Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với công nghiệp hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.36 KB, 4 trang )

Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Vốn và công nghệ là chìa khóa, là điều kiện hàng đầu để thực hiện thành công
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở mọi quốc gia, nhất là đối với các nước
đang phát triển và nền kinh tế chuyển đổi trong đó có Việt Nam.
Đối với nước ta, trong điều kiện nền kinh tế còn ở điểm xuất phát thấp, tốc độ
tăng trưởng kinh tế chưa cao và chưa thật sự vững chắc. Vì vậy nhiệm vụ phát triển
kinh tế của nước ta trong những năm tới là đưa đất nước thoát khỏi tình trạng
nghèo nàn và tránh nguy cơ tụt hậu, cải thiện đời sống nhân dâ, củng cố quốc
phong và an ninh, tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh hơn đi vào thế kỷ
XXI, từng bước hội nhập vào quỹ đạo kinh tế thế giới.
Với mục tiêu xây dựng đất nước ta thành một nước công nghiệp và tiến hành
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu lâu dài là cải biến nước ta
thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế phù
hợp… cộng với việc thực hiện mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế trong đó có
việc nâng cao GDP bình quân đầu người lên 2 lần như Đại hội VII của Đảng đã
nêu ra. Muốn thực hiện tốt điều đó chúng ta không chỉ trông chờ vào nguồn vốn và
công nghệ trong nước mà còn phải biết thu hút vốn và công nghệ nước ngoài, trong
đó đặc biệt là nguồn vốn FDI.
Đối với Việt Nam, việc thu hút nguồn vốn FDI có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là trong bối cảnh
hiện nay khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, chúng ta cần
phải huy động một lượng vốn rất lớn. Muốn có ượng vốn lớn cần tăng cường sản
xuất và thực hành tiết kiệm. Nhưng với tình hình của nước ta thì thu hút vốn đầu tư
nước ngoài cũng là một cách tích lượng vốn nhanh có thể làm được và nguồn vốn
FDI là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu. Đó là kênh chuyển giao
công nghệ, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tay nghề cho
người lao động, năng lực quản lý, tạo nguồn thu cho ngân sách…
Tuy nhiên ở nước ta, sau một số thành công ban đầu, với tác động của cuộc


khủng hoảng tài chính Mỹ (2008) và xuất hiện nhiều cản trở của môi trường đầu tư
trong nước, việc thu hút FDI cho sự nghiêp công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong
thời gian gần đây đã có những biểu hiện chững lại. Mặt khác, trong lĩnh vực này
đang có nhiều vấn đề nảy sinh về nhận thức, quan điểm, cơ chế quản lý nhà nước,
mối quan hệ giữa vốn trong nước với vốn nước ngoài, cũng như cách đánh giá cái
được và cái chưa được trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là những vấn
đề nổi cộm hiện nay đang làm giảm dòng vốn FDI vào nước ta, làm ảnh hưởng
không nhỏ đến khả năng phát triển kinh tế-xã hội. Trước tình hình đó đòi hỏi
chúng ta phải có sự tiếp nhận và đánh giá đúng đắn về đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong thời gian qua để thấy được những yếu tố tác động, những lợi thế và bất lợi
của đất nước trong việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trên
cơ sở đó đề ra hệ thống những giải pháp cụ thể, kịp thời nhằm tranh thủ nguồn vốn
này một cách chủ động, chọn lọc có trọng tâm, chất lượng và sử dụng sao cho có
hiệu quả kinh tế cao góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược mà Đảng và Nhà nước
đã đề ra: Công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt
Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển.
Xuất phát từ phân tích trên cùng với quá trình học tập và tìm hiểu, tiếp nối các
công trình khoa học nghiên cứu về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, em
mạnh dạn chọn đề tài:
“Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quá trình công nghiệp hóa
và hiện đại hóa ở Việt Nam”
Làm khóa luận cho mình
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đến nay đã hơn 20 năm (1988-2010) Việt Nam thực hiện luật đầu tư nước ngoài,
trong khoảng thời gian đó, hoạt động đầu tư nước ngoài đã thu hút sự quan tâm
của các cấp, các ngành, của nhiều nhà quản lý, nhiều nhà kinh doanh và các nhà
khoa học. Nhiều hội nghị chuyên để, hội thảo khoa học đã được tổ chức ở nhiều
cấp độ khác nhau. Đã có rất nhiều bài viết đăng tải trên báo hàng ngày, báo tuần,
tạp chí…Đã có nhiều đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, cấp ngành, một số luận văn,
luận án tiến sỹ kinh tế, và một số cuốn sách tuowg đối có giá trị đề cập tới nhiều

khía cạnh khác nhau của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam tiêu biểu như:
“”. Tuy nhiên, trong số những công trình nghiên cứu trên, chưa có công trình
nghiên cứu nào trực tiếp nghiên cứu về: “Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài
đối với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam” một cách cơ bản, có
hệ thống và toàn diện về cả mặt lý luận cũng như phân tích thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về FDI và vai trò của FDI đối với quá
trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước
ngoài với phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp hóa nói riêng.
- Phân tích khái quát các điều kiện và mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đai hóa
của Việt Nam.
- Phân tích đánh giá thực trạng của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
trog thời gian qua và xu hướng phát triển trong thời gian tới để làm rõ vai trò của
đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ỏ Việt Nam.
- Trên cơ sở đó, bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án được thực hiện dưới góc độ kinh tế chính trị. Đối tượng nghiên cứu của
Luận văn (khóa luận) là những vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai
trò của nó đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Khóa luận
tập trung trả lời các câu hỏi như: vì sa Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa nền
kinh tế, thu hút FDI? Cần nhận thức như thế nào cho đúng vai trò của FDI? Và
phải làm gì để nâng cao vai trò của nguồn vốn quan trọng này đối với việc thực
hiện các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam trong bối cảnh hôi
nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới? Đồng thời khóa luận này cũng đề cập đến
một số vấn đề về quá trình hình thành và hoàn thiện chính sách đối với đầu tư trực
tiếp nước ngoài của Việt Nam nhằm làm rõ thêm đối tượng của khoas luận.
Về phạm vi thời gian, khóa luận chủ yếu đề cập đến thời ký từ 1988 đến nay.
Thời điểm này đánh dấu việc Đảng và nhà nước Việt Nam thực thi chủ trương đổi
mới để thu hút mọi nguồn lực phát triển phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa,

hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, phấn đấu xây dựng một nước công nghiệp Xã
hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của khóa luận là các học thuyết kinh tế của các nhà kinh điển như
Mác-Lenin, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về
phát triển kinh tế-xã hội. Một số phương pháp chính được sử dụng trong quá trìh
thực hiện khóa luận:
- Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
- Phương pháp logic-lịch sử
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp thống kê so sánh kết hợp với mô phỏng, dự báo
6. Những đóng góp mới của khóa luận
- Góp phần làm sáng tỏ bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài và những tác
động của nó đối với sự phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam nói chung và đặc biệt
đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng.
- Nêu một số kiến nghị mới về quan điểm, chính sách và giải pháp chủ yếu
nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian tới.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mục lục, mở đầu và kết luận, bảng danh mục các tài liệu tham khảo,
kết cấu của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và…
Chương 2: Thực trạng vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đối với công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Chương 3: Phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của
đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam.

×