Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở NHÀ MÁY THUỐC LÁ THĂNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.57 KB, 19 trang )

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở NHÀ
MÁY THUỐC LÁ THĂNG LONG
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY
Để đáp ứng nhu cầu về thuốc lá của nhân dân về thuốc lá. Vào năm 1956 theo
quyết định số 2990/QĐ của Thủ tướng Chính phủ, nhà máy thuốc lá được xây
dựng và chính thức được đưa vào hoạt động ngày 6/1/1957 tại thị xã Hà Đông tỉnh
Hà Sơn Bình (nay là tỉnh Hà Tây).
Cho đến nay nhà máy thuốc lá Thăng Long đã trải qua 40 năm xây dựng và
trưởng thành. Qua quá trình phát triển lâu dài với bao thăng trầm trong hoạt động
sản xuất kinh doanh. Ngày nay nhà máy đã vươn lên trở thành một trong số nhà
máy đầu ngành của ngành thuốc lá Việt Nam.
1. Các kết quả đạt được trong những năm qua ở nhà máy thuốc lá Thăng
Long
Biểu 1: Sản lượng thực hiện qua một số năm
Chỉ tiêu ĐV tính Thực hiện
1970 1980 1998 1999 2000 2001
Sản
lượng SP
Tr. bao 135,085 144,22 130,469 136,82 156,435 202,713
Lao động Người 1168 1654 1605 1420 1170 1157
Năng
suất bq
Bao/người 148.787 48.706 81.401 96.363 133.705 176.277
Qua số liệu trên chứng tỏ nhà máy đã có những bước tiến nhanh, thể hiện
năng lực của nhà máy không ngừng nâng cao, sản lượng sản phẩm sản xuất ra năm
sau cao hơn năm trước. Đặc biệt là từ năm 1998 trở lại đây lao động hàng năm
giảm tổng sản lượng của nhà máy vẫn tăng hang năm. Một điều đáng chú ý là sản
phẩm có chất lượng cao của nhà máy ngày một tăng do đó đã làm tăng giá trị tổng
sản lượng, tăng doanh thu và tăng nhiều về lợi nhuận. Doanh thu tiêu thụ năm
2000 đạt 178.926 tỉ đồng, năm 2001 tăng lên 526.827 tỉ đồng và vượt 135,8% so
với năm 2000.


Biểu 2: Thu nhập trung bình của người lao động từ 1996-2001
Năm Thu nhập bình quân 1 người/tháng
1996 750.000
1997 950.000
1998 1.080.000
1999 1.200.000
2000 1.400.000
2001 1.600.000
II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẤN ĐỀ
NHẰM ĐẨY MẠNH QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY THUỐC LÁ
THĂNG LONG
1. Tính chất và nhiệm vụ sản xuất của nhà máy.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thuốc lá của nhân dân, nhà máy đã
cho ra đời nhiều loại sản phẩm có chất lượng tốt, được người tiêu dùng đánh giá
cao.
Qua những năm tháng hình thành và phát triển nhà máy đã cho ra thị trường
nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đặc biệt là giai đoạn từ sau năm 1986, nhà nước đã
cho chuyển nền kinh tế theo cơ cấu một nền kinh tế thị trường. Thị trường và vấn
đề cạnh tranh trên thị trường là vấn đề cơ bản, sống còn của mỗi DN. Nhiệm vụ
của nhà máy trong thời gian này là sản phẩm. Bên cạnh đó phải luôn nghiên cứu để
cho ra đời những sản phẩm mới với chất lượng ngày một cao hơn, đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của thị trường với những đòi hỏi ngày một cao hơn.
2. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu:
Thực hiện chỉ đạo và hợp tác gieo trồng thuốc lá giống mới ở các địa phương
như: Lạng Sơn, Hà Bắc, Bắc Thái... Nhà máy thường xuyên cử cán bộ và công
nhân kĩ thuật trực tiếp xuống nơi gieo trồng để thực hiện giám sát và cố vẫn kĩ
thuật. Năm 2000 diện tích gieo trồng của cả hai vụ là 2095 ha so với năm 1999 đạt
216%.
Có 2 vùng nguyên liệu chủ yếu của nhà máy:
Vùng 1: Gồm Cao Bằng, Lạng Sơn và một số xã ở huyện Sóc Sơn ngoại

