UBND XÃ THUẬN HƯNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BAN CHỈ ĐẠO CMC-PCGD Độc lập-Tự Do-Hạnh Phúc
--------------- ---------------------------------
Số : ____/BC Thuận Hưng, ngày … tháng … năm 2010
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ
CÔNG TÁC PCGDTH ĐÚNG ĐỘ TUỔI NĂM HỌC 2010-2011
HUYỆN (XÃ, TRƯỜNG) : THUẬN HƯNG
Phần I
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỊA LÍ, KINH TẾ-XÃ HỘI:
Thuận Hưng là xã của ngõ phía Tây nam của huyện Long Mỹ, nằm trên tuyến giao
thông tỉnh lộ 930 . địa bàn xã rộng tiếp giáp với thị trấn Long Mỹ về phía Đông bắc,
tiếp giáp với xã Thuận Hoà phía Đông nam, phía nam tiếp giáp với xã Xà Phiên, phía
Tây tiếp giáp với xã Vĩnh Viễn, phía Bắc tiếp giáp với xã Vĩnh Thuận Đông .
Xã Thuận Hưng có diện tích tự nhiên là : 2.370,83 ha, chia thành 5 ấp với tổng số
hộ là : 2.172, số khẩu là : 10. 392 .
Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp gồm sản xuất lúa gạo, hoa màu, cây ăn trái
và chăn nuôi . Thu nhập bình quân đầu người còn thấp .
Nhân dân xã Thuận Hưng có truyền thống đấu tranh cách mạng đã đổ nhiều
xương máu trong cuộc kháng chiến chống thực dân, Đế quốc giải phóng dân tộc,
được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước .
Đặc biệt trong công cuộc xây dưng và bảo vệ tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng
bộ, sự điều hành của chính quyền, sự vận động của các đoàn thể đã khơi dậy truyền
thống hiếu học con cháu hiếu thảo,…Xã Thuận Hưng ra sức xây dựng các thiết chế
văn hoá và sớm được tỉnh công nhận xã văn hoá trong thời kỳ đổi mới .
- Về giáo dục của đơn vị: Xã Thuận Hưng có 2 trường TH, Chia làm 3 điểm
nằm rãi rát các ấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc học sinh đến trường. Hằng năm
đơn vị huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; Tổng số trẻ 11 tuổi HTCTTH đạt
106/120 tỉ lệ 84 %; HS bỏ học được ngăn chặn.
A. Thuận lợi:
- Nhờ sự quan tâm của các cấp Uỷ đảng, HĐND, UBND, Hội đồng Giáo dục,
BCĐ CMC-PCGD xã và các ban ngành đoàn thể, tạo điều kiện thuận lợi
tuyên truyền chủ trương công tác CMC-PCGD.
- BCĐ có kế hoạch và trương trình hành động cụ thể cho từng quý, tuyên
truyền lồng ghép vào các kỳ họp các cấp chính quyền địa phương.
- Được các cấp chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm, chăm lo cho
sự nghiệp giáo dục.
- Giáo viên chuyên trách phổ cập có tinh thần trách nhiệm cao, luôn học hỏi
tìm tòi nhằm nâng cao hiệu quả CMC-PCGD.
- BGH các trường quan tâm chỉ đạo sâu sát về công tác này.
B. Khó khăn:
- Địa bàn dân cư sống phân bố các kênh rạch nên việc đi lại, học tập cũng như
nắm địa bàn gặp nhiều khó khăn.
-Vì hiện nay trường đang xuống cấp, cũ kỹ nên chưa có các phòng chức
năng cũng như bàn ghế, hệ thống quạt đèn cũng làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu đạt
chuẩn phổ cập GD của địa phương.
- Một bộ phận phụ huynh nghèo phải làm thuê từ nơi này đến khác nên
phải mang con theo nên làm ảnh hưởng không ít đến công tác này.
