LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM KẾT HỢP HỌC
SINH SINH VIÊN.
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM KẾT HỢP HỌC SINH – SINH VIÊN.
1. Sự cần thiết khách quan.
Trong cuộc sống hàng ngày, để tồn tại và phát triển con người phải tìm mọi
biện pháp để đấu tranh phòng ngừa những rủi ro luôn gần kề chúng ta. Tuy nhiên,
ốm đau, bệnh tật và tai nạn lại cứ luôn ẩn lấp bên cạnh, sẵn sàng hoành hành tới
cuộc sống của con người. Bất cứ người nào trong xã hội, từ lúc sinh ra đến lúc già
không ai lại chắc chắn không mắc một căn bệnh nào hay không gặp rủi ro nào gây
ảnh hưởng đến tính mạng và tình trạng sức khoẻ, nhất là đối tượng trẻ em. Đây là
đối tượng trong xã hội còn non trẻ về sức khoẻ và kinh nghiệm sống. Trong điều
kiện kinh tế xã hội và môi trường sống hiện nay thì trẻ em cần được quan tâm hàng
đầu. Bởi vì trong cuộc sống hàng ngày của các em ngoài những rủi ro là bệnh tật
còn có những rủi ro về tai nạn có thể đến bất cứ lúc nào. Do vậy, các em rất cần
được bảo vệ để cho sự phát triển đầy đủ sau này.
Bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên cũng là một loại hình bảo hiểm con
người. Quỹ được hình thành từ sự đóng góp bằng tiền của cha mẹ học sinh (gọi là
phí bảo hiểm). Nguồn tài chính này chủ yếu được sử dụng để chi trả kịp thời những
thiệt hại về tính mạng và tình trạng sức khoẻ cho học sinh - sinh viên khi tai nạn
xảy ra nhằm phục hồi sức khoẻ và cuộc sống cũng như học tập cho các em.
Bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là một nghiệp vụ bảo hiểm rất thiết
thực, góp phần bảo vệ quyền lợi cho học sinh – sinh viên, giúp các em có thể học
tập liên tục không bị gián đoạn do các rủi ro gây nên. Đặc biệt nó có liên quan đến
quyền con người và quyền trẻ em. Vì vậy việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này
cho học sinh – sinh viên là rất cần thiết. Với Bộ luật “Luật bảo vệ chăm sóc và giáo
dục trẻ em”. Tại nước ta được Quốc hội thông qua ngày 12/5/1991. Trong luật này
có quy định rõ trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế, quyền được hưởng các
chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Mặc dù trong điều kiện bộn bề của
đất nước ta hiện nay cần có rất nhiều các vấn đề về kinh tế xã hội cần giải quyết,
song Đảng và Nhà nước vẫn giành sự quan tâm cho thế hệ trẻ. Điều này được thể
hiện một phần ở việc cho phép các công ty bảo hiểm triển khai nghiệp vụ bảo hiểm
kết hợp học sinh - sinh viên.
Đất nước ta là một đất nước đang phát triển. Do đó, cần rất nhiều nguồn vốn
đầu tư cả trong và ngoài nước. Đặc biệt Đảng và Nhà nước ta đang xác định vốn
ngoài nước là quan trọng, nhưng mang tính chất quyết định hơn lại là vốn trong
nước. Để có thể tập trung được nhiều nguồn vốn trong nước thì đòi hỏi phải sử
dụng mọi biện pháp huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Bảo hiểm cũng
là một hình thức như vậy, trong đó có bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên.
Nguồn phí thu được không được dùng để chi trả ngay cho những đối tượng gặp
phải rủi ro mà được trải ra trong năm bảo hiểm đó nên nguồn vốn này sẽ được đầu
tư bằng các hình thức khác nhau mà các công ty bảo hiểm thực hiện. Điều này ta
thấy việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là rất cần thiết.
