Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

(Luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-----------------------------

LÊ HÙNG NGUYÊN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------------LÊ HÙNG NGUYÊN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số

: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. BÙI KIM YẾN



TP. HỒ CHÍ MINH, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam” là bài nghiên cứu của
chính tơi.
Ngồi trừ những tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn trong luận văn này, tơi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chƣa từng đƣợc công bố
hoặc đƣợc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm/nghiên cứu nào của ngƣời khác đƣợc sử dụng trong luận
văn này mà khơng đƣợc trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chƣa bao giờ đƣợc nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trƣờng đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

TP. HCM, ngày …. tháng …. năm 2018
Tác giả

Lê Hùng Nguyên


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................1
MỤC LỤC ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...........1
1.1 Lý do chọn đề tài .....................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................2
1.4 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................2
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................3
1.6 Ý nghĩa đề tài ...........................................................................................3
1.7 Kết cấu luận văn ......................................................................................4
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ............5
2.1 Tổng quan hiệu quả hoạt động của NHTM .............................................5
2.1.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động của NHTM .......................................5
2.1.2 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
NHTM ..........................................................................................................7


2.1.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM ..................7
2.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM ..................16
2.2.1 Mơi trƣờng bên ngồi......................................................................16
2.2.2 Môi trƣờng bên trong ......................................................................19
2.3 Một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động
của các ngân hàng thƣơng mại trên thế giới và tại Việt Nam ........................21
2.3.1 Một số nghiên cứu trên thế giới ......................................................21
2.3.2 Một số nghiên cứu trong nƣớc ........................................................23
2.4 Tóm tắt chƣơng 2 ...................................................................................30
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................31
3.1 Mô hình nghiên cứu ...............................................................................31
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................38
3.2.1 Thu thập dữ liệu nghiên cứu ...........................................................38

3.2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................39
3.2.3 Xử lý dữ liệu nghiên cứu ................................................................39
3.2.4 Phƣơng pháp ƣớc lƣợng hồi quy .....................................................40
3.2.5 Các kiểm định để lựa chọn mơ hình ...............................................42
3.2.6 Trình tự thực hiện nghiên cứu định lƣợng ......................................42
3.3 Tóm tắt chƣơng 3 ...................................................................................43
CHƢƠNG 4: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM .....................45
4.1 Thực trạng về hoạt động của ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam .......45
4.1.1 Diễn biến lãi suất.............................................................................46
4.1.2 Hoạt động huy động vốn .................................................................48


4.1.3 Hoạt động tín dụng ..........................................................................49
4.1.4 Hiệu quả kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam ........................55
4.2 Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam .............................................................57
4.2.1 Phân tích thống kê mơ tả các biến trong mơ hình ...........................57
4.2.2 Ma trận hệ số tƣơng quan giữa các biến .........................................58
4.2.3 Kết quả hồi quy mơ hình nghiên cứu ..............................................61
4.2.4 Kiểm định lựa chọn phƣơng pháp ƣớc lƣợng mơ hình nghiên cứu 64
4.3 Tóm tắt chƣơng 4 ...................................................................................72
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................74
5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu ...................................................................74
5.2 Kiến nghị một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ...................................................................76
5.2.1 Tăng cƣờng quản trị tín dụng ..........................................................76
5.2.2 Quản lý tỷ lệ cho cho vay phù hợp .................................................78
5.2.3 Có chính sách quản lý cơ cấu nguồn vốn phù hợp .........................79
5.2.4 Nâng cao hiệu quả quản lý doanh thu chi phí của ngân hàng .........80

5.2.5 Cân nhắc khi quyết định mở rộng quy mơ ngân hàng ....................80
5.2.6 Đảm bảo tính an tồn thanh khoản .................................................81
5.2.7 Đa đang hóa thu nhập của ngân hàng .............................................81
5.2.8 Một số kiến nghị đối với chính phủ và ngân hàng nhà nƣớc ..........82
5.3 Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ................................................83
5.3.1 Hạn chế ...........................................................................................83
5.3.2 Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................................................84


5.4 Tóm tắt chƣơng 5: ..................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: Danh sách các NHTM Việt Nam đƣợc chọn làm mẫu nghiên cứu
trong mơ hình định lƣợng
Phụ lục 2: Kết quả chạy mơ hình


