Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

(Luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế trong xây dựng nông thôn mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở huyện củ chi tp hồ chí minh đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

HUỲNH THÚC ĐỊNH

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH KINH TẾ
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
ĐỂ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

HUỲNH THÚC ĐỊNH

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH KINH TẾ
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
ĐỂ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 8310102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THĂNG



TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế
trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Củ Chi - TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025”
là cơng trình nghiên cứu của chính tác giả.
Các phân tích, tính tốn, số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung
thực, có nguồn dẫn rõ ràng, khơng sao chép từ cơng trình nghiên cứu khác.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

Huỳnh Thúc Định


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
LAO ĐỘNG THEO NGÀNH KINH TẾ .................................................................. 7
1.1. CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO
NGÀNH KINH TẾ ........................................................................................................ 7
1.1.1. Cơ cấu lao động ........................................................................................... 7
1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ........................................ 8

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ..... 10
1.2. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI ... 16
1.2.1. Bối cảnh ra đời ........................................................................................... 16
1.2.2. Chương trình xây dựng NTM tác động đến chuyển dịch CCLĐ .............. 17
1.2.3. Quá trình thực hiện chương trình NTM trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và
huyện Củ Chi ....................................................................................................... 18
1.2.4. Kết quả thực hiện ....................................................................................... 21
1.3. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH KINH TẾ TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .............................................................................. 23
1.4. KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH KINH
TẾ Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG ................................................................................. 24
1.4.1. Kinh nghiệm ở huyện Hóc Mơn, TP. Hồ Chí Minh .................................. 24
1.4.2. Kinh nghiệm của Thị x Long hánh Tỉnh Đồng Nai ............................. 26
1.4.3. Kinh nghiệm của Huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh .......................... 28
TĨM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO
NGÀNH KINH TẾ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN CỦ
CHI – TP. HỒ CHÍ MINH TỪ 2010 ĐẾN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
CẦN GIẢI QUYẾT .................................................................................................. 31
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN HUYỆN CỦ CHI - TP.
HỒ CHÍ MINH ........................................................................................................... 31
2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 31
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên, xã hội .................................................................. 32


2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CỦ CHI – TP. HỐ HỒ
CHÍ MINH ................................................................................................................ 344
2.2.1. Phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ............................ 34
2.1.2. Dân số và lao động .................................................................................... 42
2.3. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH KINH TẾ TRONG

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN CỦ CHI, TP.HCM ....................... 43
2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành xét về quy mô hay tỷ trọng trong
các ngành ........................................................................................................... 455
2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành xét về chất lượng ..................... 47
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO
NGÀNH KINH TẾ TẠI HUYỆN CỦ CHI, TP.HCM .............................................. 50
2.4.1. Thành tựu ................................................................................................... 50
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................ 503
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 57
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH KINH TẾ TRONG XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI ĐỂ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở HUYỆN CỦ CHI TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025 ..................................................................... 58
3.1. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÀ XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ HUYỆN CỦ CHI ........... 58
3.1.1. Quan điểm, mục tiêu .................................................................................. 58
3.1.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..................................................... 59
3.1.3. Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động ................................................... 60
3.1.4. Định hướng xây dựng nông thôn mới ......................................................... 61
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH KINH
TẾ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN CỦ CHI - TP. HỒ CHÍ
MINH ĐẾN NĂM 2025 .............................................................................................. 62
3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách thúc đẩy chuyển dịch Cơ cấu lao động theo
ngành kinh tế........................................................................................................... 62
3.2.2. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý để thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu lao động đạt hiệu quả ...................................................................................... 63
3.2.3. Giải pháp về thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, giải quyết
việc làm cho lao động ............................................................................................ 65
3.2.4 Giải pháp thực hiện có hiệu quả chương trình nâng cao chất lượng các tiêu
chí xây dựng nơng thơn giai đoạn 2016-2025 ...................................................... 69
3.2.4.1. Giải pháp huy động nguồn vốn........................................................ 69

3.2.4.2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung Đề án Nâng cao
chất lượng nông thôn mới ............................................................................. 70


3.2.4.3. Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ chuyên trách để triển khai thực
hiện đề án ......................................................................................................71
3.2.4.4. Mở rộng thị trường tăng cường năng lực thâm nhập thị trường cho
hàng hóa của địa phương .............................................................................72
3.2.4.5. Tổ chức giám sát và sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình
xây dựng nơng thơn mới theo định kỳ hàng năm .........................................73
3.3. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 74
3.3.1. Đối với Chính phủ ............................................................................................. 74
3.3.2. Đối với TP. Hồ Chí Minh .................................................................................. 75
3.3.3. Đối với Huyện Củ Chi ...................................................................................... 75
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 76
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CCKT

: Cơ cấu kinh tế

CCKTN

: Cơ cấu kinh tế ngành

CCLĐ


: Cơ cấu lao động

CMKT

: Chuyên môn kỹ thuật

CNH

: Cơng nghiệp hóa.

CN - XD

: Cơng nghiệp - Xây dựng.

ĐTH

: Đơ thị hóa

HĐH

: Hiện đại hóa.

HTX

: Hợp tác xã.

KT - XH

: Kinh tế - xã hội


KH - CN

: Khoa học công nghệ

KCN

: Khu công nghiệp

KCX

: Khu chế xuất

LLLĐ

: Lực lượng lao động

LĐNN

: Lao động nông nghiệp

LĐDV

: Lao động dịch vụ

NN

: Nông nghiệp.

NTM


: Nông thôn mới

NSLĐ

: Năng suất lao động

NQ/TW

: Nghị quyết/ Trung ương

PTKT

: Phát triển kinh tế

TM - DV

: Thương mại - Dịch vụ.

TTLĐ

: Thị trường lao động

VPĐP

: Văn phòng Điều phối


DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu ngành huyện Củ Chi giai đoạn 2011 - 2015 ...... 36

Bảng 2.2: Đặc điểm dân số huyện Củ Chi ................................................................... 44
Bảng 2.3: Dân số và lao động huyện Củ Chi .............................................................. 45
Bảng 2.4: Số lượng và tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành kinh tế ............... 46
Bảng 2.5: Trình độ chun mơn của người lao động huyện Củ Chi ........................... 49
Hình 2.1: Cơ cấu lao động các ngành kinh tế huyện Củ Chi ...................................... 47


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong q trình phát triển kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa tại các nước đang phát
triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thay đổi theo chiều hướng tỷ trọng giá trị sản lượng công nghiệp,
dịch vụ ngày càng cao hơn so với nông nghiệp. Xu hướng này xuất hiện do nhiều lý do trong đó
giá trị gia tăng của cơng nghiệp cao hơn nông nghiệp là một trong những lý do quan trọng nhất để
cải thiện đời sống kinh tế - xã hội. Giá trị gia tăng cao cho phép nền kinh tế quốc gia có khả năng
tích lũy để tái đầu tư cho phát triển tạo tốc độ tăng trưởng nhanh là một động lực trong giai đoạn
đầu của quá trình cơng nghiệp hóa. Tuy nhiên khi đ đạt được một mức độ phát triển cao thì sự
dịch chuyển lại theo xu hướng tăng dần giá trị đóng góp của dịch vụ trong nền kinh tế so với sản
xuất công nghiệp và nông nghiệp. Tuy nhiên theo thực tế nền kinh tế Việt Nam hiện nay hầu như
đang trong quá trình cơng nghiệp hóa cho nên sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế thiên về tăng giá trị
đóng góp của sản xuất cơng nghiệp. Q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ dẫn đến sự dịch
chuyển cơ cấu lao động theo hướng khu vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ thu hút nhiều lao
động từ lĩnh vực nông nghiệp dịch chuyển sang.
Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội thì đơ
thị hóa cũng đang diễn ra với một tốc độ nhanh tại những Tỉnh, Thành phố có mức thu hút
đầu tư cao đặc biệt là đầu tư trực tiếp của nước ngồi. Q trình đơ thị hóa khơng chỉ làm
thay đổi lối sống của người dân nông thôn mà cịn tạo ra một làn sóng chuyển dịch cơ cấu lao
động theo hướng tăng dần tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và dịch vụ so
với nơng nghiệp. Chính sự tương tác đồng thời giữa cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa đ tạo nên

một động lực lớn thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong nơng thơn.
Ngồi sự tác động của q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa về việc thực hiện
Chương trình quốc gia về xây dựng nơng thơn mới cũng góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng,
nâng cao đời sống của người dân ở khu vực nông thôn và đặc biệt tác động đến sự chuyển
dịch cơ cấu lao động trong nông thôn.


2

Là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Bắc của TP. Hồ Chí Minh, huyện Củ Chi đ
hồn thành mục tiêu xây dựng 100% các x đạt chuẩn của bộ tiêu chí đầu tiên so với 4
huyện ngoại thành cịn lại. Sự thành cơng của chương trình đ góp phần to lớn giúp cho
đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên địa bàn huyện được cải thiện rõ rệt cơ
cấu kinh tế chuyển dịch, phát triển theo đúng định hướng đề ra đ góp phần thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của huyện diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Hơn thế nữa vấn đề tận dụng nguồn nhân lực và việc làm của lao động nơng thơn được
giải quyết đ góp phần ổn định kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện. Trong đó phát triển
kinh tế, nâng cao thu nhập và cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn là những chỉ tiêu quan
trọng cần đẩy mạnh thực hiện để thúc đẩy kinh tế - xã hội của các huyện ngoại thành
phát triển. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển
của Huyện. Lợi thế của địa phương do chuyển dịch CCLĐ theo ngành kinh tế cịn q
chậm chạp.
Chính từ những lý do đó tác giả đ chọn đề tài “Chuyển dịch CCLĐ theo ngành kinh
tế trong xây dựng nông thôn mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở huyện Củ Chi - TP. Hồ
Chí Minh đến năm 2025” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu sau đây:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về CCLĐ chuyển dịch CCLĐ theo ngành kinh tế.
- Phân tích đánh giá thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành kinh tế trong
xây dựng nông thôn mới ở huyện Củ Chi - TP. Hồ Chí Minh.

- Đề xuất các giải pháp có tính khả thi để chuyển dịch CCLĐ theo ngành kinh tế
trong xây dựng nông thơn mới ở huyện Củ Chi - TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025 và
những năm tiếp theo.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nêu trên đề tài hướng đến việc trả lời và
làm sáng tỏ các các câu hỏi nghiên cứu sau đây:


3

- Cơ sở lý luận và thực tiễn của chuyển dịch CCKT và chuyển dịch CCLĐ theo
ngành kinh tế là gì?
- Thực trạng của chuyển dịch CCLĐ theo ngành kinh tế từ 2010 đến nay ở
Huyện Củ Chi - TP. Hồ Chí Minh như thế náo? Vấn đề đặt ra cần giải quyết là gì?
- Hệ thống các giải pháp để giải quyết vấn đề cần đặt ra là gì?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề chuyển dịch cơ
cấu lao động theo ngành kinh tế trong xây dựng nông thôn mới.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Luận văn được nghiên cứu ở phạm vu khoa học kinh tế chính trị. Phạm vi đề
tài nghiên cứu về vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế trong xây
dựng nông thôn mới.
+ hông gian: Địa bàn huyện Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh.
+ Thời gian: Nghiên cứu, phân tích dữ liệu giai đoạn 2010 đến nay đề xuất giải
pháp đến năm 2025.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề chuyển dịch CC T và CCLĐ theo ngành kinh tế quốc dân và nội bộ
ngành đ được nhiều nhà nghiên cứu xem xét theo nhiều khía cạnh khác nhau tùy theo
mục đích nghiên cứu. Nhìn chung những nghiên cứu này đ xem xét quá trình chuyển
dịch CCLĐ dưới các góc độ như tác động của CNH ĐTH và hợp nhất kinh tế đến

chuyển dịch CCLĐ theo ngành kinh tế quốc dân và trong nội bộ ngành (Lê Do n hải
2001; Bùi Tất Thắng 2011; Phí Thị Hằng, 2014; Phạm Thị Bạch Tuyết 2016); các
nguyên nhân làm hạn chế q trình chuyển dịch CCLĐ như tính chất thâm dụng vốn
trong một số ngành công nghiệp sự kém hiệu quả của các chương trình đào tạo chuyển
đổi nghề nghiệp cho nơng dân sự yếu kém về trình độ và kỹ năng của lao động trong
nông thôn sự kém phát triển của khu vực tiểu thủ công nghiệp tại địa phương đ dẫn
đến làn sóng di dân từ nơng thơn đến các đô thị lớn và chiến lược quy hoạch phát triển
công nghiệp chưa hợp lý (Trần Minh Ngọc 2003 Nguyễn Bá Ngọc, 2012); xu hướng


4

dịch chuyển lao động từ khu vực nông thôn ra thành thị từ lĩnh vực nông nghiệp sang
phi nông nghiệp (Lê Xuân Bá 2003; Trần Hồi Sinh 2006) từ nơi đơng dân cư nhưng
ít tài ngun sang vùng l nh thổ ít dân cư nhưng giàu tài nguyên (Phạm Quý Thọ
2006); việc chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp (Đ
Chung và

im Thị Dung, 2012; Nguyễn Xuân Đóa, 2016).

im

ết quả từ những nghiên

cứu này cho thấy trong q trình phát triển nơng thơn mới đ có sự dịch chuyển CCLĐ
đáng kể trong nội bộ ngành nông nghiệp từ những lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp sang
những cây trồng vật ni có giá trị gia tăng cao nhờ đó tăng được thu nhập của người
dân nông thôn. Mặt khác nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra tác động của chương trình phát
triển nơng thơn mới đến sự chuyển dịch CCLĐ (Trần Tiến


hai 2014; Nguyễn Xuân

Đóa 2016).
Đồng thời với việc chỉ ra những xu hướng các tác động và nguyên nhân làm
hạn chế hiệu quả của việc chuyển dịch CCLĐ các nghiên cứu ứng dụng cũng nêu lên
các giải pháp để thúc đẩy quá trình chuyển dịch CC T có hiệu quả góp phần tạo tăng
trưởng kinh tế tăng thu nhập dân cư nông thôn và cải thiện đời sống vật chất và tinh
thần của người dân trong khu vực này. Nhiều giải pháp đ được đề xuất như hoàn thiện
các chiến lược và quy hoạch thay đổi cơ cấu đầu tư cho các khu vực kinh tế phát triển
các doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng nguồn lực tại khu vực nông thôn (Phạm Đức
Thành Vũ Quang Thọ 2006); chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp (Nguyễn Xn
Đóa 2016); thực hiện tốt chương trình xây dựng NTM (Lê Thanh Liêm 2016).
Tóm lại các nghiên cứu về chuyển dịch CC T trong thời gian gần đây đ chỉ ra
quá trình CNH ĐTH và chương trình quốc gia về xây dựng nơng thơn mới đ có tác
động lớn đến q trình chuyển dịch CCLĐ khơng những theo ngành kinh tế quốc dân
mà còn tạo sự chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng làm gia tăng
thu nhập và tạo nhiều giá trị tăng cho nông dân đặc biệt ở những huyện ngoại thành
của các đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên bên cạnh những thành cơng vẫn
cịn nhiều ràng buộc làm chậm và chưa tạo nên hiệu quả cho quá trình chuyển đổi
CCLĐ từ lĩnh vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp cũng như chuyển dịch lao động


5

trong nội bộ ngành nơng nghiệp. Các hạn chế đó xuất phát từ các chính sách của nhà
nước như thiếu một quy hoạch tổng thể cơ cấu đầu tư trong các ngành kinh tế chưa cân
đối thiếu một chương trình đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho nông dân các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn nông thôn chưa phát triển… Tuy nhiên nhìn chung có
hai vấn đề vẫn chưa được đề cập đến khi nghiên cứu về chuyển dịch CCLĐ tại nông
thôn cụ thể như sau:

- Về mặt lý luận: Chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập đầy đủ và toàn diện
về sự chuyển dịch CCLĐ theo ngành kinh tế trong việc xây dựng NTM.
- Về mặt thực tiễn: Trong quá trình xây dựng NTM ở huyện Củ Chi - TP. Hồ
Chí Minh chưa có nghiên cứu nào đề cập cụ thể đến việc phân tích đánh giá thực
trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành kinh tế.
Đó là những khoảng trống mà luận văn này muốn đi sâu nghiên cứu góp phần
đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM ở Huyện Củ Chi TP. Hồ Chí Minh.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên nền tảng thế giới quan phương pháp luận duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử phương pháp trừu tượng hoá khoa học của chủ
nghĩa Mác - Lê nin kết hợp với phương pháp thống kê, phân tích - so sánh, tổng hợp
vận dụng các quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp
nông thôn để giải quyết các vấn đề nêu ra trong luận văn.
Phương há lu n duy v t iện ch ng và duy v t lịch s : Xem xét đánh giá
một cách khách quan toàn diện vấn đề chuyển dịch CCLĐ theo ngành kinh tế trong
xây dựng NTM ở huyện Củ Chi - TP. Hồ Chí Minh trong các giai đoạn cụ thể, gắn với
đối tượng cụ thể trong một tổng thể kinh tế - xã hội luôn vận động và phát triển.
hương há tr u tượng h a khoa học: Dựa vào thực tiễn chuyển dịch CCLĐ
chủ yếu theo ngành kinh tế trong quá trình xây dựng NTM ở huyện Củ Chi để rút ra
những kết luận về thành tựu hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh chuyển
dịch cơ cấu lao động trong quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới hiện nay ở
nước ta.


6

hương há thống kê: Tập hợp các dữ liệu thống kê về phát triển kinh tế,
chuyển dịch CCLĐ theo ngành kinh tế ở huyện Củ Chi - TP. Hồ Chí Minh trong giai
đoạn từ 2010 đến nay, thể hiện qua các số liệu về: giá trị sản xuất các ngành, dân số,
lao động cơ cấu lao động, thu nhập bình quân đầu người …

hương há

hân tích - t ng hợ : Dựa trên cơ sở các số liệu thu thập được về

tình hình phát triển kinh tế lao động tiến hành các phân tích đánh giá thực trạng
chuyển dịch CCLĐ theo ngành kinh tế trên địa bàn huyện Củ Chi - TP. Hồ Chí Minh
và luận giải các vấn đề nghiên cứu.
7. Kết cấu nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu và tài liệu tham khảo, nghiên
cứu có kết cấu 3 chương cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCLĐ theo ngành kinh tế;
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành kinh tế trong xây dựng
NTM ở huyện Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh;
Chương 3: Quan điểm định hướng và giải pháp chuyển dịch CCLĐ theo ngành
kinh tế trong xây dựng NTM ở huyện Củ Chi - TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025.


7

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG
THEO NGÀNH KINH TẾ
1.1. CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO
NGÀNH KINH TẾ
1.1.1. Cơ cấu lao động
Cơ cấu nói lên tỷ trọng của các bộ phận cấu thành trong một tổng thể, cho nên
CCLĐ là tỷ trọng từng loại lao động so với tổng LLLĐ. hi đề cập đến CCLĐ người ta
thường phân loại chúng theo các tiêu chí khác nhau chẳng hạn như giới tính khu vực cư trú
(thành thị - nơng thơn) trình độ văn hóa ngành nghề ngành kinh tế quốc dân thành phần
kinh tế… M i một cách phân loại cho phép chúng ta nhìn nhận CCLĐ theo những góc nhìn

khác nhau và chúng phản ánh một đặc trưng về CCLĐ. Do đó, khi nghiên cứu về CCLĐ
cần sử dụng kết hợp các cách phân loại khác nhau để có góc nhìn đa chiều và tổng thể. Nhìn
chung, CCLĐ có thể phân loại theo những tiêu thức về nhân khẩu học ngành kinh tế theo
thành phần kinh tế sử dụng người lao động khu vực sinh sống.
Xét theo tiêu thức nhân khẩu học CCLĐ được phân nhóm dựa theo giới tính độ tuổi
trình độ văn hóa chun môn kỹ thuật. Cách phân loại này cho phép nhận thức được bản
chất cũng như chất lượng của CCLĐ. Xét theo ngành kinh tế, CCLĐ thể hiện tỷ lệ lao động
hoạt động trong ba ngành kinh tế quốc dân (ngành cấp 1) như công nghiệp nông nghiệp và
dịch vụ. Trong từng ngành có thể phân loại cơ cấu theo nội bộ ngành chẳng hạn trong nơng
nghiệp đó là trồng trọt chăn ni thủy sản …(hay cịn gọi là ngành cấp 2). Việc phân loại
CCLĐ theo ngành kinh tế quốc dân cho phép chúng ta nhìn thấy xu hướng thay đổi CCLĐ
do thay đổi cơ cấu kinh tế. CCLĐ còn được xem xét dưới góc độ thành phần kinh tế như
kinh tế nhà nước tập thể tư nhân và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi; cách
phân loại này cho phép đánh giá được mức độ huy động nguồn nhân lực trong các thành
phần kinh tế. Ngoài ra, CCLĐ còn được phân theo khu vực sinh sống (thành thị hay nông
thôn). Cách phân loại này cho phép đánh giá được sự phân bố lao động theo vùng l nh thổ.