Nhìn chung, hầu hết các trường học nước ta, công tác sơ cấp cứu ban đầu
còn rất hạn chế. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế này là do “tủ
thuốc” ở các trường học không có hoặc là có nhưng rất nghèo làn về chủng loại
cũng như về tính năng chữa bệnh. Với đặc điểm, đặc trưng của nghiệp vụ bảo hiểm
kết hợp học sinh - sinh viên là sẽ trích một tỷ lệ nhất định so với phí để lập quỹ
hình thành nên tủ thuốc trường học. Để khắc phục hạn chế đã nêu trên thì việc triển
khai nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên có thể góp phần vào việc
thực hiện điều này.
Nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là loại hình bảo hiểm tự
nguyện, phí bảo hiểm hoàn toàn do người tham gia đóng góp và hình thành nên
một quỹ lớn dùng để chi trả cho đối tượng là học sinh - sinh viên khi gặp tai nạn,
rủi ro, giúp cho học sinh - sinh viên có điều kiện học tập tốt hơn, góp phần ổn định
cuộc sống cho các gia đình học sinh - sinh viên không may gặp tai nạn, rủi ro. Đặc
biệt đối với những gia đình gặp khó khăn về kinh tế. Họ cho con em mình đi học
cũng là sự cố gắng lớn rồi, cho nên khi con em họ gặp rủi ro thì rất có thể các em
phải thôi học. Do vậy, nghiệp vụ này đã thể hiện tinh thần nhân đạo, thể hiện tinh
thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau của cha ông ta.
Bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên cũng đảm bảo nguyên tắc cơ bản “lấy
số đông bù số ít”. Đây là nguyên tắc cực kỳ quan trọng trong kinh doanh bảo hiểm.
Theo nguyên tắc này, khi nghiệp vụ được triển khai mỗi em đóng góp một khoản
tiền (phí bảo hiểm) hình thành nên một quỹ bảo hiểm chung. Như vậy có thể thấy
nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là cần thiết khách quan và việc
triển khai nghiệp vụ này tại các công ty bảo hiểm là rất phù hợp với điều kiện nước
ta hiện nay.
2. Tác dụng
Cùng với sự phát triển nhanh chóng ổn định của nền kinh tế nước ta nói
chung, các nghành kinh tế nói riêng. Thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng trở
nên sôi động. Trong thời gian qua đã có nhiều công ty bảo hiểm được thành lập
dưới các hình thức khác nhau như: công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO),
doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% vốn nước ngoài (Prudential, AIA). Bản thân các
công ty bảo hiểm cũng không ngừng mở rộng quy mô, phạm vi, lĩnh vực hoạt động
của mình. Bằng cách mở rộng việc thành lập các chi nhánh văn phòng khu vực.
Trong đó một trong những nghiệp vụ được triển khai và đẩy mạnh là nghiệp vụ bảo
hiểm con người. Chính vì vậy mà những năm gần đây, bảo hiểm con người được
các công ty bảo hiểm tập trung đặc biệt bổ sung, hoàn thiện và mở rộng phạm vi
hoạt động của mình lên rất nhiều. Trong đó có nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học
sinh - sinh viên. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được một số tác dụng chủ yếu của
nghiệp vụ này như sau:
Bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là công cụ hữu hiệu để các gia đình ổn
định về mặt tài chính. Trong điều kiện nền kinh tế đất nước ta đang phát triển, đời
sống của người dân còn khó khăn, đặc biệt là đối với tầng lớp có thu nhập thấp như
nông dân, công nhân, viên chức nhà nước. Do đó, việc có một quỹ được hình thành
do sự đóng góp của các bên nhằm trợ giúp cho các gia đình có con em đi học tham
gia bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là rất cần thiết. Với nguyên tắc số đông
bù số ít, các gia đình có con em đi học tham gia bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh
viên với một chi phí thấp. Nếu không may xảy ra tai nạn thì bảo hiểm sẽ đứng ra
chi trả chi phí khám, điều trị, các gia đình tránh được tình trạng rắc rối về mặt tài
chính vì nhiều khi đó là chi phí lớn tới mức không thể tự trang trải. Do đó, bảo
hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là người bạn đáng tin cậy cho các bậc phụ huynh
khi có con em đi học.
