Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

HÁN NGỌC BẢO GIA

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN SÀI GỊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

HÁN NGỌC BẢO GIA

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN SÀI GỊN
Chun ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Thanh Phong


TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi, đƣợc thực
hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Thanh Phong. Các số liệu, kết quả nghiên
cứu do chính bản thân tơi tập hợp có tính độc lập riêng, khơng sao chép bất kỳ tài
liệu nào. Các số liệu, các nguồn trích dẫn nêu trong luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.
TP. Hồ Chí Minh, ngày
Tác giả luận văn

Hán Ngọc Bảo Gia

tháng

năm 2015


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ......................................................................4
1.1.

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại. ....................................4

1.1.1.
Khái niệm về ngân hàng thƣơng mại và các đặc trƣng hoạt động kinh
doanh của ngân hàng thƣơng mại. ...........................................................................4
1.1.2.

1.2.

Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng thƣơng mại ............5

1.1.2.1.

Hoạt động huy động vốn ..................................................................... 5

1.1.2.2.

Hoạt động cấp tín dụng ....................................................................... 5

1.1.2.3.

Hoạt động đầu tƣ tài chính .................................................................. 6

1.1.2.4.

Hoạt động thanh tốn .......................................................................... 6


1.1.2.5.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối ......................................................... 7

1.1.2.6.

Hoạt động kinh doanh khác ................................................................. 7

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại. ....................8

1.2.1.

Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM .......8

1.2.2.
Các nghiên cứu trƣớc đây về nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của NHTM. ..............................................................................................................9


1.2.3.

Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM ........................11

1.2.4.
Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng thƣơng mại. ...................................................................................................13
1.2.4.1.

Nhóm các nhân tố bên ngồi ............................................................. 14


1.2.4.2.

Nhóm các nhân tố bên trong ngân hàng ............................................ 16

1.2.5.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thƣơng mại. ............................................................................................................18
1.2.5.1.

Lợi nhuận của ngân hàng thƣơng mại. .............................................. 18

1.2.5.2.

Nhóm các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời ................................................ 20

1.2.6.
Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân
hàng và bài học cho ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn. ..............................23
1.2.6.1. Ngân hàng Công thƣơng Trung Quốc (International Comercial Bank
of China).. ........................................................................................................... 23
1.2.6.2.

Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam .................................... 25

1.2.6.3. Bài học cho kinh nghiệm cho NHTMCP Sài Gòn về nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh. ................................................................................. 26
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................28
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN ........................................29
2.1.


Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn. ...........................29

2.2.

Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại cổ phần

Sài Gòn. ....................................................................................................................30
2.2.1.

Hoạt động huy động vốn.......................................................................30

2.2.2.

Hoạt động cho vay ................................................................................32

2.2.3.

Hoạt động đầu tƣ tài chính ....................................................................35

2.2.4.

Hoạt động thanh toán ............................................................................36

2.2.5.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối ...........................................................37


2.3.


Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

thƣơng mại cổ phần Sài Gòn. .................................................................................39
2.3.1.

Giai đoạn trƣớc hợp nhất .......................................................................39

2.3.2.

Giai đoạn sau hợp nhất .........................................................................48

2.3.3.

Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của SCB .57

2.4.

Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thƣơng mại cổ phần

Sài Gịn. ....................................................................................................................61
2.4.1.
Những khó khăn và thuận lợi của hoạt động ngân hàng thƣơng mại cổ
phần Sài Gịn sau hợp nhất. ...................................................................................61
2.4.1.1.

Những khó khăn ................................................................................ 61

2.4.1.2.


Những thuận lợi ................................................................................. 62

2.4.2.
So sánh một số chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh của SCB sau
hợp nhất với các NHTMCP khác...........................................................................63
2.4.3.

Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của SCB ..............................64

2.4.3.1.

Những kết quả đã đạt đƣợc ............................................................... 64

2.4.3.2.

Những tồn tại và hạn chế ................................................................... 66

2.4.3.3.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế .......................................... 68

Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................70
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN ...............71
3.1.

Định hƣớng phát triển của NHTMCP Sài Gịn đến năm 2020. ................71

3.2.


Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Sài

Gịn............................................................................................................................72
3.2.1.

Nhóm giải pháp nâng cao chất lƣợng tài sản có ...................................72

3.2.2.

Nhóm giải pháp nâng cao chất lƣợng các khoản cho vay ....................73

3.2.3.

Nhóm giải pháp tiết giảm chi phí và đa dạng hóa các nguồn thu nhập. ...
...............................................................................................................78


3.2.3.1.

Đa dạng hóa nguồn thu nhập ............................................................. 78

3.2.3.2.

Giảm thiểu chi phí hoạt động ............................................................ 81

3.2.4.

Nhóm giải pháp cải thiện và nâng cao tính thanh khoản ......................82

3.2.5.


Nhóm giải pháp nâng cao năng lực, vai trị quản lý rủi ro. ..................83

3.2.6.
Nhóm giải pháp tăng cƣờng công tác marketing, định vị thƣơng hiệu
ngân hàng, xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc, đặc trƣng văn hóa
SCB.
...............................................................................................................84
3.2.7.
Tìm kiếm và xây dựng đối tác chiến lƣợc với các tập đồn tài chính,
TCTD nƣớc ngồi mạnh về năng lực quản lý, năng lực tài chính và khoa học công
nghệ.
...............................................................................................................85
3.3.

Các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của SCB. ...
.........................................................................................................................86

3.3.1.

Kiến nghị đối với Chính phủ ................................................................86

3.3.2.

