Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

(Luận văn thạc sĩ) ứng dụng mô hình dea đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
_____________________

HỒ THANH KIỀU

ỨNG DỤNG MƠ HÌNH DEA ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
_____________________

HỒ THANH KIỀU

ỨNG DỤNG MƠ HÌNH DEA ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƢƠNG


Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ
cơng trình nghiên cứu nào.

TP.HCM, ngày 01 tháng 12 năm 2015
Học viên

Hồ Thanh Kiều


Mục Lục
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ .................................. 1
1.1

Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.3

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 2


1.4

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2

1.5

Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 2

1.6

Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 3

Kết luận chƣơng 1 ...........................................................................................................3
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MƠ HÌNH DEA ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................................................. 4
2.1

Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại ............................................. 4

2.2

Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM ....................... 5

2.2.1 Các nhân tố bên trong.......................................................................................... 5
2.2.1.1Năng lực tài chính .............................................................................................. 5
2.2.1.2Năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức ................................................................... 7
2.2.1.3Năng lực về công nghệ....................................................................................... 7
2.2.1.4Nguồn nhân lực .................................................................................................. 8
2.2.2 Các nhân tố bên ngồi ......................................................................................... 8

2.2.2.1Mơi trƣờng kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngồi nƣớc ................................ 8
2.2.2.2Mơi trƣờng pháp lý ............................................................................................ 9
2.3

Các phƣơng pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại
............................................................................................................................. 9

2.3.1 Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả hoạt động thơng qua các chỉ tiêu tài chính ... 10
2.3.1.1Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi ...................................................... 10
2.3.1.2Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng kinh doanh................................................. 11
2.3.1.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong hoạt động của ngân hàng....................... 11
2.3.2 Đánh giá hiệu quả bằng phƣơng pháp phân tích hiệu quả biên ........................ 14


2.3.2.1 Phân tích biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Analysis - SFA)- Tiếp cận
tham số ....................................................................................................................... 14
2.3.2.2 Phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis - DEA) - Tiếp cận phi
tham số ....................................................................................................................... 15
2.4

Phƣơng pháp phân tích bao dữ liệu DEA .....................................................16

2.4.1 Giới thiệu tổng qt về mơ hình DEA ............................................................... 16
2.4.1.1Giới thiệu về phƣơng pháp DEA ................................................................. 16
2.4.1.2Các cách tiếp cận đánh giá hiệu quả ............................................................. 17
2.4.1.3Các cách lựa chọn biến đầu vào và đầu ra trong mơ hình DEA ................... 18
2.4.2 Các mơ hình DEA ............................................................................................. 18
2.4.2.1Mơ hình DEACRS ......................................................................................... 19
2.4.2.2Mơ hình DEAVRS và hiệu quả quy mơ ........................................................ 20
2.4.3 Chỉ số Malmquist và đo lƣờng thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp ............... 23

2.5

Tóm tắt các nghiên cứu trƣớc đây ................................................................. 23

2.5.1 Một số nghiên cứu trên thế giới đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng
bằng mơ hình DEA.......................................................................................................... 24
2.5.2 Một số nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng bằng mô hình
DEA tại Việt Nam ........................................................................................................... 26
Kết luận chƣơng 2 .........................................................................................................30
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ........................................................ 31
3.1 Tổng quan hệ thống ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam ......................... 31
3.2 Hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam ........................................... 33
3.2.1 Hoạt động huy động vốn ................................................................................... 33
3.2.2 Hoạt động cấp tín dụng ..................................................................................... 35
3.2.3 Hoạt động thanh tốn và đầu tƣ cơng nghệ ........................................................ 39
3.2.4 Các hoạt động kinh doanh khác ......................................................................... 40
3.3 Đánh giá HQHĐ của NHTMCP Việt Nam bằng các chỉ số tài chính ................ 41
3.3.1 Lợi nhuận trƣớc thuế .......................................................................................... 41
3.3.2 Khả năng sinh lời ............................................................................................... 42
3.3.3 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên ........................ 43
Kết luận Chƣơng 3 ........................................................................................................46


CHƢƠNG 4: ỨNG DỤNG MƠ HÌNH DEA ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM .......... 47
4.1

Giới thiệu phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................. 47


4.2

Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 47

4.2.1 Chọn biến đầu vào và đầu ra ............................................................................. 48
4.2.2 Chọn lựa DMU .................................................................................................. 49
4.2.3 Mơ hình DEA ................................................................................................... 49
4.3

Kết quả nghiên cứu.......................................................................................... 52

4.3.1 Hiệu quả kỹ thuật theo hai mơ hình DEACRS và DEAVRS ............................ 52
4.3.2 Quy mô tổng tài sản và hiệu quả kỹ thuật ......................................................... 59
4.3.3 Hiệu quả quy mô ............................................................................................... 60
4.3.4 Ƣớc lƣợng năng suất nhân tố tổng hợp TFP ..................................................... 63
4.3.5 Kết luận liên quan đến mục tiêu nghiên cứu ..................................................... 65
Kết luận chƣơng 4 .........................................................................................................67
CHƢƠNG 5: MỘT SỐ GỢI Ý GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM ............ 68
5.1

Đối với các NHTMCP Việt Nam .................................................................... 68

5.1.1 Tăng hiệu quả quy mô ....................................................................................... 68
5.1.2 Tăng hiệu quả kỹ thuật thuần ............................................................................ 70
5.2

Đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc ........................................................... 73

5.2.1 Kiến nghị đối với Chính phủ ............................................................................. 74

5.2.2 Kiến nghị đối với các Bộ, Ngành có liên quan ................................................. 74
5.2.3 Kiến nghị đối với NHNN .................................................................................. 74
5.3 Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ................................................................ 76
5.3.1 Hạn chế................................................................................................................ 76
5.3.2 Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................ 76
Kết luận chƣơng 5 .........................................................................................................76
KẾT LUẬN ....................................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ tiếng Việt

CRS

Sản lƣợng không đổi theo quy mô Constant returns to scale

DEA

Phân tích bao dữ liệu

Data envelopment analysis

DMU

Đơn vị ra quyết định


Decision making unit

DRS

Sản lƣợng giảm theo quy mô

Decreasing returns to scale

effch

Thay đổi hiệu quả kỹ thuật

Technical efficiency change

HQHĐ

Hiệu quả hoạt động

IRS

Sản lƣợng tăng theo quy mô

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại


NHTMCP

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

PE

Hiệu quả kỹ thuật thuần

pech

Thay đổi hiệu quả thuần

SE

Hiệu quả quy mô

Scale efficiency

sech

Thay đổi hiệu quả quy mơ

Scale efficiency change

TCTD

Tổ chức tín dụng

TE


Hiệu quả kỹ thuật

Technical efficiency

techch

Thay đổi tiến bộ công nghệ

Technological change

tfpch
VRS

Thay đổi năng suất nhân tố tổng
hợp
Sản lƣợng thay đổi theo quy mô

Viết đầy đủ tiếng Anh

Increasing returns to scale

Pure technical efficiency
Pure technical efficiency
change

Total factor productivity
Variable returns to scale


DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1 Một số nghiên cứu của nƣớc ngoài đánh giá HQHĐ của NHTM .................... 25
Bảng 2.2 Một số nghiên cứu đánh giá HQHĐ của ngân hàng tại Việt Nam .................. 27
Bảng 3.1 Số lƣợng ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2008-2014 .................................. 32
Bảng 3.2 Quy mô vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam ................................................ 33
Bảng 3.3 Vốn điều lệ và quy mô tổng tài sản một số ngân hàng khu vực châu Á năm
2014 .................................................................................................................................. 34
Bảng 3.4 Lợi nhuận trƣớc thuế của NHTMCP Việt Nam ............................................... 43
Bảng 3.5 Khả năng sinh lời của NHTMCP Việt Nam ..................................................... 43
Bảng 3.6 Chỉ số NIM một số NHTMCP Việt Nam ......................................................... 44
Bảng 3.7 Chỉ số NNIM một số NHTMCP Việt Nam ...................................................... 45
Bảng 4.1Tóm tắt dữ liệu của các biến trong mẫu nghiên cứu ......................................... 50
Bảng 4.2 Hiệu quả hoạt động của 15 NHTMCP Việt Nam 14 ........................................ 53
Bảng 4.3 Hiệu quả trung bình chung của các NHTMCP ................................................. 54
Bảng 4.4 Số lƣợng các NHTMCP đạt hiệu quả tối ƣu..................................................... 55
Bảng 4.5 Số lƣợng các NHTMCP đạt hiệu quả tối ƣu theo quy mô................................ 56
Bảng 4.6 Giá trị tối ƣu cho các biến số đầu vào của EIB, ACB và ABB năm 2014 ....... 57
Bảng 4.7 Tự xếp hạng theo quy mơ tổng tài sản bình qn và hiệu quả kỹ thuật bình
quân .................................................................................................................................. 59
Bảng 4.8 Số lƣợng NHTMCP trong điều kiện DRS, IRS và CRS .................................. 61
Bảng 4.9 Điều kiện DRS, IRS và CRS và xếp hạng tổng tài sản của các NHTMCP ...... 62
Bảng 4.10 Chỉ số Malmquist bình qn tồn bộ mẫu ...................................................... 64
Bảng 4.11 Kết quả ƣớc lƣợng effch, techch, pech, sech và tfpch trung bình của 15
NHTMCP ......................................................................................................................... 65
Biểu đồ 3.1Tốc độ tăng trƣởng huy động vốn của hệ thống NHTMCP Việt Nam
giai đoạn 2008 – 2014 ..................................................................................................... 35
Biểu đồ 3.2 Dƣ nợ tín dụng trong Tổng tài sản của các NHTMCP giai đoạn 2008-2014
.......................................................................................................................................... 37
Biểu đồ 3.3 Tăng trƣởng tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 – 2014
.......................................................................................................................................... 37
Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ nợ xấu / tổng dƣ nợ của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 –

2014 .................................................................................................................................. 39
Biểu đồ 4.1 Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô của 15
NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2014.................................................................... 66


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
1.1

Lý do chọn đề tài
Hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới đã chứng kiến những sự phát triển đáng kể

trong hơn ba thập niên qua, đặc biệt là hệ thống ngân hàng ở những nền kinh tế đang
phát triển. Những thập kỷ gần đây, ngân hàng trên toàn thế giới phải đối mặt với việc
tồn cầu hóa tài chính, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, chi phí ngày gia tăng để đáp
ứng các yêu cầu về quản lý, sự đổi mới công nghệ và các thách thức từ các cuộc khủng
hoảng tài chính. Câu hỏi đƣợc đặt ra là những thay đổi này có tác động nhƣ thế nào đến
hiệu quả của các ngân hàng. Vì vậy, phân tích hiệu quả của các ngân hàng ngày càng
nhận đƣợc nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu trong vài năm gần đây.
Tại Việt Nam, tốc độ tồn cầu hóa và tự do hóa thƣơng mại nhanh chóng trong
những năm vừa qua đã tạo ra nhiều thay đổi to lớn về môi trƣờng kinh tế. Cũng nhƣ các
thị trƣờng khác, thị trƣờng tài chính giờ đây cũng phải chịu những sức ép lớn của quá
trình hội nhập. Đặc biệt các ngân hàng thƣơng mại cổ phần (NHTMCP) - tổ chức trung
gian tài chính có vai trị quan trọng trong việc kết nối giữa khu vực tiết kiệm và đầu tƣ
của nền kinh tế - ngày càng bị cạnh tranh bởi các trung gian tài chính phi ngân hàng và
các ngân hàng nƣớc ngoài. Trƣớc những thách thức to lớn từ tiến trình hội nhập, trong
mơi trƣờng cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các ngân hàng Việt Nam sẽ khó phát triển
bền vững nếu không tập trung mọi nguồn lực nâng cao HQHĐ. Hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng đóng vai trò quan trọng, ảnh hƣởng đến hiệu quả của cả hệ thống tài

chính. Chính vì thế, một u cầu bức thiết đòi hỏi hệ thống NHTMCP Việt Nam cần
phải thực hiện những bƣớc đi vững chắc, năng động, hiệu quả để phát triển ngày càng
mạnh mẽ. Một ngân hàng hoạt động hiệu quả sẽ góp phần vào sự tăng trƣởng của nền
kinh tế, gia tăng năng lực cạnh tranh, nhất là trong điều kiện thị trƣờng tài chính Việt
Nam đang chịu sức ép lớn từ quá trình hội nhập. Việc đánh giá HQHĐ của các
NHTMCP khơng chỉ có ý nghĩa đối với riêng các ngân hàng trong việc giải quyết những
vấn đề còn vƣớng mắc, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đƣa ra các quyết định chính
sách nhằm mang lại lợi nhuận tối ƣu cho ngân hàng ; mà cịn có ý nghĩa đối với các cơ
quan quản lý nhà nƣớc trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện để các ngân hàng hoạt động tốt


2

hơn. Đó là lý do tơi chọn đề tài “Ứng dụng mơ hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động
của các NHTMCP Việt Nam”.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống lý thuyết về hiệu quả hoạt động (HQHĐ) của NHTM và phƣơng pháp

phân tích bao dữ liệu DEA.
- Phân tích thực trạng và đánh giá HQHĐ của NHTMCP Việt Nam bằng phƣơng
pháp phân tích bao dữ liệu.
- Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao HQHĐ của các NHTMCP Việt Nam.
1.3

Câu hỏi nghiên cứu
- Hiệu quả hoạt động của NHTM là gì? Phƣơng pháp DEA đƣợc sử dụng để đánh
giá HQHĐ nhƣ thế nào?
- Thực trạng HQHĐ của các NHTMCP Việt Nam nhƣ thế nào?