Ngoài chức năng, nghĩa vụ của công ty bảo hiểm là chi trả khi rủi ro xảy ra,
công ty bảo hiểm còn có nghĩa vụ cùng với bên tham gia bảo hiểm đề xuất áp dụng
các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Do vậy, bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là
lời nhắc nhở cho các bậc cha mẹ và các em học sinh - sinh viên luôn có ý thức đề
phòng tai nạn. Một nguyên tắc bất di bất dịch của bảo hiểm là chỉ bảo hiểm cho
những rủi ro bất ngờ không lường trước được chứ không phải tai nạn do cố tình.
Do đó, khi tham gia ngoài trách nhiệm của chính các em là phải tự bảo vệ mình thì
phần trách nhiệm của gia đình khi các em ở nhà và nhà trường khi các em ở trường
là rất lớn. Các bậc phụ huynh cần phải đề ra thời gian biểu cho con em mình khi ở
nhà để tiện theo dõi, nhà trường cần đề ra các nội quy, quy tắc chặt chẽ cùng với
các biện pháp kỷ luật nếu các em vi phạm. Điều này có ý nghĩa quan trọng, góp
phần vào hạn chế tai nạn xảy ra cho các em, đảm bảo cho cơ thể phát triển khoẻ
mạnh, không ngừng trao đổi, rèn luyện về tư cách đạo đức và khoa học để phấn
đấu thành người có ích cho đất nước.
Bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên góp phần giúp học sinh - sinh viên
học tập tốt hơn, tham gia học tập liên tục, đặc biệt là đối tượng học sinh -sinh viên
con nhà nghèo không may gặp tai nạn rủi ro. Đối với tầng lớp dân cư có thu nhập
cao thì vấn đề trang trải cho chi phí khám và điều trị thương tật là không mấy khó
khăn. Tuy nhiên, trong điều kiện đất nước ta hiện nay phần lớn dân cư có thu nhập
ở mức thấp, đặc biệt là dân cư nông thôn, miền núi, cao nguyên. Đây là lớp người
thực sự khó khăn ngay cả trong việc duy trì cho các em theo học, nên khi gặp rủi
ro, tai nạn các em khó có thể tiếp tục học được. Do vậy, với việc tham gia bảo hiểm
học sinh - sinh viên sẽ bù đắp những chi phí điều trị để từ đó giúp cho việc học tập
của các em được liên tục và ổn định.
Một tác dụng quan trọng của hoạt động bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ
bảo hiểm học sinh - sinh viên nói riêng đó là có tác dụng huy động vốn cho nền
kinh tế quốc dân. Bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên tạo lập quỹ tiền tệ tập
trung lớn, ngoài phần bù đắp cho việc chi trả, chi trả còn góp phần vào đầu tư phát
triển kinh tế. Bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc "số đông bù số ít" có nghĩa là
huy động sự đóng góp phần nhỏ của nhiều người để chi trả số tiền lớn cho số ít
người, những người mà họ gặp phải rủi ro. Thông qua nghiệp vụ bảo hiểm này
công ty sẽ thu một khoản phí (thường rất nhỏ) của từng người để tạo quỹ bảo hiểm
lớn. Một phần quỹ này được giữ lại cho việc chi trả chi trả, phần còn lại được đầu
tư trở lại cho nền kinh tế từ đó góp phần vào quá trình phát triển nền kinh tế của
đất nước.
Nghiệp vụ bảo hiểm học sinh - sinh viên phát sinh mối quan hệ giữa Gia
đình - Nhà trường - Công ty bảo hiểm. Trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo
hiểm này từ khâu khai thác đến khâu giải quyết chi trả và tiến hành chi trả thì mối
quan hệ ba bên luôn luôn được bền chặt. Trong quá trình khai thác để nghiệp vụ
này đến được với các em và để cho các em hiểu được nghiệp vụ bảo hiểm này từ
đó tích cực tham gia thì cán bộ khai thác của các công ty bảo hiểm phải thông qua
nhà trường tổ chức những buổi tiếp súc với các em học sinh để từ đó có thể giúp
cho các em hiểu được và từ đó xuất phát nhu cầu tham gia. Người quyết định đến
việc tham gia bảo hiểm lại là gia đình của các em. Sau khi ký kết hợp đồng bảo
hiểm thì công ty bảo hiểm còn phải phối hợp với gia đình và nhà trường để cùng
nhau giúp các em học sinh áp dụng các biện pháp đề phòng rủi ro và giải quyết
khiếu nại (nếu không may rủi ro xảy ra) sao cho đạt kết quả và hiệu quả cao nhất,
kịp thời nhất. Như vậy thông qua nghiệp vụ bảo hiểm học sinh - sinh viên gắn kết
mối quan hệ giữa công ty bảo hiểm với nhà trường và gia đình, làm tổng hoà các
mối quan hệ xã hội.