8

1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế
Chuyển dịch CCLĐ được xem là một quá trình thay đổi tỷ lệ của các bộ phận
cấu thành cơ cấu lao động theo thời gian không gian và theo một xu hướng nhất định
(Nguyễn Tiệp 2005). Sự chuyển dịch được xem là có hiệu quả một khi q trình thay
đổi này phải phù hợp với sự chuyển dịch CCKT phải cho phép sử dụng nguồn nhân
lực có hiệu quả theo xu thế tăng chất lượng nguồn nhân lực (Lê Xuân Bá 2005;
Nguyễn Tiệp 2005). Định nghĩa nêu trên cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu lao động cần
theo xu hướng nâng cao năng suất lao động tăng hàm lượng lao động có tay nghề và
kỹ năng làm việc trong những khu vực có giá trị gia tăng cao, khơng thể tách rời với
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa và sự chuyển dịch

này diễn ra trên cả khía cạnh khơng gian hay vùng l nh thổ và theo thời gian.
Chuyển dịch CCLĐ có thể được xem xét dựa trên tất cả các tiêu thức phân loại
CCLĐ ví dụ như theo ngành theo nghề nghiệp chun mơn theo độ tuổi giới tính
nhưng sự chuyển dịch CCLĐ theo ngành là một góc độ xem xét quan trọng vì nó thể
hiện kết quả của q trình chuyển dịch CCKT của quốc gia theo những xu hướng phát
triển đồng thời nó cho thấy q trình thay đổi tỷ trọng và chất lượng của lao động
trong các ngành khác nhau theo thời gian không gian và xu hướng biến đổi. Thơng
qua sự chuyển dịch này các nhà phân tích kinh tế có thể đánh giá sự tương thích của
chuyển dịch CCLĐ với CCKT sự thay đổi về chất lượng của lao động tác động của
chuyển dịch CCLĐ đến tăng năng suất lao động x hội và cả tăng trưởng kinh tế.
Thực tiễn chuyển dịch CCLĐ theo ngành cho thấy trong bước đầu của q trình
cơng nghiệp hóa lao động trong ngành nông nghiệp được thu hút sang công nghiệp với
tốc độ nhanh và quy mô lớn đặc biệt là những ngành công nghiệp thâm dụng lao động.
Nhưng một khi hồn thành giai đoạn cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa để trở thành
quốc gia đ phát triển thì xu hướng dịch chuyển lao động sẽ diễn ra theo huớng lao
động trong công nghiệp ngày càng giảm nhưng năng suất lao động rất cao và một bộ
phận lao động dư thừa trong sản xuất nông nghiệp sẽ chuyển dịch sang lĩnh vực dịch


9

vụ. Đây chính là sự dịch chuyển cơ cấu lao động theo ngành kinh tế quốc dân gồm 3
ngành: sản xuất công nghiệp - xây dựng nông nghiệp và dịch vụ.
Xem xét một cách cụ thể thì sự dịch chuyển CCLĐ trong từng ngành kinh tế quốc
dân theo khuynh hướng như sau: (i) trong lĩnh vực cơng nghiệp đó là sự thay đổi CCLĐ
diễn ra theo xu hướng lao động sẽ dịch chuyển trong nội bộ ngành từ những ngành có
năng suất lao động thấp sang những ngành có năng suất lao động cao từ khu vực có thu
nhập thấp sang khu vực có thu nhập cao, từ những ngành thâm dụng lao động sang những
ngành thâm dụng vốn; (ii) trong lĩnh vực nông nghiệp xuất hiện xu hướng giảm tỷ lệ lao
động trong ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng này trong ngành chăn nuôi và dịch vụ nộng

nghiệp; (iii) trong lĩnh vực dịch vụ xuất hiện khuynh hướng giảm tỷ trọng lao động trong
các ngành dịch vụ giản đơn có giá trị gia tăng thấp và gia tăng tỷ trọng lao động các
ngành dịch vụ chất lượng cao địi hỏi tri thức cơng nghệ...
Sự chuyển dịch CCLĐ trong ngành và nội bộ ngành có những tác động như sau:
(i) Làm thay đ i quy mô và cơ cấu lao động trong t ng ngành dựa trên nền tảng
của xu hướng chuyển dịch CCKT. Khi chuyển dịch CCKT sẽ làm thay đổi quy mô và
CCLĐ trong từng ngành. Việc thay đổi CCLĐ này phù hợp sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch
CC T ngược lại nếu không phù hợp sẽ làm hạn chế việc chuyển dịch CCKT.
(ii) Làm thay đ i chất lượng lao động: Đối với ngành nông nghiệp người lao động
được đào tạo, huấn luyện các kỹ năng đào tạo về kiến thức chuyên môn như: về giống,
cây trồng, công nghệ về lai tạo, công nghệ sinh học, kỹ thuật canh tác, chăm sóc bảo
quản, thu hoạch… từ đó làm năng suất gia tăng, cải thiện về chất lượng sản phẩm và mang
lại hiệu quả kinh tế cao. Việc đào tạo huấn luyện nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho
người lao động thông qua việc đào tạo dài hạn từ các trường đại học cao đẳng, trung cấp
hoặc đào tạo ngắn hạn từ các chương trình tập huấn, chia sẻ mơ hình, chuyển giao cơng
nghệ của nước ngoài, của các trung tâm ươm tạo để nhân rộng ở địa phương. Ngoài ra
việc đưa chuyên gia tư vấn, chuyên gia kỹ thuật về các địa phương để tư vấn và đào tạo,
hướng dẫn cho lực lượng lao động của địa phương cũng giúp nâng cao trình độ cho người
lao động. Đối với ngành CN - XD, từ những người lao động chủ yếu là lao động truyền


