vừa tiết kiệm không gian, vừa để khách sử dụng đồng thời gây ấn tượng
với khách. Cả 2 máy đều được nối mạng thông qua hệ thống kết nối không dây
Wifi.
- Điều hoà 2 chiều, luôn đặt ở nhiệt độ phù hợp tạo cho khách cảm giác thoải
mái nhất trong bất cứ điều kiện thời tiết nào.
- Hệ thống âm thanh và đèn chiếu sáng cao cấp tạo khoảng không gian ấm
cúng, cảm giác nhẹ nhàng, thư thái mỗi khi khách bước vào khu Tiền sảnh.
- 4 bức tranh Phố Cổ loại lớn và đẹp được treo hài hoà khiến những du khách
sành tranh và yêu nghệ thuật, yêu Hà Nội phải dừng chân ngắm nhìn.
- Giá sách của khách sạn luôn được cập nhật thường xuyên các số báo mới với
đầy đủ thông tin thị trường, thông tin du lịch các vị khách quan tâm.
- Tiền sảnh luôn được trang trí bởi các loại hoa tươi theo mùa với các kiểu cắm
hoa nghệ thuật nhưng cũng mang đậm bản sắc dân tộc.
- 3 thùng đựng rác rất sạch sẽ đảm bảo vệ sinh cho Tiền sảnh.
- Đặc biệt, ngay khi bước vào khách sạn, các du khách sẽ bắt gặp bàn làm việc
của bộ phận cung cấp dịch vụ lữ hành, bán vé cho khách. Bàn bằng gỗ có lớp kính
bên trên, dưới lớp kính gắn ảnh quảng cáo về các Tour du lịch một thu hút sự quan
Ảnh 3: Tiền sảnh
tâm không chỉ của các khách du lịch đã lưu trú trong khách sạn mà ngay cả những
vị khách tình cờ ghé qua. Chiếc bàn khá dài cũng là nơi làm việc của bộ phận Kế
toán và Giám đốc khách sạn. Khu bàn này được trang bị 3 chiếc laptop hiện đại, 1
chiếc máy tính để bàn loại mới (cả 3 đều được kết nối ADSL) và 1 chiếc máy in
cùng tập sách quảng cáo Tour được in trang trọng, rõ ràng, chi tiết bằng tiếng Anh
và tiếng Việt.
• Quầy Lễ tân
Quầy Lễ tân rộng 4m², được bố trí đối diện cửa ra vào Tiền sảnh. Mặc dù diện
tích khiêm tốn nhưng nhờ cách sắp xếp, bố trí gọn gàng nên vẫn đảm bảo cho các
nhân viên Lễ tân có thể tác nghiệp một cách thuận lợi nhất.
Các trang thiết bị bao gồm :
- Tủ đựng chìa khoá các buồng.
- 1 máy tính kết nối ADSL.
- Điện thoại máy chủ liên kết các máy điện thoại trong toàn khách sạn và 1 điện
thoại máy nhánh để khách sử dụng.
- Máy ghi lại thông tin các cuộc gọi.
- Máy Fax.
- Bộ đàm liên lạc nội bộ.
- Két an toàn.
Ảnh 4: Các trang thiết bị của quầy Lễ tân
- Hộp cứu thương.
- Máy cà thẻ của Techcombank sử dụng để thanh toán 7 loại thẻ: Visa,
MasterCard, American Access, Fast Access, JCB, MB (Thẻ của Ngân hàng
Quân đội), ….
- Tủ dài nhiều ngăn thuận tiện cho việc lưu giữ các tài liệu, chứng từ cũng như
mọi giấy tờ của khách.
Cạnh quầy lễ tân là lối dẫn ra khu chứa đồ khách gửi tạm, khu công trình phụ,
thang bộ, thang máy và lối dẫn ra nhà ăn.
• Nhà ăn / bếp
Giá bán phòng của khách sạn là loại giá kết hợp giữa European Price với
Continental Price, tức là gồm giá buồng và bữa sáng. Theo như menu, bữa sáng
chủ yếu gồm các món ăn kiểu châu Âu nhưng cũng gồm các món ăn Việt Nam như
phở, bánh cuốn. Khu nhà ăn là nơi phục vụ khách ăn sáng từ 6h00 đến 10h00, cũng
là nơi nhân viên khách sạn ăn trưa, ăn tối, nghỉ ngơi.
Nhà ăn có diện tích 19,5m², được chia làm 2 phần: khu vực bếp (rộng 3m²) và
khu vực phục vụ ăn uống.
Ảnh 5: Các trang thiết bị của Bộ phận Bếp
- Khu bếp được trang bị khá đầy đủ, gồm:
+ Quầy bar có giá treo ly.
+ Bếp ga.
+ Máy hút mùi.
+ Bồn rửa.
+ Giá đựng bát đĩa.
+ Các dụng cụ nhà bếp đầy đủ.
