Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

(Luận văn thạc sĩ) bảo vệ bên yếu thế trong pháp luật hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN LÂM GIANG

BẢO VỆ BÊN YẾU THẾ TRONG PHÁP
LUẬT HỢP ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN LÂM GIANG

BẢO VỆ BÊN YẾU THẾ TRONG PHÁP LUẬT
HỢP ĐỒNG

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM DUY NGHĨA

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Lâm Giang, mã số học viên: 7701240658A, là học viên lớp Cao
học Luật LLM 01, Khóa chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế
TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “BẢO VỆ BÊN YẾU
THẾ TRONG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG” (Sau đây gọi tắt là “Luận Văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận Văn này là kết quả
nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học.
Trong Luận Văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác
giả. Các thơng tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng.
Các số liệu, thơng tin được sử dụng trong Luận Văn là hồn toàn khách quan và trung
thực.
Học viên thực hiện

Nguyễn Lâm Giang


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
Chương 1.

TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG CÓ MỘT BÊN YẾU THẾ ..........................6

1.1

Những vấn đề cơ bản về hợp đồng có một bên yếu thế ....................................6


1.1.1

Định nghĩa về hợp đồng ........................................................................... 6

1.1.2

Định nghĩa về hợp đồng có một bên yếu thế ........................................... 8

1.2

Những vấn đề lý luận về hợp đồng có một bên yếu thế ................................ 11

1.2.1

Cơ sở lý luận của hợp đồng có một bên yếu thế: Học thuyết giao dịch

không cân bằng

................................................................................................................ 11

1.2.2

Phân loại các giao dịch bất công thái quá .............................................. 14

1.2.3

Vấn đề hiệu lực của hợp đồng có một bên yếu thế ................................ 16

Kết luận Chương 1 ................................................................................................................................. 20

Chương 2.

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CÓ MỘT BÊN YẾU THẾ TRÊN THẾ

GIỚI

21

2.1

Khối Thịnh Vượng Chung (British Commonweath) ..................................... 21

2.2

Hoa Kỳ.............................................................................................................................. 28

2.3

Pháp ................................................................................................................................... 31

2.4

Trung Quốc .................................................................................................................... 35

2.5

Một số pháp luật quốc tế khác ................................................................................ 36

Kết luận Chương 2 ................................................................................................................................. 37
Chương 3.


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG

CÓ MỘT BÊN YẾU THẾ TẠI VIỆT NAM
3.1

39

Một số quy định pháp luật và thực trạng về hợp đồng có một bên yếu

thế tại Việt Nam ....................................................................................................................................... 39


3.1.1

Hợp đồng thương mại điện tử ................................................................ 43

3.1.2

Hợp đồng theo mẫu ................................................................................ 50

3.1.3

Một số hợp đồng có một bên yếu thế khác ............................................ 57

3.2

Giải pháp cho Việt Nam ............................................................................................ 59

3.2.1


Ghi nhận cụ thể về hợp đồng có một bên yếu thế, giao dịch bất công thái

quá

................................................................................................................ 59

3.2.2

Quy định cụ thể về thẩm quyền tài quán đối với hợp đồng có một bên

yếu thế tại Việt Nam ............................................................................................................ 61
3.2.3

Một số vấn đề khác cần lưu ý trong pháp luật về hợp đồng có một bên

yếu thế tại Việt Nam ............................................................................................................ 67
Kết luận Chương 3 ................................................................................................................................. 69
KẾT LUẬN ............................................................................................................................................. 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
PHẦN PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS

Bộ luật Dân sự

BVQLNTD


Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

SGDTMĐT

Sàn giao dịch thương mại điện tử

TAND

Tòa án nhân dân

TMĐT

Thương mại điện tử

UCC

Uniform Commercial Code (Hoa Kỳ)

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Luận văn thảo luận về các vấn đề liên quan đến bên yếu thế trong hợp đồng – vốn
là một chủ thể đặc biệt cần sự bảo vệ của pháp luật cũng như các cơ quan tài phán. Trong
một nền kinh tế thị trường ngày một sôi động, các quan hệ xã hội ngày càng mở rộng, đây
chính là tiền đề cho việc gia tăng các giao dịch, hợp đồng trong đời sống. Mặt khác, quan
hệ hợp đồng ngày nay khơng chỉ gói gọn trong “thuận mua vừa bán” mà trở nên phức tạp

hơn với sự xuất hiện của một quan hệ hợp đồng mới: hợp đồng có một bên yếu thế, vốn
đang gây ra nhiều tranh chấp trong thực tiễn hiện nay. Tuy nhiên, tại Việt Nam, bên yếu
thế trong hợp đồng vẫn chưa được bảo vệ thực sự dù pháp luật Việt Nam đã tồn tại hệ
thống chế định bảo vệ người tiêu dùng như quy định về thương mại điện tử, bảo vệ người
tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu… Lập pháp quốc tế đã có những bước phát triển dài về vấn
đề bảo vệ bên yếu thế, mà nổi bật là các nước theo hệ thống pháp luật Common Law – nơi
khai sinh ra học thuyết nền tảng: Học thuyết về giao dịch không cơng bằng
(Unconscionability Doctrine). Do đó, nghiên cứu pháp luật các quốc gia tiêu biểu như Anh
Quốc, Úc, Hoa Kỳ cũng như một số nước theo hệ thống pháp luật Civil Law như Pháp,
Trung Quốc, cùng với sự so sánh, sẽ tìm ra các bài học kinh nghiệm cho lập pháp Việt
Nam. Để áp dụng các bài học lập pháp quốc tế, cần có sự xem xét kỹ lưỡng các vấn đề xã
hội thực sự của các hợp đồng có một bên yếu thế đang nổi cộm như hợp đồng theo mẫu,
hợp đồng thương mại điện tử, hợp đồng giả cách, hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông…
thông qua những tranh chấp, vụ án thực tế, đối chiếu với thực trạng pháp luật Việt Nam để
tìm ra các giải pháp pháp lý thích hợp để đảm bảo vai trị của pháp luật là đảm bảo cơng
bằng xã hội.
Từ khóa: Bảo vệ bên yếu thế; Giao dịch bất công thái quá; Giao dịch không công
bằng; Người tiêu dùng; Thương mại điện tử; Hợp đồng tiêu dùng; Hợp đồng theo mẫu.




1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi ngày chúng ta tham gia vào rất nhiều hợp đồng, nhưng liệu mỗi cá nhân có
nhận ra vị trí yếu thế của mình trong một số giao dịch dân sự hàng ngày. Hợp đồng có một
bên yếu thế khơng cịn là một khái niệm xa lạ mà xuất hiện phổ biến trong đời sống, từ sử
dụng điện, nước, dịch vụ viễn thông, hợp đồng bảo hiểm đến các hoạt động thương mại

điện tử, đều là các hợp đồng mà chính chúng ta là bên yếu thế. Khi xã hội loài người phát
triển không ngừng, quan hệ hợp đồng trở nên phát triển, đa dạng, linh hoạt nhưng cũng
chứa đựng thêm nhiều rủi ro cho các bên. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, người nắm
giữ sức mạnh tài chính và thơng tin thường có vị thế vượt trội trong thương lượng, thỏa
thuận và thực hiện hợp đồng. Thậm chí khi xảy ra tranh chấp, khả năng tiếp cận hệ thống
tư pháp và u cầu quyền lợi chính đáng của nhóm này cũng chiếm ưu thế rất cao. Từ đó
làm xuất hiện bên mạnh thế và đối trọng với nó là bên yếu thế cùng tồn tại trong một quan
hệ hợp đồng.
Pháp luật hợp đồng ngồi việc bảo vệ sự tơn nghiêm của hợp đồng cũng cần bảo
vệ các bên, đảm bảo cán cân lợi ích của giao dịch khơng chênh lệch quá lớn. Do đó pháp
luật hợp đồng cần có các biện pháp bảo vệ bên yếu thế trong các giao dịch không công
bằng bằng những can thiệp phù hợp nhằm tạo lập lại sự cân bằng cho cán cân lợi ích giữa
các bên, đồng thời vẫn giữ được nguyên tắc cốt lõi của hợp đồng chính là sự thỏa thuận
của các bên tham gia. Làm thế nào để pháp luật Việt Nam – nơi vẫn chưa trực tiếp ghi
nhận cũng chưa nhìn nhận đúng mức về vấn đề hợp đồng có một bên yếu thế – có thể đảm
bảo vai trị trên của mình?
Vì các lý do trên, người viết đã chọn đề tài “Bảo vệ bên yếu thế trong pháp luật
hợp đồng” để thực hiện nghiên cứu.

2. Câu hỏi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, người viết đặt ra những câu hỏi nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, như thế nào là một hợp đồng có một bên yếu thế? Cơ sở lý luận cho chế
định hợp đồng này là gì và có nguồn gốc như thế nào?
Thứ hai, hợp đồng có một bên yếu thế có hiệu lực pháp luật hay không?


2

Thứ ba, pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam hiện nay quy định như thế nào để
bảo vệ bên yếu thế trong hợp đồng?

Thứ tư, những giải pháp, cách thức bảo vệ bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng một
cách hiệu quả?

3. Tình hình nghiên cứu
3.1.

Tình hình nghiên cứu trong nước

Việc nghiên cứu về hợp đồng có một bên yếu thế một cách toàn diện cũng như các
vấn đề lý luận cốt lõi của vấn đề này vẫn chưa được quan tâm, có chăng là những nghiên
cứu xoay quanh các vấn đề hợp đồng theo mẫu, hợp đồng thương mại điện tử dưới góc độ
bảo vệ bên yếu thế như bài viết của Nguyễn Như Phát “Điều kiện thương mại chung và
nguyên tắc tự do khế ước”, bài viết của Nguyễn Thị Hằng Nga “Bảo vệ bên yếu thế trước
các điều kiện thương mại chung bất công bằng – Cách giải quyết của pháp luật một số
quốc gia trên thế giới”. Đặc biệt, tại Kỷ yếu Hội thảo khoa học tháng 6/2013 về “Bảo vệ
quyền lợi của bên yếu thế” của Khoa Luật dân sự - Đại học Luật TP.HCM, Kỷ yếu nêu ra
việc bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế trong rất nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như bài tham
luận: “Bảo vệ bên yếu thế về thông tin trong pháp luật hợp đồng” của Đỗ Văn Đại, “Bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên yếu thế trong hợp đồng dân sự theo mẫu” của Chế
Mỹ Phương Đài, “Hợp đồng mẫu – Điều kiện giao dịch chung nhìn từ góc độ bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng” của Lê Minh Hùng, “Một số bất cập trong hợp đồng vay tài
sản và hướng hoàn thiện để bảo vệ bên vay triệt để hơn” của TS. Nguyễn Xuân Quang…;
hội thảo thể hiện sự quan tâm của giới học thuật về vấn đề hợp đồng có một bên yếu thế,
tuy nhiên vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề lý thuyết nền tảng cũng như chưa có
những đánh giá thực tế bằng những tranh chấp, bản án cụ thể về vấn đề.
3.2.

Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Vấn đề bảo vệ bên yếu thế trong pháp luật hợp đồng ở ngoài nước được quan tâm

và khai thác từ nhiều năm về trước. Các học giả ở các nước trên thế giới chủ yếu phân tích
vấn đề này bắt nguồn từ Học thuyết về giao dịch không cơng bằng (Unconscionability
Doctrine), sau đó là phát triển đến phân tích giao dịch khơng cơng bằng (unconscionable
bargains) – là một vấn đề nghiên cứu rất quen thuộc trong các trường luật tại quốc gia
Common Law, bằng chứng là tác phẩm quen thuộc The law of contract 5th Edition của các


3

tác giả Janet O’Sullivan và Jonathan Hilliard đã dành hẳn một chương cho vấn đề này.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu luật học khác trên khắp thế giới cũng có những nghiên cứu
về vấn đề hợp đồng có một bên yếu thế, hay cịn gọi là giao dịch khơng cơng bằng tại
pháp luật tại quốc gia mình như The Unconscionability Doctrine in U.S. Contract Law của
Per Gustafsson, Unconscionability in Australian Law: Development and Policy Issues của
Mark Sneddon, đặc biệt là tác phẩm Unconscionable Contracts: A Comparative Study of
the Approaches in England, France, Germany, and the United States của các tác giả A.H.
Angelo và E.P. Ellinger có sự so sánh sự tương quan giữa các hệ thống pháp luật về vấn đề
này. Ngồi ra, cịn có một số tác phẩm phân tích một số khía cạnh khác của hợp đồng có
một bên yếu thế như bài viết A Contractarian Approach to Unconscionability của Horacio
Spector, Two Different Kinds Of Procedural And Substantive Unconscionability của
Richard Craswell… Những nghiên cứu này là tài liệu vơ cùng quan trọng giúp tác giả có
thêm thơng tin mang tính định hướng để người viết có thể nhìn nhận về vấn đề giao dịch
không công bằng tại các hệ thống pháp luật các quốc gia khác để có cách nghiên cứu, tìm
tịi và lập luận cho riêng mình, hướng đến chắt lọc những kinh nghiệm lập pháp áp dụng
vào tình hình thực tế tại Việt Nam.

4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Mục đích nghiên cứu


Người viết tiến hành nghiên cứu với các mục đích: Mợt là, chứng minh sự cần thiết
của việc nhìn nhận và ghi nhận vấn đề hợp đồng có một bên yếu thế trong hệ thống pháp
luật hợp đồng Việt Nam; và hai là, nêu lên những giải pháp cụ thể và nhìn nhận những vấn
đề kèm theo khi nhà làm luật thực sự muốn ghi nhận quy định pháp luật điều chỉnh về hợp
đồng có một bên yếu thế tại Việt Nam.
4.2.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận Văn này là các vấn đề cơ bản về hợp đồng có một
bên yếu thế như định nghĩa, nội hàm, cơ sở lý luận, phân loại, vấn đề hiệu lực hợp đồng,
thực trạng và quy định pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về hợp đồng có một bên
yếu thế.
4.3.

Phạm vi nghiên cứu


4

Vấn đề bảo vệ bên yếu thế trong pháp luật hợp đồng là một vấn đề rất rộng, đồng
thời pháp luật liên quan đến bảo vệ bên yếu thế hợp đồng không được quy định tập trung ở
một quy định cụ thể nào mà được quy định rải rác ở các luật chuyên ngành. Bên yếu thế
trong xã hội hiện này hiện hữu ở rất nhiều khía cạnh, như người khơng có đầy đủ năng lực
hành vi, người bị nhược điểm về thể chất, tinh thần, người lao động trong một số quan hệ
lao động đặc biệt hay bên yếu thế trong pháp luật hợp đồng. Đề tài này được giới hạn trong
việc chủ yếu phân tích các vấn đề bảo vệ bên yếu thế là một chủ thể trong hợp đồng.
Mặt khác, hợp đồng có một bên yếu thế có mặt ở nhiều lĩnh vực, như bảo hiểm, tín
dụng, tiêu dùng…, hay như hợp đồng mua quyền nghỉ dưỡng là một chế định rất mới, tuy

nhiên, người viết chỉ nêu một vài hợp đồng có một bên yếu thế tiêu biểu, mang tính đại
diện để người đọc có thể phần nào nắm được thực trạng về hợp đồng có một bên yếu thế
tại Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, đánh giá kết hợp với phương
pháp phân tích luật viết

Xuyên suốt Luận Văn, người viết thực hiện tổng hợp, thu thập các thông tin, bài
viết, tài liệu; phân tích, đưa ra đánh giá của bản thân về tài liệu và các quy định pháp luật
về bảo vệ bên yếu thế trong các quan hệ hợp đồng, kết hợp những vấn đề thực tiễn để rút ra
các hạn chế cũng như giải pháp khắc phục cần thiết.
-

Phương pháp nghiên cứu so sánh luật

Người viết đã sưu tầm và phân tích so sánh cách quy định, cách giải quyết cùng
một vấn đề giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới, qua đó, rút ra được những
phương án ưu việt và hiệu quả nhất cho vấn đề đặt ra.

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Nghiên cứu đề cập tới vấn đề hợp đồng có một bên yếu thế với sự phân tích sâu vào
các vấn đề mang tính lý luận nhằm tạo một cơ sở lý luận hợp lý, tạo nền tảng cho việc phát
triển cơ sở pháp lý, cũng như là một nền móng cho các nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.
Mặt khác, việc phân tích và đánh giá các quy định pháp luật, án lệ và thực tế về vấn đề hợp
đồng có một bên yếu thế tại các quốc gia trên thế giới nhằm tạo mợt góc nhìn rợng hơn ra
thế giới cho người đọc, để thấy rằng vấn đề về hợp đồng có một bên yếu thế và giá trị áp



5

dụng của nó vốn đã được quan tâm và phát triển từ rất lâu, từ đó có một nhìn nhận về thực
trạng Việt Nam về các hợp đồng, giao dịch bất cơng mà bên yếu thế vẫn cịn chịu thiệt
thịi, tìm ra nguồn gốc của những bất cơng đó mà có những suy nghĩ, những giải pháp pháp
lý thiết thực cho vấn đề này.

7. Cấu trúc của Luận Văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận Văn bao gồm ba phần chính sau:
Chương 1: Tổng quan về hợp đồng có một bên yếu thế
Chương 2: Pháp luật về hợp đồng có một bên yếu thế trên thế giới
Chương 3: Thực trạng và giải pháp về pháp luật về hợp đồng có một bên yếu thế tại
Việt Nam


6

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG CÓ MỘT BÊN YẾU THẾ
Để có góc nhìn học thuật rõ ràng hơn về một vấn đề còn khá mơ hồ trong nghiên
cứu luật học tại Việt Nam, người viết xin bắt đầu từ những định nghĩa, đặc trưng và những
vấn đề lý luận cơ bản nhất liên quan đến hợp đồng có một bên yếu thế.

1.1 Những vấn đề cơ bản về hợp đồng có một bên yếu thế
1.1.1 Định nghĩa về hợp đồng
Kiến thức về luật hợp đồng luôn rộng mở, tùy thuộc vào phương hướng nghiên cứu
của từng học giả mà được phát triển theo các chủ đề khác nhau, nhưng tồn tại một mẫu số
chung là các bài nghiên cứu, bài viết về hợp đồng đều được bắt đầu bằng câu hỏi: Hợp
đồng là gì? Đối với một người đọc khắt khe, người viết đang lặp lại việc trả lời câu hỏi mà
bất cứ tác giả nghiên cứu về luật hợp đồng nào cũng đã giải quyết trước đây. Tuy nhiên,

người viết cho rằng, muốn giải quyết vấn đề nào đó, đều phải bắt đầu từ cội nguồn của vấn
đề đó. Chính vì vậy, khái niệm rất quen thuộc: “hợp đồng” sẽ được làm rõ tại phần đầu tiên
của nghiên cứu này.
Theo một quan niệm rất phổ biến trong xã hội vẫn tồn tại cho đến ngày nay, một
văn bản được coi là hợp đồng khi nó mang tiêu đề “Hợp Đồng”, bắt buộc phải có chữ ký
các bên, có giấy trắng, có mực đen, thì khi đó văn bản đó mới được xem là một hợp đồng –
và cùng lúc, văn bản đó mang một giá trị pháp lý nhất định. Tuy vậy, nội hàm của khái
niệm hợp đồng lại đơn giản hơn và thông dụng hơn rất nhiều. Trong thực tiễn áp dụng, một
văn bản với tên “thỏa thuận”, hay “biên bản”, đến “cam kết” đều chính là những hợp đồng.
Ngay cả việc mỗi sáng chúng ta mua một cốc cà phê nhỏ, hay nhấp chuột mua một cuốn
sách trên các trang thương mại điện tử, chúng ta đã bước vào quan hệ hợp đồng dù không
hề tồn tại một tờ giấy hay chữ ký nào. Theo người viết, hợp đồng cơ bản là một thỏa thuận.
Dưới góc độ pháp luật, do tính chất phổ biến của hợp đồng trong đời sống, chế định
này được hầu hết pháp luật các quốc gia ghi nhận từ rất lâu. Châu Âu là nơi có bề dày lịch
sử lập pháp về hợp đồng, được ghi nhận đầu tiên tại Luật La Mã cổ đại 1. Đến thế kỷ thứ

Nguyễn Ngọc Khánh, 2006. Chế định hợp đồng từ Luật La Mã đến BLDS, Tạp chí Kiểm
sát, số 7 (4-2006), tr.38.
1


7

XVIII – XX, sự phát triển của ngành khoa học pháp lý cũng như những tác động từ sự
chuyển hóa kinh tế – xã hội đã khiến cho chế định hợp đồng lần lượt được các nước Châu
Âu pháp điển hóa vào bộ luật dân sự của quốc gia mình. Chẳng hạn như tại quy định của
Bộ luật Napoleon, hay cịn gọi là BLDS Pháp - có hiệu lực từ năm 1804 và mang giá trị
cho đến tận ngày nay - đã quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó một
hoặc nhiều người cam kết với một hoặc nhiều người khác về việc chuyển giao một vật, làm
hoặc khơng làm một cơng việc nào đó”2.

Tại Việt Nam, sự phát triển của hệ thống pháp luật nói chung, chế định pháp luật
hợp đồng nói riêng có lịch sử phát triển có phần chậm hơn so với các nước trên thế giới.
Thuật ngữ “hợp đồng” hoặc tương đương khơng thể tìm thấy trong các văn bản pháp luật
chính thức nào của nhà nước phong kiến Việt Nam3. Cho đến khi lịch sử lập pháp Việt
Nam chứng kiến sự ra đời của ba bộ dân luật quan trọng, đó là Bộ Dân Luật giản yếu Nam
Kỳ năm 1883, Bộ Dân Luật Bắc Kỳ năm 1931 và Bộ Dân Luật Trung Kỳ năm 1936. Đây
là kết quả tiếp thu kinh nghiệm từ BLDS Pháp du nhập vào nước ta, đánh dấu lần đầu tiên
pháp luật Việt Nam định nghĩa “hợp đồng” – tại thời điểm đó mang tên gọi là “khế ước” –
là “một hiệp ước của một người hay nhiều người cam đoan với một hay nhiều người khác
để chuyển giao, để làm hay khơng làm cái gì”4. Cho đến ngày nay, pháp luật Việt Nam
hiện hành định nghĩa hợp đồng là “sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”5. Định nghĩa này tuy ngắn gọn nhưng đã khái quát
đầy đủ nội hàm cơ bản của hợp đồng, đồng thời thể hiện chính xác bản chất của hợp đồng
là một thỏa thuận.
Tóm lại, cho dù được định nghĩa như thế nào, bằng ngơn ngữ gì, hợp đồng tại bất
kỳ nơi đâu trên thế giới, trong bất kỳ lĩnh vực nào, đều có bản chất là một sự thỏa thuận

2

Điều 1011 BLDS Pháp.

Nguyễn Ngọc Khánh, 2006. Chế định hợp đồng từ Luật La Mã đến BLDS. Tạp chí Kiểm
Sát, số 7 (4-2006), tr.38-39.
3

4

Điều 644, đoạn 2, Bộ Dân Luật Bắc Kỳ và Điều 680, đoạn 2, Bộ Dân Luật Trung Kỳ.

5


Điều 385 BLDS 2015.


8

giữa hai hoặc nhiều bên, tạo ra các trách nhiệm pháp lý cho các bên bởi những quyền và
nghĩa vụ phát sinh từ thỏa thuận đó6.
Trong một nền kinh tế thị trường ngày một sôi động, các quan hệ xã hội ngày càng
mở rộng, đây chính là tiền đề cho việc gia tăng các giao dịch kinh tế, dân sự với nội dung,
tính chất ngày một phức tạp với sự sáng tạo không ngừng của các chủ thể tham gia. Ngày
nay, bản chất hợp đồng được pháp luật đề cập vẫn không thay đổi - vẫn là sự thỏa thuận
giữa các bên. Tuy nhiên, quan hệ hợp đồng hiện nay đã phát triển phức tạp hơn với các loại
hợp đồng mới mẻ, trong đó có hợp đồng có một bên yếu thế - vốn đang gây ra nhiều tranh
chấp trong thực tiễn hiện nay. Do đó, cần thiết phải giải quyết tiếp theo đây là trả lời câu
hỏi, hợp đồng có một bên yếu thế là như thế nào?
1.1.2 Định nghĩa về hợp đồng có một bên yếu thế
Trước tiên, phân tích từ tên gọi “hợp đồng có mợt bên yếu thế”, ta xác định được
trước hết đây là một quan hệ hợp đồng, tức tồn tại một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên,
trong đó chủ thể của quan hệ hợp đồng này sẽ bao gồm một bên mạnh thế và một bên yếu
thế. Đi vào sâu hơn phân tích nội hàm của quan hệ hợp đồng này, bản chất của sự thỏa
thuận giữa bên mạnh thế và bên yếu thế phải tồn tại sự mất cân xứng về một khía cạnh nào
đó thuộc về hợp đồng. Đó có thể là sự mất cân xứng về khía cạnh năng lực đàm phán, hay
lợi thế về thông tin hoặc sự chiếm ưu thế trong khả năng giải quyết tranh chấp và chính sự
mất cân xứng này dẫn đến sự khơng cân bằng về mặt lợi ích giữa các chủ thể tham gia
quan hệ hợp đồng.
Trước đây, khi bàn về bên yếu thế trong pháp luật hợp đồng thường được các nhà
nghiên cứu đề cập ở những góc độ yếu thế về năng lực hành vi tham gia quan hệ hợp đồng,
như về vấn đề thể chất hoặc khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Thật vậy,
tại Việt Nam khi nghiên cứu về đề tài này nhiều quan điểm cho rằng bên yếu thế trong

quan hệ hợp đồng cũng tương đồng với nhóm yếu thế (nhóm thiệt thòi) được đề cập trong
các vấn đề về an sinh xã hội như người tàn tật, thanh thiếu niên, người cao tuổi, phụ nữ, trẻ