Phần II
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
I. Sự chỉ đạo của Đảng uỷ, HĐND, UBND
1/ Các căn bản chỉ đạo :
- Căn cứ theo đề án PCGD THCS huyện Long Mỹ giai đoạn 2001-2005
- Căn cứ nghị quyết của Đảng uỷ xã Thuận hưng số 01/NQĐU ngày 15
tháng 2 năm 2002 về việc thực hiện đề án PCGD THCS giai đoạn 2001-
2005
- Căn cứ nghị quyết số : 03/NQ.HĐND ngày 26 tháng 8 năm 2002 về việc
thực hiện đề án PCGD THCS
- Căn cứ kế hoạch của UBND số : 159/KH.UBND ngày10 tháng 9 năm
2002 về việc PCGD THCS
II/ Tham mưu của ngành giáo dục
1/ Tham mưu của ban chỉ đạo :
a. Thành lập Ban chỉ đạo:
- Căn cứ vào kế hoạch số 16/KH HU ngày 7/2/2002 và căn cứ vào quyết định số
273/QĐ UB về việc thành lập BCĐ công tác CMC PCGD .
Uỷ ban nhân dân xã Thuận Hưng ra quyết định thành lập BCĐ CMC PCGD số
16/QĐ UB ngày 15/7 2001
Ban chỉ đạo gồm : 15 đồng chí được cơ cấu đủ các thành phần :
+ Đ/c phó chủ tịch UBND xã làm trưởng ban .
+ Hiệu trưởng các trường làm phó ban .
+ Các ban ngành đoàn thể, trưởng ấp, giáo viên chuyên trách làm thành viên .
b. Hoạt động của các thành viên ban chỉ đạo:
Ban chỉ đạo có nhiệm đề ra kế hoạch và triển khai thực hiện, tham mưu trực
tiếp với Đảng uỷ, UBND xã để chỉ đạo phong trào .
Phối hợp ban ngành đoàn thể, trưởng ấp và các tổ chức xã hội quản lý vận động
con em nhân dân trên địa bàn thực hiện các mục tiêu PCGD TH .
Hàng quý có tổ chức hội họp đánh giá tình hình, rút kinh nghiệm và triển khai
công tác trong thời gian tới .
Chỉ đạo cho ban giám hiệu các trường có biện pháp duy trì sĩ số học sinh, chống
lưu ban bỏ học, nâng cao chất lượng dạy học .
Hàng năm đều có tổ chức phúc tra , cập nhật số liệu, nắm chắc đối tượng trong
diện PCGD TH trên địa bàn .
2
c. Đối với các tổ chức đoàn thể :
Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội
cựu chiến binh, … Bằng những hành động thiết thực như : vận động quyên góp quà
vật, tập viết hỗ trợ học sinh nghèo có nguy cơ bỏ học .
Phong trào đỡ đầu học sinh được các trường học trong địa bàn hưởng ứng mạnh
mẻ có hiệu quả làm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học
Hội khuyến học cuả xã và các ban khuyến học cơ quan, ban khuyến học trường học,
chi hội kuyến học ấp đều được thành lập và hoạt động có hiệu quả hàng năm vận
động gây quỹ khuyến học, khuyến tài được vài chục triệu đồng…
BGH các trường thường xuyên tham mưu với các cấp lãnh đạo về tăng cường
cơ sở vật chất, xây dựng sửa chữa phòng học xuống cấp, cung cấp sách, thiết bị dạy
học phục vụ chương trình thay sách; Xây dựng thư viện đạt chuẩn quốc gia theo
quyết định số : 2165/ BGD,
2/ Phát triển mạng lưới
Toàn xã có 4 trường gồm :1 trường mẫu giáo, 2 trường tiểu học, 1 trường trung
học cơ sở, 1 Trung Tâm học tập cộng đồng . Trường lớp phát triển đồng bộ giữa
ngành học mẫu giáo và phổ thông .
