Trường THPT Phước vĩnh
Tổ: GDCD-Y tế
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ MÔN GDCD LỚP 10
Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
I/ Khái niệm chất và lượng: học sinh cho ví dụ từng phần
1/ Chất :
Tính quy dịnh khách quan của sự vật , hiện tượng , tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với
các sự vật , hiện tượng khác .
2/ Lượng:
Tính quy định cơ bản, vốn có của sự vật , biểu thị quy mô to nhỏ , trình độ cao thấp , số lượng ít nhiều … các
thuộc tính của sự vật và hiện tượng . Lượng thường được biểu hiện bằng các con số hay các đại lượng .
II/ Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất : học sinh cho ví dụ từng phần
1/ Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất :
- Trong mỗi svht lượng bao giờ cũng biến đổi trước một cách dần dần(tịnh tiến), đến 1 mức cần thiết , sẽ dẫn
đến biến đổi về chất.
-Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất gọi là Độ .
Khi sự biến đổi về lượng đạt đến 1 mức độ nhất định , phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới
ra đời thay thế chất cũ , sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ .
- Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật được gọi là Điểm nút .
2/ Chất mới ra đời lại bao hàm 1 lượng mới tương ứng :
- Mỗi sự vật , hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù hợp với nó .
- Vì vậy , khi 1 chất mới ra đời lại bao hàm 1 lượng mới để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng
=>Trong mỗi svht chất biến đổi sau diễn ra một cách nhanh chóng( nhảy vọt)
Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
I/ Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình ; học sinh cho ví dụ từng phần
1/ Khái niệm:học sinh cho ví dụ mỗi câu
- Phủ định:Là sự xóa bỏ sự tồntại của svht nào đó.
-Phủđịnh siêu hình:Là sự PĐ diễn ra do sự can thiệp , sự tác động từ bên ngoài làm cản trở ,xóa bỏ sự
tồn tại của svht.
-Phủ định biện chứng : là sự xóa bỏ cái cũ nhưng kế thừa những yếu tố tích cực của nó để phát triển cái
mới . Phủ định biện chứng có 2 đặc điểm cơ bản sau :
2/ Đ ặc điểm của PĐBC.
- Tính khách quan :
+ Nguyên nhân sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật .
+ Đó là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn , lượng đổi dẫn đến chất đổi , cái mới ra đời thay thế cái
cũ .
+ Vì vậy , PĐBC mang tính tất yếu , khách quan và tạo điều kiện , làm tiền đề cho sự phát triển .
- Tính kế thừa :
+Trong quá trình phát triển của sự vật , cái mới không ra đời từ hư vô , mà ra đời trong lòng cái cũ, từ cái
trước đó.
+ Vì vậy nó không phủ định sạch trơn , không vứt bỏ hoàn toàn cái cũ . Nó chỉ gạt bỏ những yếu tố tiêu cực ,
lỗi thời của cái cũ , đồng thời giữ lại yếu tố tích cực còn thích hợp để phát triển cái mới.
+ Tính kế thừa này cũng là tất yếu khách quan , bảo đảm cho sự phát triển liên tục giữa các sự vật và hiện
tượng.
VD: Truyền thống yêu nước , áo dài , cách dạy con , tứ đức , tang ma, cúng tế, cưới hỏi …
II/ Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng : học sinh cho ví dụ từng phần
1/ Phủ định của phủ định : trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật và hiện tượng , cái
mới xuất hiện phủ định cái cũ , nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định , triết học gọi đó là PĐ của PĐ.
* Sơ đồ PĐ của PĐ:
2/ Ý nghĩa của quy luật :khuynh hứơng chung của quá trình phát triển của sự vật và hiện tượng là vận
động đi lên theo hình xoáy ốc , cái mới ra đời thay thế cái cũ ngày càng ở trình độ cao hơn , hoàn thiện hơn
Không có cái mới nào là cái mới cuối cùng .
Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
I/-Nhận thức: học sinh cho ví dụ từng phần
1.Khái niệm : là quá trình phản ánh SVHT của TGKQ vào bộ óc của con người , tạo nên sự hiểu biết về
chúng.
2.Các giai đọan của nhận thức:
a. Nhận thức cảm tính : là giai đọan nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm
giác với SVHT, đem lại cho con người những hiểu biết bên ngòai của chúng. Bao gồm 3 trình độ nhận thức :
cảm giác , tri giác và biểu tượng.
b. Nhận thức lý tính : là giai đoạn tiếp theo của nhận thức cảm tính , dựa trên những tài liệu do nhận thức
cảm tính mang lại , nhờ vào các thao tác của tư duy như : phân tích , tổng hợp , so sánh , khái quát.. tìm ra
bản chất , quy luật của sự vật , hiện tượng.
VD ; bác sĩ chẩn đóan bệnh qua triệu chứng thể hiện ở mắt , da, nhịp tim , huyết áp…; thợ sửa xe nghe tiếng
máy nổ ; thầy cô quan sát học sinh nghe giảng bài qua nét mặt , ánh mắt , cử chỉ…; nhà nghiên cứu qua làm
các thí nghiệm…
II/ Thực tiễn : học sinh cho ví dụ từng phần
1. Khái niệm : thực tiễn là những hoạt động vật chất có tính mục đích của con người mang tính lịch sử – xã
hội nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội .
Ba dạng cơ bản của thực tiễn : hoạt động sản xuất vật chất , hoạt động chính trị – xã hội , hoạt động thực
nghiệm khoa học.
2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức : nhận thức của con người có nguồn gốc từ vật chất nhưng cơ
sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức là thực tiễn . Bởi vì thực tiễn có các vai trò sau :
a/ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức vì : Mọi nhận thức của con người dù gián tiếp hoặc trực tiếp đều bắt
nguồn từ thực tiễn . Nhờ có sự tiếp xúc , tác động vào sự vật – hiện tượng mà con người phát hiện ra các
thuộc tính , hiểu được bản chất quy luật của chúng.
b/ Thực tiễn là động lực của nhận thức vì : Thực tiễn còn luôn đặt ra yêu cầu , nhiệm vụ và phương
hướng buộc nhận thức phải giải quyết . Mỗi khi nhận thức giải quyết được 1 nhiệm vụ do thực tiễn đặt ra thì
nhận thức phát triển lên 1 bước .Quá trình này diễn ra liên tục .
c/ Thực tiễn là của mục đích nhận thức vì :. Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng
vào thực tiễn .
*** Nguyễn Đức Tâm –anh nông dân chế tạo máy gặt lúa cầm tay.
*** Thần đèn Nguyễn Cẩm Lũy ở TP Hồ Chí Minh.
d / Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý : chỉ có đem những tri thức thu nhận được ra kiểm nghiệm qua
thực tiễn mới thấy rõ được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng .