BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TƠ MINH HẢI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
CAO SU LỘC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TƠ MINH HẢI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
CAO SU LỘC NINH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH (Hướng nghề nghiệp)
Mã số: 60340102
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HỒ TIẾN DŨNG
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận văn này hồn tồn được hình
thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS. TS Hồ Tiến Dũng. Các số liệu và kết quả có được trong Luận
văn tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Tô Minh Hải
ii
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ..................................................................... x
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1.
Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1
2.
Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 2
4.
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 3
5.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ................................................ 3
6.
Kết cấu của luận văn .................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC ........................... 4
1.1.
Khái niệm và vai trò của QTNNL ............................................................... 4
1.1.1.
Khái niệm QTNNL ...................................................................................... 4
1.1.2.
Vai trò và ý nghĩa thực tiễn của QTNNL .................................................... 5
1.2.
Các chức năng cơ bản của QTNNL ............................................................. 5
1.2.1.
Nhóm chức năng thu hút NNL .................................................................... 5
1.2.1.1. Hoạch định NNL .......................................................................................... 6
1.2.1.2. Phân tích cơng việc ...................................................................................... 7
1.2.1.3. Cơng tác tuyển dụng .................................................................................... 9
1.2.2.
Nhóm chức năng đào tạo, phát triển ..........................................................10
iii
1.2.2.1. Định hướng phát triển nghề nghiệp ...........................................................11
1.2.2.2. Công tác đào tạo ........................................................................................11
1.2.3.
Nhóm chức năng duy trì NNL ...................................................................13
1.2.3.1. Đánh giá thực hiện công việc ....................................................................13
1.2.3.2. Lương bổng và đãi ngộ ..............................................................................14
1.3.
Những yếu tố ảnh hưởng đến QTNNL ......................................................16
1.4.
Đánh giá kết quả hoạt động QTNNL .........................................................18
1.4.1.
Vai trò của đánh giá kết quả hoạt động QTNNL .......................................18
1.4.2.
Công tác đánh giá kết quả QTNNL ...........................................................18
Tóm tắt Chương 1 .....................................................................................................20
Chương 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
CƠNG TY TNHH MTV CAO SU LỘC NINH .......................................................21
2.1.
Giới thiệu về Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh ..............................21
2.1.1.
Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................21
2.1.2.
Nhiệm vụ chức năng của Công ty ..............................................................22
2.1.3.
Cơ cấu tổ chức quản lý ..............................................................................22
2.1.4.
Tình hình hoạt động SXKD của Công ty...................................................23
2.1.4.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh..................................................................23
2.1.4.2. Xây dựng cơ bản – Đầu tư tài chính ..........................................................24
2.2.
Phân tích thực trạng QTNNL tại Cơng ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh25
2.2.1.
Giới thiệu thiết kế nghiên cứu ...................................................................25
2.2.2.
Cơ cấu NNL ...............................................................................................26
2.2.3.
Phân tích thực trạng thực hiện chức năng thu hút NNL ............................30
2.2.3.1. Hoạch định NNL ........................................................................................30
iv
2.2.3.2. Phân tích cơng việc ....................................................................................31
2.2.3.3. Cơng tác tuyển dụng ..................................................................................32
2.2.3.4. Cơng tác bố trí sắp xếp cơng việc tại Cơng ty ...........................................36
2.2.4.
Phân tích thực trạng việc thực hiện chức năng đào tạo, phát triển NNL ...37
2.2.4.1. Định hướng và phát triển nghề nghiệp tại Công ty....................................37
2.2.4.2. Công tác đào tạo ........................................................................................38
2.2.5.
Phân tích thực trạng việc thực hiện chức năng duy trì NNL .....................43
2.2.5.1. Đánh giá thực hiện cơng việc ....................................................................43
2.2.5.2. Lương bổng và đãi ngộ ..............................................................................45
2.2.5.3. Trợ cấp và phụ cấp. ....................................................................................50
2.2.5.4. Về khen thưởng - kỷ luật ...........................................................................50
2.2.5.5. Mối quan hệ lao động ................................................................................52
2.3.
Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động QTNNL tại tại Công ty TNHH
MTV Cao su Lộc Ninh ..............................................................................................55
2.4.
Đánh giá chung về thực trạng QTNNL tại Công ty TNHH MTV Cao su
Lộc Ninh....................................................................................................................57
2.3.1.
Các điểm mạnh trong QTNNL tại Công ty ...............................................57
2.3.2.
Các hạn chế và nguyên nhân tồn tại ..........................................................58
2.3.2.1. Hạn chế trong công tác thu hút NNL .........................................................58
2.3.2.2. Hạn chế trong công tác đào tạo và phát triển NNL ...................................59
2.3.2.3. Hạn chế trong công tác duy trì NNL..........................................................59
2.3.3.
Ngun nhân ..............................................................................................60
Tóm tắt Chương 2 .....................................................................................................60
v
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU LỘC NINH .......... 61
3.1.
Mục tiêu và quan điểm xây dựng của giải pháp ........................................61
3.1.1.
Mục tiêu về hoạt động QTNNL của Công ty ............................................61
3.1.2.
Quan điểm về hoạt động QTNNL của Cơng ty .........................................61
3.2.
Một số giải pháp hồn thiện hoạt động QTNNL tại Công ty TNHH MTV
Cao su Lộc Ninh........................................................................................................62
3.2.1.
Giải pháp hoàn thiện hoạt động thu hút NNL............................................62
3.2.1.1. Giải pháp về hoạch định NNL ...................................................................62
3.2.1.2. Giải pháp cho hoạt động phân tích cơng việc ............................................64
3.2.1.3. Giải pháp cho hoạt động tuyển dụng .........................................................64
3.2.1.4. Giải pháp cho sắp xếp, bố trí cơng việc .....................................................66
3.2.2.
Giải pháp hoàn thiện chức năng đào tạo và phát triển NNL .....................66
3.2.2.1. Giải pháp cho hoạt động định hướng và phát triển nghề nghiệp ...............66
3.2.2.2. Giải pháp cho cơng tác đào tạo NNL.........................................................67
3.2.3.
Giải pháp hồn thiện hoạt động duy trì NNL ............................................69
3.2.3.1. Giải pháp cho hoạt động đánh giá thực hiện công việc .............................69
3.2.3.2. Giải pháp cho công tác trả lương, thưởng. ................................................72
3.2.3.3. Giải pháp cho công tác phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi .....................................74
3.2.3.4. Giải pháp xây dựng mối quan hệ lao động ................................................74
3.2.4.
Nhóm giải pháp hỗ trợ ...............................................................................77
3.2.4.1. Giải pháp công nghệ thông tin ...................................................................77
3.2.4.2. Nâng cao nhận thức xã hội về hoạt động của vườn cây khai thác .............78
vi
3.3.
Kiến nghị nhằm hồn thiện hoạt động QTNNL tại Cơng ty TNHH MTV
Cao su Lộc Ninh........................................................................................................79
3.3.1.
Kiến nghị Nhà nước ...................................................................................79
3.3.2.
Kiến nghị với địa phương ..........................................................................79
3.3.3.
Kiến nghị với Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam ...........................80
Tóm tắt Chương 3 .....................................................................................................80
KẾT LUẬN ...............................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHXH
: Bảo hiểm xã hội
BHYT
: Bảo hiểm y tế
CBCNV
: Cán bộ cơng nhân viên
CKCB
: Cơ khí chế biến
KPI
: Key Perfomance Indicators
LĐ
: Lao động
LRC
: Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh
MTV
: Một thành viên
NLĐ
: Người lao động
NNL
: Nguồn nhân lực
SXKD
: Sản xuất kinh doanh
QTNNL
: Quản trị nguồn nhân lực
TCLĐTL
: Tổ chức – Lao động – Tiền lương
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
VRG
: Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động SXKD giai đoạn 2011-2015 ...................................25
Bảng 2.2 : Cơ cấu LĐ theo giới tính giai đoạn 2011 - 2015 .....................................27
Bảng 2.3: Cơ cấu LĐ theo độ tuổi và thâm niên công tác năm 2015 .......................28
Bảng 2.4: Cơ cấu LĐ theo công việc giai đoạn 2011 - 2015 ....................................29
Bảng 2.5: Cơ cấu LĐ theo trình độ giai đoạn 2011 - 2015 .......................................29
Bảng 2.6: Số liệu nguồn tuyển dụng .........................................................................33
Bảng 2.7: KPI tuyển dụng .........................................................................................35
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về tiêu chí phân cơng bố trí cơng việc ..........................37
Bảng 2.9: Tình hình đào tạo và phát triển giai đoạn 2011-2015...............................39
Bảng 2.10: Các loại hình đào tạo giai đoạn 2011-2015 ............................................40
Bảng 2.11: KPI về chi phí đào tạo trung bình cho một nhân viên ............................40
Bảng 2.12: KPI về tỷ lệ nhân viên được đào tạo ......................................................41
Bảng 2.13: Kết quả khảo sát về đào tạo và phát triển NNL......................................42
Bảng 2.14: Hệ số hoàn thành công việc nhân viên quản lý – phục vụ .....................46
Bảng 2.15: KPI về thu nhập bình quân tháng ...........................................................49
Bảng 2.16: Tỷ lệ lương so với tổng thu nhập............................................................49
Bảng 2.17: Kết quả khảo sát các tiêu chí duy trì NNL .............................................51
Bảng 2.18: KPI về an toàn lao động .........................................................................53
Bảng 2.19: Kết quả khảo sát các tiêu chí mơi trường lao động ................................53
Bảng 2.20: Tổng hợp ma trận đánh giá về các hạn chế của hoạt động QTNNL ......54
Bảng 3.1: Dự báo cơ cấu LĐ theo trình độ giai đoạn 2016 - 2020 ...........................63
Bảng 3.2: Tiêu chí đánh giá CBCNV khối quản lý – phục vụ..................................70
Bảng 3.3: Quy định đánh giá tiêu chuẩn năng suất ...................................................71
ix
Bảng 3.4: Quy định đánh giá kỹ thuật ......................................................................71
Bảng 3.5: Quy định tiêu chuẩn ngày công ................................................................72
Bảng 3.6: Quy định xếp loại cơng nhân khai thác ....................................................72
Bảng 3.7: Tiêu chí phân bổ đơn giá tiền lương .........................................................73
Bảng 3.8: Tiêu chuẩn nâng bậc thợ ...........................................................................73
Bảng 3.9: Các tiêu chí khảo sát về môi trường làm việc. .........................................76
x
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Tiến trình phân tích cơng việc. ................................................................... 8
Hình 1.2: Cơ cấu hệ thống trả cơng lao động. ..........................................................15
Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh ...........................22
Hình 2.2: Ma trận thực trạng QTNNL ......................................................................55
Hình 2.3: Thứ tự ưu tiên khắc phục các hạn chế QTNNL ........................................55
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi về khí hậu, đất đai, phù hợp cho phát
triển ngành cao su thiên nhiên. Ngành cao su đã được Chính phủ xác định là một
trong những ngành tập trung phát triển mạnh và cũng nhận được nhiều chính sách
ưu đãi hỗ trợ, với quy hoạch phát triển theo các vùng, miền có thế mạnh như Đông
Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc, Duyên Hải Nam Trung Bộ. Ngoài
nhu cầu về đất đai phục vụ cho trồng trọt, việc khai thác và chế biến cao su thiên
nhiên đòi hỏi tại địa phương nguồn LĐ dồi dào và đội ngũ quản lý có chuyên mơn
là hết sức quan trọng. Chỉ tính riêng Cơng ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh đến
năm 2015, diện tích đất phục vụ cho SXKD khoảng 11.000ha nằm trải dài trên 2
huyện Lộc Ninh - Bù Đốp phía Tây Bắc tỉnh Bình Phước và 5.059ha cao su tại
Vương Quốc Campuchia. Lực lượng lao động sử dụng bình quân hàng năm trên
4.000 người chủ yếu là LĐ phổ thông.
Trong ngắn hạn, ngành cao su đang gặp một số khó khăn mang tính thị trường,
giá cao su sụt giảm do nhu cầu tiêu thụ toàn cầu suy giảm trong những năm gần
đây, giá cao su trên thế giới liên tục giảm đã ảnh hưởng tới quy mô sản xuất của
ngành. Từ năm 2012 đến tháng 6/2014, giá cao su Việt Nam sụt giảm liên tục khi
cung vượt cầu trên toàn thế giới.Trong tháng 5/2014, giá cao su xuất khẩu chỉ đạt
1.842 USD/tấn, giảm 41% so với cùng kỳ năm 2013 và giảm 60% so với giá đỉnh
điểm tháng 2 năm 2011. Thị trường xuất khẩu cao su cũng bị thu hẹp, trong 5 tháng
đầu năm 2014, lượng cao su xuất khẩu đã giảm 17% so với cùng kỳ năm trước và
giảm 37% về giá trị. Điều này dẫn đến tình trạng các Công ty ngành cao su dù cố
gắng tăng sản lượng tiêu thụ nhưng vẫn giảm về doanh thu trong những năm vừa
qua, gây ra tác động mạnh mẽ đến NNL của Cơng ty.
Bên cạnh đó, thực hiện đẩy mạnh cổ phần hóa theo tinh thần Nghị quyết số
15/NQ-CP ngày 6/3/2014 của Chính phủ, trong thời gian tới, Tập đồn Cơng nghiệp
cao su Việt Nam sẽ tiến hành cổ phần hóa các Cơng ty con trong đó có Cơng ty
TNHH MTV Cao su Lộc Ninh. Do có sự chuyển dịch sang hình thức đa sở hữu và
2
có sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân, nước ngồi, nên hoạt động quản
trị của Cơng ty phải có những thay đổi lớn để đáp ứng.
Trước bối cảnh đó, Cơng ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh đang đứng trước
những thách thức lớn đòi hỏi phải thay đổi theo nhưng vẫn phải đáp ứng được hiệu
quả SXKD, đảm bảo đời sống NLĐ không ngừng được cải thiện, góp phần phát
triển của ngành cao su Việt Nam và địa phương. Vấn đề được đặt ra là NNL phải
được chuẩn bị ra sao cho những đổi thay đó. Với Cơng ty TNHH MTV Cao su Lộc
Ninh, việc hồn thiện cơng tác QTNNL hiện nay có ý nghĩa hơn bao giờ hết vì
những lý do sau đây:
Cơng tác QTNNL hiện nay tại Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh cịn thiên
về cơng việc nhân sự, mang nặng tính chất hành chính.
Để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới cần phải có sự tiếp cận với những
phương pháp QTNNL hiện đại.
Việc cổ phần hóa doanh nghiệp và việc thành lập một Công ty con trên nước bạn
Campuchia địi hỏi doanh nghiệp phải hồn thiện cơng tác QTNNL.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn Đề tài “Một số giải pháp hồn thiện
QTNNL tại Cơng ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh” làm Luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về QTNNL.
Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động QTNNL tại Công ty TNHH MTV
Cao su Lộc Ninh nhằm làm rõ những tồn tại trong công tác này và sự cần thiết phải
thay đổi.
Đề xuất giải pháp hồn thiện hoạt động QTNNL tại Cơng ty TNHH MTV Cao
su Lộc Ninh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: hoạt động QTNNL tại Công ty TNHH
MTV Cao su Lộc Ninh.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: hoạt động QTNNL tại Công ty TNHH
MTV Cao su Lộc Ninh trong giai đoạn 2011 đến 2015.
3
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến các chuyên gia đánh giá thực trạng
một số hoạt động QTNNL.