10

thống, theo kinh nghiệm hoặc lao động thủ công, giản đơn thì địi hỏi và u cầu người lao
động phải được đào tạo bài bản có trình độ u cầu cao hơn. Trong quá trình phát triển,
việc các nhà đầu tư nước ngồi tham gia đầu tư trực tiếp địi hỏi lực lượng lao động phải
có trình độ CM T làm gia tăng chất lượng lao động người lao động được đào tạo về kỹ
năng thao tác độ lành nghề và kỷ luật, an toàn lao động. Đối với ngành DV - TM, Theo
xu hướng chuyển dịch CCKT dẫn đến các ngành dịch vụ phát triển nhiều như lĩnh vực tài
chính - ngân hàng, cơng nghệ thơng tin, dịch vụ du lịch, dịch vụ giao nhận, dịch vụ đào tạo

và KH - CN… ngày càng đa dạng và phong phú, khi ngành DV - TM phát triển mới đòi
hỏi người lao động phải học tập nâng cao trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ, kiến thức về
nghiệp vụ của mình để có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động ở ngành này.
(iii) Làm thay đ i về cơ cấu lao động về CMKT và trình độ văn h a: Quá trình
chuyển dịch CCLĐ thể hiện bằng việc di chuyển lao động đang làm việc từ ngành kinh tế
này sang làm việc ở những ngành kinh tế khác các lao động đang làm việc từ những
ngành có năng suất lao động thấp chuyển sang làm việc ở các ngành có năng suất lao động
cao hơn. Việc này địi hỏi người lao động phải có trình độ và CM T trong lĩnh vực đó
mới có thể phù hợp với những ngành có năng suất lao động cao. Trình độ văn hóa của
người lao động càng cao thì khả năng đáp ứng tiếp thu sẽ tốt hơn hay người lao động có
CMKT ở cơng việc cũ gần giống với CM T của công việc mới sẽ thuận lợi hơn trong các
thao tác phương pháp sản xuất. Trường hợp trình độ văn hóa của người lao động thấp hơn
hay CM T cơng việc cũ không giống với CM T công việc mới thì địi hỏi người lao
động phải qua đào tạo về chun mơn để nâng cao trình độ. Ở khu vực thành thị và nông
thôn, việc chuyển dịch CCLĐ theo ngành theo trình độ văn hóa và CM T cũng có sự
khác biệt. Đối với thành thị thường trình độ văn hóa và CM T sẽ cao hơn khu vực nơng
thơn nên việc chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở thành thị sẽ thuận lợi hơn ở nông thôn.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
Các nghiên cứu về việc dịch chuyển CCLĐ tại Việt Nam đ chỉ ra các nhân tố
tác động đến sự dịch chuyển này bao gồm: Định hướng và chính sách của nhà nước;
q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa và đơ thị hóa; sự tăng trưởng và phát triển của


11

các nguồn lực đầu vào; và các yếu tố khác như tác động của hội nhập kinh tế di dân
quốc tế nhu cầu của thị trường hàng hóa và dịch vụ.
1.1.3.1 Các định hướng và chính sách hỗ trợ thực hiện các định hướng chiến lược
của Nhà nước.
Nhà nước tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động thông qua việc định hướng

cơ cấu kinh tế trong dài hạn và ban hành cách chính sách phát triển kinh tế Bằng những
cách thức như vậy cơ cấu kinh tế của một quốc gia sẽ thay đổi từ đó tạo sự chuyển dịch cơ
cấu lao động. Trong điều kiện của nền kinh tế Việt Nam Nhà nước sẽ định hướng phát triển
kinh tế không chỉ bằng các chỉ tiêu tăng trưởng nói chung và tăng trưởng cụ thể cho từng
ngành mà còn xác định một cơ cấu kinh tế theo các ngành kinh tế quốc dân và nội bộ từng
ngành. Việc thiết lập các mục tiêu như vậy nhằm tránh l ng phí nguồn lực do huy động và
sử dụng khơng hợp lý. Thật vậy nếu chỉ để quy luật cung và cầu tác động mà khơng có sự
can thiệp của Nhà nước tình trạng dư cung so với nhu cầu có khả năng xuất hiện cao trong
từng thời điểm và điều này dẫn đến những tổn thất cho nền kinh tế cũng như sử dụng nguồn
lực khơng có hiệu quả. Nhằm hoàn thành được mục tiêu liên quan đến cơ cấu kinh tế thích
hợp và có hiệu quả trong từng giai đoạn nhà nước cạn thiệp gián tiếp vào nền kinh tế thơng
qua các chính sách. Thật vậy bằng cách chính sách khuyến khích đầu tư vào những ngành
kinh tế trọng điểm chính sách cơng nghiệp hóa định hướng vào xuất khẩu, chính sách thu
hút đầu tư nước ngồi vào các địa phương khu vực l nh thổ chính sách tín dụng đào tạo
nghề cho lao động nơng thơn chính sách h trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ …Nhà nước góp
phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo ngành địa phương và vủng l nh thổ. Tất cả những sự
hay đổi cơ cấu kinh tế nhờ những chính sách hướng đến việc hoàn thành các định hướng
chiến lược phát triển kinh tế quốc gia và địa phương sẽ dẫn đến sự dịch chuyển lao động
trong ngành nội bộ ngành từng địa phương và vùng lãnh thổ.
1.1.3.2 Tác động của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đơ thị hóa
Q trình chuyển dịch CC T và CCLĐ chịu sự tác động rất lớn của quá trình CNH
HĐH và ĐTH. Theo quy luật CC T và CCLĐ từng bước hình thành trong quá trình phát
triển kinh tế của địa phương theo diễn tiến thời gian diễn ra dài và chậm. Vì vậy dựa vào


