Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Những giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản Việt nam 2003-2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.37 KB, 19 trang )

Những giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản Việt nam 2003-2005
I. NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2003-2005
1. Những thuận lợi
Trong nước, sự ổn định chính trị- xã hội là nền tảng vững chắc tạo ra môi
trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, công cuộc đổi mới do Đảng lãnh
đạo đang phát triển thuận lợichuyển sang giaiđoạn phát triển cao theo hướng công
nghiệp hoá hiện đại hoá. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá, nguồn lực phát
triển từ trong nước được tăng lên, đời sống nhân dân được cải thiện. Nhà nước
quan tâm đầu tư cho ngành thuỷ sản ngày một phát triển . Bên cạnh đó, chủ trương
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôntheo nghị quyết
09/2000/NQ-CP của chính phủ cùng với khả năng tăng giá trị xuất khẩu thuỷ sản
tiếp tục tăng là động lực cho tăng trưởng mới của ngành.
Tiềm năngvề mặt nước, tài nguyên đưa vào phát triển ngành còn lớn, nhất là
tiềm năng đất và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản còn nhiều. Cộng với các công trình
hạ tầng cơ sở đầu tư vừa qua bắt đầu phát huy hiệu quả cả trong khai thác lẫn nuôi
trồng thuỷ sản.
Nhu cầu thuỷ sản trên thế giới ngày càng tăng. Thị trường xuất khẩu ngày
càng mở rộng. Hợp tác quốc tế và khu vực đang tạo ra những điều kiện mới để tiếp
cận hội nhập, đặc biệt là về kinh nghiệm quản lý, khoa học công nghệ, đào tạo
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Với sự phát triển của khoa học công nghệ
thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, có thể tạo ra được các bước đột phá về
giống, thức ăn, phát triển nguyên liệu...Tạo luận cứ cho phát triển bền vững trong
những năm tới.
2. Những khó khăn
- Công nghiệp hoá hiện đại hoá đang là yêu cầu đối với hoạt động đánh bắt,
nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Nhu cầu đầu tư lớn cơ sở dich vụ hậu cần lớn
nhưng khả năng đáp ứng còn hạn chế. Thực tế cho thấy ngân sách Nhà nước còn
eo hẹp không đáp ứng đủ cho việc triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Bộc lộ những khó khăn do tốc độ tăng trưởng nhanh chóng thời gian qua
có thể làm suy kiệt nguồn tài nguyên biển và mất cân bằng sinh thái sẽ làm ảnh


hưởng tới sự phát triển bền vững và hiệu quả trong thời gian tới.
- Sự biến động tình hình thế giới đặc biệt là chiến tranh xâm lược I-Rắc của
đế quốc Mỹ sẽ gây những bất lợi đến xuất khẩu thuỷ sản. Ngoài ra, việc áp dụng
chặt chẻ các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt
Nam và sức ép cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trên thế giới gây ra những trở
ngại và thách thức lớn cho ngành thuỷ sản
- Ngoài ra, hoạt động của ngành thuỷ sản thường bị tác động bởi các yếu tố
rủi ro như: Lũ lụt, bảo, bệnh dịch làm ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng và hiệu quả
của việc thực hiện kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam.
II. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN THỜI KỲ 2003-
2005
1. Mục tiêu chung
Bảo đảm tốt khâu nguyên liệu, nâng cao công nghệ chế biến, mở rộng thị
trường và tháo gỡ các khó khăn, rào cản trong xuất khẩu thuỷ sản để giữ nhịp
tăng kim ngạch xuất khẩu; có các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ
sản phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và công nghiệp hoá nông
nghiệp nông thôn; có bước đột phá phát triển theo hướng coi trọng chất lượng
nghề cá biển đảm bảo gia tăng giá trị, nâng cao hiệu quả, bảo vệ và tái tạo nguồn
lợi, coi trọng nuôi biển ở một số khu vực ven bờ, ven đảo thuận lợi và các đối
tượng đang có điều kiện thị trường.
Thực hiện chủ trương sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, phát triển
kinh tế tập thể, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát
triển.
Tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế ngành. Đẩy
mạnh cải cách hành chính theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính đến
năm 2010 của Chính phủ. Có các chuyển biến tích cực trong các hoạt động hội
nhập Quốc tế và khu vực, tranh thủ và sử dụng có hiệu quả các hỗ trợ của các
nước và tổ chức Quốc tế cho phát triển ngành.
2. Nhiệm vụ cụ thể
- Tập trung triển khai công tác quy hoạch phát triển Ngành, ưu tiên các dự