Để cạnh tranh và đứng vững trên thị trường các công ty bảo hiểm phải
không ngừng mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động của mình. Để thực hiện được
điều này thì công ty phải tăng số lượng nhân viên khai thác.Từ đó tạo thêm việc
làm cho cán bộ công nhân viên và không ngừng cải thiện thu nhập.
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM KẾT HỢP HỌC SINH - SINH VIÊN
1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm
1.1. Đối tượng bảo hiểm
Đây là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên nên đối tượng bảo
hiểm là tính mạng và tình trạng sức khoẻ của các em học sinh - sinh viên.
Người tham gia bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là người ký kết hợp
đồng bảo hiểm và nộp phí bảo hiểm nhưng không phải nộp cho chính bản thân
mình mà nộp cho người thứ ba (người được bảo hiểm). Người tham gia bảo hiểm
là cha mẹ hay người đỡ đầu có trách nhiệm nuôi nấng, chăm sóc các em đứng ra
mua bảo hiểm cho con em mình. Tuy nhiên, ở sinh viên vừa là người tham gia bảo
hiểm, vừa là người được bảo hiểm.
Người được bảo hiểm là học sinh đang học ở các trường như: nhà trẻ, mẫu
giáo, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, trung học chuyên nghiệp và dạy
nghề... là sinh viên các trường cao đẳng, đại học, học viện... bao gồm cả học sinh
đang theo học tại các trường dân lập hay công lập.
Học sinh tham gia loại hình bảo hiểm này vẫn được tham gia và hưởng
quyền lợi của các loại hình bảo hiểm khác nếu ký kết các hợp đồng độc lập với
nhau.
1.2. Phạm vi bảo hiểm
Trên lý thuyết phạm vi bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh -
sinh viên gồm những rủi ro sau:
- Bị chết trong mọi trường hợp.
- Bị tai nạn thương tật.
- Bị ốm đau, bệnh tật phải nằm viện điều trị phẫu thuật.
Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp sau đây không thuộc phạm vi bảo hiểm:
- Học sinh đến tuổi thành niên bị chết do tự tử, tiêm chích ma tuý...
- Do hành động cố ý của người được bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm hay
người được hưởng quyền lợi bảo hiểm (trừ những người được bảo hiểm chưa đến
tuổi vị thành niên).
- Điều trị hoặc phẫu thuật các bệnh bẩm sinh, chỉnh hình, thẩm mỹ, làm chân tay
giả, răng giả...
- Chiến tranh phóng xạ.
Trong thực tế phạm vi bảo hiểm của các công ty bảo hiểm triển khai có sự khác
nhau, cụ thể đối với công ty bảo hiểm PJICO bao gồm:
1.2.1. Những rủi ro được bảo hiểm
Đối với bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên, những rủi ro được bảo hiểm
là những rủi ro trong lãnh thổ việt nam đối với người được bảo hiểm như sau:
- Chết do mọi nguyên nhân.
- Thương tật thân thể do tai nạn.
- Ốm đau, phẫu thuật phải nằm viện phẫu thuật.
Như vậy điều khoản bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên được xây dựng trên các
quy tắc bảo hiểm có liên quan đã được ban hành:
- Quy tắc bảo hiểm sinh mạng cá nhân (ban hành theo quyết định số
391/TC/QĐ/BHXH ngày 20/9/1991 của Bộ tài chính.