3 /Đội ngũ giáo viên :
- Việc học tập nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ trở thành phong
trào của cán bộ, giáo viên xã Thuận Hưng. BGH tạo điều kiện và khuyến khích tất cả
giáo viên đi học các lớp chuẩn hoá và nâng cao bằng hình thức học tại chức hoặc từ
xa …
4/. Vai trò, nhiệm vụ của Trung tâm học tập cộng đồng :
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi
biết chữ,cũng cố chất lượng phổ cập giáo dục ; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ
biến kiến thức nhằm mở rộng hiểu biết, nâng cao nhận thức và cải thiện chất lượng
cuộc sống của nhân dân trong cộng đồng .Phối hợp triển khai các chưong trình
khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư và các dự án chương trình tại địa phương .
Tổ chức hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, đọc sách báo, tư vấn
khuyến học, giáo dục con em nhân dân địa phương phòng chống tệ nạn xã hội …
Điều tra nhu cầu học tập của cộng đồng, xây dựng nội dung và hình thức học tập phù
hợp với điều kiện cụ thể của từng nhóm đối tượng
- Hiệu quả việc xây dựng và hoạt động trung tâm học tập cộng đồng xã Thuận Hưng .
Trung tâm học tập cộng đồng luôn luôn phối hợp chặt chẽ với các trường Tiểu học,
Trung học cơ sở và giáo viên chuyên trách phổ cập trên địa bàn ; đồng thời phối hợp
với ban ngành đoàn thể, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến để người dân thấy rõ
tầm quan trọng trong việc học tập nâng cao nhận thức, đồng thời kết hợp với các
ngành chức năng thường xuyên mở các lớp dạy nghề theo nhu cầu học tập của người
dân để giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập .
IV. Công tác xã hội hóa
Sự nghiệp giáo dục là của quần chúng, toàn xã hội phải quan tâm chủ trương xã hội
hoá công tác PCGD, nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cộng đồng về lợi ích
của việc học tập, được triển khai rộng rải thông qua các ngành, các đoàn thể và quần
chúng nhân dân .
3
Hội khuyến học các cấp được thành lập và tổ chức hoạt động có hiệu quả . Qua
nhiều năm hoạt động, các cấp hội đã vận động được nhiều tổ chức, cá nhân, đoàn thể
tích cực hỗ trợ học bỗng, quà vật, tập viết, sách giáo khoa …, trị giá hàng chục triệu
đồng trên năm . cho học sinh nghèo vượt khó, mồ côi cơ nhỡ .
Năm 2010 các cấp hội khuyến học của xã đã vận động quyên góp gây quỹ khuyến
học, khuyến tài được :
- 160 bộ sách giáo khoa
- Học bổng :150 suất
- Tập : 14.950 quyển
- Viết : 300 cây
- Cặp da : 65 cái
- Xe đạp : 01 chiếc
- Đỡ đầu : 170 học sinh
- Tổng trị giá thành tiền :117.769.000đ
Phần III
KẾT QUẢ
I. Kết quả đạt được:
1.Về công tác chống mù chữ:
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
TS trong diện XMC 3323 3299 3146
Số người biết chữ 3281 3259 3108
Tỷ lệ (%) 98.7% 98.79% 98.8%
2. Về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi:
a) Học sinh:
- Tổng số trẻ em 6 tuổi vào lớp 1/tổng số trẻ em 6 tuổi: 151/151, tỷ lệ 100%.
- Tổng số trẻ em 11 tuổi HTTH/tổng số trẻ em 11 tuổi:106/126, tỷ lệ 84.13%; số
đang học tiểu học: 20 HS.
- Số lượng, tỷ lệ học sinh học 9-10 buổi/tuần: Không
b) Giáo viên:
- Đảm bảo số lượng giáo viên dạy đủ các môn học: Dạy đủ các môn học theo
chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo.