Kiến nghị đối với NHNN ......................................................................87

Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................................88
KẾT LUẬN ..............................................................................................................89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung viết tắt

BCTC

Báo cáo tài chính

CAR

Hệ số an tồn vốn

CBNV

Cán bộ nhân viên

DPRRTD

Dự phịng rủi ro tín dụng

HĐQT

Hội đồng Quản trị

HQHĐKD

Hiệu quả hoạt động kinh doanh


ICBC

Ngân hàng cơng thƣơng Trung Quốc

LSBQ

Lãi suất bình quân

MN

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

NIM

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

NPM

Tỷ lệ sinh lời hoạt động

ROA


Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

ROE

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

SCB

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn

TCKT

Tổ chức kinh tế

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thƣơng mại cổ phần

TPĐB

Trái phiếu đặc biệt

TSC

Tài sản có


TSCĐ

Tài sản cố định

VAMC

Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của
các tổ chức tin dụng Việt Nam

VCSH

Vốn chủ sở hữu


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu tài chính của ngân hàng ICBC giai đoạn 2008-2013 ........23
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu hoạt động của SCB ...........................................................30
Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn của SCB .............................................................30
Bảng 2.3. Tình hình hoạt động cho vay của SCB qua các năm .................................32
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu thể hiện lƣợng cho vay của SCB giai đoạn 2007-2013 .........34
Bảng 2.5. Cơ cấu các khoản đầu tƣ của SCB giai đoạn 2007-2013 ..........................35
Bảng 2.6. Doanh số mua/bán vàng và USD của SCB giai đoạn 2007-2013 .............38
Bảng 2.7. Chỉ tiêu HQHDKD của SCB giai đoạn trƣớc hợp nhất ............................39
Bảng 2.8. Tình hình kinh doanh của SCB giai đoạn trƣớc hợp nhất .........................40
Bảng 2.9. Tình hình biến động tỷ lệ NIM của SCB giai đoạn từ 2007-2011 ............43
Bảng 2.10. Tình hình biến động tỷ lệ MN của SCB giai đoạn từ 2007-2011 ............44
Bảng 2.11. Tình hình biến động tỷ lệ ROA của SCB giai đoạn từ 2007-2011 ..........45
Bảng 2.12. Tình hình biến động tỷ lệ ROE của SCB giai đoạn từ 2007-2011 ...........46
Bảng 2.13. Chênh lệch lãi suất bình quân của SCB giai đoạn 2007-2011 .................47

Bảng 2.14. Chỉ tiêu HQHDKD của SCB giai đoạn sau hợp nhất...............................48
Bảng 2.15. Tình hình kinh doanh của SCB giai đoạn sau hợp nhất ...........................50
Bảng 2.16.Tình hình biến động tỷ lệ NIM của SCB giai đoạn sau hợp nhất .............52
Bảng 2.17. Tình hình biến động tỷ lệ MN của SCB giai đoạn sau hợp nhất..............53
Bảng 2.18. Tình hình biến động tỷ lệ ROA của SCB giai đoạn sau hợp nhất............55
Bảng 2.19. Tình hình biến động tỷ lệ ROE của SCB giai đoạn sau hợp nhất ............55
Bảng 2.20. Chênh lệch lãi suất bình quân của SCB giai đoạn 2012-2013 .................56


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Cơ cấu thu nhập của ICBC từ năm 2008 - 2013 ....................................24
Biểu đồ 2.1. Doanh số hoạt động TTQT của SCB giai đoạn 2007-2013 ...................37
Biểu đồ 2.2. Tăng trƣởng thu nhập, chi phí, lợi nhuận của SCB giai đoạn 2008-2013
.....................................................................................................................................41
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu TSC sinh lời của SCB giai đoạn 2007-2011 ..............................43
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu TSC sinh lời của SCB sau hợp nhất ...........................................51
Biểu đồ 2.5. MQH giữa cơ cấu TSC và ROA ............................................................58
Biểu đồ 2.6. MQH chất lƣợng TSC và ROA ..............................................................58
Biểu đồ 2.7. MQH an toàn hoạt động và HQHĐKD ..................................................59
Biểu đồ 2.8. MQH quản trị chi phí và ROA ...............................................................60


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thƣơng mại
thế giới (WTO) năm 2006 đã tạo nên nhiều cơ hội mới, bên cạnh đó cũng tạo nên
những thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế
đã tạo ra làn gió mới cho sự phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam, nhiều ngân
hàng trong và ngoài nƣớc đã đƣợc thành lập. Các ngân hàng thƣơng mại (NHTM)

Việt Nam không chỉ chịu sự cạnh tranh từ các đối thủ trong nƣớc mà còn cạnh tranh
đối với các ngân hàng nƣớc ngồi. Hơn nữa q trình hội nhập sẽ giúp các NHTM dễ
dàng tiếp cận đƣợc các nguồn vốn từ thị trƣờng tài chính quốc tế, học hỏi đƣợc nhiều
kinh nghiệm quản lý, kiến thức, công nghệ hiện đại từ các tổ chức tài chính quốc tế
khi tham gia vào thị trƣờng Việt Nam. Bên cạnh đó, các NHTM Việt Nam sẽ phải
chịu sự cạnh tranh gay gắt về các sản phẩm, dịch vụ đòi hỏi các ngân hàng phải biết
tạo ra lợi thế khác biệt mới có lợi nhuận vƣợt trội so với các ngân hàng khác. Tuy
nhiên, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008, các NHTM Việt
Nam đã bộc lộ ra những yếu điểm nhƣ khó khăn về thanh khoản, tỷ lệ nợ xấu gia
tăng, lợi nhuận thấp, năng lực giám sát và quản trị kém, không theo kịp tốc độ phát
triển nhanh chóng của quy mơ, mạng lƣới và các loại hình dịch vụ, cơng tác quản trị
rủi ro cịn bộc lộ nhiều yếu điểm. Trƣớc vấn đề đó, địi hỏi Chính phủ phải thực hiện
tái cấu trúc hệ thống tài chính Việt Nam mà then chốt là tái cơ cấu hệ thống ngân
hàng. Hoạt động mua bán, sáp nhập và hợp nhất của các NHTM Việt Nam sẽ diễn ra
sôi nổi, và việc tái cơ cấu thành công sẽ giúp lành mạnh hóa và phát triển bền vững
hệ thống ngân hàng Việt Nam, các NHTM sẽ ổn định hoạt động kinh doanh, đủ sức
cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngoài nƣớc.
Cuối năm 2011, NHNN đã chỉ định thƣơng vụ hợp nhất đầu tiên từ ba ngân
hàng là NHTMCP Sài Gịn (SCB), NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank)
và NHTMCP Đệ Nhất (Ficombank) hợp nhất thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn. Việc


2
hợp nhất của ba ngân hàng là phù hợp với chủ trƣơng và chính sách của NHNN về
việc chấn chỉnh, sắp xếp và lành mạnh hóa các TCTD cổ phần, giảm bớt một số
TCTD hiện hữu yếu kém. Đứng trƣớc nhiều khó khăn, địi hỏi ngân hàng sau hợp
nhất phải cải thiện những yếu kém từ các ngân hàng thành viên trƣớc đó, ổn định
hoạt động kinh doanh cũng nhƣ nâng cao năng lực cạnh tranh. Để thực hiện đƣợc
điều đó, địi hỏi SCB phải tìm ra những giải pháp nhằm khắc phục những yếu điểm
và nâng cao hiệu hoạt động kinh doanh của ngân hàng là hết sức cần thiết. Do đó,

nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã chọn đề tài "Giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn"
nhằm đƣa ra các giải pháp thiết thực góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân
hàng sau hợp nhất.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Thứ nhất, nắm vững cơ sở lý thuyết về khái niệm và các yếu tố ảnh hƣởng đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Bên cạnh đó, có thể tìm hiểu các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM.
 Thứ hai, phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP
Sài Gòn. Từ đó, đƣa ra những kết quả đạt đƣợc và những tồn tại, hạn chế của
NHTMCP Sài Gòn.
 Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Sài Gòn.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu: hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Sài
Gòn.
 Phạm vi nghiên cứu: hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP Sài Gòn trong
khoảng thời gian từ 2007-2013. Đối với giai đoạn trƣớc hợp nhất (từ năm 20072011), tác giả chỉ phân tích đối với NHTMCP Sài Gịn (khơng bao gồm 2 ngân hàng
thành viên TinNghiaBank và FicomBank).


3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu dùng phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh trên cơ
sở số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáo thƣờng niên của ngân
hàng TMCP Sài Gịn.
5. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần mở đầu và phần kết luận, luận văn đƣợc trình bày gồm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thƣơng mại.

- Chƣơng 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Sài Gòn.
- Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP
Sài Gòn.


4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.1. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại.
1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thƣơng mại và các đặc trƣng hoạt động
kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại.
NHTM là một tổ chức tài chính trung gian làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm
và khu vực đầu tƣ. Hay nói cách khác, NHTM là tổ chức đƣợc thành lập theo quy
định của pháp luật, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, với hoạt động thƣờng xuyên là
nhận tiền gửi từ các chủ thể nền kinh tế dƣới nhiều hình thức khác nhau; sau đó sử
dụng số tiền này để cấp tín dụng và đầu tƣ vào các tài sản sinh lời khác; đồng thời
cung ứng dịch vụ thanh tốn, tài chính cho các chủ thể trong nền kinh tế, nhằm mục
tiêu lợi nhuận.
Hoạt động kinh doanh của NHTM không chỉ đơn thuần là một hoạt động kinh
doanh nhƣ doanh nghiệp bình thƣờng, mà có những điểm đặc thù nhất định:
Vốn bằng tiền vừa là phƣơng tiện, vừa là mục đích kinh doanh nhƣng đồng
thời cũng là đối tƣợng kinh doanh của NHTM.
NHTM hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ. Đây là lĩnh
vực đặc biệt vì nó liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành, đến mọi mặt của đời sống
kinh tế - xã hội. Mặt khác, lĩnh vực tài chính - tiền tệ là lĩnh vực rất nhạy cảm, nó địi
hỏi sự thận trọng trong điều hành hoạt động ngân hàng để tránh những thiệt hại cho
nền kinh tế - xã hội. Sản phẩm kinh doanh của NHTM là các dịch vụ gắn liền với sự
chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế, đáp ứng các giao dịch phát sinh giữa các chủ
thể mà các giao dịch này cần thiết dùng tiền để đo lƣờng, tính tốn giá trị, thanh tốn.

Do đó, hoạt động ngân hàng ln chịu sự kiểm sốt chặt chẽ từ phía Chính phủ nhằm
ổn định tiền tệ và hạn chế nguy cơ khủng hoảng tài chính có thể xảy ra.
Hoạt động kinh doanh của NHTM phụ thuộc vào lịng tin và mức độ tín
nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Chính vì vậy giúp ngân hàng có thể dễ
dàng trong việc huy động vốn từ tầng lớp dân cƣ, tổ chức kinh tế và sử dụng nguồn
vốn đó để cho cấp tín dụng. Nhƣng khi lòng tin của khách hàng đối với NHTM bị
giảm sút thì việc huy động vốn cũng nhƣ cấp tín dụng hay cung ứng các dịch vụ khác
cũng sẽ gặp những khó khăn nhất định.


5
Trong hoạt động kinh doanh của mình bất cứ lúc nào NHTM cũng phải đối
mặt với các rủi ro nhƣ: rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi
suất, rủi ro hệ thống và các rủi ro khác.
Hoạt động kinh doanh của các NHTM chịu ảnh hƣởng dây chuyền với nhau,
mang tính hệ thống, khi có một NHTM mất khả năng thanh tốn thì sẽ tạo tác động
lan truyền đến các NHTM khác. Do đó, trong hoạt động của mình các NHTM cạnh
tranh khẳng định vị thế của mình trên cơ sở cùng nhau tồn tại chứ không triệt tiêu lẫn
nhau.
1.1.2. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng thƣơng mại
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
 Huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cƣ
Để có thể huy động nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nền
kinh tế, NHTM có thể thực hiện bằng các nghiệp vụ: nhận tiền gửi khơng kỳ hạn,
tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm; phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái
phiếu và các loại công cụ nợ khác. Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và cá nhân là
nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong tổng nguồn vốn kinh doanh của NHTM. Nguồn vốn này khơng mang tính
ổn định, ln biến động. Do đó, khi sử dụng nguồn vốn này địi hỏi các NHTM phải
thiết lập dự trữ để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản.