Hồng Thế Liên (Cb), 1997. Bình luận khoa học Một số vấn đề cơ bản của BLDS (1995),
NXB Chính Trị Quốc Gia, tr. 162.
6


9

em…7 Tuy nhiên, xét trong phạm vi nghiên cứu về đề tài “hợp đồng có một bên yếu thế”
thì việc xác định như trên là chưa đầy đủ. Ở một góc nhìn khác, các nhà nghiên cứu luật
học tại Trường Đại học Luật TP.HCM vừa qua đã tổ chức nghiên cứu về “Bảo vệ quyền
lợi của người yếu thế trong lĩnh vực dân sự” bao gồm các vấn đề như hợp đồng dân sự
theo mẫu, hợp đồng cho vay nặng lãi, hợp đồng có chủ thể yếu thế về thơng tin, hợp đồng
có chủ thể là lao động nữ, lao động trẻ em, người khuyết tật, người có nhược điểm về thể
chất, tâm thần…8.
Tiến hành rà soát các văn bản pháp luật dân sự hiện hành tại Việt Nam thì có thể
thấy rằng, vấn đề hợp đồng có một bên yếu thế là gì và có những đặc trưng thế nào vẫn
chưa được trực tiếp ghi nhận cụ thể. Tuy nhiên, trong lịch sử lập pháp Việt Nam đã từng
minh thị quy định bảo về bên yếu thế trong hợp đồng với việc xác định sự không công
bằng về lợi ích – hay còn gọi là “sự thiệt thòi” – chính là một “tì ố của sự ưng thuận”, là
một yếu tố dẫn đến hợp đồng mất hiệu lực, đồng nghĩa giải thoát cho bên yếu thế khỏi các
nghĩa vụ ràng buộc tại hợp đồng. Tại các Điều 652 Bộ Dân Luật Bắc Kỳ và Điều 688 Bộ
Dân Luật Trung Kỳ đều có quy định rằng trong một khế ước, một bên chịu thiệt thịi (la
lésion) khi nào họ khơng nhận được những lợi ích tương đương với cùng khoản mà họ phải
cấp cho người đối ước như trường hợp mua đắt, bán rẻ, làm công quá hạ, trả lãi quá cao…
thì pháp luật, trong một số trường hợp hạn định, sẽ chấp nhận sự thiệt thòi này như một
nguyên nhân để tiêu hủy khế ước9. Để áp dụng quy định này, khế ước có sự thiệt thịi phải
thỏa mãn 02 hai yếu tố bắt buộc như sau:

(i)Một là, sự thiệt thòi trong khế ước phải lớn hơn ngạch khoản đã minh thị
trong luật, tùy theo khế ước. Chẳng hạn như theo quy định tại Điều 986 Bộ Dân Luật Bắc

Xác định về nhóm yếu thế/nhóm thiệt thịi theo nghiên cứu “Cơng tác hỗ trợ nhóm yếu
thế ở Việt Nam” của Phạm Văn Quyết, Phạm Anh Tuấn.
7

truy cập ngày 25/6/2017.
Xem thêm Hội thảo “Bảo vệ quyền lợi của người yếu thế trong lĩnh vực dân sự” do Khoa
Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP.HCM năm 2013
8

/>8719:luat-dan-su&catid=330:s-ds-nckh&Itemid=369
Vũ Văn Mẫu, 1963. Việt Nam Dân luật lược khảo – Quyển II. Sài Gòn, Nhà xuất bản Bộ
Quốc gia Giáo dục, tr.135.
9


10

Kỳ và Điều 1104 Bộ Dân Luật Trung Kỳ thì trong trường hợp sự thiệt thịi có giá trị lớn
hơn phân nửa (1/2) giá bán bất động sản thì khế ước đó tồn tại một sự thiệt thịi; và
(ii) Hai là, sự thiệt thịi phải có tính hiện hữu ngay lúc kết ước khế ước; nhằm
phân biệt với trường hợp rằng khi khế ước được ký kết thì các cung khoản của hai bên rất
tương xứng, nhưng khi thi hành thì lại có sự xuất hiện chênh lệch rất lớn về nghĩa vụ của
hai bên, trường hợp này được pháp luật ghi nhận là một trường hợp bất tiên liệu
(l’imprévision)10 (đây cũng chính là điều khoản hardship trong pháp luật hiện hành).
Tuy nhiên, pháp luật hợp đồng thời bấy giờ cũng không minh thị quy định cụ thể
định nghĩa của hợp đồng có một bên yếu thế là như thế nào.
Hoa Kỳ cũng là một quốc gia có ghi nhận về hợp đồng có một bên yếu thế với tên

gọi khác là Hợp đồng hoặc điều khoản bất công thái quá (Unconscionable Contract or
Terms) tại Bộ luật Thương mại Thống nhất Hoa Kỳ (Uniform Commercial Code - UCC) một đạo luật mẫu (nhất thể hóa) được xem là quan trọng nhất làm khuôn mẫu trong hệ
thống pháp luật Hoa Kỳ11. Tuy nhiên, pháp luật hợp đồng Hoa Kỳ cũng chỉ dừng lại ở việc
quy định thẩm quyền Tòa án can thiệp vào điều khoản hoặc hợp đồng mà Tòa án cho là bất
công thái quá tại thời điểm ký kết12 mà khơng có một định nghĩa cụ thể về Hợp đồng hoặc
điều khoản bất công thái quá.
Tựu trung tất cả các nguồn thông tin tham khảo cũng như kiến thức nêu trên, người
viết xin đưa ra định nghĩa của riêng mình về hợp đồng có một bên yếu thế: Đó là một hợp
đồng chứa đựng những điều khoản không công bằng, tồn tại tình trạng bất lợi nghiêm

10

Chú thích số 9, tr.141-143.

