Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TÌM HIỂU CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT ĐỒ HOẠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.54 KB, 14 trang )

TÌM HIỂU CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT ĐỒ HOẠ
1. SƠ LƯỢC VỀ NGÀNH MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
Nghệ thuật ứng dụng mà ngày nay chúng ta thường dùng với tên quen thuộc là
Mỹ thuật công nghiệp đã có nguồn gốc từ rất sớm ở trên tất cả mọi dụng cụ của
người thời tiền sử đồ đá , đồ đồng và đồ sắt ... Bởi con người từ buổi sơ khai đã
yêu cái đẹp , muốn sử dụng cái đẹp là phương tiện để truyền bá kinh nghiệm sản
xuất và tô điểm thêm cho cuộc sống của mình.
Trải qua bao thời đại với sự thăng trầm và biến động của lịch sử nhân loại , nền
mỹ thuật thế giới cũng nếm trải đầy đủ những hậu quả của những sự thăng trầm
ấy . Từ nền nghệ thuật nguyên thuỷ với chiều hướng tự phát , tới nền nghệ thuật
Lưỡng Hà mang màu sắc tôn giáo , nền nghệ thuật Hi Lạp với những phép màu kì
diệu đã được thổi nên từ những trường ca bất hủ, hay thần thoại Hi Lạp huyền bí ,
nghệ thuật phục hưng mượn chủ đề tôn giáo để biểu đạt khát vọng lớn lao của con
người dưới những chuẩn mực khắt khe và tinh tế.
Trong suốt thời đại ấy nghệ thuật Đồ hoạ đều đã có mặt và đóng góp nhiều công
sức trong mọi sự biến động và góp phần ghi chép lại những dấu ấn của từng thời
kỳ lịch sử , nó cùng với chữ viết đã lưu lại đời sau những tinh hoa của nhân loại
thong qua những hình vẽ minh hoạ chính xác và sống động trong những pho sử kí
và những vật dụng sinh hoạt hàng ngày của mọi quốc gia, đặc biệt hơn cả những di
sản văn hoá còn tồn tại đén ngày nay là cả một kho tàng quý báu mà loài người lưu
giữ lại tại các viện bảo tàng đó là những sản phẩm tinh tế đầy cảm xúc , những tác
phẩm đồ hoạ kiệt xuất thể loại tranh khắc với đường nét tinh vi, độc đáo của Nhật
Bản , Trung Quốc, Việt Nam...và một số nước Đông Âu.
Lịch sử của Mỹ thuật công nghiệp có lẽ cũng phát triển cùng với nền Mỹ thuật
chưa có tài liệu nào khẳng định rõ Mỹ thuật công nghiệp ra đời vào thời gian
nào.Nhưng khi nói đến thuật ngữ Mỹ thuật công nghiệp thì chúng ta có thể khẳng
định chắc chắn rằng thuật ngữ Mỹ thuật công nghiệp
chỉ có thể ra đời vào thời kỳ công nghiệp , đó là giai đoạn nền sản xuất chuyển từ
thủ công sang cơ khí ,song nó bắt đầu thể hiện mặt mạnh riêng của mình có lẽ cùng
với nền kinh tế hàng hoá.
Cuộc cách mạng công nghiệp than , sắt và thép (1830 - 1880) với sự ra đơì của