Phương pháp nghiên cứu định lượng, nghiên cứu mô tả để mô tả thực trạng
hoạt động QTNNL tại Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh với nguồn dữ liệu thứ
cấp là số liệu thống kê từ các báo cáo của Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh và
Tập đồn Cơng nghiệp cao su Việt Nam, các tài liệu tham khảo về QTNNL từ sách
báo, internet…; nguồn dữ liệu sơ cấp thu thập qua phỏng vấn, khảo sát cán bộ, công
nhân viên của Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh, bảng câu hỏi khảo sát gồm
16 câu có thang đo likert 5 bậc. Nội dung hình thành bảng câu hỏi khảo sát từ cơ sở
lý thuyết về QTNNL và tham khảo các luận văn trước đây. Nghiên cứu được thực
hiện với kích thước mẫu là 180, trong đó LĐ trực tiếp là 150 người, LĐ gián tiếp là
30 người, được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên từ các đơn vị, bộ phận của Công
ty. Việc xử lý, phân tích được thực hiện bằng phần mềm Microsoft Excel 2007.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Nghiên cứu luận văn có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn, cho thấy được
toàn cảnh về hoạt động QTNNL tại Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh thời
gian qua, thấy được những ưu nhược điểm, từ đó đề ra phương hướng hồn thiện
trên cơ sở khoa học tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
6. Kết cấu của luận văn
Phần giới thiệu đề tài.
Chương 1: Tổng quan về QTNNL.
Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động QTNNL tại Công ty TNHH MTV
Cao su Lộc Ninh.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động QTNNL tại Công ty TNHH
MTV Cao su Lộc Ninh.
Phần kết luận.
4
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
1.1.
Khái niệm và vai trò của QTNNL
1.1.1. Khái niệm QTNNL
Trải qua quá trình phát triển của khoa học quản lý, khái niệm Quản lý NNL đã
khơng cịn đơn giản là các hoạt động hành chính đối với LĐ mà là sự phối hợp giữa
các chính sách và thực tiễn quản trị để đưa tổ chức đạt được mục tiêu, đồng thời
mang lại thỏa mãn nhu cầu cho NLĐ. Quản lý NNL là thiết kế hệ thống quản lý để
đảm bảo rằng năng lực của con người được sử dụng một cách hiệu quả và hiệu quả
để thực hiện mục tiêu tổ chức.
Trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước hội nhập quốc tế khi mà trình độ
cơng nghệ kỹ thuật chưa đáp ứng tốt nhu cầu, kinh tế đang dần ổn định sau những
ảnh hưởng của giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới và Nhà nước chủ trương quá
trình phát triển phải được thực hiện bằng con người thì QTNNL là hệ thống các triết
lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo – phát triển và duy trì con
người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.
(Trần Kim Dung, 2011).
Nói chung QTNNL đề cập đến việc quản lý con người trong các tổ chức. Nó
bao gồm các hoạt động, chính sách và thực tiễn liên quan đến việc thu hút, phát
triển, sử dụng, đánh giá, duy trì và giữ chân nhân viên với số lượng và năng lực
thích hợp của để thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Mục tiêu của QTNNL là để tối
đa hóa sự cống hiến của nhân viên để đạt được năng suất và hiệu quả tối ưu, đồng
thời đạt được mục tiêu cá nhân (ví dụ như có một cơng việc có tính thách thức và
đạt được sự cơng nhận), và mục tiêu xã hội (chẳng hạn như việc tuân thủ pháp luật
và thể hiện trách nhiệm xã hội).
Các doanh nghiệp chuyển từ tình trạng tiết kiệm chi phí LĐ để giảm giá thành
sang đầu tư vào nguồn nhân lực để có lợi nhuận và hiệu quả cao hơn. Từ quan điểm
này, QTNNL được phát triển trên cơ sở của các nguyên tắc chủ yếu sau:
Thứ nhất, nhân viên cần được đầu tư thỏa đáng để phát triển năng lực nhằm
thỏa mãn nhu cầu cá nhân, tạo ra năng suất LĐ, hiệu quả làm việc cao.
5
Thứ hai, các chính sách, chương trình và thực tiễn quản trị cần được thiết lập
và thực hiện sao cho thỏa mãn cả nhu cầu vật chất lẫn tinh thần của nhân viên.
Thứ ba, môi trường làm việc cần được thiết lập sao cho có thể kích thích nhân
viên phát triển và sử dụng tối đa các kỹ năng của họ.
Thứ tư, các chức năng nhân sự cần được thực hiện phối hợp và là một bộ phận
quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa thực tiễn của QTNNL
QTNNL đóng vai trị trung tâm trong việc thành lập các tổ chức và giúp cho
các tổ chức tồn tại và phát triển trên thị trường. Tầm quan trọng của QTNNL trong
tổ chức xuất phát từ vai trò quan trọng của con người. Con người là yếu tố cấu
thành nên tổ chức, vận hành tổ chức và quyết định sự thành bại của tổ chức. Nguồn
nhân lực là một trong những nguồn lực không thể thiếu được của tổ chức nên
QTNNL chính là một lĩnh vực quan trọng của quản lý trong mọi tổ chức. Mặt khác,
quản lý các nguồn lực khác cũng sẽ không có hiệu quả nếu tổ chức khơng quản lý
tốt NNL, vì suy đến cùng mọi hoạt động quản lý đều thực hiện bởi con người.