 Huy động vốn từ thị trƣờng liên ngân hàng
Ngoài huy động nguồn vốn từ tổ chức kinh tế và dân cƣ, các NHTM cũng
thực hiện huy động vốn từ thị trƣờng liên ngân hàng dƣới hình thức nhận tiền gửi
thanh toán, vay từ các TCTD khác và vay NHNN. Vốn vay là nguồn vốn đƣợc các
NHTM sử dụng đến trong trƣờng hợp để bù đắp thiếu hụt thanh khoản tạm thời trong
hoạt động kinh doanh của mình do nhu cầu vay của khách hàng tăng mạnh hoặc ngân
quỹ tạm thời bị thiếu hụt do có nhiều dịng tiền chi ra.
1.1.2.2. Hoạt động cấp tín dụng
Hoạt động cấp tín dụng của các NHTM bao gồm:
Cho vay: là nghiệp vụ cấp tín dụng mà theo đó NHTM đóng vai trò là ngƣời
cho vay sẽ chuyển giao cho khách hàng một số vốn bằng tiền để sử dụng vào một
mục đích nhất định trong một khoảng thời gian xác định, khi kết thúc thời hạn cho
vay khách hàng phải hoàn trả cho ngân hàng cả gốc và lãi vay. Nghiệp vụ này đòi


6
hỏi ngân hàng phải kiểm soát đƣợc ngƣời đi vay và kiểm sốt đƣợc q trình sử dụng
vốn.
Chiết khấu giấy tờ có giá: là nghiệp vụ cấp tín dụng trong đó NHTM thỏa
thuận mua lại các giấy tờ có giá khi chƣa đến hạn thanh toán của ngƣời thụ hƣởng.
Các đối tƣợng trong nghiệp vụ này bao gồm: hối phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các
giấy tờ có giá khác.
Bảo lãnh: là nghiệp vụ cấp tín dụng mà ngân hàng (ngƣời bảo lãnh) theo yêu
cầu của khách hàng (ngƣời đƣợc bảo lãnh) cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính trong
tƣơng lai cho ngƣời thụ hƣởng bảo lãnh (ngƣời nhận bảo lãnh), nếu khách hàng
không thực hiện hoặc thực hiện khơng đầy đủ nghĩa vụ tài chính đã cam kết thì ngân
hàng bảo lãnh phải có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ tài chính này thay cho khách
hàng của mình. Khi đó khách hàng phải nhận nợ vay và cam kết hoàn trả nợ gốc và
lãi vay đúng hạn.
Bao thanh tốn: là nghiệp vụ cấp tín dụng của NHTM cho bên bán hàng thông

qua việc mua lại các khoản phải thu ngắn hạn phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã
đƣợc bên bán và bên mua thỏa thuận trong hợp đồng.
Thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán: là nghiệp vụ cấp tín dụng trong đó
NHTM chấp nhận cho khách hàng chi vƣợt mức số dƣ tiền gửi trên tài khoản tiền gửi
thanh toán trong một giới hạn nhất định, giới hạn đó gọi là hạn mức thấu chi.
Cho th tài chính: là hình thức cấp tín dụng trung dài hạn, trong đó bên cho
thuê chuyển giao cho bên thuê quyền sử dụng tài sản cho thuê trong một khoảng thời
gian xác định. Trong thời gian sử dụng tài sản, bên thuê phải trả tiền thuê cho bên
cho thuê. Khi kết thúc thời hạn cho thuê, bên thuê đƣợc quyền mua lại tài sản thuê
hoặc tiếp tục thuê tài sản hoặc hoàn trả lại tài sản cho bên cho thuê.
1.1.2.3. Hoạt động đầu tƣ tài chính
Đầu tƣ tài chính của NHTM thƣờng đƣợc thực hiện dƣới hai hình thức:
Đầu tƣ trực tiếp thơng qua việc hùn vốn, góp vốn liên doanh với các tổ chức
tài chính khác, mua cổ phần của các công ty, tổ chức kinh tế và các NHTM cổ phần
khác.
Đầu tƣ gián tiếp thông qua việc đầu tƣ vào các loại giấy tờ có giá, các loại
chứng khốn có tính thanh khoản cao trên thị trƣờng tài chính để hƣởng lợi tức và
chênh lệch giá.
1.1.2.4. Hoạt động thanh toán


7
Đây là hoạt động mà NHTM giữ vai trò là một đơn vị trung gian làm thay cho
khách hàng nhằm đƣợc hƣởng hoa hồng và phí dịch vụ. Thanh tốn qua ngân hàng
bao gồm thanh toán trong nƣớc và thanh tốn quốc tế.
Thanh tốn trong nƣớc: các NHTM có thể thực hiện thanh tốn qua các hình
thức sau: thanh tốn bằng séc, ủy nhiệm chi, lệnh chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thƣ tín
dụng, thẻ ngân hàng.
Thanh tốn quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ liên quan
đến các mối quan hệ kinh tế, thƣơng mại và các mối quan hệ khác phi kinh tế giữa

các tổ chức, công ty, cá nhân các nƣớc với nhau thơng qua hoạt động của hệ thống
ngân hàng có quan hệ đại lý trên toàn thế giới.
1.1.2.5. Hoạt động kinh doanh ngoại hối
Hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM bao gồm:
Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng: thông qua dịch vụ mua bán hộ, ngân
hàng thu một khoản phí phổ biến ở dạng chênh lệch tỷ giá mua bán. Vì là mua bán
hộ nên ngân hàng khơng phải bỏ vốn, không chịu rủi ro tỷ giá và không làm thay đổi
kết cấu bảng cân đối tài sản nội bảng.
Mua và bán ngoại tệ với khách hàng nhằm điều chỉnh trạng thái ngoại hối của
đồng tiền đó của ngân hàng để giảm thiểu rủi ro. Đây thực chất là nghiệp vụ phòng
ngừa rủi ro ngoại hối.
Kinh doanh cho chính mình, tức mua bán ngoại hối nhằm kiếm lãi khi tỷ giá
thay đổi. Hoạt động kinh doanh này tạo ra trạng thái ngoại hối, do đó ngân hàng phải
bỏ vốn, chịu rủi ro tỷ giá và làm thay đổi kết cấu bảng cân đối tài sản nội bảng.
Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối mà các NHTM có thể thực hiện:
Nghiệp vụ giao dịch hối đoái giao ngay (Spot operation).
Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage operation).
Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ có kỳ hạn (Forward operation).
Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ (Swap operation).
Nghiệp vụ mua bán quyền chọn (Option operation).
Thị trƣờng ngoại tệ giao sau (Future market).
1.1.2.6. Hoạt động kinh doanh khác
Ngoài các hoạt động trên, NHTM còn cung cấp một số dịch vụ cho khách hàng
nhƣ dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ giữ hộ tài sản, dịch vụ tƣ vấn tài chính, dịch vụ ủy