án quy hoạch phục vụ chuyển dịch cơ cấu nông thôn ven biển, đặc biệt ở những
vùng chuyển đổi từ trồng cây nông nghiệp, làm muối kém hiệu quả sang phát
triển nuôi trồng thuỷ sản.
- Tập trung các nguồn lực để phát triển nhanh các nhóm sản phẩm chủ
lực phục vụ xuất khẩu. Đưa thêm các nhóm sản phẩm mới như cá Rô phi đơn
tính, Tôm thẻ chân trắng, tôm càng...trở thành các sản phẩm hàng hoá với giá trị
kim ngạch xuất khẩu lớn.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá, trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng
hạ tầng cơ sở thuỷ lợi phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản, hệ thống quan trắc, cảnh
báo môi trường và phòng ngừa bệnh thuỷ sản khu vực, hệ thống giống giống
thuỷ sản quốc gia; hệ thống thông tin liên lạc phục vụ khai thác hải sản xa bờ,
khu neo, đậu phòng tránh bão cho tàu thuyền nhằm nâng cao hiệu quả hạn chế
rủi ro cho nghề đánh bắt hải sản .
- Ưu tiên phát triển một số ngành nghề nhằm góp phần xoá đói giảm
nghèo vùng bải nganh ven biển và hải đảo
- Có giải pháp cụ thể thực hiện chỉ thị của Thủ Tướng chính phủ và các
văn bản của ngành liên quan tới không sử dụng thuốc kháng sinh, hoá chất bị
cấm trong nuôi trồng và bảo quản hàng thuỷ sản cũng như việc bơm chích tạp
chất vào nguyên liệu thuỷ sản cho chế biến xuất khẩu.
- Chủ động thực hiện chương trình hội nhập quốc tế trong công tác thị
trường, thuế quan, đầu tư, các điều kiện tham gia hội nhập của ngành theo nội
dung cam kết đa phương và song phương của Chính phủ; đẩy mạnh xúc tiến
thương mại và nâng cao sức cạnh tranh tạo chổ đứng vững chắc cho hàng thuỷ
sản xuất khẩu vaò các thị trường.
- Hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý ngành trên cơ sở Luật Thuỷ Sản và
các nghị định trình Chính phủ; xây dựng các văn bản hướng dẫn của ngành về
luật pháp và chính sách có liên quan. Triển khai việc điều chỉnh chức năng
nhiệm vụ, sắp xếp tổ chức bộ máy và biên chế, nâng cao năng lực và tay nghề
của cán bộ và công nhân viên.
- Tiếp tục việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà

nước, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, sát nhập, giải thể những
doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Tổng kết xây dựng mô hình, phát huy
vai trò kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân để tạo thành tổng thể các thành phần kinh
tế phát triển và hoạt động có hiệu quả.
- Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn trên biển, xây dựng các chính sách nhằm chủ động và đưa vào ổn định
việc giúp dân cư khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục sản xuất kinh doanh.
3. Các chỉ tiêu kế hoạch 3 năm cuối (2003-2005) kế hoạch phát triển 5
năm ngành thuỷ sản
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của thời kỳ 2003-2005
CHỈ TIÊU Đơn vị 2001-2005 2003-2005 2005
1-Tổng sản lượng Thuỷ sản


+Sản lượng khai thác
+Sản lượng nuôi trồng
1000Tấn
1000Tấn
1000Tấn
4.400
2.600
1.800
7.540
4.200
3.340
2.550
1.400
1.150
2-Kim ngạch xuất khẩu
3-Diện tích nuôi trồng

+Mặn lợ, biển
+Nước ngọt
4-Lao động nghề cá
5-Cơ sở chế biến
Tỷ USD
1000Ha
1000Ha
1000Ha
1000ng
Cơ sở
3.4
1.700
725
925
-
-
7,55-7,8
3.300
1.850
1.450
-
-
3,0
1.200
700
500
4.000
225
Nguồn: Báo cáo kế hoạch phát triển ngành thủy sản 2001-2005
- Ngành thủy sản phấn đấu thời kỳ kế hoạch 2003-2005 đạt tốc độ tăng

trưởng bình quân 1,89%/ năm về sản lượng, đến năm 2005 đạt 2.550.000 tấn.
Trong giai đoạn này ngành giữ vững ở mức khai thác 1.400.000 tấn còn sản lượng
nuôi trồng liên tục tăng hàng năm. Đến 2005 đạt 1.150.000 tấn tăng bình quân
5,71%/ năm; Kim ngạch xuất khẩu tăng trươởng đạt 12% - 14,3%/ năm; Diện tích
mặt nước nuôi trồng tăng 7,9% /năm.
- Tiếp tục không ngừng chuyển đổi cơ cấu nghề cá theo hướng công nghiệp
hóa - hiện đại hóa để chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước. Đóng góp ngày càng
nhiều cho nguồn thu Ngân sách Nhà nước vv.
- Thời gian này, hoàn thành tốt các chương trình kinh tế ngành. Phấn đấu tới
năm 2005, tạo công ăn việc làm cho 3.600 nghìn lao động, xây mới 15 cơ sở chế
biến để đến năm 2005 đạt 225 cơ sở. Phối hợp với các Bộ, Ngành và thành phần
kinh tế khác thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội mà Đảng và Nhà nước đề ra.
Bảng 3.2: Nhu cầu vốn đầu tư phát triển thủy sản thời kỳ 2003-2005
Đơn vị: Tỷ đồng
Hạng mục
2001-2005 2003-2005
Tổng vốn đầu tư
+ Nguồn vốn ngân sách
+ Nguồn vốn tín dụng
+Nguồn vốn huy động
24.907,6
4.120
12.987,6
6.600
14.024,6
3.021,8
7.309,6
3.409,0
+ Nguồn vốn nước ngoài 1.200 284,2
Khai thác hải sản 3.966,6 1.755,5