thành Hà Nội. Đây là vùng nguyên liệu có chất lượng khá cao.
Vùng 2: Gồm Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Tây... Là vùng có năng suất khá cao
nhưng chất lượng không bằng vùng 1.
Ngoài nguồn cung cấp nguyên liệu ở nội địa, nhà máy hàng năm vẫn phải
nhập một khối lượng nguyên liệu nhất định, như nhập thuốc sợi từ SINGAPO để
sản xuất thuốc lá VINATABA. Các loại nguyên liệu khác như nhập thuốc lá vàng
của CAMPUCHIA, thuốc lá nâu ở phía nam. Các loại nguyên liệu này được phối
trộn theo những tỉ lệ khác nhau, tuỳ theo từng mác thuốc. Mỗi năm nhà máy phải
mua khoảng 500 tấn nguyên liệu thuốc lá nâu và khoảng 100 thuốc lá vàng. Nhà
máy còn phải mua hàng loạt các loại phụ liệu khác nhau như: Giấy cuốn đầu lọc,
giấy bóng kính, các loại phụ liệu phục vụ cho sản xuất cùng các loại hoá chất
khác... Phần lớn những phụ liệu này đều phải nhập từ nước ngoài.
Hiện nay nhà máy đã hợp tác với các hãng thuốc lá: TOBACO của Pháp và
BAT (British America TOBACO) trồng thực nghiệm gần 100 ha giống mới tại Sóc
Sơn, Ba Vì, Hà Bắc... Bước đầu đã đạt tiêu thụ kết quả tốt.
3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của nhà máy.
Trong suốt thời gian tồn tại gần 30, nhà máy thuốc lá Thăng Long nằm trong
cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Nên nhà máy không cần phải biết tới thị trường
tiêu thụ sản phẩm của mình là gì cả. Sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước
và việc tiêu thụ sản phẩm đều do nhà nước bao tiêu cả. Tốt hay xấu đều tiêu thụ
được hết. Trong thời gian này nhà máy chỉ việc trú trọng vào công tác sản xuất,
làm sao cho hoàn thành kế hoạch là được. Nếu vượt càng tốt, sẽ được nhà nước
tuyên dương.
Sản phẩm của nhà máy thời gian này phục vụ hai đối tượng chủ yếu là lực
lượng vũ trang nhân dân và cán bộ công nhân viên. Đây là thị trường có sức tiêu
thụ cực lớn nhưng yêu cầu về chất lượng chỉ cần thấp. Hơn nữa các loại sản phẩm
thời gian này không có dịp gặp nhau, đối mặt với nhau nên việc tốt xấu giữa các
sản phẩm là không thể so sánh được. Vì mỗi một vùng nhà nước lại cho đặt một
nhà máy giải quyết nhu cầu ở vùng đó và không được phép giao lưu hàng hoá vùng
này với vùng kia. Vì vậy người tiêu dùng không có sự lựa chọn về hàng hoá cho