8
thác và quản lý tài sản, kinh doanh bảo hiểm. Ngồi các dịch vụ trên, NHTM cịn
cung cấp dịch vụ chi hộ lƣơng qua ngân hàng, dịch vụ Internet Banking, SMS
Banking, Home Banking, Phone Banking và các dịch vụ khác.

1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại.
1.2.1. Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông thƣờng đƣợc đo lƣờng
bằng khả năng sinh lời. Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh hay khả
năng sinh lời của ngân hàng cơ bản dựa trên 2 lý thuyết: lý thuyết quyền lực thị
trƣờng (MP - Market Power) và lý thuyết cấu trúc hiệu quả (ES - Efficient Structure).
Lý thuyết MP có hai hƣớng tiếp cận chính: lý thuyết cấu trúc - hành vi - hiệu
quả (SCP - Structure - Conduct - Performance) và lý thuyết quyền lực thị trƣờng
tƣơng đối (RMP - Relative Market Power). Lý thuyết SCP cho rằng, cấu trúc của thị
trƣờng quyết định hành vi của công ty và rằng hành vi quyết định kết quả trên thị
trƣờng, chẳng hạn nhƣ khả năng sinh lời, tiến bộ về kỹ thuật và tăng trƣởng. Đặc
biệt, những ngành có sự tập trung cao tạo ra những hành vi dẫn đến kết quả kinh tế
nghèo nàn, đặc biệt là suy giảm sản lƣợng và hình thành giá cả độc quyền (Bain,
1951). Lập luận theo lý thuyết SCP, thị trƣờng ngân hàng càng tập trung thì lãi suất
cho vay càng cao và lãi suất huy động càng thấp vì mức độ cạnh tranh bị giảm đi.
Trong khi đó, lý thuyết RMP gợi ý rằng, các cơng ty có thị phần lớn và các sản phẩm
khác biệt có thực hiện quyền lực thị trƣờng và kiếm lợi nhuận không cạnh tranh
(Berger, 1995b). Chẳng hạn, một số ngân hàng lƣớn với ƣu thế thƣơng hiệu và chất
lƣợng sản phẩm, dịch vụ của mình có thể tăng giá sản phẩm, dịch vụ và thu đƣợc
nhiều lợi nhuận hơn.
Ngƣợc lại, lý thuyết ES cho rằng, mối quan hệ giữa cấu trúc thị trƣờng và hiệu
suất công ty đƣợc xác định bởi hiệu suất cơng ty, hay nói cách khác, hiệu suất công
ty tạo nên cấu trúc thị trƣờng. Theo đó, các ngân hàng đạt lợi nhuận cao hơn là do họ
hoạt động hiệu quả hơn (Olweny và Shipho, 2011). Lý thuyết ES thƣờng đề xuất
theo hai hƣớng tiếp cận khác nhau, tùy thuộc vào hiệu suất đƣợc xem xét. Ở hƣớng
tiếp cận theo hiệu quả X ( X- Efficiency), các công ty hiệu quả hơn thƣờng đƣợc lợi
nhuận cao và thị phần lớn hơn, bởi vì họ có khả năng giảm thiểu chi phí sản xuất ở
bất kỳ sản lƣợng đầu ra nào (Al- Muharrami và Matthews, 2009). Đối với hƣớng tiếp
cận hiệu quả theo quy mô (Scale - Efficiency), mối quan hệ ở trên đƣợc giải thích



9
dựa trên quy mơ. Các ngân hàng lớn hơn có chi phí hoạt động thấp hơn, nhờ đó lợi
nhuận cao hơn là nhờ vào lợi thế kinh tế theo quy mô (Olweny và Shipho, 2011).
Bên cạnh 2 lý thuyết trên, lý thuyết về danh mục đầu tƣ cân bằng (Balance
Porfolio Theory) cũng đƣợc sử dụng để cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn trong việc
nghiên cứu khả năng sinh lời của các ngân hàng (Nzongang và Atemnkeng, 2006).
Lý thuyết danh mục đầu tƣ cân bằng hay còn gọi là lý thuyết danh mục đầu tƣ hiện
đại, cho rằng nhà đầu tƣ có thể tối thiểu hóa rủi ro thị trƣờng cho một mức lợi nhuận
kỳ vọng thông qua việc tạo ra danh mục đầu tƣ đa dạng hóa. Theo đó, việc đa dạng
hóa danh mục đầu tƣ và các thành phần danh mục đầu tƣ mong muốn của các NHTM
là kết quả quyết định của các ban quản trị ngân hàng (Nzongang và Atemnkeng,
2006).
Nhƣ vậy, có thể thấy lý thuyết MP cho rằng, khả năng sinh lời của ngân hàng
là một hàm theo các yếu tố thị trƣờng. Trong khi đó, lý thuyết ES và lý thuyết danh
mục đầu tƣ cân bằng lại cho rằng, hiệu quả của ngân hàng chịu ảnh hƣởng của hiệu
quả nội bộ và các quyết định quản trị, tức các yếu tố bên trong.
1.2.2. Các nghiên cứu trƣớc đây về nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của NHTM.
1.2.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới
Một số nghiên cứu đƣợc tiến hành ở nhiều nƣớc trên thế giới về hiệu quả hoạt
động kinh doanh của ngân hàng, trong đó tập trung nhiều về các yếu tố tác động đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng ở nhiều quốc gia hoặc một quốc
gia. Nhóm nghiên cứu ở phạm vi nhiều quốc gia có thể kể đến Short (1979), Bourke
(1989) và Demirguc- Kunt và Huizinga (2000). Nhóm nghiên cứu ở phạm vi một
quốc gia cụ thể nhƣ Samina Riaz, Ayub Mehar (2011) nghiên cứu tác động của các
yếu tố ngân hàng cụ thể và các chỉ số kinh tế vĩ mô đến khả năng sinh lời của ngân
hàng thƣơng mại ở Pakistan; Deger Alper và Adem Anbar (2011) nghiên cứu tác
động của các biến cụ thể cũng nhƣ chỉ số kinh tế vĩ mô đến năng sinh lời của ngân
hàng thƣơng mại ở Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2002 đến năm 2010; hay nghiên cứu của