12

các chính sách phát triển của địa phương để có sự tác động và thúc đẩy hình thành CC T
hợp lý phù hợp với quy luật phát triển. Quá trình CNH HĐH sẽ làm thay đổi CC T theo
hướng phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Như

vậy lực lượng lao động trong khu vực nơng nghiệp ngày càng có xu hướng giảm và chuyển
dần sang khu vực phi nông nghiệp. Đối với nội bộ ngành quá trình CNH HĐH cũng làm
thay đổi trong cơ cấu sản xuất lao động từ sản xuất thuần nông như trồng lúa hoa màu cây
ăn quả … chuyển đổi sang các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và có xu hướng mở rộng
các dịch vụ cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp. hông những thế ngay bản thân cơ
cấu lao động trong nội bộ ngành cũng có sự thay đổi nhanh chóng như là một hệ quả của
q trình này.
Nhờ vào hiện đại hóa trong sản xuất năng suất lao động trong nơng nghiệp tăng lên
do đó chỉ cần một lượng lao động trong nơng nghiệp ít hơn những ngành này vẫn tạo ra một
sản lượng cao, đủ cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng cuối cùng nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến và xuất khẩu. Lực lượng lao động đôi ra trong khu vực nông nghiệp sẽ làm cho tỷ
lệ thất nghiệp trong nông nghiệp cao cho nên cần có chính sách phát triển cơng nghiệp tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ h trợ cho nông nghiệp tại địa phương để hấp thu số lượng lao
động dư thừa này. Bằng cách này các quốc gia và từng địa phương tránh được tình trạng
dân cư đổ về các thành phố lớn gây nhiều vướng mắc cho quá trình phát triển kinh tế do cơ
sở hạ tầng khơng đáp ứng được nhu cầu sinh sống và đi lại. Chính sách này giúp thay đổi cơ
cấu kinh tế và lao động ngay tại từng địa phương theo phương châm “ly nơng bất ly hương”
và góp phần xây dựng nơng thôn phát triển bền vững và tạo được bản sắc riêng.
Việc chuyển dịch CC T xét theo tác động của q trình đơ thị hóa ngun nhân
chính là sự thay đổi các về LLSX. Q trình đơ thị hóa là chuyển dân cư từ những khu
vực không phải đô thị thành đơ thị. Trong q trình xây dựng và phát triển các khu đơ
thị địi hỏi diện tích đất nơng nghiệp bị giảm và thu hẹp để chuyển hóa thành đất đô
thị phát triển khu công nghiệp cụm công nghiệp. Vì vậy lực lượng lao động trước đây
canh tác trên đất nơng nghiệp trong khi đó đất nơng nghiệp bị thu hẹp phát triển mở
rộng các ngành công nghiệp dịch vụ. Quá trình này đ tác động đến số lượng và tỷ


13

trọng lao động. Quá trình ĐTH gắn với CNH HĐH làm cho CC T thay đổi điều này

dẫn đến CCLĐ cũng thay đổi theo.
1.1.3.3 Sự phát triển của các nguồn lực đầu vào bao gồm khoa học - công nghệ, vốn
đầu tư, lực lượng lao động, và tài nguyên thiên nhiên
Sự hát triển của khoa học - công nghệ
hoa học - công nghệ ngày nay được xem là một trong những yếu tố sản xuất
trực tiếp. Sự phát triển của khoa học - cơng nghệ góp phần tạo nên các cơng cụ lao
động hiện đại có năng suất cao các phương thức mơ hình kinh doanh sản phẩm và
dịch vụ mới nhờ đó tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó sự
tiến triển khơng ngừng về cơng nghệ cịn cho phép sử dụng tiết kiệm vật tư nguyên
liệu tăng năng suất lao động cho nên sẽ mở rộng được các nguồn lực sản xuất hay sử
dụng có hiệu suất hơn theo hướng để sản xuất một sản lượng như cũ chỉ cần huy động
một lượng nguồn lực ít hơn đặc biệt là lao động. Việc tăng NSLĐ và giảm số lượng
lao động như vậy đòi hỏi sự thay đổi về số lượng cũng như chất lượng lao động trong
các ngành từ đó sẽ làm chuyển dịch CCLĐ theo ngành.
Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện nay nhiều công
nghệ mới đ ra đời và phát triển mạnh mẽ chẳng hạn như: vận hành robot công nghệ
sinh học công nghệ vật liệu công nghệ thông tin, công nghệ tự động... đ làm thay đổi
nền kinh tế mạnh mẽ theo hướng tích cực từ nền nông nghiệp truyền thống sang nền
nông nghiệp công nghệ cao dựa trên nền tảng tri thức. Quá trình đó địi hỏi người lao
động trong lĩnh vực nơng nghiệp cần học hỏi và tiếp thu các kiến thức và kỹ năng mới đó
là thay đổi chất lượng lao động trong nông nghiệp và tăng tỷ trọng lao động có có hàm
lượng kỹ thuật cơng nghệ cao. Sự thay đổi này làm cho chất lượng nguồn lực lao động
ngày càng nâng cao.
Thêm vào đó khi nền khoa học càng phát triển quá trình chuyển dịch CC T
diễn ra càng nhanh chóng hơn dẫn đến CCLĐ bị thúc đẩy chuyển dịch nhanh hơn
thay đổi để thích ứng với sự phát triển. Vì khi khoa học càng phát triển các cơng nghệ
mới khi được áp dụng đòi hỏi lao động cần phải nâng cao chất lượng để phù hợp và sử