QTNNL nghiên cứu các vấn đề về quản trị con người trong các tổ chức ở tầm
vi mơ có hai mục tiêu cơ bản: Một là, sử dụng có hiệu quả NNL nhằm tăng năng
suất LĐ và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức. Hai là, đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tối đa các năng lực cá nhân,
được kích thích động viên tại nơi làm việc và trung thành, tận tâm với Doanh nghiệp.
Xét về mặt kinh tế, QTNNL giúp tổ chức khai thác các khả năng tiềm tàng,
nâng cao năng suất LĐ và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Về mặt xã hội,
QTNNL thể hiện quan điểm nhân bản về quyền lợi và đề cao vị thế NLĐ, chú trọng
giải quyết hài hịa mối quan hệ lợi ích giữa tổ chức và nhân viên.
1.2.
Các chức năng cơ bản của QTNNL
1.2.1. Nhóm chức năng thu hút NNL
Nhóm chức năng này chú trọng vấn đề đảm bảo có đủ số lượng nhân viên với
các phẩm chất phù hợp cho công việc của doanh nghiệp. Để có thể tuyển được đúng
người cho đúng việc, trước hết doanh nghiệp phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất,
6
kinh doanh và thực trạng sử dụng nhân viên trong doanh nghiệp nhằm xác định
được những công việc nào cần tuyển thêm người. Thực hiện phân tích cơng việc sẽ
cho biết doanh nghiệp cần tuyển thêm bao nhiêu nhân viên và yêu cầu tiêu chuẩn
đặt ra đối với các ứng viên là như thế nào. Việc áp dụng các kỹ năng tuyển dụng
như trắc nghiệm và phỏng vấn sẽ giúp doanh nghiệp chọn được ứng viên tốt nhất
cho công việc. Do đó, nhóm chức năng tuyển dụng thường có các hoạt động: dự báo
và hoạch định NNL, phân tích cơng việc, phỏng vấn, trắc nghiệm, thu thập, lưu giữ
và xử lý các thông tin về NNL của doanh nghiệp.
1.2.1.1.
Hoạch định NNL
Hoạch định NNL là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu năng lực, đưa ra
các chính sách và thực hiện các chương trình, hoạt động bảo đảm cho doanh nghiệp
có đủ NNL với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện cơng việc có năng
suất, chất lượng và hiệu quả cao.
Đồng thời hoạch định NNL là quá trình xem xét một cách có hệ thống các nhu
cầu về NNL để vạch ra kế hoạch làm thế nào để đảm bảo mục tiêu "đúng người,
đúng việc, đúng nơi, đúng lúc ".
Quá trình hoạch định NNL cần được thực hiện trong mối quan hệ mật thiết với
quá trình hoạch định và thực hiện các chiến lược và chính sách kinh doanh của
doanh nghiệp,thường được thực hiện theo 7 bước sau đây:
Bước 1: Phân tích mơi trường kinh doanh, xác định mục tiêu và chiến lược
phát triển, kinh doanh cho doanh nghiệp.
Bước 2: Phân tích hiện trạng QTNNL trong doanh nghiệp, đề ra các chiến
lược NNL trong doanh nghiệp.
Bước 3: Dự báo khối lượng công việc (đối với mục tiêu, kế hoạch dài hạn,
trung hạn) hoặc xác định khối lượng cơng việc và tiến hành phân tích cơng việc (đối
với các mục tiêu, kế hoạch ngắn hạn).
Bước 4: Dự báo nhu cầu NNL (đối với các mục tiêu, kế hoạch dài hạn, trung
hạn) hoặc xác định nhu cầu NNL (đối với các mục tiêu, kế hoạch ngắn hạn).
7
Bước 5: Phân tích quan hệ cung cầu NNL, khả năng điều chỉnh, và đề ra các
chính sách, kế hoạch, chương trình thực hiện giúp cho doanh nghiệp thích ứng với
các nhu cầu mới và nâng cao hiệu quả sử dụng NNL.
Bước 6: Thực hiện các chính sách, kế hoạch, chương trình QTNNL của doanh
nghiệp trong bước 5.
Bước 7: Kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện.
Khi lập kế hoạch NNL cần dự tốn chi phí hoạt động của phịng nhân lực với
các nội dung chính: Chi phí tổ chức hoạt động, chi phí văn phịng, quỹ lương. Các
biện pháp giải quyết tình trạng thừa biên chế trong doanh nghiệp là cho nghỉ việc,
nghỉ không ăn lương, giảm giờ làm việc hoặc nhân viên thay nhau làm chung một
việc, cho thuê nhân viên, nghỉ hưu sớm, không thay thế nhân viên cho các cơng việc
trống. (Nguyễn Hữu Thân, 2008)
1.2.1.2.
Phân tích cơng việc
Phân tích cơng việc là q trình nghiên cứu nội dung công việc nhằm xác định
điều kiện tiến hành, các nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn khi thực hiện công việc
và các phẩm chất, kỷ năng nhân viên cần thiết phải có để thực hiện tốt cơng việc,
cung cấp các thông tin về yêu cầu, đặc điểm của công việc, làm cơ sở cho việc xây
dựng bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc.