Nuôi trồng thủy sản 18.189 10.693,0
Chế biến xuất khẩu thủy sản 1.935 1.037,1
Tăng cường quản lý ngành thủy sản 817 539,0
Nguồn: Báo cáo kế hoạch phát triển ngành thủy sản 2001-2005
Thời kỳ này, với mục tiêu chủ đạo nhất là hoàn thành đạt kết quả cao nhất
kế hoạch phát triển ngành. Thực hiện thành công và vượt các chỉ tiêu kế hoạch
ban đầu. Toàn ngành nỗ lực kêu gọi và huy động tối đa nguồn lực trong và ngoài
nước. Trong thời kỳ này, tổng nguồn vốn đầu tư là 14.024,6 tỷ đồng chiếm
56,3% tổng nguồn vốn thời kỳ kế hoạch 5 năm, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân
là 7,4%/năm. Trong đó, nguồn vốn được huy động chủ yếu là nguồn vốn tín
dụng và vốn huy động chiếm tới 76% tổng nguồn vốn cần huy động, được phân
bổ phần lớn cho chương trình nuôi trồng thuỷ sản (75.8%). Trong thời gian này,
công tác đầu tư tăng cường quản lý ngành được chú trọng hơn với nguồn vốn là
539 tỷ đồng chiếm 66% kế hoạch 2001-2005.
III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH
THUỶ SẢN THỜI KỲ 2003-2005
1. Lựa chọn khâu đột phá cho kế hoạch phát triển ngành thủy sản thời
kỳ 2003-2005
a- Trong khai thác hải sản:
- Khai thác hải sản là một lĩnh vực khó và chậm được đổi mới. Tàu thuyền,
ngư cụ, công nghệ, lao động, khai thác cá biển của ta vẫn còn lạc hậu và có nhiều
bất cập khi đi vào công nghiệp hoá hiện đại hoá. Trong điều kiện một nước nghèo,
kinh tế chậm phát triển, dân trí ven biển và hải đảo còn thấp như nước ta, thì phát
triển khai thác biển xa, phát triển kinh tế biển là rất cần thiết và gặp những thách
thức lớn. Để đẩy mạnh sự phát triển của lĩnh vực này, trong những năm tiếp theo,
tất cả các tỉnh, thành phố ven biển và toàn Ngành cần tiến hành đánh giá lại một
cách đầy đủ, toàn diện thực trạng khai thác hải sản, sự biến động, chuyển đổi ở
vùng gần bờ và kết quả cũng như những vấn đề đang đặt ra trong trong thực hiện
chủ trương khai thác hải sản xa bờ. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, gắn với yêu cầu
hội nhập dựa vào khả năng và hiện trạng sử dụng nguồn lợi để có định hướng chiến

lược và giải pháp đẩy mạnh phát triển khai thác hải sản gắn với bảo vệ và tái tạo
nguồn lợi, nhất là khai thác hải sản xa bờ, đồng thời thực hiện tốt việc chuyển đổi
cơ cấu khai thác gần bờ một cách hợp lý. Do đó, phải tập trung đẩy mạnh điều tra
dự báo nguồn lợi, lựa chọn những mô hình hoạt động có hiệu quả, có khả năng
phát triển từ các thành phần kinh tế, trên từng vùng, từng lĩnh vực hoạt động (cả
khai thác, dịch vụ hậu cần, tiêu thụ sản phẩm) để khuyến khích, hỗ trợ các mô hình
này phát triển. Một số việc cụ thể là:
- Tập trung đầu tư điều tra nguồn lợi hải sản xa bờ, Vùng Vịnh bắc Bộ,
Trường Sa, DK1, tiến tới lập bản đồ ngư trường khai thác.
- Tìm giải pháp tổ chức để tăng cường năng lực khai thác hải sản ở các ngư
trường trọng điểm.
- Thí điểm và mở rộng từng bước vững chắc hợp tác đánh cá với các nước,
trước hết là các nước láng giềng trong khu vực.
- Tăng cường năng lực hậu cần dịch vụ cho khai thác xa bờ và khai thác ở
vùng biển nước ngoài song song với việc đẩy mạnh hợp thác với vùng biển ngoài
hải phận.
- Phát triển khai thác hải sản gắn với các biện pháp bảo vệ nguồn lợi hải sản.
Chuẩn bị để triển khai thi hành Luật Thuỷ sản, các nghị định quản lý nguồn lợi hải
sản, quy hoạch tàu thuyền, nghề nghiệp, mùa vụ, đối tượng khai thác.
b- Trong nuôi trồng thuỷ sản:
- Đối tượng, qui mô hàng hoá, phương thức nuôi bước đi phù hợp cần được
tính toán, xác định rõ ràng trong quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo

×