- HQHĐ của các NHTMCP Việt Nam nhƣ thế nào theo mơ hình DEA?
- Từ kết quả phân tích, các giải pháp nào giúp cải thiện và nâng cao HQHĐ của

các NHTMCP Việt Nam?
1.4

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là HQHĐ của các NHTMCP Việt Nam giai

đoạn 2008 – 2014.
- Phạm vi nghiên cứu: do hạn chế về dữ liệu nên luận văn tập trung nghiên cứu
HQHĐ của 15 NHTMCP tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2014. Các NHTMCP đƣợc lựa
chọn có tổng tài sản chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các NHTMCP Việt Nam (chiếm
52.95% tổng tài sản của hệ thống NHTMCP Việt Nam), theo thứ tự xếp hạng tổng tài
sản giảm dần tại ngày 31/12/2014, không bao gồm các ngân hàng đã sáp nhập, hợp nhất.
Theo Boussofiane (1991) và Ramanathan (2003), có một quy luật về số lƣợng mẫu là
[N>=2*(s+m)] với N là số lƣợng DMU (Decision making unit), s là số lƣợng biến đầu
ra, m là số lƣợng biến đầu vào. Luận văn chọn 15 DMU, với 3 biến đầu vào, 02 biến đầu
ra là phù hợp với quy luật.
1.5

Phƣơng pháp nghiên cứu


3

Phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong luận văn là phƣơng pháp định tính kết hợp
phƣơng pháp định lƣợng.
- Về phƣơng pháp định tính: luận văn sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, so sánh để
hệ thống lý thuyết về HQHĐ của NHTMCP và cách đánh giá HQHĐ bằng phƣơng pháp

DEA . Đồng thời, luận văn sử dụng phƣơng pháp thống kê thông qua thu thập dữ liệu từ
các báo cáo thƣờng niên của NHNN và các NHTMCP ở Việt Nam thời kỳ 2008-2014,
tiến hành lập bảng biểu, vẽ biểu đồ để phân tích thực trạng HQHĐ của các NHTMCP
Việt Nam.
- Về phƣơng pháp định lƣợng, luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích bao dữ
liệu (DEA) để đƣa ra kết quả về HQHĐ của các NHTMCP tại Việt Nam.
1.6

Kết cấu của luận văn
Ngoài phần kết luận, kết cấu luận văn gồm 5 chƣơng:
- Chƣơng 1: Giới thiệu luận văn Thạc sĩ Kinh tế
- Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về mô hình DEA đánh giá HQHĐ của ngân hàng

thƣơng mại
- Chƣơng 3: Thực trạng HQHĐ của các NHTMCP Việt Nam
- Chƣơng 4: Ứng dụng mơ hình DEA đánh giá HQHĐ của các NHTMCP Việt
Nam
- Chƣơng 5: Một số gợi ý giải pháp nâng cao HQHĐ của các NHTMCP Việt nam.

Kết luận chƣơng 1
Chƣơng 1 giới thiệu tổng quát về luận văn thạc sĩ kinh tế. Mục tiêu nghiên cứu của
luận văn là đánh giá HQHĐ của các NHTMCP Việt Nam bằng mơ hình DEA, từ đó đƣa
ra các gợi ý giải pháp phù hợp để cải thiện và nâng cao HQHĐ của các NHTMCP. Luận
văn sử dụng phƣơng pháp định tính kết hợp định lƣợng để phân tích, với mẫu nghiên
cứu gồm 15 NHTMCP trong giai đoạn 07 năm từ 2008 đến 2014.


4

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MƠ HÌNH DEA ĐÁNH GIÁ HIỆU

QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
2.1

Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại
Hiệu quả là một phạm trù đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau

nhƣ kinh tế, kỹ thuật, xã hội... Một cách đơn giản, hiệu quả đƣợc đo bằng tỷ lệ đầu ra so
với đầu vào:
Hiệu quả=(đầu ra)/(đầu vào).
Nguồn lực đầu vào của một doanh nghiệp là các yếu tố đầu vào sản xuất nhƣ vốn,
lao động, kỹ thuật. Đầu ra là kết quả kinh tế nhƣ sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận.
Theo Farrell (1957), hiệu quả có hai dạng là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.
Hiệu quả kỹ thuật là sự chuyển hóa các đầu vào vật lý cho trƣớc (nhƣ nhân cơng, máy
móc) thành các đầu ra với cách làm tốt nhất (best practice). Hiệu quả kỹ thuật có thể
đƣợc đánh giá về khả năng của một đơn vị trong việc tối đa hóa đầu ra trong điều kiện
đầu vào cho trƣớc (định hƣớng đầu ra) hoặc tối thiểu hóa tổng đầu vào để sản xuất một
lƣợng đầu ra nhất định (định hƣớng đầu vào). Ở mức độ cao hơn, khi có nhiều lựa chọn
để thay thế giữa các yếu tố đầu vào với nhau thì trên cơ sở cho trƣớc giá tƣơng đối của
các đầu vào, một đơn vị đƣợc gọi là đạt hiệu quả phân bổ khi tìm đƣợc cách thức kết
hợp các đầu vào để sản xuất một đầu ra cho trƣớc với mức chi phí thấp nhất.
Nhƣ vậy, hiệu quả phản ánh trình độ của đơn vị trong việc sử dụng các nguồn lực
có giới hạn, cho biết kết quả đạt đƣợc từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng
cách phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh doanh và chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết
quả đó.
Ngân hàng thƣơng mại, xét về bản chất là một doanh nghiệp, hoạt động với mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong mức độ rủi ro cho phép. Vì vậy, việc đánh giá HQHĐ của
NHTM cũng dựa trên những nền tảng lý thuyết nhƣ đánh giá HQHĐ của một doanh
nghiệp, tổ chức. Ngồi ra, vì quan điểm về hiệu quả là đa dạng, nên tùy theo mục đích
mà nhà nghiên cứu sẽ xem xét theo những khía cạnh khác nhau. Trong luận văn này,
xuất phát từ những hạn chế về thời gian và nguồn số liệu, tác giả đánh giá HQHĐ của

các NHTMCP dựa trên tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế: cho thấy khả năng của một ngân


5

hàng kết hợp các nguồn lực đầu vào (lao động, kỹ thuật, vốn…) thành các đầu ra (thu
nhập, lợi nhuận…)
2.2

Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM
Theo Athanasoglou và các cộng sự (2006) và Sehrish và các cộng sự ( 2011), các

yếu tố ảnh hƣởng đến HQHĐ của NHTMCP đƣợc phân thành hai nhóm nhân tố: nhóm
nhân tố bên trong và nhóm nhân tố bên ngồi. Nhóm nhân tố bên trong chủ yếu liên
quan đến năng lực quản lý và mục tiêu chính sách của ngân hàng, tiêu biểu nhƣ năng lực
về vốn, quy mô và chất lƣợng tài sản có, khả năng thanh khoản, khả năng sinh lợi, công
nghệ cũng nhƣ nhân lực của ngân hàng. Trong khi đó, nhóm nhân tố bên ngồi chủ yếu
liên quan đến các yếu tố phản ánh môi trƣờng kinh tế và pháp lý mà các ngân hàng đang
hoạt động. Nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận nhƣ trên.
2.2.1

Các nhân tố bên trong

2.2.1.1 Năng lực tài chính
Năng lực tài chính là khả năng khai thác, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài
chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, không chỉ thể hiện sức mạnh của một
ngân hàng ở thời điểm hiện tại mà còn thể hiện tiềm năng, triển vọng và xu hƣớng phát
triển trong tƣơng lai của ngân hàng đó. Năng lực tài chính của ngân hàng thể hiện qua
năng lực về vốn, quy mơ và chất lƣợng tài sản có, cũng nhƣ khả năng thanh khoản của
ngân hàng.