+ Bát, đĩa, cốc chén bằng sứ trắng, dao, dĩa, thìa inox, đũa tre, ly thuỷ tinh.
+ Lò nướng loại nhỏ 1 chiếc.
+ Máy pha cà phê 1 chiếc.
+ Máy đun và làm lạnh nước.
+ Tủ lạnh (hiện để ở nơi cất hành lý do chiếm quá nhiều diện tích).
+ 1 chiếc điện thoại.
+ Hệ thống đèn gồm 4 chiếc đèn nhỏ đảm bảo ánh sáng và tạo thẩm mĩ.
- Khu vực phục vụ ăn uống được trang trí nhã nhận, lịch sự :
+ Nhà ăn có 6 bộ bàn ghế gỗ, mỗi bộ gồm 1 bàn hình vuông và 3 chiếc ghế.
Mỗi bàn ốp kính, không có khăn phủ. Trên mỗi bàn ăn đều có hoa trang trí, giỏ
khăn, menu, khay đựng các loại gia vị, tăm.
+ Đèn treo tường tạo cảm giác ấm cúng kết hợp với đèn tuýp ẩn trên nền trần
phòng ăn
+ 1 máy điều hoà 2 chiều. 1 chiếc gương lớn đặt cuối phòng tạo cảm giác rộng
rãi và đông người.
+ 4 tranh Phố Cổ loại đẹp.
+ Vô tuyến vệ tinh 1 chiếc.
+ 1 máy điều hoà 2 chiều.
+ 2 giá sách đặt ở góc cuối phòng.
+ Giá treo áo cho khách.
Ảnh 6: Nhà hàng phục vụ ăn sáng
+ Hệ thống loa âm thanh nổi.
• Khu vực lưu trú
Đối với một khách sạn mini, dịch vụ lưu trú là dịch vụ chính đem lại doanh thu
cho khách sạn. Khách sạn Hanoi Elegance 2 được thiết kế thành 8 tầng với 17
phòng phục vụ lưu trú sang trọng, yên tĩnh.
Hiện tại các phòng được phân ra 3 hạng Standard, Superior và Delux với các loại
phòng là Single, Double, Twins, Triple, Minor-Suit và tuỳ chọn. Trên thực tế, việc
phân hạng cũng như phân loại phòng chỉ là tương đối do số phòng ít và lượng
khách vào mùa cao điểm khá đông, yêu cầu cao, nên giữa các phòng có thể linh
hoạt thay đổi số giường và dịch vụ đi kèm để luôn đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu
của khách. Cũng chính vì lí do này mà việc thống kê số phòng theo tiêu chuẩn gặp
khó khăn. Thêm vào đó, khách sạn có vị trí ngay cạnh nhà cổ 87 Mã Mây nên buộc
phải thiết kế theo dạng bậc thang khiến cho diện tích các tầng không đồng đều dẫn
đến diện tích các phòng cũng có sự khác biệt.
Bảng 1: Loại phòng và giá phòng công bố trên website chính thức của khách
sạn Hanoi Elegance 2:
(Nguồn tự thu thập)
Như đã đề cập ở trên, giá phòng của Hanoi Elegance 2 là loại giá kết hợp giữa
European Price và Continental Price. Mức giá này có thể được điều chỉnh tuỳ theo
thời vụ du lịch nhưng luôn được giữ giao động trong khoảng từ 28-65 USD để luôn
đảm bảo mức giá hợp lý thu hút khách và nâng cao khả năng cạnh tranh so với các
khách sạn đồng hạng tại khu Phố Cổ.
Dưới đây là bản vẽ mô tả bố cục phổ biến nhất của 1 tầng với diện tích sử dụng
cho dịch vụ lưu trú là lớn nhất.
Trung bình các phòng rộng 23m², riêng phòng nhỏ rộng 15m². Nhìn
chung, diện tích các phòng không lớn nhưng bài trí sang trọng, hài
hoà và 1 phòng Standard có những trang bị sau nên luôn chiếm được
cảm tình của khách:
+ 1 giường đôi hoặc 2 giường đơn với đầy đủ chăn, ga, gối, đệm.
+ Cửa sổ kính cách âm 2 lớp đảm bảo yên tĩnh.
+ Sàn gỗ sang trọng.
+ Tủ đựng đồ bằng gỗ.
+ 2 tủ nhỏ đầu giường bằng gỗ.
+ 1 máy điều hoà 2 chiều.
+ 1 chiếc vô tivi Truyền hình vệ tinh.
+ 1 bộ máy tính để bàn loại màn hình Plashma kết nối ADSL.
+ 1 máy điện thoại đường dài quốc tế trực tiếp IDD telephone.
Ảnh 7: Bản vẽ mô tả bố cục phổ biến nhất của một tầng vói diện tích sử
dụng cho dịch vụ lưu trú là lớn nhất
Ảnh 8: Phòng Standard