máy hơi nước đã làm thay đổi cả thế giới , nó đã làm thay đổi cuộc sống con người
, những nguồn năng lượng mới , những phương tiện giao thông thuận tiện , sự phát
triển của nền công nghiệp cơ khí là nguyên nhân của sự bùng nổ đô thị hoá.
Bằng phương thức sản xuất rẻ tiền , bằng máy người ta có thể có năng xuất cao
hơn bất kỳ một phương tiện sản xuất bằng tay đắt tiền mà mất nhiều thời gian thoả
mãn được số đông các tầng lớp tiêu dùng. Và người ta thấy cần phải tiêu thụ hết
được những thứ hàng hoá ấy vì vậy cần phải làm cho chúng tốt hơn , đẹp hơn và
ngành Mỹ thuật công nghiệp đã làm tốt được điều đó trong mọi lĩnh vực hàng hoá
như : Thời trang , tạo dáng , đồ hoạ quảng cáo, nội ngoại thất ...
Có thể nói trong suốt 2 thế kỷ qua Mỹ thuật công nghiệp đã không ngừng phát
triển để đáp ứng lại sự phát triển của xã hội hiện đại, Mỹ thuật công nghiệp đã góp
phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và thẩm mỹ các sản phẩm công
nghiệp , góp phần vào việc cải tạo làm bộ mặt thế giới thay đổi không ngừng. Bên
công nghiệp môi trường sinh thái tự nhiên , các vật phẩm phục vụ đời sống con
người cũng là một môi trường rất quan trọng cùng ảnh hưởng trực tiếp do đó , sự ra
đời và phát triển của Mỹ thuật ứng dụng là không thể thiếu. Được phục vụ bằng
những sản phẩm của Mỹ thuật công nghiệp làm cho con người cảm thấy hài lòng
,thoải mái và hứng khởi .
2. VÀI NÉT VỀ NGÀNH ĐỒ HOẠ THẾ GIỚI
Đồ hoạ là một mặt thể hiện của mỹ thuật ứng dụng. Do đó, lịch sử của đồ hoạ
cũng là lịch sử của mỹ thuật ứng dụng. Đồ hoạ mang tính khái quát mà súc tích. Sự
sáng tạo của nó có một cái đích duy nhất là gây chú ý và đem lại hài lòng cho
khách hàng khi chọn mua sản phẩm. Đồ hoạ quảng cáo là một mặt thể hiện tích
cực của ngành đồ hoạ nói chung.
Đồ hoạ quảng cáo xuất hiện và phát triển mạnh trên thế giới từ rất lâu nhưng
đặc biệt là sau cuộc cách mạng Công nghiệp. Sự phát triển của nền kinh tế hàng
hoá siêu lợi nhuận thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất và kinh doanh, tạo
ra những xa lộ thông tin rộng lớn. Khách hàng phải đứng trước bao nhiêu sự lựa
chọn. Vậy nhiệm vụ của ngành đồ hoạ quảng cáo là phải làm cho khách hàng biết
và quan tâm đến sản phẩm mình quảng cáo. Ngành đồ hoạ thế giới đã có những

phát triển mạnh mẽ, ngày nay chúng ta đã quen với những biểu trưng của các hãng
công nghiệp hàng đầu thế giới như SONY, SANYO, TOYOTA, MESEDES,
COCA COLA, PEPSI, LEVIS, MINOTA,...Các biểu trưng và các quảng cáo của
tập đoàn này đã đi vào tiềm thức của mỗi con người qua nhiều thập kỷ, có những
tác phẩm đồ hoạ đã trở thành những di sản văn hoá quý báu, nó trở thành một cái
đích , một chuẩn mực để những tác phẩm đồ hoạ sau này dựa vào đó mà đánh giá.
Đồ hoạ là một mặt thể hiện rất mạnh tính ứng dụng của mỹ thuật, nó không chỉ
dừng lại ở nhiệm vụ quảng cáo thương mại, làm đẹp và quảng cáo tiếp thị cho các
sản phẩm mà nó còn thực hiện những nhiệm vụ cao cả, nó có mặt trong mọi lĩnh
vực như kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục. Người ta luôn chịu ảnh hưởng và hiện
diện của nó xong lại không mấy ai hiểu được người thiêt kế đồ hoạ quảng cáo phải
làm những gì, việc của họ phải làm là thông qua các sản phẩm của mình để thể
hiện hình ảnh đặc trưng của công ty cần quảng cáo. Và vì thế đối với một công ty
đang cạnh tranh trên thị trường, chất lượng của thiết kế mỹ thuật trở thành một yếu
tố rất quan trọng. Thiết kế đó phải gây được sự chú ý phù hợp, liên quan đến tính
chất riêng của từng sản phẩm và của ngay chính công ty, sự nhận biết chú ý của
khách hàng là tổng hợp của cả hai yếu tố: sự hài lòng có tính chức năng và sự hài
lòng mang tính cảm xúc.
3. ĐỒ HOẠ VIỆT NAM SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN
Ngành đồ hoạ Việt Nam có một lịch sử khá lâu đời, với nét truyền thống của
làng tranh Đông Hồ, Hàng Trống vào khoảng thế kỷ thứ XVI, XVII đã để lại cho
chúng ta một mảng nghệ thuật quý báu, những tác phẩmvới đường nét đầy tài hoa
chất liệu vô cùng độc đáo, sắc màu rực rỡ hồn quê là một bông hoa quý trong làng
văn hoá nghệ thuật dân gian Việt Nam. Chúng ta có quyền tự hào về sự đóng góp
công sức của các hoạ sỹ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, các hoạ sỹ Việt
Nam thời đó là những người đầu tiên đặt nền móng cho nghệ thuất đồ hoạ Việt
Nam và tạo dựng cho nó một vị trí xứng đáng trong làng nghệ thuật thế giới. Song
Mỹ thuật công nghiệp nói chung và nghệ thuật đồ hoạ nói riêng trở nên khởi sắc
với sự ra đời của trường trung cấp mỹ nghệ - tiền thân của trường Đại học Mỹ
thuật Công nghiệp sau này.