Khỉzer Ali, Muhammad Farhan Akhtar và Hafiz Zafar Ahmed (2011) nghiên cứu các
chỉ số tài chính và chỉ số kinh tế vĩ mô tác động đến lợi nhuận của NHTM Pakistan
giai đoạn 2006-2009; Andreas Dietricha và Gabrielle Wanzenried (2010) nghiên cứu
yếu tố quyết định khả năng sinh lời trƣớc và trong khi cuộc khủng hoảng ở Thụy Sỹ


10
từ 1999-2009 cho 453 NHTM; Fadzlan Sufian (2010) nghiên cứu về sự tăng trƣởng
lợi nhuận của ngành ngân hàng ở Thái Lan sau thời gian khủng hoảng tài chính Châu
Á từ năm 1999-2005; Sufian và Habibullah (2009) nghiên cứu ảnh hƣởng các yếu tố
nội bộ ngân hàng và các chỉ số kinh tế vĩ mô đến lợi nhuận của các ngân hàng ở
Trung Quốc giai đoạn 2000-2005......Đặc điểm chung của các nghiên cứu này xem
xét ảnh hƣởng của các yếu tố nội tại của ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô, môi
trƣờng pháp lý đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Trong số các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng gần đây, Ines
Ghazouani Ben Ameur và Sonia Moussa Mhiri (2013) nghiên cứu các yếu tố tác
động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại tại Tunisia. Tác giả
nghiên cứu 10 ngân hàng thƣơng mại Tunisia trong khoảng thời gian từ năm 1998 –
2011. Nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp hồi quy tổng qt (mơ hình GMM) để
ƣớc lƣợng các tham số của mơ hình hồi quy với nguồn dữ liệu bảng cân đối cho giai
đoạn 1998 – 2011 đƣợc lấy từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng thƣơng mại,
Ngân hàng Trung ƣơng Tunisia và World Bank. Các biến phụ thuộc đƣợc tác giả sử
dụng để đo lƣờng các yếu tố tác động bao gồm ROA, ROE và NIM. Các biến độc lập
đƣợc sử dụng trong mơ hình bao gồm quy mơ ngân hàng, an tồn vốn, nợ xấu, tỷ lệ
chi phí trên thu nhập, tăng trƣởng tiền gửi, mức độ sở hữu của khu vực tƣ nhân, mức
độ tập trung, quy mô hệ thống ngân hàng, tăng trƣởng GDP và lạm phát.
Nhiều nghiên cứu khác cũng xem xét tác động của các yếu tố đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại tại nhiều quốc gia khác nhau.
Và họ cũng tập trung vào một số chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả chủ yếu nhƣ ROA, ROE,
NIM…với một số biến độc lập thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ tăng trƣởng kinh tế, lạm

phát, quy mơ ngân hàng, chi phí hoạt động, khả năng thanh khoản, rủi ro tín dụng…
1.2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam
Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của việc nghiên cứu hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các ngân hàng, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng thƣơng mại trong thời kỳ hội nhập, trong thời gian qua, một số chuyên gia
kinh tế trong nƣớc đã quan tâm, nghiên cứu đến vấn đề này.
Cụ thể, nghiên cứu của Lê Thị Hƣơng (2002) – “Nâng cao hiệu quả đầu tƣ của các
Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”; nghiên cứu sinh Lê Dân (2004) - “Vận dụng
phƣơng pháp thống kê để phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại


11
Việt Nam”; hoặc nghiên cứu của TS Phạm Thanh Bình (2005) với đề tài “Nâng cao
năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong điều kiện
hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế”; nghiên cứu của Phạm Thị Bích Lƣơng (2006)
– “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMNN Việt Nam hiện nay”.
Các nghiên cứu này chủ yếu dừng lại ở phân tích định tính và phạm vi nghiên cứu
chỉ tập trung phân tích nhóm các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc.
Các nghiên cứu định lƣợng về đo lƣờng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
thƣơng mại nhìn chung cịn ít, nhƣ bài nghiên cứu của Bùi Duy Phú (2002) đánh giá
hiệu quả của ngân hàng thƣơng mại qua hàm sản xuất và hàm chi phí. Bài nghiên
cứu của TS. Nguyễn Việt Hùng (2008) đánh giá và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng
đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, không chỉ dừng lại ở
phân tích định tính mà cịn sử dụng các phƣơng pháp phân tích định lƣợng nhƣ
phƣơng pháp phân tích biên ngẫu nhiên SFA, phƣơng pháp phi tham số DEA trong
việc đo lƣờng hiệu quả và sử dụng mơ hình Tobit vào phân tích các nhân tố ảnh
hƣởng đến hiệu quả hoạt động của 32 ngân hàng thƣơng mại Việt Nam thời kì 20012005, đây là bài nghiên cứu đƣợc xem là khá đầy đủ và toàn diện về hệ thống ngân
hàng Việt Nam, và là một hƣớng đi mới cho các phƣơng pháp nghiên cứu hiệu quả
hoạt động ở Việt Nam hiện nay.
Nhƣ vậy, có thể nói việc vận dụng những phƣơng pháp phân tích định lƣợng

trong nghiên cứu hiệu quả hoạt động ngành ngân hàng ở Việt Nam còn rất hạn chế,
thực tế cũng cho thấy hiện nay trong phân tích hoạt động của ngành ngân hàng từ cấp
ngân hàng đến cấp ngành các nhà phân tích vẫn quen sử dụng các cách tiếp cận
truyền thống, bởi vì, hiện nay đây vẫn là một cách tiếp cận dễ hiểu và dễ tính. Vấn đề
mở rộng các nghiên cứu về nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong
thời kỳ hội nhập hiện nay là rất quan trọng, nhằm đƣa ra các giải pháp có ý nghĩa,
phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