Bảng mô tả công việc là văn bản liệt kê các quyền hạn trách nhiệm khi thực
hiện công việc, các mối quan hệ trong báo cáo thực hiện công việc, các điều kiện
làm việc, trách nhiệm thanh tra, giám sát các tiêu chuẩn cần đạt được trong q
trình thực hiện cơng việc.
Bảng tiêu chuẩn cơng việc là văn bản tóm tắt những u cầu về phẩm chất cá
nhân, những nét tiêu biểu và đặc điểm về trình độ học vấn, năng lực, nguyện vọng,
sở thích... Của người thực hiện cơng việc.
Bảng mơ tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc được sử dụng làm thông
tin cơ sở cho việc tuyển lựa, chọn lọc và đào tạo nhân viên, đánh giá việc thực hiện
công việc và trả công LĐ.
8
Doanh nghiệp cần thực hiện phân tích dịng cơng việc làm cơ sở khoa học cho
việc loại bỏ các công việc chồng chéo, kém hiệu quả trong hoạt động quản lý và
làm cơ sở cho việc định biên nhân sự. Q trình thực hiện phân tích cơng việc gồm
6 bước sau đây:
(Nguồn: Nguyễn Hữu Thân (2008), trang 98)
Hình 1.1: Tiến trình phân tích cơng việc.
Như vậy, phân tích cơng việc cung cấp các thông tin về những yêu cầu, đặc
điểm của công việc như các hành động nào cần được tiến hành thực hiện, thực hiện
như thế nào và tại sao, các loại máy móc trang bị dụng cụ nào cần thiết khi thực
hiện công việc, các mối quan hệ với cấp trên và với đồng nghiệp trong thực hiện
công việc… Khơng biết phân tích cơng việc, nhà quản trị sẽ không thể tạo ra sự
phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận cơ cấu trong doanh nghiệp, không thể đánh giá
được chính xác các u cầu của các cơng việc, do đó khơng thể tuyển được đúng
nhân viên cho đúng việc, không thể đánh giá được đúng năng lực thực hiện của
nhân viên và do đó khơng thể trả lương, kích thích họ kịp thời, chính xác.
9
1.2.1.3.
Cơng tác tuyển dụng
Tuyển dụng nhân viên giữ vai trị đặc biệt quan trọng đối với một doanh
nghiệp vì nó quyết định số lượng, chất lượng CBCNV có hợp lý hay khơng. Nếu
q trình tuyển dụng được tiến hành tốt sẽ giúp Cơng ty tìm được những LĐ phù
hợp với yêu cầu của công việc. Những nhân viên không đủ năng lực cần thiết để
thực hiện công việc sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả cơng
việc, có khi cịn là nguồn gốc của sự mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ doanh nghiệp. Mặt
khác, do chi phí tuyển dụng lớn nên khi cơng tác tuyển dụng khơng đạt u cầu sẽ
làm lãng phí cho Cơng ty về cả thời gian và chi phí.
Yêu cầu tuyển chọn nhân viên vào làm việc cho doanh nghiệp phải đảm bảo:
Tuyển chọn những người có chun mơn cần thiết, có thể làm việc đạt tới năng suất
LĐ cao, có kỷ luật, trung thực, gắn bó với cơng việc, với doanh nghiệp, có sức
khỏe, làm việc lâu dài trong doanh nghiệp với nhiệm vụ được giao.
Nguồn tuyển chọn bao gồm hai nguồn là nguồn nội bộ (Nguồn này tạo lập
bằng cách đề bạt, thuyên chuyển, cân nhắc từ bộ phận này sang bộ phận khác, từ
cấp này sang cấp khác hoặc con, em thuộc nhân viên của doanh nghiệp) và nguồn
bên ngồi (bao gồm những người khơng thuộc lực lượng LĐ hiện tại của Cơng ty).
Q trình tuyển dụng nhân viên: là q trình thu nhập người có khả năng từ
nhiều nguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn, tìm việc làm. Trình tự của cơng tác
tuyển dụng gồm các bước: Chuẩn bị tổ chức, tuyển dụng → Thông báo tuyển dụng
→ Thu thập, nghiên cứu và xét duyệt hồ sơ xin việc của các ứng viên → Kiểm tra
sát hạch một cách trực tiếp từng ứng viên →Quyết định tuyển dụng → Thử thách
nhân viên mới được tuyển dụng.
Trong tuyển dụng, trắc nghiệm là phương pháp rất hữu hiệu giúp cho các quản
trị gia chọn được đúng người cho đúng việc. Có 5 hình thức trắc nghiệm thường
được sử dụng để tuyển ứng viên là: trắc nghiệm tìm hiểu về tri thức và hiểu biết,
trắc nghiệm tìm hiểu về sự khéo léo và thể lực, trắc nghiệm tìm hiểu về các đặc
điểm cá nhân và sở thích, trắc nghiệm thành tích, trắc nghiệm thực hiện mẫu cơng
việc. Q trình xây dựng bài trắc nghiệm thực hiện qua 4 bước: Phân tích cơng việc
10
→ Lựa chọn bài trắc nghiệm → Tổ chức thực hiện bài trắc nghiệm → Rút kinh
nghiệm, hoàn chỉnh.