- Quy tắc bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh 24/24 giờ (ban hành kèm theo quy
định số 256/TC/QĐ/BHXH ngày 22/7/1991 Bộ tài chính)
- Quy tắc bảo hiểm nằm viện và phẫu thuật (ban hành kèm theo quyết định số
466/TC/QĐ/BH ngày 2/7/1993 của Bộ tài chính).
Bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là một trong những sản phẩm bảo hiểm của
PJICO, ra đời phù hợp với tình hình thị trường, nhằm đạt được mục đích mềm dẻo,
linh hoạt trong hoạt động. Học sinh - sinh viên trở thành người được bảo hiểm khi
đóng phí để tham gia bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên. Học sinh - sinh viên
đó được hưởng quyền lợi trong những trường hợp sau:
Trường hợp I: Chết hoặc thương tật thân thể do tai nạn. Tai nạn thuộc phạm
vi bảo hiểm được cấu thành bởi 3 yếu tố:
- Một lực từ bên ngoài: là việc không lường trước được, không mong đợi xảy ra,
tai nạn tại một thời điểm nhất định. Nó diễn ra trong một thời gian ngắn, không
phải là một quá trình kéo dài.
- Ngoài ý muốn: có nghĩa là người được bảo hiểm không gây tai nạn.
- Tác động lên thân thể và là nguyên nhân trực tiếp làm cho người được bảo hiểm
bị chết hoặc bị thương tật thân thể. Phạm vi bảo hiểm còn được mở rộng đối với
trường hợp tai nạn xảy ra do người được bảo hiểm có hành động cứu người, tài sản
của nhà nước, của nhân dân và chống hành vi phạm pháp.
Trường hợp II: Ốm đau, tai nạn, phải nằm viện, hay phẫu thuật tại bệnh viên.
Ở đây bệnh viện được hiểu là một cơ sở khám chữa bệnh hợp pháp, được Nhà
nước công nhận, có khả năng và phương tiện chuẩn đoán bệnh, điều trị bệnh và
phẫu thuật, có điều kiện thuận lợi cho việc điều trị nội trú.
Nằm viện là người được bảo hiểm cần lưu trữ ít nhất 24 giờ ở bệnh viện để điều trị
lâm sàng.
Học sinh được coi là phẫu thuật khi trải qua các ca mổ để điều trị các thương
tật hoặc các bệnh tật do các phẫu thuật viên có bằng cấp thực hiện. Để được hưởng
những rủi ro trên xảy ra thì người được bảo hiểm phải có thời gian điều trị nội trú
tại bệnh viện hoặc phẫu thuật do ốm đau bệnh tật.
Ví dụ: Học sinh A tham gia bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên phải phẫu thuật
do đau ruột thừa. Do vậy bảo hiểm trợ cấp như sau:
Trợ cấp nằm viện phẫu thuật = Số ngày nằm viện
×
0,3% STBH
Trợ cấp phẫu thuật được hưởng theo quy định số 446/TC/BHXH của Bộ tài chính
ban hành ngày 02/03/1993.
Điều kiện bảo hiểm: Đây là những quy định phạm vi, trách nhiệm của người
bảo hiểm đối với tổn thất của người được bảo hiểm.
Đối với nghiệp vụ bảo hiểm học sinh - sinh viên có 3 điều kiện bảo hiểm là:
Chết do mọi nguyên nhân (Điều kiện bảo hiểm A)
Thương tật thân thể do tai nạn (Điều kiện bảo hiểm B)
Ốm đau, bệnh tật phải nằm viện phẫu thuật (Điều kiện bảo hiểm C)
+ Điều kiện bảo hiểm A.
− Theo điều kiện bảo hiểm này sẽ bảo hiểm cho trường hợp chết ro mọi nguyên
nhân. Trừ trường hợp chết do nguyên nhân từ những rủi ro không được bảo hiểm.
− Về hiệu lực bảo hiểm: Đối với trường hợp chết do tai nạn và các hợp đồng tái
tục liên tục. Bảo hiểm có hiệu lực ngay sau khi người tham gia bảo hiểm đóng phí
đầy đủ theo quy định. Đối với trường hợp chết không do tai nạn và hợp đồng bảo
hiểm không liên tục. Bảo hiểm có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày đóng phí bảo
hiểm.