1.2.3. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh
Theo ECB (European Central Bank, 2010) cho rằng: hiệu quả hoạt động kinh
doanh là khả năng tạo ra lợi nhuận bền vững. Lợi nhuận thu đƣợc đầu tiên dùng dự


12
phòng cho các khoản lỗ bất ngờ và tăng cƣờng vị thế vốn, rồi cải thiện lợi nhuận thu
đƣợc trong tƣơng lai thông qua đầu tƣ từ các khoản lợi nhuận giữ lại.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh đƣợc xác định bởi mối quan hệ tƣơng quan
giữa hai đại lƣợng là kết quả đạt đƣợc từ hoạt động kinh doanh (đầu ra) và chi phí bỏ
ra để thực hiện các hoạt động kinh doanh đó (đầu vào), hay đƣợc hiểu là mức độ
thành công mà các doanh nghiệp hoặc các ngân hàng đạt đƣợc trong việc phân bổ
các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất, đáp ứng mục tiêu đã định
trƣớc.
Xét theo quan điểm trên, ta có thể xem xét hiệu quả hoạt động kinh doanh trên
góc độ mối tƣơng quan tuyệt đối và mối tƣơng quan tƣơng đối:
Xét hiệu quả hoạt động kinh doanh theo góc độ tƣơng quan tuyệt đối thì:
HQHDKD = kết quả kinh tế đạt đƣợc - chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó.
Xét hiệu quả hoạt động kinh doanh theo góc độ tƣơng quan tƣơng đối thì:
HQHDKD = kết quả kinh tế đạt đƣợc / chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó.
 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM

Theo Giáo sƣ kinh tế học và tài chính Đại học Yale - Peter S.Rose (2004) cho
rằng nếu xét về bản chất thì NHTM cũng là một tập đoàn kinh doanh và hoạt động
với mục tiêu tối đa hóa lơi nhuận với mức rủi ro có thể chấp nhận đƣợc. Các ngân
hàng cần kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng lợi nhuận với thu nhập cao giúp bảo
toàn vốn, cung cấp cơ sở cho sự sống còn và tăng trƣởng tƣơng lai của các NHTM.
Quan điểm về hiệu quả là đa dạng, tùy theo mục đích nghiên cứu có thể xét
hiệu quả theo những khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên có thể đƣa ra một khái niệm
chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM nhƣ sau:
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM là một phạm trù kinh tế, phản ánh
trình độ sử dụng nguồn lực đã có để đạt mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối tƣơng
quan giữa kết quả thu đƣợc và những chi phí bỏ ra để có đƣợc kết quả đó, độ chênh
lệch giữa hai đại lƣợng này càng lớn thì hiệu quả càng cao. Điều đó có nghĩa là thu
đƣợc kết quả cao nhất với tổng chi phí thấp nhất. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động kinh
doanh của NHTM phải dựa trên cơ cở giảm thiểu rủi ro, bảo đảm an toàn hoạt động
của NHTM, đảm bảo cho sự sống còn và phát triển của NHTM.
Xét theo góc độ tƣơng quan tuyệt đối thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng tƣơng đƣơng:


13
Lợi nhuận sau thuế = Tổng thu nhập – Tổng chi phí
Nó cho phép đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng theo cả chiều rộng
và chiều sâu. Tuy nhiên, chỉ tiêu này có thể khơng phù hợp trong trƣờng hợp khi so
sánh hiệu quả hoạt động kinh doanh giữa những ngân hàng khơng cùng quy mơ, vì
những ngân hàng với quy mô lớn thƣờng tạo ra lợi nhuận lớn hơn những ngân hàng
có quy mơ nhỏ. Nhƣng nhƣ vậy, ta khơng thể đánh giá ngân hàng có quy mơ nhỏ
hoạt động khơng hiệu quả bằng ngân hàng có quy mơ lớn. Do đó, hiệu quả tuyệt đối
khơng cho chúng ta biết đƣợc khả năng sử dụng tiết kiệm hay lãng phí các nguồn lực
đầu vào.
Xét theo góc độ tƣơng quan tƣơng đối thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của

ngân hàng tƣơng đƣơng với chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời nhƣ tỷ lệ thu nhập trên tổng
tài sản (ROA), tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
(NIM) và một số chỉ tiêu hổ trợ nhƣ tỷ lệ thu nhập trên cổ phiếu (EPS), tỷ lệ thu nhập
ngoài lãi cận biên (MN)… Chỉ tiêu này rất thuận tiện để so sánh hiệu quả giữa các
ngân hàng với các quy mô khác nhau, với các thời kỳ khác nhau.
Xét về bản chất, ngân hàng thƣơng mại cũng nhƣ các đơn vị kinh tế khác
trong nền kinh tế, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ với mục tiêu cao nhất
là lợi nhuận. Bên cạnh đó, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại
còn đƣợc xem xét dựa trên chất lƣợng tài sản, các yếu tố đảm bảo an toàn trong hoạt
động của ngân hàng, thị phần… Do đó, lợi nhuận và các tiêu chí liên quan đến lợi
nhuận là các chỉ tiêu để các nhà đầu tƣ đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của
các ngân hàng thƣơng mại ngày nay.
Bên cạnh đó, để đạt đƣợc hiệu quả kinh doanh nhƣ mục tiêu đề ra, ngân hàng
phải đạt đƣợc sự thống nhất, hài hòa về lợi ích giữa khách hàng, ngân hàng và nền
kinh tế. Bởi vì hoạt động kinh doanh của ngân hàng ln gắn liền với thực hiện lợi
ích kinh tế xã hội, lợi ích của ngân hàng và lợi ích của khách hàng.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng thƣơng mại.
Các nhân tố này có thể đƣợc chia làm hai nhóm: nhóm các nhân tố bên trong
ngân hàng và nhóm các nhân tố bên ngoài, tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi ngân
hàng mà hai nhóm này ảnh hƣởng khác nhau đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
chính các NHTM đó.