Phỏng vấn được coi là khâu quan trọng nhất và được áp dụng rộng rãi để làm
sáng tỏ về ứng viên trong quá trình tuyển chọn. Các hình thức phỏng vấn chủ yếu
thường được áp dụng để tuyển nhân viên gồm có: phỏng vấn không chỉ dẫn, phỏng
vấn theo mẫu, phỏng vấn tình huống, phỏng vấn liên tục, phỏng vấn nhóm và phỏng
vấn căng thẳng. Quá trình phỏng vấn thường được thực hiện theo 4 bước: Chuẩn bị
phỏng vấn → Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn → Xây dựng hệ thống thang điểm đánh
giá các câu trả lời → Thực hiện phỏng vấn.
Như vậy, việc tuyển chọn LĐ có tính chất quyết định sự thành công hay thất
bại tới công tác QTNNL của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiêp có được lực
lượng LĐ đáp ứng được u cầu của mình và có được một cơ cấu LĐ hợp lý với
doanh nghiệp. Đồng thời mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, NLĐ và xã hội. Để
đánh giá kết quả của hoạt động tuyển dụng, tác giả sẽ sử dụng chỉ số KPI như một
công cụ đơn giản và hiệu quả để đánh giá hiệu quả của hoạt động này trong công tác
QTNNL của Cơng ty.
1.2.2. Nhóm chức năng đào tạo, phát triển
Nhóm chức năng này chú trọng việc nâng cao năng lực của nhân viên, đảm
bảo cho nhân viên trong doanh nghiệp có các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết
để hồn thành tốt cơng việc được giao và tạo điều kiện cho nhân viên được phát
triển tối đa các năng lực cá nhân. Các doanh nghiệp áp dụng chương trình hướng
nghiệp và đào tạo cho nhân viên mới nhằm xác định năng lực thực tế của nhân viên
và giúp nhân viên làm quen với công việc của doanh nghiệp. Đồng thời, các doanh
nghiệp cũng thường lập các kế hoạch đào tạo, huấn luyện và đào tạo lại nhân viên
mỗi khi có sự thay đổi về nhu cầu SXKD hoặc quy trình cơng nghệ, kỹ thuật. Nhóm
chức năng đào tạo, phát triển thường thực hiện các hoạt động như: hướng nghiệp,
huấn luyện, đào tạo kỹ năng thực hành cho công nhân; bồi dưỡng nâng cao trình độ
lành nghề và cập nhật kiến thức quản lý, kỹ thuật công nghệ cho cán bộ quản lý và
cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.
11
1.2.2.1.
Định hướng phát triển nghề nghiệp
Công ty giúp cho nhân viên phát triển nghề nghiệp thơng qua các chương trình
hoạt động như sau: Thực hiện các cuộc hội thảo hoặc cố vấn nghề nghiệp; Thiết lập
các mục tiêu nghề nghiệp của doanh nghiệp, cung cấp thông tin về cơ hội nghề
nghiệp, tạo cơ hội cần thiết và thực hiện những sự hỗ trợ khác cho nhân viên nhằm
đạt được ưu tiên phát triển nghề nghiệp; Cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên
biết về năng lực thực hiện công việc và các khả năng phát triển nghề nghiệp của họ;
Đặt ra các yêu cầu cao, tạo cơ hội cho nhân viên làm việc độc lập, sáng tạo, đồng
thời có sự quan tâm ủng hộ nhân viên trong công việc để chuẩn bị các điều kiện cần
thiết cho thăng tiến, phát triển nghề nghiệp sau này; Định kỳ luân phiên thay đổi
công việc, mở rộng phạm vi thực hiện công việc để tạo cơ hội cho nhân viên được
đào tạo đa kỹ năng.
1.2.2.2.
Công tác đào tạo
Việc đào tạo và nâng cao trình độ chun mơn cho các loại LĐ là một địi hỏi
thường xun nằm trong q trình tái sản xuất sức LĐ về mặt chất lượng. Hoạt
động đào tạo là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong
môi trường cạnh tranh hiện nay. Nhờ có đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn mà
năng suất LĐ được cải thiện, giảm bớt tai nạn LĐ, giảm bớt một phần công việc của
người quản lý. Việc đào tạo và phát triển NNL là nhiệm vụ không chỉ của riêng tổ
chức mà cả cá nhân trong tổ chức đó. Mục tiêu của các chức năng đào tạo và phát
triển được phản ánh tổng quát qua ba yếu tố: Đào tạo, giáo dục, phát triển.
Trong các tổ chức, vấn đề đào tạo và phát triển được áp dụng nhằm: Trực tiếp
giúp nhân viên thực hiện công việc được tốt hơn, cập nhật các kỹ năng, kiến thức
mới cho nhân viên, giải quyết vấn đề về mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân và
giữa cơng đồn với các nhà quản trị, đề ra các chính sách về quản lý NNL của
doanh nghiệp có hiệu quả, hướng dẫn công việc cho nhân viên mới, chuẩn bị đội
ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận và thỏa mãn nhu cầu phát triển cho nhân
viên, kích thích nhân viên thực hiện cơng việc tốt hơn, đạt nhiều thành tích tốt hơn.