mình nhà nước bán cho loại nào thì phải dùng loại đó. Vì chất lượng sản phẩm kém
mà không dùng thì cất đi mai dùng tiếp.
Sau nghị quyết 217 - HĐBT của hội đồng bộ trưởng, nhà máy đã có điều kiện
tiếp cận với thị trường. Yêu cầu của cơ chế mới là phục vụ sát hơn nhu cầu của
người tiêu dùng. Nhà máy đã triển khai các đại lí bán hàng ở hàng loạt các tỉnh TP
trên cả nước. Những năm 94 trở về trước sản phẩm của nhà máy đã có mặt trên các
thị trường phía nam như: Tây Ninh, Long An... Nhưng do sự phát triển mạnh mẽ
của các nhà máy thuốc lá ở phía nam và tình trạng rộng như trước nữa. Thị trường
của nhà máy hiện nay là từ Thừa Thiên Huế trở ra và có một vài đại lí ở Nha Trang
và Đà Nẵng. Đây là một yếu điểm của nhà máy trong việc nắm bắt và đáp ứng thị
hiếu của người tiêu dùng để duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để
tuột khỏi tay những thị trường rộng và có sức tiêu thụ tương đối lớn. Điều này
không được quan tâm đúng mức thì ai dám chắc rằng thị trường của nhà máy trong
tương lai sẽ không bị mất thêm.
Theo số liệu của năm 2001, nhà máy bán sản phẩm ra ở trên dưới 30 tỉnh
thành phố và kéo dài từ các tỉnh miền núi phía Bắc đến Thừa Thiên Huế và đang
tích cực tiếp thị để mở rộng hai thị trường Đà Nẵng và Nha Trang.
Cho đến nay các thị trường như Nam Định, Hà Nam, Hà Nội, Thái Bình,
Thanh Hoá và Nghệ An là những thị trường có sức tiêu thụ lớn nhất của nhà máy.
Với doanh số bán ra trên các thị trường chiếm trên 60% sản phẩm tiêu thụ của nhà
máy.
Vì thị trường của nhà máy tương đối rộng, đối tượng phục vụ của nhà máy rất
đa dạng, từ thành phố, thị xã, nông thôn, miền núi vùng sâu, vùng xa đều có cả.
Thu nhập của các đối tượng này là rất khác nhau và có sự chênh lệch khá lớn giữa
các vùng. Vì vậy nhà máy không thể không đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng nhu
cầu của các đối tượng này.
*Nhóm 1: Những khách hàng có thu nhập trung bình trở xuống, có nhu cầu
với loại sản phẩm cấp thấp, giá thành phù hợp với túi tiền của họ. Những khách
hàng này chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn. Khối lượng tiêu thụ ở nhóm này là
rất lớn, nhưng lợi nhuận thu về chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ vì giá bán thấp. Chẳng hạn

như một gói Điện Biên bao bạc của nhà máy giá chỉ có 700 đ/bao.
*Nhóm 2: Với những người có thu nhập khá đến khá, có nhu cầu với loại sản
phẩm với chất lượng khá trở lên, nhóm này tập trung chủ yếu ở các khu đô thị. Sản
lượng sản phẩm tiêu thụ có tỉ trọng không lớn lắm nhưng doanh thu và lợi nhuận
đem lại tương đối cao như thuốc lá Vinataba thu lãi 650 đ/bao và bán với giá 5500
đ/bao. Nhưng loại sản phẩm này đang bị cạnh tranh cực kỳ gay gắt. Hiện nay có
bốn nhà máy thuốc lá ở Việt Nam cùng tham gia sản xuất loại thuốc này. Do cạnh
tranh để chiếm lĩnh thị trường mà giá loại thuốc này ba năm trở lại đây liên tục hạ.
Đứng trước tình hình trên tổng công ty thuốc lá Việt Nam đã phân cho mỗi
nhà máy được phép chỉ sản xuất một lượng nhất định và tiêu thụ là do tổng công ty
chịu trách nhiệm (ở đây quy luật cạnh tranh được thực hiện đầy đủ).
Ngoài ra trên thị trường còn xuất hiện nhiều loại thuốc lá với chất lượng và
giá cả tương đương với Vinataba như: Ngựa trắng, JET, 555 nội địa,HERO.
* Nhóm 3: là nhóm những người có thu nhập tương đối cao, thói quen tiêu
dùng của nhóm này khó thay đổi, yêu cầu của sản phẩm phải có chất lượng cao,
bao bì đẹp mẫu mã sang trọng có tiếng trên thị trường trong cũng như ngoài nước.
Các sản phẩm loại này có giá cả tương đối cao. Chẳng hạn như 555 ngoại loại bao
vuông giá là 13.500 đ/bao, loại bao dẹt của Thái khoảng 20.000 đ/bao... Rồi loại
cao cấp hơn nữa là thuốc lá xì gà chính hiệu của CUBA loại này giá là 1$/1 điếu.
Qua trên ta thấy được thực trạng của nhà máy chỉ có thể phục vụ và đáp ứng
nhu cầu của nhóm 1 và nhóm 2. Riêng nhóm 3 thì để với tới và đáp ứng nhu cầu
của nhóm này đòi hỏi nhà máy không chỉ đầu tư của và công sức rất lớn đồng thời
phải có một công nghệ cao mới mong đạt được hiệu quả. Cách tốt nhất nhà máy
nên liên doanh hợp tác với các hãng nổi tiếng và sản xuất ra những sản phẩm có
chất lượng thực sự cao.
Như vậy cơ hội để chiếm lĩnh thị trường của nhà máy là không nhỏ nhưng
cũng không phải là dễ. Vẫn còn những khó khăn cần tập trung giải quyết như vấn
đề về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng, phương thức thanh toán, phương thức bán
hàng kích thích người tiêu dùng... Tất cả các vấn đề nêu trên không ngoài mục đích
là duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của nhà máy.