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.3.1 Tóm tắt các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng
mại tại Việt Nam và trên thế giới ..................................................................................27
Bảng 3.1.1 Mô tả các biến phụ thuộc và biến độc lập của mô hình ..............................36
Bảng 4.1.1 Số lƣợng,vốn điều lệ trung bình và số chi nhánh, sở giao dịch của các
NHTM Việt Nam ...........................................................................................................45
Bảng 4.1.2: So sánh nghị định 53 và nghi định 34 ........................................................54
Bảng 4.1.3 Lợi nhuận trƣớc thuế của NHTMCP Việt Nam ..........................................55
Bảng 4.1.4 Khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam ....................................................56
Bảng 4.2.1 Thống kê mô tả các biến trong mơ hình nghiên cứu...................................57
Bảng 4.2.2: Bảng ma trận hệ số tƣơng quan các biến trong mơ hình nghiên cứu .........59
Bảng 4.2.3: Kiểm tra đa cộng tuyến cho mơ hình nghiên cứu: .....................................60
Bảng 4.2.4 Kết quả hồi quy theo OLS, REM và FEM ..................................................62
Bảng 4.2.5: Kết quả kiểm định lựa chọn phƣơng pháp ƣớc lƣợng mơ hình nghiên cứu:

.......................................................................................................................................65
Bảng 4.2.6 Kết quả hồi quy các biến độc lập Mơ hình nghiên cứu: ...............................66


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1-1: Biểu đồ lãi suất và tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2008-2016 .46
Biểu đồ 4.1-2: Dƣ nợ tín dụng trong tổng tài sản của các NHTM ................................50
Biểu đồ 4.1-3: Tăng trƣởng tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam ..........................50
Biểu đồ 4.1-4: Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dƣ nợ của NHTM Việt Nam ...................................54


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
 Tiếng Việt
Tên viết tắt Viết đầy đủ
HQHĐ

Hiệu quả hoạt động

LNST

Lợi nhuận sau thuế

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại


TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thƣơng mại cổ phần

 Tiếng Anh
Tên viết tắt Viết đầy đủ
GDP

Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

INF

Inflation - Tỷ lệ lạm phát

ROA

Return On Assets - Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản

ROE

Return On Equity – Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế hiện nay, đối với các nƣớc đang phát triển nói chung và
Việt Nam nói riêng, ngân hàng đóng một vai trị quan trọng trong việc phân bổ
nguồn vốn đầu tƣ mỗi quốc gia. Vì vậy, hệ thống ngân hàng của một quốc gia hoạt
động hiệu quả sẽ đem lại động lực phát triển ổn định và bền vững đối với quốc gia
đó (Nguyễn Minh Sáng & Nguyễn Thiên Kim, 2014).
Trong thời gian qua, đặc biệt kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính bắt
nguồn từ Hoa Kỳ, nền kinh tế Việt Nam đã đối mặt với những thách thức to lớn:
tăng trƣởng chậm lại, sản xuất đình đốn, lạm phát cao, nợ xấu tăng nhanh. Trƣớc
các ảnh hƣởng tiêu cực của các nhân tố vĩ mô này, hệ thống NHTM ở Việt Nam
thuộc một trong những những nhóm ngành chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất (Ngo,
2012). Điều này đƣợc minh chứng qua việc cắt giảm hàng loạt nhân viên, lợi nhuận
và các chỉ tiêu tài chính trọng yếu nhƣ ROE, ROA giảm nhanh chóng. Một số ngân
hàng nhỏ thì chọn giải pháp là sáp nhập với các ngân hàng lớn hơn. Tình hình khó
khăn trên cũng buộc ngân hàng nhà nƣớc đƣa ra các biện pháp khẩn cấp cũng nhƣ
tăng cƣờng giám sát và điều hành đối với hệ thống NHTM (Vu & Turnell, 2010).
Trong bối cảnh trên, việc nhận diện và đánh giá vai trò của những nhân tố
ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam là rất quan trọng
đối với đội ngũ quản trị và đặc biệt là các nhà đầu tƣ và hoạch định chính sách phát
triển kinh tế (Mishkin, 2009; Phan Thị Thu Hà, 2011). Mục tiêu của nghiên cứu này
là đƣa ra các bằng chứng thực nghiệm về ảnh hƣởng của các nhân tố vĩ mô lẫn vi
mô đến hiệu quả hoạt động của NHTM tại Việt Nam. Từ đó giúp cho các nhà quản
trị và chuyên gia hoạch định chính sách có thể đƣa ra những quyết định giúp cho
ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung hoạt động hiệu quả hơn.
Xuất phát từ thực tiễn và tính cấp thiết nói trên, tác giả quyết định chọn đề tài
nghiên cứu với tên gọi: “Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân


2


hàng thƣơng mại (NHTM) Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn Thạc
sĩ của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu
quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại để từ đó đề ra một số biện pháp nhằm đẩy
mạnh các nhân tố ảnh hƣởng tích cực và hạn chế các nhân tố ảnh hƣởng tiêu cực
đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại.
 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
 Nghiên cứu các yếu tố có ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân
hàng thƣơng mại.
 Đánh giá chiều hƣớng và mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố đến hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.
 Khuyến nghị nhằm phát huy các nhân tố ảnh hƣởng tích cực và hạn
chế các nhân tố ảnh hƣởng tiêu cực đến HQHĐ của ngân hàng thƣơng
mại Việt Nam.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
 Những nhân tố nào có ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM
Việt Nam? Những nhân tố đó ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến hiệu quả hoạt động của
ngân hàng?
 Cần làm gì để đẩy mạnh các nhân tố ảnh hƣởng tích cực và hạn chế các
nhân tố ảnh hƣởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam?
1.4 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu là: các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động
của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Các nhân tố ở đây sẽ đƣợc chia làm 2 loại:
nhân tố bên trong, nhân tố bên ngoài.


3

 Phạm vi nghiên cứu: 34 NHTM cổ phần Việt Nam ( danh sách đính kèm

tại Phụ lục 1).
 Thời gian nghiên cứu: khoảng thời gian lấy dữ liệu là từ năm 2006 đến
năm 2016.
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp định lƣợng. Trong đó, bằng cách sử dụng
phân tích hồi quy trên dữ liệu bảng. Dựa trên cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động
của các NHTM và các yếu tố ảnh hƣởng đƣợc xác định và xây dựng giả thuyết, sau
đó tiến hành thu thập dữ liệu và xây dựng mơ hình để đánh giá các yếu tố ảnh
hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
Từ những giả thuyết nghiên cứu đặt ra, nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp
ƣớc lƣợng hồi quy theo cả 2 chiều (cross sectional – dữ liệu chéo) và thời gian (time
series). Sử dụng mơ hình Random, Fixed Effects, sử dụng kiểm định F-test để kiểm
tra sự phù hợp của mơ hình, kiểm định T-test để kiểm tra mức ý nghĩa của các hệ số
hồi quy trong mơ hình, kiểm định Hausman đƣợc lựa chọn giữa mơ hình tác động
ngẫu nhiên và mơ hình tác động cố định. Từ việc bác bỏ hay chấp nhận các giả
thuyết, các kết quả cũng nhƣ những kết luận chính xác đƣợc rút ra cho nghiên cứu.
Phƣơng pháp xử lý dữ liệu: dữ liệu nghiên cứu sẽ đƣợc thống kê, phân tích
bằng phần mềm Excel, Stata12.
1.6 Ý nghĩa đề tài
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ giúp đƣa ra nhận định về các nhân tố ảnh
hƣởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM tại Việt Nam cũng nhƣ mức độ và kết
quả ảnh hƣởng của từng nhân tố. Đồng thời, đề tài giúp nhà quản trị ngân hàng nhìn
nhận về tầm quan trọng của từng nhân tố, từ đó đƣa ra một số giải pháp giúp nâng
cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro, chi phí trong q trình hoạt động kinh doanh của
ngân hàng. Từ đó, có thể tạo ra sự phát triển ổn định và bền vững cho hệ thống
NHTM và tạo tiền đề phát triển ổn định cho nền kinh tế Việt Nam.


4


1.7 Kết cấu luận văn
Bố cục luận văn này đƣợc chia thành 5 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chƣơng 2: Tổng quan về các lý thuyết có liên quan
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 4: Tác động của các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng thƣơng mại việt nam
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị.