Sau khi UCC được thống nhất về hình thức lần cuối cùng vào năm 1957, nó đã được tất
cả 50 tiểu bang và Đặc Khu Columbia thông qua, mặc dù có những trường hợp ngoại lệ như Tiểu
Bang Louisiana khơng phê chuẩn tồn bộ Điều 2 (Article 2) (quy định về hợp đồng mua bán) hoặc
như Tiểu Bang California không ghi nhận quy định về “Unconscionable Contract or Clause” như
một phần của Điều 2 (Article 2) UCC, tuy nhiên Tiểu Bang này vẫn có quy định tương tự về Hợp
đồng hoặc điều khoản bất công thái quá tại Điều 1670.5 Bộ luật California (The California
Code).
11

Xem thêm về việc ghi nhận UCC tại các tiểu
truy cập ngày 22/3/2017.
12

Điều §2-302 UCC.

bang


Hoa

Kỳ

tại:


11

trọng của bên yếu thế và sự trục lợi bằng những hành động không phù hợp của bên mạnh
thế.

1.2 Những vấn đề lý luận về hợp đồng có một bên yếu thế
1.2.1 Cơ sở lý luận của hợp đồng có một bên yếu thế: Học thuyết giao dịch không
cân bằng
Học thuyết về giao dịch không công bằng (Unconscionability Doctrine) được
thừa nhận trong dòng họ pháp luật Common Law và được xem như một trường hợp làm
mất hiệu lực của hợp đồng kinh điển được giảng dạy tại các trường luật tại Anh, Úc hay
Hoa Kỳ. Đã có nhiều nghiên cứu về Unconscionability Doctrine đều thống nhất rằng sự ra
đời của nó liên quan đến ngun tắc cơng bằng (Equity), vốn xuất hiện từ thế kỷ XII tại
Anh. Equity được xây dựng nhằm bảo vệ những điều chính đáng, đúng đắn hoặc phù hợp
với lương tâm con người, công lý tự nhiên; theo thời gian được đúc kết thành hệ thống các
học thuyết và thủ tục pháp lý với tên gọi Luật Công bằng (Equity Law) phát triển song
song với pháp luật Common Law truyền thống; sau đó Equtity được sử dụng làm nguyên
tắc xét xử chủ yếu tại Tòa Đại pháp (Court of Equity)13. Lần ghi nhận đầu tiên của nguyên
tắc công bằng trong giao dịch không công bằng này có thể kể đến án lệ James v Morgan
(1663) tại Anh - được chủ trì bởi Ngài Chánh án Robert Hyde tại Tịa án Hồng đế (Court
of the King’s Bench). Theo án lệ này, người bán đã dùng một cách tính phức tạp q mức
khiến cho người mua vì thiếu hiểu biết đã mua một con ngựa với “mức giá cắt cổ” là £100

(một trăm bảng Anh) dù rằng giá trị thực tế của nó chỉ là £8.Với lý lẽ bảo vệ lẽ cơng bằng,
Tịa án Anh đã trực tiếp điều chỉnh giá trị của giao dịch, phán quyết giá trị mua bán của
giao dịch này là £8. Mặc dù tại án lệ này không đề cập đến khái niệm Unconscionability
Doctrine nhưng đã được hầu hết các nhà nghiên cứu về đề tài này xem là án lệ đầu tiên
công nhận nguyên tắc chống lại giao dịch bất bình đẳng trong thông luật tại Anh cũng như
trong pháp luật hợp đồng của thế giới14.

Trường Đại học Luật Hà Nội, 2014. Giáo trình luật so sánh, Nhà xuất bản Cơng an nhân
dân, tr.222-223.
13

14

Per Gustafsson, Master Thesis, 2010. The Unconscionability Doctrine in U.S. Contract
Law. The falcuty of law, Lund University, Sweden, p.6.


12

Những án lệ đầu tiên ghi nhận Unconscionability Doctrine được ban hành bởi Tịa
Cơng bằng tại Anh, tiêu biểu nhất là án lệ Earl of Aylesford v Morris (1873), theo đó Tịa
án quyết định bảo vệ người thanh niên trẻ vì sự hoang phí của mình đã bán đi quyền hưởng
di sản với giá rẻ mạt, Tòa đã tuyên hủy giao dịch này vì cho rằng “người thanh niên này
đã bước vào một giao dịch tăm tối, đầy lừa dối và cạm bẫy, nơi anh ta không thể tự bảo vệ
mình trước những người cố tâm khai thác điểm yếu của anh”. Một trường hợp khác Tòa án
hủy bỏ giao dịch mà họ cho rằng không công bằng là án lệ Fry v Lane (1888), trong đó hai
anh em nhà Fry làm nghề sửa ống nước và giặt giũ, mỗi tuần kiếm được £1; sau đó, họ
được hưởng quyền thừa kế bất động sản của người bác trai, tùy thuộc vào tuổi thọ của
người bác gái của họ. Tuy nhiên, họ được tư vấn bởi một luật sư “thiếu kinh nghiệm” và
đồng thời cũng là luật sư tư vấn cho ông Lane, để bán cho ông Lane quyền thừa kế với giá

rẻ mạt lần lượt là £170 và £270 vào năm 1878. Khi người bác gái qua đời vào năm 1886,
số tiền mỗi người đáng lẽ ra nhận được là £730, còn lúc năm 1878 số tiền này phải là £475
cho mỗi người thừa kế. Thẩm phán Kay J đã phán quyết rằng những người thừa kế trẻ tuổi
là “những người nghèo đáng thương với giáo dục khơng hồn hảo” và cần được can thiệp
của Luật Công Bằng, lúc này, sự định giá quá thấp của người mua chính là một bằng
chứng vơ lương tâm rõ ràng và Tịa u cầu người mua có nghĩa vụ xác định lại giá trị
chuyển nhượng quyền thừa kế sao cho “công bằng, vừa phải và hợp lý”15. Cả hai án lệ này
đã trở thành các án lệ kinh điển của các trường hợp giao dịch khơng cơng bằng tại Anh,
trong đó “nhấn mạnh vị trí yếu thế hơn của một bên, và chính điểm yếu này đã bị bên còn
lại khai thác để đạt được những lợi ích khơng cơng bằng”16.
Unconscionability Doctrine sau khi ra đời lại không được ghi nhận nhiều sự phát
triển tại các Tòa án Anh Quốc, lý do của việc này được Lord Diplock cho rằng: Dưới sự
ảnh hưởng của Jeremy Bentham với “Thuyết công lợi” và “Thuyết Laissez-faire” (Tự do
kinh tế), các Tòa án Anh vào thế kỷ XIX đã từ bỏ việc áp dụng các chính sách chống lại
giao dịch không công bằng trong các vụ việc liên quan tới hợp đồng17. Sự hồi sinh của
15