Có được thị trường đã khó nhưng duy trì và mở rộng nó lại càng khó hơn. Mà
có duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thì mới bán được hàng, mới có
doanh thu và lợi nhuận, doanh nghiệp mới đứng vững và đi lên được. Như vậy nhà
máy phải tìm mọi cách và bằng mọi biện pháp để duy trì và mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm.
4. Các hoạt động xúc tiến bán hàng.
Các hoạt động này bao gồm:
- Nghiên cứu và đưa ra những nhận định về tình hình thị trường.
- Nắm bắt và đáp ứng các nhu cầu người tiêu dùng.
- Quảng cáo và tiếp thị, tiếp cận thị trường.
- Đặt và mở thêm các đại lí chân rết bán hàng.
- Mở rộng thêm hình thức cửa hàng giới thiệu sản phẩm: Làm sao thu hút
được sự chú ý của càng nhiều người càng tốt.
- Mở các hội nghị khách hàng.
- Ưu tiên, ưu đãi và có chế độ khuyến khích bằng vật chất với những đại lí
nào bán nhiều hàng của nhà máy.
- Mở rộng và vận dụng linh hoạt các phương thức bán hàng, phương thức
thanh toán.
5. Các loại sản phẩm và đặc điểm của nó.
Trong cơ chế thị trường song song với việc đầu tư máy móc thiết bị và dây
chuyền công nghệ, nhà máy đã từng bước thực hiện chính sách đa dạng hoá sản
phẩm theo hai hướng:
Một là: Nâng cao dần tỉ lệ thuốc lá đầu lọc để phục vụ khách hàng có nhu cầu
đòi hỏi chất lượng khá và cao cấp, giảm dần thuốc lá không đầu lọc có chất lượng
thấp.
Hai là: Từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, kiểu dáng
bao thuốc...
Nếu căn cứ vào tính chất của bao bì thì sản phẩm của nhà máy được chia
thành:
Thuốc lá bao cứng gồm: VINATABA, DUNHILL, Hồng Hà, Ba Đình...

Thuốc lá bao mềm gồm: Thăng Long, M, Thủ Đô, Hoàn Kiếm, Điện Biên đầu
lọc, Đống Đa...
Nếu căn cứ vào đặc điểm của điếu thuốc thì có:
Thuốc lá đầu lọc loại bao cứng.
Thuốc lá đầu lọc loại bao mềm.
Thuốc lá không đầu lọc.
Những loại thuốc có chất lượng tốt, bao bì mẫu mã đẹp, thoả mãn được nhu
cầu tiêu dùng của khách hàng ở các thành phố, thị xã như: DUNHILL,
VINATABA, Hồng Hà, M. Đó là những sản phẩm có chiến lược quan trọng trước
mắt cũng như lâu dài, cho phép nhà máy thu được lợi nhuận cao, doanh thu lớn và
có sức cạnh tranh trên thị trường.
Các loại sản phẩm có phẩm cấp khá và trung bình: Thăng Long, Thủ Đô,
Hoàn Kiếm... thường được tiêu thụ mạnh ở các vùng nông thôn và những người có
thu nhập thấp bởi chất lượng cũng được đánh giá là khá. Nhưng cái quan trọng
nhất là giá cả của nó phù hợp với túi tiền của nhiều người. Các sản phẩm này có
khối lượng tiêu thụ rất lớn nhưng doanh thu cũng như lợi nhuận thu về không cao
bởi giá của nó rất thấp.
III. PHÂN TÍCH VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA NHÀ MÁY MẤY
NĂM GẦN ĐÂY
1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch
Biểu 3: Tình hình hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất (Đơn vị tính:
% thực hiện so với kế hoạch)
Năm Số lượng sản
phẩm
Giá trị tổng
sản lượng
Doanh thu
tiêu thụ
Nộp ngân
sách