Thứ nhất là năng lực về vốn. Năng lực về vốn của ngân hàng đƣợc thể hiện qua các
chỉ tiêu nhƣ quy mô vốn, khả năng huy động vốn, mức độ an toàn vốn. Theo Berger
(1995) và Sufian và Habibullah (2010) thì một tỷ lệ vốn thấp có thể đặt các ngân hàng
trong trạng thái nguy hiểm, và sẽ tác động tiêu cực đến lợi nhuận cũng nhƣ hiệu quả
hoạt động của ngân hàng, một cấu trúc vốn mạnh tác động tích cực đến HQHĐ của ngân
hàng. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đƣợc sử dụng nhƣ là một chỉ tiêu để đo
lƣờng sức mạnh vốn của ngân hàng. Một mức vốn chủ sở hữu cao hơn sẽ có thể giúp
giảm bớt các chi phí về nguồn vốn huy động, tác động tích cực đến khả năng sinh lợi
của ngân hàng (Molyneux, 1993). Ngoài ra, một cơ sở vốn vững chắc là bộ đệm cho các
ngân hàng có thể chống đỡ đƣợc các điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định và tăng tính


6

an toàn cho ngƣời gửi tiền của họ (Athanasoglounn và các cộng sự, 2008; Ramanda và
các cộng sự, 2011). Ở Việt Nam, nguồn vốn ảnh hƣởng đến quy mô kinh doanh của
ngân hàng thông qua các quy định của pháp luật về khả năng mở rộng tín dụng, mạng
lƣới hoạt động kinh doanh, khả năng huy động vốn, khả năng chống đỡ rủi ro, trình độ
trang bị cơng nghệ. Với những ý nghĩa quan trọng đó, có thể nói một ngân hàng có tiềm
lực về vốn lớn là yếu tố đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn, đồng thời thể hiện
sức mạnh tài chính của bản thân ngân hàng.
Thứ hai là quy mô và chất lƣợng tài sản có. Trong q trình hoạt động, ngân hàng
sẽ sử dụng nguồn vốn của mình để hình thành nên các tài sản có. Theo Athanasoglou và
các cộng sự (2008), chất lƣợng tài sản kém gây sụp đổ ngân hàng. Nó tác động tiêu cực
đến khả năng sinh lời cũng nhƣ hiệu quả hoạt động của ngân hàng bằng cách làm sụt
giảm thu nhập từ lãi và gia tăng chi phí dự phịng (Schiniotakis, 2012). Đánh giá quy
mơ, chất lƣợng tài sản có đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu nhƣ: tốc độ tăng trƣởng của
tổng tài sản, mức độ tập trung và đa dạng hóa của danh mục tài sản, chất lƣợng tín dụng,
mức độ lập dự phịng và khả năng thu hồi các khoản nợ xấu. Trong đó, chất lƣợng tín
dụng là mối quan tâm hàng đầu, có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các

ngân hàng. Theo Cooper và các cộng sự (2003), những thay đổi về rủi ro tín dụng có thể
phản ánh những thay đổi trong sức khỏe của danh mục cho vay của ngân hàng, làm ảnh
hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Duca và McLaughlin (1990) kết luận
rằng sự khác biệt trong lợi nhuận của ngân hàng phần lớn là do sự khác biệt về rủi ro tín
dụng, bởi vì một sự gia tăng rủi ro tín dụng thơng thƣờng gắn liền với một sự suy giảm
lợi nhuận của ngân hàng.
Thứ ba là chỉ tiêu khả năng thanh khoản của ngân hàng. Rủi ro thanh khoản là một
yếu tố phát sinh từ sự bất lực có thể có của một ngân hàng trong việc đáp ứng các nghĩa
vụ nợ đến hạn, hoặc khả năng đáp ứng vốn cho sự gia tăng trong tài sản có của ngân
hàng. Một ngân hàng đảm bảo đƣợc khả năng thanh khoản nghĩa là ngân hàng ở trạng
thái có trong tay một lƣợng vốn khả dụng với chi phí thấp đúng tại thời điểm ngân hàng
có nhu cầu, hoặc khả năng nhanh chóng huy động đƣợc vốn thông qua con đƣờng vay
nợ hay bán tài sản. Khả năng thanh khoản đƣợc đo lƣờng thông qua các chỉ tiêu nhƣ


7

khả năng thanh khoản trên tổng tài sản có, tỷ lệ dự trữ thanh khoản, khả năng chi trả
trong 30 ngày,… Thị trƣờng tín dụng, đặc biệt là tín dụng cho hộ gia đình và các doanh
nghiệp thƣờng có độ rủi ro cao và do đó địi hỏi một mức lợi nhuận kỳ vọng lớn hơn các
tài sản khác của ngân hàng, chẳng hạn nhƣ chứng khốn chính phủ. Vì lẽ đó, ngƣời ta
kỳ vọng một mối quan hệ tích cực giữa thanh khoản và lợi nhuận ( Bourke, 1989). Tuy
nhiên, theo Eichengreen và Gibson (2001), càng ít đầu tƣ vốn vào các tài sản lỏng sẽ
càng thu đƣợc lợi nhuận cao hơn. Các nghiên cứu trên cho thấy rằng, thanh khoản là
một yếu tố quan trọng có ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Thứ tƣ là chỉ tiêu khả năng sinh lời của ngân hàng. Đây là chỉ tiêu phản ánh kết
quả hoạt động kinh doanh, giúp đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng phát triển của
một NHTM. Khả năng sinh lời đƣợc đo lƣờng qua các chỉ tiêu cụ thể nhƣ giá trị tuyệt
đối của lợi nhuận sau thuế, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản có, thu nhập lãi cận biên,…Sử dụng các chỉ tiêu trên, so sánh giữa thực hiện

và kế hoạch, so sánh với các NHTM khác, với trung bình ngành, hoặc theo dõi theo xu
hƣớng qua các thời kỳ để biết đƣợc khả năng sinh lời của ngân hàng là cao hay thấp,
năng lực tài chính ở mức độ nào..
2.2.1.2 Năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức
Pi & Timme (1993) đã tiến hành một trong những nghiên cứu đầu tiên về mối quan
hệ giữa hiệu quả với lý thuyết chi phí đại diện. Họ nghiên cứu xem liệu quyết định quản
lý và kiểm soát tập trung trong tay một cá nhân có gây ra bất kỳ suy giảm nào trong hiệu
quả hay không. Họ phát hiện ra rằng hiệu quả của ngân hàng có CEO và Chủ tịch Hội
đồng quản trị cùng là một ngƣời thì thấp hơn đáng kể so với những ngân hàng khơng có
cấu trúc quản trị tƣơng tự. Những phát hiện này đã đƣợc hỗ trợ bởi Isik & Hassan
(2002) cho thấy một liên kết mạnh mẽ giữa các cơ cấu quản lý và HQHĐ.
2.2.1.3 Năng lực về công nghệ
Với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, nhân tố công nghệ đang
ngày càng đóng vai trị quan trọng trong sản xuất và đời sống, đặc biệt là trong lĩnh vực
ngân hàng. Sufian và Habibullah (2010) chỉ ra rằng các ngân hàng đạt đƣợc HQHĐ cao
hơn nhờ vào sử dụng công nghệ thơng tin để giảm thiểu chi phí hoạt động. Ngày nay,