Jill Poole, 2016. Casebook on Contract Law the 13th edition, Oxford University Press,

p.731.
Janet O’Sullivan, Jonathan Hilliard, 2012. The law of contract 5th Edition, Oxford
University Press, p.292-293.
16

Veronika Timofeeva, “The doctrine of unconscionable bargains is too uncertain and
undermines the classical theory of contract”, truy cập ngày 25/6/2018, p.2.
17


13


Unconscionability Doctrine tại Tòa án Anh Quốc được cho rằng từ lời phát biểu tại phiên
tòa của Thẩm phán Lord Denning trong vụ án Lloyds Bank v Bundy: “Luật pháp của Anh
sẽ bảo vệ cho một người thực hiện ký kết hợp đồng có điều khoản bất cơng hoặc thực hiện
chuyển giao tài sản với giá vô cùng không tương xứng, mà người này khơng có sự tư vấn
độc lập, khi sức mạnh thương lượng của người này bị suy yếu trầm trọng bởi nhu cầu cuộc
sống hoặc ham muốn cá nhân, hoặc do sự thiếu hiểu biết hoặc sự yếu đuối, nhu nhược của
mình, đã bị người kia lợi dụng sức mạnh thương lượng cùng với những ảnh hưởng hoặc áp
lực quá mức, mang lại lợi ích quá mức cho người kia”18.
Từ những án lệ trên, giới học thuật tại Anh có những sự nghiên cứu về tính ứng
dụng của Unconscionability Doctrine bằng những phép thử dựa trên các yếu tố của một
giao dịch được cho là giao dịch không công bằng. Phép thử của Nhà nghiên cứu luật Luật sư Patrick Selim Atiyah gồm có hai yếu tố, một là sự yếu thế rõ rệt của một bên trong
giao dịch, hai là sự không công bằng rõ ràng của các điều khoản trong hợp đồng19. Mặt
khác, Giáo sư Luật học - Luật sư John Phillips đề xuất một phép thử khác gồm ba yếu tố,
một là bên yếu thế phải có “sự bất lợi nghiêm trọng” vì một số điểm yếu nào đó hoặc bị
khuyết tật, hai là bên mạnh thế đã khai thác những bất lợi này một cách “tội lỗi về mặt đạo
đức” và ba là các điều khoản của hợp đồng phải là không công bằng hoặc mang tính áp
bức20. Cả hai phép thử được nêu trên đây có thể nói rằng khơng khác biệt đáng kể, ngoại
trừ phép thử của John Phillips thể hiện rõ ràng hơn về mặt lương tâm và tính tội lỗi của
hành vi của phía mạnh thế trong giao dịch.
Đến năm 2006, một quy chuẩn chung về các yếu tố của một giao dịch không công
bằng được đưa ra trong án lệ Choudry v Minhas (2006); quy chuẩn chung này được Tòa
án Anh áp dụng để xác định giao dịch không công bằng trong thông luật Anh cho đến
ngày nay. Các yếu tố này bao gồm:
(i) bên yếu thế phải ở trong một tình trạng thực sự bất lợi nghiêm trọng vì một hay
một số điểm yếu hoặc hạn chế nhất định,
18

Lloyd’s Bank Ltd. v. Bundy (1975)


19

Patrick Selim Atiyah, 2009. An Introduction to the Law of Contract 6th Edition.:
Clarendon Press Oxford, p.300.
John Phillips, 2008. “Smith v Hughes (1871)” in: Landmark Cases in the Law of
Contract 1st Edition. Hart Publishing, p.218.
20


14

(ii) bên mạnh thế có những hành động khơng đúng để trục lợi từ điểm yếu này của
bên kia,
(iii) các điều khoản trong hợp đồng không công bằng hoặc mang tính áp bức, và
cuối cùng là
(iv) bên yếu thế khơng nhận được sự tư vấn pháp lý độc lập nào21.
Bốn yếu tố này cũng được Tịa án Anh Quốc cơng nhận là các yếu tố tiên quyết
một giao dịch có bị xem là một giao dịch không công bằng hay khơng, và từ đó có chịu sự
điều tiết của Unconscionability Doctrine hay không.
Cũng tương tự như thông luật Anh, Unconscionability Doctrine được du nhập sang
Hoa Kỳ và từ thế kỷ XX cho đến nay, học thuyết được áp dụng rộng rãi tại Tịa án của tồn
bộ Khối Thịnh Vượng Chung (British Commonwealth)22, đồng thời ảnh hưởng mạnh mẽ
đến pháp luật về giao dịch bất công thái quá hay giao dịch khơng cơng bằng trên tồn thế
giới23.
1.2.2 Phân loại các giao dịch bất công thái quá
Việc phân loại giao dịch bất công thái quá lần đầu tiên được đề cập bởi Giáo sư
Arthur Allen Leff, ông cho rằng tồn tại hai loại giao dịch bất công thái quá, tương ứng với
hai hình thức của sự bất cơng thái q, là (i) sự bất cơng thái q về mặt hình thức procedural unconscionability mà ông cho là “sự đàm phán hư hỏng” (bargaining
naughtines) và (ii) sự bất công thái quá về mặt nội dung - substantive unconscionability
mà ông cho là “sự xấu xa trong hệ quả của hợp đồng” (evil in the resulting contract)24. Bắt

nguồn từ quan điểm này của Giáo sư Arthur Allen Leff, rất nhiều nghiên cứu luật học đã
đào sâu và tìm ra sự khác biệt, cũng như định nghĩa cụ thể về từng loại giao dịch bất công
thái q. Có học giả cho rằng, khơng thể đưa ra một định nghĩa chính xác của procedural

21

Chú thích số 16, p.292-293.

22

Xem chú thích số 17.