1998 100,4 107,2 100,5 222,7
1999 90,6 133,7 91,7 155,3
2000 100,9 101,7 107,5 101,2
2001 119,2 111,7 109,3 102,6
Như vậy số thực hiện của năm kế hoạch so với năm gốc các chỉ tiêu quan
trọng qua các năm đều tăng. Đặc biệt là năm 2001 số lượng sản phẩm tăng lên so
với năm 2000 là 19,2%. Nhà máy đã hoàn thành vượt mức kế hoạch ở những chỉ
tiêu quan trọng trong nhiều năm liên tục, doanh thu tiêu thụ tăng, nộp ngân sách
cũng liên tục tăng.
2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ từng mặt
hàng ở nhà máy.
2.1. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ chung của nhà máy.
Biểu 4. Hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ 1997-2001
Năm Sản xuất (Tr.bao) Tiêu thụ (Tr.bao) Tỉ lệ % tiêu
thụ/sản xuất
1997 136,836 139,521 101,90
1998 156,435 151,615 96,90
1999 205,719 204,758 99,53
2000 218,351 218,183 99,92
2001 218,756 218,543 99,90
Qua bảng số liệu ta thấy rằng tổng số sản phẩm sản xuất ra tăng nhanh qua
các năm từ 1997-2001. Sản phẩm sản xuất ra năm 2001 gấp 1,7 lần so với năm
1997. Nhưng tốc độ tăng này có dấu hiệu chậm lại nghĩa là thị trường tiêu thụ sản
phẩm của nhà máy không được mở rộng liên tục mà nó có xu hướng dừng lại.
Biểu 5: Cơ cấu sản phẩm sản xuất ra và tiêu thụ của nhà máy (% tổng số
sản phẩm)
Đầu lọc bao cứng Đầu lọc bao mềm Không đầu lọc
Năm SX (%) Tiêu thụ
(%)
SX (%) TThụ

(%)
SX (%) TThụ
(%)
1997 26,96 25,70 43,32 43,47 29,71 30,83
1998 31,00 31,33 50,83 49,93 18,17 18,70
1999 30,65 29,23 53,25 54,40 16,10 15,87
2000 32,06 31,94 54,86 54,14 14,25 13,80
2001 34,00 33,60 54,60 54,10 11,4 11,10
Qua bảng trên thấy rằng cơ cấu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nhà máy
trong 5 năm qua có sự chuyển đổi rõ rệt. Đó là sự chuyển đổi khách quan do nhu
cầu của người tiêu dùng nâng cao một khi thu nhập của họ tăng lên.
Vì vậy tỉ lệ thuốc lá đầu lọc bao cứng năm 1997 chỉ chiếm 26% trong tổng số
thì tới năm 2001 tỉ lệ này đã tăng lên 34% chiếm trong tổng số. Thuốc lá đầu lọc
bao mềm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng số và tỉ trọng này còn được nâng cao
hơn trong giai đoạn từ 1997 - 2001. Năm 1997 loại thuốc lá này chiếm tỉ trọng là
43,36%, đến năm 2001 tỉ trọng của loại thuốc này chiếm 54,65. Còn loại thuốc lá
không đầu lọc giảm xuống nhường chỗ cho thuốc lá có đầu lọc, cụ thể là năm 1997
loại này chiếm tới 33,83% thì chỉ trong có 4 năm (tức năm 2001) tỉ trọng chiếm
trong tổng số của nó chỉ còn có 11,1%.
Điều đó giải thích cho sự tăng nhanh doanh thu của các năm về sau. Và nhất
là sự tăng nhanh về lợi nhuận, bởi vì thuốc lá cấp thấp không những cho doanh thu

×