8

các ngân hàng không chỉ quan tâm đầu tƣ về những cơng nghệ mang tính tác nghiệp nhƣ
hệ thống thanh tốn, hệ thống ngân hàng bán lẻ, hệ thống thơng tin điện tử,...mà cịn chú
trọng đầu tƣ cơng nghệ trong lĩnh vực quản lý nhƣ hệ thống báo cáo rủi ro, hệ thống
thơng tin quản lý…nhằm đa dạng hóa dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng, tăng cƣờng khả năng dự báo rủi ro, hạn chế tổn thất, đạt đƣợc hiệu quả kinh
doanh cao hơn.
2.2.1.4 Nguồn nhân lực
Con ngƣời chính là yếu tố quan trọng nhất, mang tính kết nối các nguồn lực của
một NHTM. Nghiên cứu của Molyneux và Thornton (1992) cho thấy chi phí hoạt động
có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của NHTM, và chi phí cho nhân viên là

thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí hoạt động. Từ đó có thể thấy rằng, chi
phí cho nhân viên lớn sẽ tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của NHTM. Ngoài ra,
khi đánh giá về nguồn nhân lực của một ngân hàng, cần phải xem xét trên cả hai khía
cạnh là số lƣợng và chất lƣợng. Lực lƣợng lao động phải đảm bảo phát triển phù hợp với
hệ thống mạng lƣới cũng nhƣ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, giúp đánh giá chính
xác năng suất lao động. Chất lƣợng nguồn nhân lực thể hiện ở trình độ, kinh nghiệm, kỹ
năng cũng nhƣ đạo đức nghề nghiệp của ngƣời lao động.
2.2.2

Các nhân tố bên ngoài

Ngoài các yếu tố nội tại của ngân hàng, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng còn
bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố môi trƣờng. Các yếu tố liên quan đến mơi trƣờng bên ngồi
thƣờng đƣợc nghiên cứu, trích dẫn nhất là các yếu tố về môi trƣờng kinh tế, xã hội, pháp
luật.
2.2.2.1 Mơi trƣờng kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nƣớc
Một đại diện đƣợc sử dụng rộng rãi về tác động của môi trƣờng vĩ mô lên hiệu quả
hoạt động của các ngân hàng là lạm phát. Hầu hết các nghiên cứu (ví dụ nhƣ Bourke,
1989; Molyneux và Thornton, 1992) cho thấy một mối quan hệ tích cực giữa lạm phát
và hiệu quả của ngân hàng. Sufian và Habibullah (2010) chỉ ra rằng lạm phát có tác
động tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng bởi vì lãi suất cho vay đƣợc điều
chỉnh để phù hợp với tình hình lạm phát nhanh hơn là lãi suất tiền gửi. Nhân tố tác động


9

kế tiếp là tốc độ tăng trƣởng GPD – chỉ số đại diện cho sự phát triển của nền kinh tế.
Theo Sufian và Habibullah (2010), tốc độ tăng trƣởng GDP cao hơn tác động tích cực
đến ROA và NIM bởi vì nhu cầu đối với các dịch vụ tài chính có xu hƣớng gia tăng khi
nền kinh tế đƣợc mở rộng và xã hội trở nên giàu có. Nói chung, tốc độ tăng trƣởng kinh

tế cao hơn khuyến khích các ngân hàng cho vay nhiều hơn và cho phép họ tính phí lợi
nhuận cao hơn, cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng tài sản của họ. Neely và Wheelock (1997)
sử dụng thu nhập đầu ngƣời và cho rằng biến này tạo ra một tác động tích cực mạnh mẽ
đối với thu nhập của ngân hàng.
Ngồi ra, xu thế tồn cầu hóa tạo điều kiện cho các NHTM tiếp cận với các luồng
vốn nƣớc ngồi, học hỏi kinh nghiệm quản lý, cơng nghệ từ các nƣớc phát triển để nâng
cao HQHĐ. Tuy nhiên, hội nhập đồng nghĩa với việc gia tăng rủi ro và tính nhạy cảm
của hệ thống ngân hàng trong nƣớc trƣớc các biến động trên thị trƣờng thế giới. Đồng
thời, các NHTM cũng phải đối mặt với những thách thức không hề nhỏ trong việc cạnh
tranh với các tập đồn tài chính, tổ chức tín dụng nƣớc ngồi đầy tiềm lực, có kinh
nghiệm quản lý lâu năm, cơng nghệ cao, sản phẩm dịch vụ hiện đại…để giữ vững thị
phần, mở rộng hệ thống phân phối và gia tăng khách hàng. Nghiên cứu của Rouissi và
Bouzgarrou (2012) chỉ ra rằng trong các thị trƣờng đang phát triển, các ngân hàng nƣớc
ngoài cho thấy hiệu quả cao hơn so với các ngân hàng nội địa. Chính vì vậy địi hỏi các
NHTM trong nƣớc phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh, hiện đại hóa cơng
nghệ, sản phẩm dịch vụ, giảm thiểu chi phí để nâng cao hiệu quả hoạt động.
2.2.2.2 Môi trƣờng pháp lý
Với đặc thù là định chế tài chính quan trọng, đồng thời hoạt động chứa đựng rất
nhiều rủi ro, gây tác động lớn đến toàn bộ nền kinh tế, nên ngành ngân hàng chịu sự
kiểm soát chặt chẽ của pháp luật hơn so với các ngành khác. Demirguc-Kunt, Laeven và
Levine (2004) giải thích rằng các quy định của pháp luật về ngân hàng hạn chế sự tự do
của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nhằm tăng tỷ lệ lợi nhuận của họ. Các
quy định pháp luật làm gia tăng chi phí hoạt động, vì vậy, nó có tác động tiêu cực với
hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
2.3

Các phƣơng pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại


10


2.3.1

Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả hoạt động thông qua các chỉ tiêu tài

chính
Theo nghiên cứu của Holdren cùng các cộng sự (1989) và E.Elyasiani và các cộng
sự (1994), một loạt các chỉ tiêu tài chính đƣợc lựa chọn để đánh giá HQHĐ của ngân
hàng, tùy theo mục đích nghiên cứu của nhà quản trị mà có các sàng lọc và sử dụng chỉ
tiêu tài chính khác nhau. Nhƣng nhìn chung, các chỉ tiêu tài chính đƣợc phân chia thành
03 nhóm chính: nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi, nhóm chỉ tiêu phản ánh khả
năng kinh doanh, nhóm chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.
2.3.1.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi
Đối với khả năng sinh lợi, theo Yeh (1996), các phép đo sau thƣờng đƣợc sử dụng :
Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE), tỷ
lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM)
ROA, ROE là hai chỉ tiêu tài chính thƣờng đƣợc sử dụng rộng rãi trong phân tích
hiệu quả hoạt động và đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng.