-Tỷ lệ giáo viên/lớp:(42 /30 .Tỉ lệ: 1.4 %)
-Bảng thống kê trình độ đào tạo GV :
Tổng
số
9+3 12+2 CĐ ĐH
SL TL SL TL SL TL SL TL
GV dạy các môn 35 6 17.1% 4 11.4% 13 37.1% 12 34.3%
GV dạy chuyên 7 1 14.3% 4 57.1% 2 28.6%
Cộng 42 7 16.7% 8 19.1% 15 35.7% 12 34.3%
c) Cơ sở vật chất:
- Có mạng lưới trường, lớp phù hợp, rải đều 3/5 ấp, tạo điều kiện cho trẻ em đi
học thuận lợi.
- Tổng số phòng học /tổng số lớp: 20/30 ; Tỷ lệ: 0.7 phòng.
4
Điều kiện phòng học, tương đối thoáng mát nhưng chưa đãm bảo việc học mỗi lớp
/phòng .Phòng thư viện, thiết bị riêng đủ để đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho việc dạy và
học. Phòng y tế, truyền thống cần phải trang bị thêm; sân chơi, sân tập đủ rộng đáp
ứng nhu cầu vui chơi và học tập của học sinh.
Tiêu chuẩn vệ sinh: Các trường có trang bị cây nước giếng khoang ở các điểm
trường. Có nhà vệ sinh tương đối sạch sẽ, có nơi chứa rác thải phù hợp.
II. Đánh giá chung
1.Ưu điểm - tồn tại, nguyên nhân
* Ưu điểm:
- Nhờ sự động viên, chỉ đạo kịp thời ở BGH các trường và tinh thần ham học hỏi
phấn đấu hết mình vì sự nghiệp giáo dục nên trình độ chuyên môn của GV có tăng
lên hàng năm. Chất lượng giáo dục ngày càng cao, tỉ lệ lưu ban, bỏ học thấp.
- Các trang thiết bị được cấp tương đối đầy đủ và kịp thời.
* Tồn tại- Nguyên nhân:
- Cơ sở vật chất xuống cấp chưa được nâng cấp và đầu tư kịp thời, bàn ghế chưa phù
hợp với đối tượng học sinh TH. Chưa trang bị phòng máy tính để GV giảng dạy
bằng công nghệ thông tin.
- Tỉ lệ trẻ 11 tuổi HTCTTH hàng năm không được nâng cao.
- Các phòng chức năng và phòng học còn thiếu so với qui định.
Nguyên nhân:
- Trường đang nằm trong diện di dời về cơ sở mới nên hạn chế việc đầu tư về cơ sở
vật chất, cũng như trang thiết bị cho trường.
- Cha, mẹ học sinh chưa quan tâm, chưa kết hợp với nhà trường dạy trẻ nên ảnh
hưởng tỉ lệ HTCTTH.
2.Bài học kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị.
- Theo tôi nhận thấy nơi nào các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương đầu tư, chăm
lo cho sự nghiệp giáo dục thì nơi đó chất lượng giáo dục càng cao, dẫn đến hạn chế
việc học sinh lưu ban, bỏ học.
- Cần tuyên truyền sâu rộng hơn từ đội ngũ giáo viên đến các cấp ban ngành đoàn thể
về công tác CMC-PCGD cùng tham gia. Có như thế mới nâng chất lượng đào tạo,
nâng tỉ lệ theo hàng năm hướng tới PCGDTH - ĐĐT mức độ 2.
- Cần chăm lo hơn cho GV làm công tác chuyên trách phổ cập về tập huấn chuyên
môn nghiệp vụ, về máy tính riêng để lư trữ và cập nhật hồ sơ.
Phần IV
PHƯƠNG HƯỚNG TỚI
Phương hướng PCGDTH đúng độ tuổi cho những năm tiếp theo.
-Mục tiêu chung:
Nâng cao chất lượng CMC-PCGD TH
-Mục tiêu cụ thể:
+ Hạn chế về tỉ lệ lưu ban.
+ Nâng chuấn về tỉ lệ lên lớp, HTCTTH.
+ Nâng Chuẩn về cơ sở vật chất.
+ Nâng chuẩn về đội ngũ giáo viên.
5