5

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN
2.1 Tổng quan hiệu quả hoạt động của NHTM
2.1.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động của NHTM
Hiệu quả là một phạm trù đƣợc sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh
tế, kỹ thuật, xã hội. Mỗi một lĩnh vực khác nhau, xem xét trên các góc độ khác nhau
thì ngƣời ta có những cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề hiệu quả. Xét trên bình diện
các quan điểm kinh tế học khác nhau cũng có nhiều ý kiến khác nhau về hiểu nhƣ thế
nào về hiệu quả kinh doanh.
Theo Farrell (1957), hiệu quả thể hiện mối tƣơng quan giữa các biến số đầu ra
thu đƣợc (outputs) so với các biến số đầu vào đã đƣợc sử dụng để tạo ra những kết quả
đầu ra đó (inputs). Ƣu điểm của quan điểm này là phản ánh đƣợc mối quan hệ bản chất
của hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên chƣa biểu hiện đƣợc tƣơng quan về lƣợng và chất giữa
kết quả và chƣa phản ánh đƣợc hết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ này.
Theo Ngân hàng trung ƣơng châu Âu (European Central Bank - ECB) (2010):
hiệu quả hoạt động là khả năng tạo ra lợi nhuận bền vững. Lợi nhuận thu đƣợc đầu tiên
dùng dự phòng cho các khoản lỗ bất ngờ và tăng cƣờng vị thế về vốn, rồi cải thiện lợi
nhuận thu đƣợc trong tƣơng lai thông qua đầu tƣ từ các khoản lợi nhuận giữ lại.
Theo Antonio, Ludger và Vito (2006) thì “Hiệu quả là phép so sánh giữa đầu

vào và đầu ra hay giữa lợi nhuận và chi phí. Với cùng đầu vào cho trƣớc, hoạt động
nào tạo ra đầu ra lớn hơn sẽ là hoạt động hiệu quả hơn”.
Từ các quan điểm trên có thể hiểu một cách khái quát hiệu quả kinh doanh là
phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân tài, vật lực, tiền vốn...) để đạt
đƣợc mục tiêu xác định. Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể đƣợc đánh giá
trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét xem với mỗi sự hao phí nguồn lực xác


6

định có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào nhằm đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp
nhất.
Tóm lại, hiệu quả kinh doanh là một đại lƣợng so sánh: So sánh giữa đầu vào và
đầu ra, so sánh giữa chi phí kinh doanh bỏ ra và kết quả kinh doanh thu đƣợc. Đứng
trên góc độ xã hội, chi phí xem xét phải là chi phí xã hội, do có sự kết hợp của các yếu
tố lao động, tƣ liệu lao động và đối tƣợng lao động theo một tƣơng quan cả về lƣợng
và chất trong quá trình kinh doanh để tạo ra sản phẩm đủ tiêu chuẩn cho tiêu
dùng...Hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lƣợng các hoạt động kinh doanh, trình
độ nguồn lực sản xuất trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong sự vận động
khơng ngừng của các q trình sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc vào tốc độ biến
động của từng nhân tố.
Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đặc thù và hoạt
động với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với rủi ro thấp, bảo toàn vốn, tăng thị phần, thu
hút đầu tƣ và nâng cao uy tín thƣơng hiệu. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng thƣơng mại có thể đƣợc chia làm hai nhóm đó là hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả
tƣơng đối:
 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tuyệt đối (hiệu quả hoạt động = kết quả kinh
tế - chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó) cho phép đánh giá hiệu quả hoạt
động của ngân hàng thƣơng mại theo cả chiều sâu và chiều rộng.
 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tƣơng đối có thể đƣợc thể hiện dƣới dạng

tĩnh (hiệu quả hoạt động = kết quả kinh tế/chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả
đó hoặc dạng nghịch hiệu quả hoạt động = chi phí/ kết quả kinh tế) hoặc
dƣới dạng động hay dạng cận biên (hiệu quả hoạt động = mức tăng kết quả
kinh tế/mức tăng chi phí)..
Trong bài nghiên cứu này tác giả đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM theo
hƣớng đánh giá hiệu quả tƣơng đối (lợi nhuận thu đƣợc/ chi phí bỏ ra) của ngân hàng