ROA phản ánh tính hiệu quả của quản lý, cho thấy khả năng sinh lợi trên mỗi đồng
tài sản của ngân hàng. Một ngân hàng có ROA thấp cho thấy chi phí hoạt động của ngân
hàng đang quá cao, hoặc có cơ cấu tài sản chƣa hợp lý, và ngƣợc lại, một ngân hàng có
ROA cao cho thấy ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều chỉnh linh hoạt trong
danh mục tài sản trƣớc những biến động của nền kinh tế.

Trong khi đó, ROE là chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng nhất đối với các cổ đông, cho
thấy khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn đầu tƣ, thể hiện thu nhập của các cổ đông khi
đầu tƣ vào ngân hàng với việc chấp nhận rủi ro nhằm thu đƣợc lợi nhuận ở mức hợp lý.
Ngồi ra, phân tích sâu hơn vào mối quan hệ giữa ROA và ROE để thấy đƣợc sự đánh
đổi cơ bản giữa rủi ro và thu nhập, cho thấy khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng. Chính sự

đánh đổi này cho thấy một ngân hàng có thể có ROA thấp nhƣng nếu sử dụng địn bẩy
tài chính lớn thì vẫn có thể đạt đƣợc ROE cao.


11

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên NNIM cho
thấy năng lực của nhà quản trị trong việc duy trì sự tăng trƣởng các nguồn thu so với
mức tăng của chi phí. NIM đo lƣờng mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi ,
cho biết mức chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tƣ tín dụng
mà các ngân hàng đang hƣởng là bao nhiêu. Tỷ lệ NIM tăng cho thấy việc quản trị tốt
tài sản Nợ - tài sản Có, và ngƣợc lại, NIM thấp cho thấy lợi nhuận của ngân hàng đang
bị thu hẹp lại. Tuy nhiên, bản thân chỉ tiêu NIM hồn tồn chƣa phản ánh vào nó các thu
nhập và chi phí khác ngồi lãi của ngân hàng, vì vậy cần phân tích chỉ tiêu NNIM- tỷ lệ
thu nhập ngoài lãi cận biên. NNIM đo lƣờng mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi
(chủ yếu là nguồn thu từ phí dịch vụ) với các chi phí ngồi lãi mà ngân hàng phải chịu
(nhƣ tiền lƣơng, chi phí sửa chữa, bảo hành thiết bị,…)
2.3.1.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng kinh doanh
Theo Yeh (1996), các chỉ tiêu phản ánh khả năng kinh doanh thƣờng đƣợc sử dụng
gồm:
 Tổng thu nhập hoạt động/ Tổng tài sản (Total Operating Income/ Total Assets):
cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập. Hệ số này
càng lớn cho thấy ngân hàng đã phân bổ tài sản một cách hợp lý, giúp nâng cao lợi
nhuận của ngân hàng.
 Tổng chi phí hoạt động/ Tổng thu từ hoạt động (Total Operating Expenses/
Total Operating Income): phản ánh khả năng bù đắp chi phí trong hoạt động của ngân
hàng, thể hiện mối tƣơng quan giữa chi phí đầu vào và thu nhập đầu ra của ngân hàng.
 Tổng thu nhập hoạt động/ Số bình quân nhân viên làm việc toàn thời gian (Total
Operating Income/Average Number of Employees) : phản ánh hiệu quả sử dụng lao
động của ngân hàng, đo lƣờng khả năng tạo ra thu nhập của một nhân viên ngân hàng

trong một khoảng thời gian nhất định.
2.3.1.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong hoạt động của ngân hàng


12

Ngoài mục tiêu nâng cao giá trị cổ phiếu, đẩy mạnh khả năng sinh lời, các NHTM
còn phải thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ những rủi ro mà họ phải đối mặt, nhất là
trong một nền kinh tế có nhiều biến động nhƣ hiện nay.
Theo E.Elyasiani và các đồng sự (1994) và Yeh (1996), các chỉ tiêu tài chính sau
thƣờng đƣợc sử dụng để đánh giá rủi ro trong hoạt động của ngân hàng:
 Dự trữ thanh khoản/ Tổng tài sản (Liquid Assets/ Total Assets): chỉ tiêu này
phản ánh rủi ro thanh khoản, cho thấy tỷ trọng của tài sản thanh khoản trong tổng tài sản
của ngân hàng. Tỷ lệ này càng nhỏ cho thấy khả năng chống đỡ rủi ro thanh khoản của
ngân hàng càng yếu, và ngƣợc lại. Tuy nhiên, vì các tài sản có tính thanh khoản càng
cao thì có khả năng sinh lợi càng thấp, nên các ngân hàng thƣơng mại cần xem xét điều
chỉnh tỷ lệ này ở mức hợp lý nhằm tối ƣu hóa lợi nhuận của ngân hàng với một mức rủi
ro có thể kiểm sốt đƣợc.
 Tỷ lệ an tồn vốn (Capital Adequacy): đƣợc đo lƣờng bằng vốn tự có (bao gồm
vốn cấp 1 và vốn cấp 2) trên tổng tài sản có rủi ro của ngân hàng. Chỉ tiêu này đƣợc sử
dụng nhƣ một thƣớc đo của sức mạnh tài chính cũng nhƣ sự ổn định của chính ngân
hàng. Hiện nay, theo tiêu chuẩn đƣợc thiết lập bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc Tế, các
ngân hàng tốt nhất phải duy trì tỷ lệ này từ 8% trở lên.
 Tổng cho vay/ Tổng vốn huy động (Total Loans/ Total Deposits): chỉ tiêu này
cho thấy mức độ mà các khoản huy động của ngân hàng đƣợc dành để cho vay so với
các khoản nợ khác và vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng sử dụng
vốn huy động chủ yếu để cho vay nên rủi ro tín dụng sẽ cao hơn. Một ngân hàng biết đa
dạng hóa danh mục đầu tƣ và dịch vụ cung ứng cho khách hàng sẽ có tỷ lệ này thấp.
 Tổng dƣ nợ tín dụng/ Tổng tài sản có (Total Loans/ Total Assets): đây là hệ số
rủi ro tín dụng, phản ánh tỷ trọng của tín dụng trong tổng tài sản có. Tỷ trọng của dƣ nợ

tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận càng cao, nhƣng đồng thời rủi ro tín
dụng cũng cao hơn.
 Nợ xấu/ Tổng dƣ nợ tín dụng (Non-Performing Loans/ Total Loans): hay cịn
gọi là tỷ lệ nợ xấu, đƣợc sử dụng để đo lƣờng rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại.
Chỉ số này càng nhỏ thể hiện chất lƣợng tín dụng của ngân hàng càng cao.