Xem thêm phân tích về “Pháp luật về hợp đồng có mợt bên yếu thế trên thế giới” tại
Chương 2 của Luận Văn này
23

Arthur Allen Leff, 1967. Unconscionability and the Code – The Emperor’s New Clause,
University of Pennsylvania Law Review, Volume 115, p. 487. Available at: />truy cập ngày 25/6/2018.
24


15

unconscionability và substantive unconscionability, tuy nhiên, điểm khác biệt trọng điểm
của hai loại giao dịch này có thể dễ dàng nhận diện và giúp ta có thể phân biệt được chúng,
cụ thể substantive unconscionability đề cập đến sự bất công thái quá của chính các điều
khoản của bản thân giao dịch đó (bất cơng về bản chất của hợp đồng) và việc bên mạnh thế
được hưởng lợi ích thái quá một cách vơ lý; cịn procedural unconscionability lại hướng
về các hồn cảnh, điều kiện của giao dịch mà theo đó bên yếu thế đã đồng ý với các điều
khoản của giao dịch bất cơng thái q25. Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều tranh cãi về ranh giới

giữa substantive unconscionability và procedural unconscionability, cũng như ý nghĩa
của việc phân loại này đối với việc xác định một giao dịch bất công thái quá, liệu rằng khi
Tòa án kết luận một giao dịch bất cơng thái q có cần xác định có đầy đủ cả hai yếu tố
substantive unconscionability và procedural unconscionability hay chỉ cần một trong hai
yếu tố là có thể kết luận, và có trường hợp nào giao dịch bất cơng thái q nào khơng có cả
một trong hai yếu tố trên26?
Tuy vậy, đa số đều ủng hộ quan điểm rằng, procedural unconscionability bao gồm
các yếu tố “bên ngoài” giao dịch, là các yếu tố bất cơng thuộc về hồn cảnh, điều kiện của
giao dịch, thường xuất phát từ chính sự chênh lệch vị thế của các bên tham gia giao dịch
hoặc các đặc điểm của quá trình thương lượng hợp đồng, chẳng hạn như quan hệ pháp lý
giữa các bên, kinh nghiệm, sự chun mơn, trình độ hiểu biết, năng lực đàm phán, hoặc
tình hình tài chính của bên yếu thế so với bên mạnh thế. Ngồi ra, cịn có các yếu tố bất
cơng được cài gắn trong q trình thương thảo, ký kết hợp đồng, chẳng hạn như lợi dụng
tình trạng khơng đọc hợp đồng của người tiêu dùng (chủ yếu hợp đồng TMĐT), hoặc cung
cấp hợp đồng mẫu với nhiều điều khoản có ngơn ngữ hợp đồng khó có thể nắm bắt ở hiểu
biết thơng thường cũng được xem là một yếu tố thuộc về procedural unconscionability.
Ngược lại, substantive unconscionability, là sự bất công về mặt nội dung, tức là sự
bất cơng nằm ở chính nội dung hợp đồng, dẫn đến những hệ quả bất công trên thực tế đối
với bên yếu thế. Có thể kể đến các yếu tố có thể cấu thành sự bất cơng về mặt nội dung
như sự chênh lệch quá lớn giữa giá cả và giá trị thực tế của giao dịch, hoặc như các điều
khoản mang nội dung hạn chế hoặc từ bỏ trách nhiệm, nghĩa vụ của một bên dẫn đến sự
25

Richard Craswell, 2010. Two Different Kinds Of Procedural And Substantive
Unconscionability. Available at: truy cập ngày 08/7/2018.
26

Chú thích số 14, p.7



16

bất lợi nghiêm trọng cho bên còn lại, ảnh hưởng đáng kể đến mục đích của giao dịch. Tuy
nhiên, có những trường hợp đặc biệt, khi các điều khoản loại trừ trách nhiệm, nghĩa vụ
được miễn trừ, không bị xem là bất công thái quá. Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ
- UCC đã ghi nhận hai điều khoản như vậy, một là điều khoản về loại trừ nghĩa vụ bảo
hành khi đảm bảo một số điều kiện nhất định, được quy định tại Điều 2-31627 và hai là
điều khoản về giới hạn biện pháp khắc phục, loại trừ và hạn chế thiệt hại được áp dụng
trong một số trường hợp hạn hữu, quy định tại Điều 2-719 UCC. Tuy nhiên, Khoản 3 Điều
2-719 UCC cũng nêu rõ rằng những điều khoản hợp đồng có nội dung hạn chế thiệt hại về
tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng sẽ được xem là bất công thái quá một cách hiển
nhiên (prima facie unconscionable), ngược lại, điều khoản hợp đồng có nội dung hạn chế
thiệt hại mang tính thương mại thì có thể áp dụng sự miễn trừ này28.
1.2.3 Vấn đề hiệu lực của hợp đồng có một bên yếu thế
Bất kì bên nào khi tham gia vào một hợp đồng đều hướng đến sự ràng buộc pháp lý
về quyền và nghĩa vụ đối với nhau cũng như đều mong muốn bên kia thực hiện nghĩa vụ
phát sinh từ hợp đồng. Chính vì vậy, vấn đề hiệu lực hợp đồng chính là một trong những
vấn đề quan trọng mang tính bản chất của hợp đồng nói chung. Theo quan niệm truyền
thống, hợp đồng luôn được coi là sự ràng buộc mang tính bất biến, nhưng ngày nay đã có
nhiều hướng tiếp cận mới, hợp đồng khơng cịn là một thứ “bất di bất dịch”, sự ràng buộc
của hợp đồng cũng có thể thay đổi để bảo vệ sự cơng bằng về lợi ích của các bên29.
Để trả lời câu hỏi hợp đồng có một bên yếu thế có hiệu lực hay khơng thì trước
tiên, người viết xin đề cập lại một vấn đề liên quan trực tiếp đến hiệu lực của hợp đồng, đó
là các nguyên tắc cơ bản của hợp đồng:
(i) Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng
Nguyên tắc tự do hợp đồng - được coi là nguyên lý, nguyên tắc căn bản nhất của
pháp luật hợp đồng thời kỳ đầu chủ nghĩa tư bản, đã đươc ra đời vào cuối thế kỷ XVIII Điều 2-316 Bộ luật UCC. Xem thêm tại: truy
cập ngày 01/9/2018.
27


Điều 2-719 Bộ luật UCC. Xem thêm tại: truy
cập ngày 01/9/2018.
28

Phạm Duy Nghĩa, 2003. Điều chỉnh thông tin bất cân xứng và quản lý rủi ro trong pháp
luật hợp đồng Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 05/2003, tr.39.
29


×