Việc phân tích nhu cầu đào tạo được thực hiện ở ba cấp độ:
12
Phân tích doanh nghiệp: để đánh giá doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu ở mức
độ như thế nào bao gồm các nghiên cứu đánh giá chỉ số hiệu quả về mặt tổ chức
(nhằm xác định những vấn đề cơ bản của doanh nghiệp bị ảnh hưởng do nhân
viên và cán bộ quản lý không được đào tạo đầy đủ và xác định sự cần thiết áp
dụng các hình thức đào tạo), kế hoạch chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận (xác định
những chức vụ sẽ trống, từ đó doanh nghiệp sẽ dự kiến các chương trình phát
triển cho các ứng viên) và phân tích mơi trường tổ chức (nhằm đánh giá quan
điểm, tình cảm, niềm tin của nhân viên đối với doanh nghiệp và tác động của
vấn đề đào tạo không đầy đủ dẫn đến những nhận thức khơng tốt trong mơi
trường tổ chức).
Phân tích tác nghiệp: nhằm xác định các loại kỹ năng và các hành vi cần thiết
cho nhân viên để thực hiện tốt cơng việc được giao. Phân tích này được dùng để
xác định nhu cầu đào tạo nhân viên mới hoặc nhân viên cũ lần đầu thực hiện
cơng việc mới.
Phân tích nhân viên: chú trọng đến năng lực và các đặc tính cá nhân của nhân
viên, phân tích đánh giá điểm mạnh và yếu của đội ngũ LĐ trong doanh nghiệp
(kể cả cán bộ quản lý), đánh giá đúng khả năng cá nhân, kỹ năng nghề nghiệp và
phẩm chất của CBCNV để xác định đúng đối tượng thực sự cần được đào tạo và
nội dung đào tạo.
Về hình thức đào tạo rất đa dạng, có thể phân loại theo: Định hướng nội dung
đào tạo, cách tổ chức, địa điểm hoặc nơi đào tạo (đào tạo tại nơi làm việc và ngoài
nơi làm việc), đối tượng học viên (đào tạo mới và đào tạo lại).
Về phương pháp đào tạo có thể phân loại theo: Cách thức giảng viên giao tiếp
với học viên, các cơng cụ sử dụng trong q trình đào tạo. Thứ tự ưu tiên trong đào
tạo và phát triển chú trọng vào các quá trình nâng cao chất lượng, đổi mới công
nghệ, kỹ thuật và phục vụ khách hàng, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của doanh
nghiệp trong môi trường hiện nay. Các nguyên tắc cơ bản trong học tập gồm có:
Kích thích, cung cấp thơng tin phản hồi, tổ chức, nhắc lại, ứng dụng, và tham dự.
Về hoạt động đánh giá hiệu quả đào tạo thường chia thành 2 hai giai đoạn:
13
Giai đoạn 1: Là giai đoạn ngay sau khi kết thúc một phần hay tồn bộ chương
trình đào tạo để xem học viên có tiếp thu được kiến thức gì khơng, nhằm đưa ra
những điều chỉnh thích hợp cho các chương trình sau.
Giai đoạn 2: Đánh giá học viên vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo
vào cơng việc thực tế có mang lại hiệu quả gì khơng. Có ba phương pháp đánh
giá hiệu quả của chương trình đào tạo như sau: phân tích thực nghiệm, đánh giá
sự thay đổi của học viên và đánh giá định lượng hiệu quả đào tạo.
Ngày nay, phương pháp các chỉ số thực hiện công việc chủ yếu (KPI) cũng
được dùng rộng rãi để đánh giá kết quả hoạt động QTNNL nói chung và đánh giá
về đào tạo nói riêng. Cách đánh giá này hiệu quả và dễ thực hiện hơn các phương
pháp đánh giá trên đây. Vì vậy, tác giả luận văn chọn cách đánh giá hiệu quả đào
tạo thơng qua chỉ số KPI.
1.2.3. Nhóm chức năng duy trì NNL
Nhóm chức năng này chú trọng đến việc duy trì và sử dụng có hiệu quả NNL
trong doanh nghiệp. Nhóm chức năng này gồm hai chức năng nhỏ hơn là kích thích,
động viên nhân viên và duy trì, phát triển các mối quan hệ LĐ tốt đẹp trong doanh
nghiệp thông qua hoạt động đánh giá thực hiện công việc, chi trả lương – thưởng và
xây dựng mối quan hệ LĐ.
1.2.3.1.
Đánh giá thực hiện công việc
Đánh giá công việc thực hiện là đo lường kết quả công việc thực hiện so với
chỉ tiêu đề ra, đánh giá thực hiện công việc có vai trị rất quan trọng nhằm đánh giá
tình hình thực hiện cơng việc của nhân viên cung cấp các thơng tin cơ bản, dựa vào
đó, các doanh nghiệp mới có thể ra quyết định về vấn đề thăng tiến và tiền lương
của nhân viên.
Đánh giá công việc thực hiện giúp cho cán bộ nhân sự và các nhân viên có cơ
hội để xem xét lại các phẩm chất liên quan đến cơng việc cần thiết phải có của một
nhân viên. Hầu hết mọi nhân viên đều mong muốn biết được các nhận xét, đánh giá
của người chỉ huy, lãnh đạo về việc thực hiện cơng việc của mình. Đánh giá tình
hình thực hiện cơng việc của nhân viên, cung cấp các thông tin này cho nhân viên.