13

Tỷ lệ giữa tài sản có nhạy cảm lãi suất với tài sản nợ nhạy cảm lãi suất (Interset
Sensitive Assets/ Interest Sensitive Liability): chỉ tiêu này phản ánh rủi ro lãi suất.
Trong trƣờng hợp ngân hàng đang có quy mơ tài sản có nhạy lãi lớn hơn quy mơ tài sản
nợ nhạy lãi, thì ngân hàng có thể gặp phải tình trạng bất lợi và thua lỗ nếu lãi suất thị
trƣờng giảm, và ngƣợc lại, một ngân hàng đang có quy mơ tài sản có nhạy lãi nhỏ hơn
quy mơ tài sản nợ nhạy lãi thì ngân hàng đó có thể gặp bất lợi khi lãi suất thị trƣờng
tăng.
 Tổng vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản (Total Equity/ Total Assets): hay cịn gọi là
tỷ lệ địn bẩy tài chính. Chỉ tiêu này phản ánh có bao nhiêu đồng tài sản đƣợc tạo ra trên
cơ sở một đồng vốn chủ sở hữu và ngân hàng phải dựa vào nguồn vốn vay nợ là bao
nhiêu. Tỷ lệ này càng thấp, chứng tỏ ngân hàng vay nợ càng nhiều, khả năng chống đỡ
của vốn chủ sở hữu không đủ để bù đắp rủi ro, vì vậy rủi ro phá sản của ngân hàng càng
lớn.
Trong khi các chỉ tiêu tài chính đƣợc sử dụng rộng rãi để đo lƣờng hiệu quả thì bản
thân các chỉ tiêu tài chính này lại tồn tại các hạn chế nhất định. Các nghiên cứu của Yeh
(1996) và Maudos và các cộng sự (2002) đã chỉ ra các nhƣợc điểm của các chỉ tiêu tài
chính. Đó là, mỗi tỷ lệ đơn lẻ chỉ có ý nghĩa khi đƣợc sử dụng với một tiêu chuẩn phù
hợp, trong khi việc thiết lập các tiêu chuẩn này không phải là điều dễ dàng. Hơn nữa,
mỗi chỉ tiêu tài chính đơn lẻ chỉ phản ánh hay đánh giá mối quan hệ giữa hai biến số cụ
thể mà không cho ta kết luận tổng quát về tình hình của một ngân hàng, nên địi hỏi nhà
phân tích phải kết hợp rất nhiều chỉ số lại với nhau để có đƣợc cái nhìn tổng quan. Tuy

nhiên, việc kết hợp các chỉ số tài chính là một q trình khá phức tạp, địi hỏi những
kinh nghiệm và kỹ năng của nhà phân tích. Trong điều kiện kinh tế biến động nhƣ hiện
nay thì sự kết hợp này càng gặp phải nhiều khó khăn hơn, làm gia tăng nhu cầu về một
cách thức linh hoạt hơn để phân tích tình hình tài chính của ngân hàng.
Gần đây, các nhà phân tích thƣờng sử dụng phƣơng pháp phân tích hiệu quả biên
để phân tích về hiệu quả hoạt động của ngân hàng hơn vì khắc phục nhƣợc điểm trong
phân tích của các chỉ tiêu tài chính và cho thấy đƣợc tổng quan thực trạng của ngân
hàng.


14

2.3.2

Đánh giá hiệu quả bằng phƣơng pháp phân tích hiệu quả biên

Vì tính phức tạp trong hoạt động mà khó có thể đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động
của ngành ngân hàng. Vì vậy, bên cạnh cách đánh giá truyền thống bằng các chỉ tiêu tài
chính, các nhà phân tích thƣờng xuyên sử dụng phƣơng pháp đánh giá hiện đại, cho kết
quả tổng quan hơn về hiệu quả hoạt động ngân hàng là phƣơng pháp phân tích hiệu quả
biên. Phƣơng pháp này tính tốn chỉ số hiệu quả tƣơng đối dựa trên việc so sánh khoảng
cách của các đơn vị (trong đề tài này là các ngân hàng) với một đơn vị thực hiện hoạt
động tốt nhất trên đƣờng biên (biên hiệu quả tốt nhất đƣợc tính từ tập dữ liệu, vì trên
thực tế khơng thể xác định đƣợc biên hiệu quả toàn bộ theo lý thuyết). Phƣơng pháp này
cho phép xác định đƣợc hiệu quả tổng quan của từng ngân hàng và xếp hạng của từng
ngân hàng dựa trên hoạt động thực tế của chúng. Từ đó giúp các nhà quản lý xác định
đƣợc thực tế hoạt động hiệu quả nhất trong đánh giá hoạt động của hệ thống ngân hàng
mình, đồng thời có những cải thiện nhằm nâng cao khả năng hoạt động thực tế tốt nhất ở
những bộ phận có thể áp dụng đƣợc, qua đó cải thiện hiệu quả hoạt động của toàn bộ
ngân hàng.

Phƣơng pháp phân tích hiệu quả biên đƣợc chia thành hai nhóm là tiếp cận tham số
và tiếp cận phi tham số.
2.3.2.1 Phân tích biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Analysis - SFA)- Tiếp
cận tham số
Cách tiếp cận tham số hƣớng tập trung vào chức năng sản xuất hoặc chức năng chi
phí của các ngân hàng, trong đó chức năng ƣớc tính thơng qua mơ hình hồi quy có thể
đƣợc xem nhƣ là một chức năng tối ƣu của hệ thống ngân hàng (Banker và Maindiratta,
1988). Vì vậy, nó có thể tính tốn hiệu quả của một ngân hàng nhất định bằng cách so
sánh mức sản xuất hoặc mức chi phí của ngân hàng đó với mức tối ƣu. Phƣơng pháp
ƣớc tính tham số này dựa trên một mơ hình hồi quy với khoảng tin cậy và độ lệch nhất
định, do đó, đƣợc công nhận về mặt thống kê. Trong cuộc khảo sát của mình, Berger và
Humphrey (1997) đã kết luận rằng, trong giai đoạn 1992-1997, đã có khoảng hơn 52
phần trăm các nhà nghiên cứu ƣa thích sử dụng phƣơng pháp tham số trong đo lƣờng


15

hiệu quả của các tổ chức tài chính. Trong đó bao gồm các nghiên cứu của Mester
(1993); Berger và DeYoung (1997); Peristiani (1997);…
Phƣơng pháp tiếp cận tham số, bao gồm:
Phƣơng pháp bình phƣơng cực tiểu (OLS – Ordinary Least Squares)
Phƣơng pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA – Stochastic Frontier Analysis)
Trong đó, phƣơng pháp phân tích biên ngẫu nhiên-SFA thƣờng đƣợc sử dụng hơn
trong cách tiếp cận này.
Cách tiếp cận tham số đặt ra yêu cầu là phải chỉ định dạng hàm cụ thể đối với
đƣờng biên hiệu quả, đồng thời phải đƣa ra các ràng buộc về phân phối của các nhân tố
phi hiệu quả hoặc sai số ngẫu nhiên. Vì vậy, hạn chế của cách tiếp cận này là nếu việc
chỉ định dạng hàm sai thì các chỉ số hiệu quả sẽ bị ảnh hƣởng ngƣợc chiều bởi kết quả
tính tốn.
2.3.2.2 Phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis - DEA) - Tiếp cận