14
1.2.4.1. Nhóm các nhân tố bên ngồi
 Tốc độ tăng trƣởng kinh tế
Tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế chính là biểu hiện của trình độ phát triển
chung của nền kinh tế. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đƣợc thể hiện qua sự gia tăng
GDP, hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu ngƣời trong một thời gian nhất định.

Khi nền kinh tế tăng trƣởng ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng hoạt
động kinh doanh hiệu quả hay nói cách khác thì tăng trƣởng kinh tế có tác động cùng
chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngƣợc lại khi nền kính tế
bất ổn, lâm vào khủng hoảng, suy thoái kéo dài sẽ gây bất ổn và tác động xấu đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu
tại các quốc gia phát triển, một mối tƣơng quan nghịch giữa biến tăng trƣởng kinh tế
và hiệu quả hoạt động kinh doanh (tỷ lệ ROA) đƣợc tìm thấy. Điều này đƣợc giải
thích là ở các nƣớc với nền kinh tế phát triển cao hơn, một thị trƣờng tài chính phát
triển có mức độ cạnh tranh cao, việc tăng trƣởng kinh tế cũng đồng nghĩa với việc
tăng áp lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng và kết quả là một sự sụt giảm trong lợi
nhuận của các ngân hàng.
 Lãi suất
Lãi suất có ảnh hƣởng đến cả chi phí và thu nhập của NHTM, đồng thời cũng
ảnh hƣởng đến rủi ro của ngân hàng. Lãi suất ảnh hƣởng đến lƣợng tiền gửi của
khách hàng, đến dƣ nợ cấp tín dụng và cả khả năng trả nợ của khách hàng. Nếu lãi
suất quá cao, tiền gửi sẽ nhiều nhƣng dƣ nợ tín dụng sẽ khó tăng trƣởng, khách hàng
đi vay phải chịu chi phí lãi vay cao, ảnh hƣởng đến khả năng hoàn trả nợ vay của
khách hàng, làm gia tăng rủi ro tín dụng cho NHTM.
 Lạm phát
Một số nghiên cứu đã khẳng định rằng sự ảnh hƣởng của lạm phát lên tình
hình hoạt động của ngân hàng phụ thuộc vào việc lạm phát có đƣợc dự đốn hay
khơng đƣợc dự đốn. Nếu lạm phát đƣợc dự đoán đầy đủ và mức lãi suất đƣợc điều
chỉnh theo lạm phát đã đƣợc dự đốn thì một mối tƣơng quan tích cực giữa lạm phát
và hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ đƣợc khẳng định. Ngƣợc lại, một sự tăng lên
khơng đƣợc dự đốn trƣớc trong lạm phát sẽ gây khó khăn cho dịng tiền của ngƣời
đi vay, gây ra rủi ro cho các khoản vay của NHTM và có thể dẫn đến mất vốn. Với
lạm phát khơng đƣợc dự đoán trƣớc, ngân hàng sẽ chậm chạp trong việc điều chỉnh


15

lãi suất, một khả năng dẫn đến các khoản chi phí của ngân hàng sẽ tăng nhanh hơn
thu nhập mà họ nhận đƣợc và hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ kém hiệu quả
(Yong Tan và Christos Floros, 2012).
 Các chính sách của NHNN
Hoạt động của NHTM ln chịu sự quản lý của NHNN và là nơi để NHNN
thực thi các chính sách quản lý vĩ mơ của nhà nƣớc. Do đó, hoạt động của NHTM
cũng bị ảnh hƣởng khi các chính sách này đƣợc thực thi. Chẳng hạn, khi NHNN thực
hiện chính sách tiền tệ mở rộng, tăng cung tiền, giảm lãi suất để khôi phục nền kinh
tế sau thời kỳ suy thối, thì việc tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp từ các
NHTM dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc tăng khối lƣợng lớn trong cung tiền sẽ gia tăng
lạm phát và gây nên rủi ro cho các NHTM. Ngƣợc lại, khi NHNN thực hiện chính
sách tiền tệ thắt chặt, giảm cung tiền, tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, tăng trƣởng
nóng thì sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong cận nguồn vốn vay, khả năng
tăng trƣởng tín dụng cao của ngân hàng là rất khó.
 Các yếu tố xã hội - văn hóa
Các yếu tố xã hội ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhƣ
trình độ dân trí, thói quen sử dụng tiền mặt của ngƣời dân, sự hiểu biết của ngƣời dân
về hệ thống ngân hàng. Khi khách hàng có am hiểu sâu hơn về dịch vụ ngân hàng sẽ
giúp ngân hàng tiết kiệm các khoản chi phí phục vụ, chi phí hoạt động để hƣớng dẫn,
đồng thời cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn đến khách hàng, giúp giảm thiểu
những rủi ro về hoạt động nhƣ sự cố tin đồn dẫn đến tình huống khách hàng rút tiền
ồ ạt, ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản cũng nhƣ ảnh hƣởng đến hệ
thống NHTM.
 Môi trƣờng pháp lý
Hoạt động của NHTM đƣợc quản lý bởi NHNN, dƣới các điều luật chặt chẽ.
Hoạt động của NHTM có liên quan đến mọi lĩnh vực trong nền kinh tế, do đó tất cả
các luật liên quan đều tác động đến hoạt động của NHTM nhƣ luật dân sự, luật đất
đai, luật thƣơng mại và các luật khác có liên quan. Hệ thống pháp luật rõ ràng, minh
bạch, kịp thời, đồng bộ có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các NHTM.
Từ đó, các NHTM mới chủ động và linh hoạt trong hoạt động nhằm tăng lợi nhuận

và thực hiện đúng pháp luật. Tuy nhiên, khi các điều luật quản lý các giới hạn trong
hoạt động NHTM đƣợc giảm nhẹ thì có thể khuyến khích các NHTM tham gia vào


×