7

vì những chỉ tiêu này rất thuận tiện so sánh theo thời gian và không gian nhƣ cho phép
so sánh hiệu quả giữa các ngân hàng có quy mơ khác nhau, các thời kỳ khác nhau.
2.1.2 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM
Trong nền kinh tế thị trƣờng đang cạnh tranh ngày càng khốc liệt nhƣ hiện nay,
việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM có ý nghĩa rất to lớn,
đƣợc thể hiện qua các mặt sau :
 Vai trò quan trọng nhất của hệ thống ngân hàng tại quốc gia nào trên thế
giới cũng là cung cấp vốn từ những nơi thừa/chƣa có nhu cầu sử dụng đến nơi đang
cần vốn để đầu tƣ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, một khi các
NHTM hoạt động có hiệu quả chứng tỏ nguồn vốn của nền kinh tế đƣợc phân bổ có
hiệu quả, từ đó đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nƣớc.
 Khi một ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả thì sẽ tạo điều kiện
thuận lợi trong việc giảm chi phí cung cấp nguồn vốn và các dịch vụ khác, từ đó các
doanh nghiệp trong nền kinh tế có thể vay vốn với chi phí thấp hơn, góp phần thúc đẩy
nền kinh tế tăng trƣởng. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế phát triển ổn định sẽ có tác động
tích cực trở lại làm cho NHTM phát triển và hoạt động có hiệu quả hơn.
 Ngân hàng hoạt động có hiệu quả sẽ là tiền đề quan trọng để ngân hàng tăng
trƣởng và tích lũy nguồn lực để đầu tƣ áp dụng và phát triển công nghệ hiện đại, giúp
ngân hàng có đủ tiềm lực để cạnh tranh với các ngân hàng trong nƣớc và quốc tế.
2.1.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM thƣờng đƣợc đánh giá thông
qua các chỉ số tài chính của ngân hàng đƣợc thể hiện ở các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
sử dụng vốn, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, để đảm bảo cho hiệu quả
hoạt động của các NHTM đƣợc ổn định và ngày càng phát triển thì việc đảm bảo về
các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động ngân hàng cũng là điều cần thiết.


8

2.1.3.1 Các chỉ tiêu đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của NHTM
a) Chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu (CAR)
Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng nhằm đánh giá mức độ an toàn về vốn của
các NHTM. Vốn tự có là nguồn lực tự có mà chủ ngân hàng sở hữu và sử dụng vào
mục đích kinh doanh theo luật định. Vốn tự có tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
nguồn vốn của NHTM nhƣng đƣợc coi nhƣ tài sản đảm bảo giúp tạo ra lịng tin đối với
khách hàng, duy trì khả năng thanh toán trong trƣờng hợp ngân hàng gặp thua lỗ. Vốn
tự có cũng là căn cứ để tính tốn các hệ số đảm bảo an toàn và các chỉ tiêu tài chính
trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu giúp xác định khả
năng bù đắp các rủi ro bằng nguồn vốn tự có của ngân hàng đƣợc đánh giá bằng chỉ số
sau đây:

Nguồn: Theo thông tư Số: 36/2014/TT-NHNN ban hành ngày 20 tháng 11 năm
2014
Vốn tự có của ngân hàng bao gồm vốn tự có cấp 1 và vốn tự có cấp 2. Trọng
tâm của vốn tự có cấp 1 là vốn điều lệ (hay gọi là vốn góp) và các quỹ dự trữ. Nó có
vai trị quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận và khả năng cạnh tranh cho NHTM. Vốn
tự có cấp 2 là nguồn vốn bổ sung, bao gồm vốn do đánh giá lại tài sản cố định và các
khoản khác nhƣ khoản nợ đƣợc xem nhƣ vốn.
Tài sản có rủi ro là tài sản có thể bị tổn thất trong quá trình kinh doanh nhƣ: các
khoản cho vay đối với khách hàng phá sản hoặc mất khả năng thanh toán, khách hàng

thực hiện sai hợp đồng dẫn đến ngân hàng phải trả tiền bảo lãnh, khách hàng cố tình sử
dụng sai mục đích cho vay và cố tình chiếm đoạt nguồn vốn vay... Dựa vào hình thức
quản lý tài sản, tài sản có rủi ro bao gồm: tài sản “Có” rủi ro nội bảng và tài sản “Có”