phi tham số
Cách tiếp cận phi tham số hƣớng đến việc bao bọc dữ liệu thu thập từ các đơn vị
đƣợc chọn làm mẫu, để đo lƣờng mức sản xuất và chi phí tối ƣu cho toàn bộ mẫu. Tiếp
cận phi tham số linh hoạt hơn phƣơng pháp tiếp cận tham số vì khơng địi hỏi phải chỉ
định dang hàm cụ thể đối với đƣờng biên hiệu quả cũng nhƣ các ràng buộc đối với nhân
tố phi hiệu quả, đồng thời cho phép kết hợp nhiều đầu vào và nhiều đầu ra trong việc
tính tốn, phân tích các độ đo hiệu quả. Tuy nhiên, hạn chế của cách tiếp cận này là đƣa
ra giả thiết dữ liệu khơng có sai số ngẫu nhiên hoặc sai số phép đo, chính điều này sẽ
ảnh hƣởng đến kết quả đo lƣờng trong trƣờng hợp dữ liệu tồn tại sai số ngẫu nhiên.
Phƣơng pháp tiếp cận phi tham số, bao gồm:
Phƣơng pháp phân tích bao dữ liệu (DEA – Data Envelopment Analysis)
Phƣơng pháp xử lý tham số tự do (FDH – Free Disposal Hull)
Trong đó, phƣơng pháp phân tích bao dữ liệu DEA thƣờng đƣợc sử dụng hơn trong
cách tiếp cận này .
Cả hai cách tiếp cận tham số và phi tham số đều có những ƣu điểm cũng nhƣ hạn
chế riêng, vì vậy mà việc lựa chọn phƣơng pháp ƣớc lƣợng hiệu quả phù hợp đã gây ra


16

rất nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu (chẳng hạn nhƣ Eisenbeis và các
đồng sự, 1999; Weill, 2004) đã lặp luận rằng khơng nhất thiết phải có sự đồng thuận về
phƣơng pháp tốt nhất để đo biên hiệu quả. Thay vào đó họ đề nghị một quá trình kiểm
tra mà sử dụng nhiều hơn một phƣơng pháp để đánh giá độ tin cậy của kết quả thu đƣợc.
Các phƣơng pháp đánh giá có các ƣu điểm và nhƣợc điểm riêng. Trong nghiên cứu
này, do hạn chế về mặt thời gian và dữ liệu, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích bao
dữ liệu- DEA để đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.
2.4

Phƣơng pháp phân tích bao dữ liệu DEA


2.4.1

Giới thiệu tổng qt về mơ hình DEA

2.4.1.1 Giới thiệu về phƣơng pháp DEA
Phƣơng pháp phân tích bao dữ liệu là phƣơng pháp tiếp cận biên phi tham số, sử
dụng kỹ thuật quy hoạch tuyến tính toán học để ƣớc lƣợng đƣờng PPF dựa trên các quan
sát thực tế. Từ đó đƣa ra các so sánh, đánh giá mức độ hiệu quả trong hoạt động của một
tập các đơn vị ra quyết định-DMU (Decision Making Unit)- trong các lĩnh vực khác
nhau của nền kinh tế. Để việc so sánh có ý nghĩa thì các đơn vị đƣợc đánh giá cần phải
có sự tƣơng đồng ở một mức độ nhất định.
Quá trình phát triển
Farell (1957) đã đƣa ra một độ đo kỹ thuật để phản ánh khả năng một đơn vị ra
quyết định đạt đƣợc đầu ra cực đại từ một tập hợp đầu vào đã cho. Tuy nhiên, vì trên
thực tế ta khơng biết đƣợc hàm sản xuất hiệu quả, do vậy Farell gợi ý ƣớc lƣợng hàm
này từ dữ liệu mẫu hoặc tiếp cận theo một hàm số. Khoảng hơn 20 năm sau đó, Charnes
, Cooper và Rhodes (1978) đã tiếp tục kế thừa, tiếp cận theo hƣớng gợi ý thứ nhất của
Farell và phát triển thành mơ hình DEA, với giả thiết tối thiểu hóa đầu vào trong điều
kiện hiệu quả khơng đổi theo quy mô (CRS). Về sau, các báo cáo của Fare, Grosskopf
và Logan (1983); Banker, Charnes, Cooper (1984) đã phát triển mơ hình DEA hơn nữa
với việc xây dựng mơ hình bao dữ liệu trong điều kiện hiệu quả thay đổi theo quy mô
(VRS).
 Ƣu điểm-Nhƣợc điểm
-Ƣu điểm của phƣơng pháp DEA :


17

 Không yêu cầu phải xác định dạng hàm cụ thể khi xây dựng đƣờng biên hiệu quả

 Cho phép kết hợp nhiều đầu vào và đầu ra trong việc tính tốn hiệu quả
 Đƣờng giới hạn biên sản xuất đƣợc xây dựng dựa trên các điểm quan sát thực tế
nên DEA có thể áp dụng với các mẫu nghiên cứu nhỏ và có thể phân tích chun sâu
theo lĩnh vực, địa phƣơng
 DEA không chỉ đo lƣờng đƣợc hiệu quả kỹ thuật mà còn đo lƣờng đƣợc hiệu quả
kinh tế, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật thuần. Vì vậy mà DEA cho phép nhà
phân tích có thể đánh giá, so sánh các DMU (Decision Making Unit) theo từng loại hiệu
quả
 DEA có khả năng xác định nguyên nhân và mức không hiệu quả trong mỗi đầu
vào và mỗi đầu ra của từng đơn vị. Từ đó định hƣớng, chỉ ra đƣợc tham khảo phù hợp
cho mỗi đơn vị.
-Nhƣợc điểm của phƣơng pháp DEA :
 Hạn chế lớn nhất của DEA là điểm hiệu quả của DEA chỉ là điểm hiệu quả tƣơng
đối giữa các DMU trong cùng một mẫu, một tổng thể nghiên cứu. Điều này có nghĩa là
nếu một DMU có điểm hiệu quả là 1 thì khơng có nghĩa đó là DMU tốt nhất trên thực tế,
mà nó chỉ tốt hơn các đơn vị khác trong phạm vi khảo sát.
 DEA khơng tính tốn mức sai số nên không tồn tại mức ý nghĩa hay độ tin cậy.
Hơn nữa, do DEA đƣa ra giả thiết dữ liệu khơng có sai số ngẫu nhiên hoặc sai số phép
đo nên sẽ ảnh hƣởng đến kết quả đo lƣờng trong trƣờng hợp dữ liệu tồn tại sai số ngẫu
nhiên
 Kết quả ƣớc lƣợng cho phần phi hiệu quả hoàn toàn phụ thuộc vào đặc điểm
thống kê của các quan sát.
2.4.1.2 Các cách tiếp cận đánh giá hiệu quả
Theo phƣơng pháp DEA, có hai hƣớng tiếp cận để đánh giá hiệu quả hoạt động của
các đơn vị ra quyết định DMU (Decision Making Unit), đó là hƣớng tiếp cận đầu vào và
hƣớng tiếp cận đầu ra.
-Hƣớng tiếp cận đầu vào cho biết doanh nghiệp có thể giảm tối thiểu bao nhiêu đầu
vào để đạt đến trạng thái tối ƣu mà không làm thay đổi sản lƣợng đầu ra.



×