14


dụng được công nghệ mới.

hi khoa học - công nghệ phát triển vượt bậc có thể phát

triển ra các ngành nghề mới khắc phục được các hạn chế của điều kiện tự nhiên sử
dụng hiệu quả và hợp lý các nguồn lực nguyên liệu trong sản xuất dẫn đến nâng cao
chất lượng các ngành và nâng cao được sức cạnh tranh và đạt hiệu quả.
Nguồn lực tài chính
Để tăng năng lực sản xuất các nhà đầu tư thường tăng vốn đầu tư vào sản xuất.
hi mở rộng đầu tư đòi hỏi phải tăng lực lượng lao động tạo thêm công ăn việc làm
dẫn đến sẽ thay đổi trong CCLĐ. Tuy nhiên việc tăng nguồn lực tài chính để đầu tư
vào sản xuất có thời gian thu hồi lâu dư nợ cao vì vậy các nhà đầu tư sẽ phải thận
trọng với các rủi ro sẽ gặp phải.
Nguồn lực lao động
Nguồn lực lao động là nhân tố tác động trực tiếp trong việc chuyển dịch CCLĐ.
Theo quá trình CNH HĐH việc quy mô ngày càng mở rộng của các ngành kinh tế hay
xuất hiện các ngành kinh tế mới đỏi hỏi nguồn lực lao động phải thay đổi và tăng lên
thì mới có khả năng đáp ứng nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng đối với việc mở
rộng và đa dạng hóa ngành nghề. Tuy nhiên, nếu chuyển dịch CCLĐ chỉ là việc chuyển
lao động từ ngành này sang ngành khác thì chỉ xét đến góc độ tác động về quy mô
nguồn lực lao động giữa các ngành. Nhưng thực tế, việc thay đổi quy mô này không
chỉ mang ý nghĩa đối với việc chuyển dịch CCLĐ mà còn tác động đến sự phát triển
kinh tế. Nếu sự thay đổi này khơng đáp ứng được nhu cầu thì dẫn đến việc thiếu hụt lao
động, làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.
Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên
Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên bao gồm: rừng cây đất đai tài nguyên biển,
các mỏ khoáng sản các động vật, thực vật, nguồn nước, dầu khí, hệ sinh thái, mơi
trường… Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên là nhân tố khách quan tác động đến sự
chuyển dịch CCLĐ. Dựa vào những điều kiện tài ngun thiên nhiên của địa phương

thì có thể phát triển, mở rộng các ngành nghề phi nông nghiệp. M i địa phương đều có
thế mạnh, tiềm năng riêng của mình. hi khai thác và phát huy được thế mạnh về vị trí


15

địa lý, và lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên của địa phương để có thể khai thác và
phát triển. Chính điều này làm chuyển dịch CCLĐ theo ngành.
1.1.3.4 Nhân tố khác
Sự di chuyển lao động
Đối với sự di chuyển lao động thì gồm: di chuyển lao động trong nước và di
chuyển lao động quốc tế. Di chuyển lao động trong nước là lao động chuyển đi và
chuyển đến từ địa phương này đến địa phương khác. Di chuyển lao động quốc tế là sự
di chuyển lao động giữa các quốc gia. Nguyên nhân của sự di chuyển là do sự phát
triển các ngành nghề mới các nhà đầu tư mới làm tăng cơ hội việc làm dẫn đến sự di
chuyển lao động từ nông thôn lên thành thị lao động từ khu vực nông nghiệp chuyển
sang công nghiệp từ nơi thu nhập thấp đến nơi thu nhập cao. Chính việc di chuyển này
cũng dần dần làm dịch chuyển CCLĐ. Đối với việc Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
thành lập điều này đòi hỏi việc di chuyển tự do lao động quốc tế đến và làm việc tại
Việt Nam. Chính điều này tạo sự cạnh tranh trong lực lượng lao động trong nước và
quốc tế. Việc cạnh tranh này địi hỏi người lao động phải nâng cao trình độ CM T và
tạo được lợi thế cạnh tranh của mình.
Tăng trưởng kinh tế, tồn cầu h a và hội nh

kinh tế quốc tế

Tăng trưởng kinh tế là công cụ quan trọng để cải thiện mức sống của người dân.
hi một ngành một địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao điều này làm cho thu
nhập cao dẫn đến sự thu hút lao động ở các ngành các vùng khác.
Tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện đang là xu hướng tất yếu trong

quá trình phát triển của các quốc gia. Đối với các nước đang phát triển như nước ta thì
vấn đề tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều lợi ích như: tính chun
mơn hóa lao động chuyển giao công nghệ thiết bị mới tăng vốn đầu tư ...

hi hội

nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các nước có thể tạo áp lực để ngăn cản sự trì trệ về kinh tế
và cơng nghệ kích thích các nhà sản xuất trong nước phát triển. Tuy nhiên cũng có mặt
trái của nó nếu các doanh nghiệp khơng đủ sức cạnh tranh thì phải bị đào thải. hi tồn
cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế giúp cho sản phẩm có thể xâm nhập được nhiều thị


×