Những năm trước đây ngành đồ hoạ ứng dụng của nước ta phát triển một cách
chậm chạp bởi hạn chế của nền kinh tế quốc doanh, hàng hoá sản xuất ra không
cần cạnh tranh, chính đặc điểm này đã kìm hãm sự phát triển của ngành đồ hoạ,
các hoạ sỹ được đào tạo chính quy không có cơ hội sáng tạo bởi một mẵu hàng có
thể duy trì qua vài thập kỷ, hàng hoá không cần đẹp mà vẫn không đủ cung ứng
cho người tiêu dùng. Chính điều này đã kìm hãm tư duy và sức sáng tạo của ngành
đồ hoạ Việt Nam, đã làm cho ngành đồ hoạ Việt Nam tụt hậu so với thế giới nhiều
thập kỷ.
Với sự ra đời của khoa Đồ hoạ trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp 1962 và sự
phát triển của nó đến ngày nay ngành đồ hoạ đã có nhữnh đóng góp đáng kể trong
công cuộc đổi mới cụ thể là sự đóng góp vào sự tăng trưởng của ngành kinh tế,
đóng góp vào việc giới thiệu và khẳng định chất lượng hàng hoá của các doanh
nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Công lao tạo dựng ngành đồ hoạ ứng
dụng của trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp thuộc về các hoạ sỹ bậc thầy
Nguyễn Khang, Lê Quốc Lộc, Lưu Công Nhân, Lê Vinh... là những người thấy đầu
tiên đã có công đặt nền móng cho một ngành học mà cho đến nay nó đã được
khẳng định một vị trí xưngd đáng trong nền kinh tế thị trường, đã bỏ ra nhiều thập
kỷ lặn lội tìm tòi để tạo ra gương mặt mới cho nền mỹ thuật Việt Nam. Ngành đồ
hoạ có mặt ngay từ thời điểm lịch sử ấy với bao công sức của các thầy Đường
Ngọc Cảnh, Xuân Hồng, Thanh Ngọc... các thầy đã để lại những dấu ấn sáng tạo
của mình trong tài năng của bao lớp sinh viên, bao công trình nghệ thuật được mọi
người ghi nhớ.
Có thể nói đến ngày nay khoa Đồ họa đã trở thành một khoa có lưu lượng sinh
đông nhất dưới sự hướng dẫn của đội ngũ giảng viên dày dạn kinh nghiệm, được
đào tạo cơ bản tại nước ngoài, chính điều này đã tạo nên những nét khởi sắc cho
ngành đồ hoạ Việt Nam trong thời kỳ kinh tế thị trường. Sự tận tuỵ và sự hiểu biêt
sâu rộng cộng với những kinh nghiệm và nhiệt tình các giảng viên của khoa Đồ
hoạ đã khơi dậy cho đội ngũ sinh viên những ý tưởng sáng tạo độc đáo giúp họ bay
cao, bay xa hơn nữa trong hành trình của cuộc đời. Đào tạo họ trở thành thế hệ sinh
viên ưu tú góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

4. MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN CHỦ YẾU CỦA THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ
Ở mục này chủ yếu tập trung vào chủ đề thiết kế sản phẩm đồ hoạ tạo ra ấn
tượng thị giác mạnh, gây sự chú ý cao. Tìm hiểu cách thức mà thiết kế tối ưu hoá
việc giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của một công ty thông qua biểu trưng, bao bì,
graphic, cách trưng bày sản phẩm cũng như việc sáng tạo ra những quảng cáo trên
báo tạp chí, truyền hình, quảng cáo ngoài trời, tờ rơi, catalogue và các phương
pháp khác tạo sự chú ý với khách hàng.
4.1 Biểu trưng
Biểu trưng không chỉ là phương tiện quảng cáo quan trọng. Một biểu tượng đẹp
không chỉ là do bố cục đẹp mà trước tiên nó bộc lộ bản chất của sự vật, nó phản
ánh tinh thần của sản phẩm, ý đồ, nó phát ra một tín hiệu duy nhất của nội dung và

×