9

rủi ro ngoại bảng. Ngoại trừ các tài sản đƣợc xem nhƣ khơng có rủi ro nhƣ tiền mặt,
tiền gửi tại NHNN, mỗi tài sản có cịn lại đều có mức độ rủi ro nhất định. Theo Thông
tƣ 36/2014/TT-NHNN, ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2014 thì rủi ro đƣợc chia
thành mức 0%, 20%, 50%, 100%, 150%, 250%.
Ngày nay, các hoạt động ngoại bảng ngày càng nhiều và có rủi ro làm ảnh
hƣởng đến sự phát triển bền vững của ngân hàng khơng thua kém gì các tài sản nội
bảng, do đó phải đánh giá các rủi ro của tài sản ngoại bảng để đảm bảo an toàn về vốn.
Tất cả các cam kết ngoại bảng phải đƣợc chuyển đổi thành lƣợng tín dụng tƣơng
đƣơng bằng cách nhận lƣợng tài sản ngoại bảng với hệ số chuyển đổi tƣơng ứng. Hệ số
chuyển đổi đƣợc tính cho từng giao dịch ngoại bảng khác nhau. Sau đó nhân với hệ số
rủi ro tùy theo việc ƣớc tính rủi ro tín dụng đối với từng giao dịch ngoại bảng để có
đƣợc tổng tài sản có rủi ro ngoại bảng.
b) Giới hạn tín dụng đối với khách hàng
Để kiểm soát và hạn chế rủi ro về tín dụng, Ngân hàng nhà nƣớc (NHNN) đã
quy định giới hạn tín dụng đối với khách hàng. Căn cứ vào tỷ lệ dƣ nợ của từng khách
hàng hay nhóm khách hàng mà các NHTM có cách tổ chức theo dõi riêng. Quy định
cụ thể giới hạn tín dụng đối với khách hàng đƣợc thể hiện ở Thông tƣ 36/2014/TTNHNN, ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2014.
c) Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn để sử dụng cho vay trung dài hạn
Để hoạt động kinh doanh của ngân hàng đƣợc diễn ra thông suốt, cần phải cân
đối đƣợc nguồn vốn huy động và cho vay. Mọi ngân hàng đều nhận thấy rằng dùng
tiền gửi ngắn hạn để cho vay trung dài hạn đều đem lại khoản lợi nhuận tối đa. Khi
thực hiện nghiệp vụ này ngân hàng có một niềm tin là khách hàng sẽ gửi tiền tại ngân
hàng cho đến khi đáo hạn nhƣng chẳng may ngân hàng khơng giữ đƣợc sự tín nhiệm,

hoặc có một sự biến động lớn trên thị trƣờng khiến khách hàng kéo nhau đến rút tiền
hàng loạt, trong khi đó các khoản cho vay trung dài hạn khơng thể nào thu hồi ngay
đƣợc và kết quả là sự vỡ nợ chắn chắn khơng thể tránh khỏi. Do đó ngân hàng một mặt


10

tối đa hóa lợi nhuận, mặt khác phải đảm bảo an tồn theo Thơng tƣ 36/2014/TTNHNN, ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2014 thì tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn
mà các tổ chức tín dụng có thể sử dụng cho vay trung dài hạn đối với NHTM là 40%,
đối với tổ chức tín dụng khác là 30%.
d) Phân loại khách hàng và mức trích lập dự phịng rủi ro
Để đảm bảo chất lƣợng tín dụng cũng nhƣ theo dõi kiểm sốt đƣợc nợ vay thì
các NHTM tiến hành phân chia nhóm nợ theo Thơng tƣ số 02/2013/TT – NHNN ngày
21/01/2013. Hiện nay, nợ vay của các NHTM đƣợc chia làm 5 nhóm tƣơng ứng với
khả năng trả nợ của khách hàng, mức độ rủi ro của các khoản nợ đó. Để đảm bảo hoạt
động của ngân hàng diễn ra thông suốt khi xảy ra sự cố của các khoản nợ vay xấu, các
NHTM tiến hành trích lập dự phòng rủi ro để xử lý. Tƣơng ứng với mức độ rủi ro của
từng nhóm mà tỷ lệ trích dự phịng rủi ro khác nhau, cụ thể nhóm 5 tỷ lệ trích 100%,
nhóm 4 là 50%, nhóm 3 là 20%, nhóm 2 là 5%, nhóm 1 là 0%.
2.1.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Vịng quay vốn:

Đây là chỉ tiêu đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, nó phản ánh trong
một thời kì nào đó, với doanh số cho vay nhất định ngân hàng thu về bao nhiêu đồng
vốn. Qua đó phản ảnh hiệu quả trong việc thu nợ của ngân hàng. Tỷ số này cao cho
thấy ngân hàng đang có mức thu hồi vốn nhanh.
Tỷ lệ dƣ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ:


11


Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh
khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đơn đốc thu hồi nợ của
ngân hàng đối với các khoản vay. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện chất lƣợng tín dụng
càng kém và ngƣợc lại. Theo quy định của NHNN hiện nay chỉ tiêu này không đƣợc
vƣợt quá 3%.
Tỷ lệ tổng dƣ nợ trên nguồn vốn huy động:

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động đƣợc của ngân hàng vào
việc cho vay vốn đến các khách hàng có nhu cầu. Thơng thƣờng khi nguồn vốn huy
động ở ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn cho vay thì dƣ nợ thƣờng
gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ
nguồn vốn cấp trên thì khơng hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động đƣợc.
Chỉ số này phản ánh khả năng cho vay của ngân hàng so với khả năng huy động
vốn, đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn mà ngân hàng huy động đƣợc. Tỷ
số này càng cao cho thấy ngân hàng đang sử dụng phần lớn nguồn vốn huy động đƣợc
vào hoạt động cho vay. Điều này giúp ngân hàng thu về nhiều lợi nhuận hơn từ việc
hƣởng chênh lệch lãi suất huy động- cho vay, tuy nhiên chỉ số này lớn cũng bao hàm
cả rủi ro thanh khoản lớn hơn.
Tỷ lệ nợ xấu

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà
nƣớc, các khoản dƣ nợ tín dụng khách hàng của ngân hàng đƣợc phân loại từ Nhóm 1
đến Nhóm 5, gồm các nhóm sau đây:


12

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
Nhóm 2: Nợ cần chú ý

Nhóm 3: Nợ dƣới tiêu chuẩn
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Các khoản nợ phân loại từ Nhóm (3) - (5) đƣợc xem là nợ xấu.
Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lƣợng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng,
có bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay. Tỷ lệ này cao
hơn so với trung bình ngành và có xu hƣớng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân
hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lƣợng các khoản cho vay và có rủi ro
cao. Ngƣợc lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trƣớc cho thấy chất lƣợng các khoản tín
dụng đƣợc cải thiện. Hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu
hay thay đổi cách phân loại nợ.
Hệ số rủi ro tín dụng:

Tỷ lệ này cho ta thấy tỷ trọng của dƣ nợ tín dụng trên tổng tài sản có, tỷ số này
càng lớn có nghĩa là khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn. Khi tỷ số này lớn
sẽ có mặt tích cực là cho thấy ngân hàng đang cho vay đƣợc nhiều, lợi nhuận thu đƣợc
từ lãi sẽ lớn nhƣng đồng thời rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng cũng cao.
2.1.3.3

Nhóm chỉ tiêu phân tích HQHĐ kinh doanh của ngân hàng

Chỉ tiêu phân tích doanh thu:


13

Tỷ số này giúp cho nhà quản trị xác định cơ cấu doanh thu của ngân hàng hay
nói cách khác chỉ tiêu này cho thấy trong 100 đồng tổng doanh thu có bao nhiêu đồng
thu đƣợc từ chênh lệch lãi, bao nhiêu đồng thu đƣợc ngồi lãi,… Từ đó, giúp nhà quản
trị đề ra những biện pháp phù hợp để tăng tỷ trọng doanh thu của từng nguồn thu phù

hợp tùy tình hình thị trƣờng, VD: khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, việc phụ thuộc
phần lớn từ thu nhập từ chênh lệch từ lãi sẽ có nhiều rủi ro vì vậy cần đẩy mạnh doanh
thu từ các mảng khác nhƣ: dịch vụ, tƣ vấn tài chính...
Phân tích chi phí của ngân hàng:

Tƣơng tự nhƣ chỉ số phân tích tỷ trọng doanh thu từng khoản mục ở phía trên,
tỷ lệ này thể hiện kết cấu của từng khoản mục chi phí để giúp nhà quản trị xem xét các
khoản chi trong tổng chi phí của ngân hàng, từ đó có thể hạn chế hoặc cắt giảm các
khoản chi bất hợp lý, tăng cƣờng các khoản mục chi có lợi cho hoạt động kinh doanh.
Phân tích lợi nhuận của ngân hàng
Lợi nhuận là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá mức độ hiệu quả trong hoạt
động kinh doanh của NHTM:
 Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu:


14

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) giúp cho nhà quản trị thấy đƣợc ngân
hàng kiếm đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận trên 100 đồng doanh thu. Đồng thời, tỷ số
này cũng giúp đánh giá năng lực quản lý, điều hành của nhà quản trị ngân hàng, chỉ số
này cao chứng tỏ nhà quản trị đã quản lý tốt chi phí và có biện pháp tích cực nhằm
tăng doanh thu của ngân hàng.
 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA – Return on Asset):

Suất sinh lời trên tài sản (ROA – Return on Asset) là chỉ tiêu phân tích lợi
nhuận quan trọng cho thấy khả năng sinh lời của tài sản, đƣợc tính bằng cách lấy lợi
nhuận rịng trong kỳ chia cho bình qn tổng tài sản trong kỳ. Đối với các doanh
nghiệp thông thƣờng, chỉ số ROA thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng tài sản của
doanh nghiệp. Nhà đầu tƣ sẽ thấy đƣợc doanh nghiệp kiếm đƣợc bao nhiêu tiền lãi trên
1 đồng tài sản Có. Riêng đối với ngành ngân hàng, một ngân hàng lành mạnh thơng

thƣờng có chỉ số ROA nằm trong ngƣỡng từ 1%-2%, và tuy nhiên tỷ lệ này còn phụ
thuộc vào các thị trƣờng, quốc gia khác nhau.
 Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần:

Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return on Equity) giúp đo lƣờng khả
năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu, đƣợc tính bằng cách lấy lợi nhuận rịng chia cho
bình quân vốn chủ sở hữu trong kỳ.
Nhà quản trị cần cân đối vốn chủ sở hữu theo một tỷ lệ hợp lý vừa để đáp ứng
yêu cầu về tính an toàn theo quy định của Pháp luật và vừa đảm bảo khả năng hoạt
động hiệu quả của ngân hàng.


15

 Tỷ lệ thu nhập lãi thuần
Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) = Thu nhập lãi thuần/Tài sản Có sinh lãi trung
bình
Hoặc: NIM = Tỷ suất sinh lợi của Tài sản Có sinh lãi (YOEA) - (trừ) Tỷ lệ
chi phí hình thành Tài sản Có sinh lãi (COF) .
Cũng nhƣ các doanh nghiệp khác, ngân hàng phải có các khoản tài sản để đƣa
vào hoạt động kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Để đánh giá hiệu quả hoạt động ngân
hàng, ngƣời ta phân loại tài sản thành các dạng: Tài sản Có sinh lãi (nhƣ các khoản
cho vay, khoản đầu tƣ tài chính…), Tài sản Nợ (Huy động khách hàng, Vay từ các
ngân hàng khác…) và tài sản thơng thƣờng (ví dụ nhƣ tài sản cố định là văn phịng,
máy móc thiết bị…).
Thu nhập sản sinh ra từ các khoản Tài sản Có sinh lãi đƣợc hạch tốn dƣới
khoản mục Thu nhập lãi thuần (và các khoản tƣơng tự). Để đo lƣờng hiệu quả tạo lợi
nhuận của các Tài sản Có sinh lãi của ngân hàng, ngƣời ta tính tỷ lệ NIM nhƣ trên.
Tỷ lệ NIM cao là một dấu hiệu quan trọng cho thấy ngân hàng đang thành công
trong việc quản lý tài sản và nợ. Ngƣợc lại, NIM thấp sẽ cho thấy ngân hàng gặp khó

khăn trong việc tạo lợi nhuận.
 Địn bẩy tài chính:
DFL= (% thay đổi trong EPS) / (% thay đổi trong EBIT)
DFL cho thấy ảnh hƣởng của một khoản nợ vay xác định đối với thu nhập trên
mỗi cổ phần của công ty. Địn bẩy tài chính liên quan đến việc sử dụng chi phí cố định
để tài trợ cho cơng ty và bao gồm cả những chi phí tăng thêm trƣớc thuế và lãi vay.
Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, một mức độ địn bẩy tài chính cao hơn
đồng nghĩa là sự dao động trong EPS cũng tăng tƣơng ứng.


×