Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93 KB, 7 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở
VIỆT NAM
3.1. Một số quan điểm và định hướng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành trong quá trình phát triển ở Việt Nam.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân trong nháng năm qua ở nước
ta về cơ bản là tích cực, đúng hướng. Song bên cạnh đó, vẫn tồn tại nhiều vấn đề
nổi cộm làm chậm quá trình chuyển dịch đó. Để đến năm 2020 về cơ bản nước ta
trở thành một nước công nghiệp tức là cơ cấu kinh tế ngành của ta lúc đó phải có
đặc điểm là: công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (40%) và giá vai trò "đầu tầu" trong
nền kinh tế. Khi đó theo lý thuyết phát triển của Rostow thì Việt Nam đang ở giai
đoạn cất cánh hoặc giai đoạn trưởng thành. Để thực hiện được điều đó, chúng ta
cần tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực tế hiện nay có một số định hướng và quan điểm
sau:
3.1.1. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phải tiến tới một cơ cấu hợp
lý, đó là một cơ cấu đa ngành, trong đó hình thành các ngành trọng điểm mũi nhọn.
- Tập trung sức phát triển mạnh và toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn liền với chế biến sản phẩm bằng công nghệ ngày
càng tiến bộ, hiện đại. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh diện tích
và sản lượng cây công nghiệp, cây ăn qu ả, từng bước công nghiệp hoá nông
nghiệp, nông thôn, đẩy nhanh thuỷ lợi hoá, từng bước cơ giới hoá, điện khi hoá và
ứng dụng rộng rãi khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Tăng thu nhập,
tăng sức mua của dân cư trên thị trường nông thôn, tạo cơ sở cho thị trường đầu ra
của công nghiệp phát triển với nhịp độ nhanh trong cơ cấu ngành kinh tế.
- Trong các ngành công nghiệp, nổi lên hàng đầu là vai trò của công nghiệp
chế tạo và chế biến phát triển nhanh một số ngành, một số lĩnh vực có lợi thế như:
chế biến lương thực, thực phẩm công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí
chế tạo.
- Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản
xuất và đời sống kinh doanh.


3.1.2. Kết hợp tối ưu giá cơ cấu ngành với cơ cấu vùng lãnh thổ và cơ cấu
thành phần kinh tế:
- Cơ cấu ngành phải kết hợp với cơ cấu thành phần kinh tế thể hiện ở: chiến
lược và chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, trong đó nhấn
mạnh vai trò kinh tế của Nhà nước.
- Cơ cấu ngành gắn liền với cơ cấu vùng thông qua các biện pháp:
+ Xây dựng các khu công nghiệp (trong đó có khu chế xuất), các trung tâm
công nghiệp, các cụm doanh nghiệp để tạo động lực cho phát triển kinh tế và coi
đó là phương tiện để thực hiện đô thị hoá nông thôn.
+ Đi đôi với phát triển kinh tế thành thị và công nghiệp trung ương cần phát
triển công nghiệp địa phương và công nghiệp nông thôn theo hướng phát huy thế
mạnh của mỗi vùng, mỗi địa phương, thực hiện phân công lao động tại chỗ, gắn
công nghiệp với nông nghiệp.
Công nghiệp địa phương và công nghiệp nông thôn phải nằm trong chiến lược
quy hoạch phát triển chung công nghiệp của cả nước.
3.1.3. Hình thành và phát triển các ngành trọng điểm và mũi nhọn trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Ngành trọng điểm là ngành:
+ Có vai trò, vị trí quan trọng với nền kinh tế quốc dân, phát triển các ngành
này thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế quốc dân.
+ Có khả năng và lợi thế phát triển.
+ Có hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội cao, thể hiện là ngành có hệ số ICOR
thấp.
+ Đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
+ Có khả năng phát triển hiện tại và lâu dài.
Ngành trọng điểm có thể là những ngành mới, nháng ngành truyền thống,
những ngành gặp thuận lợi, những ngành gặp khó khăn trong sự phát triển, những
ngành hướng về xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu. Như vậy, phạm vi đối tượng
của ngành trọng điểm tương đối rộng, miễn là nó nằm trong sự ưu tiên phát triển
của Nhà nước. Với quan niệm như vậy, trong thời kỳ 2000-2010 ngành kinh tế

trọng điểm có thể là các ngành: điện lực, than, trồng lúa, chăn nuôi, lâm nghiệp, du
lịch, lắp ráp sản xuất ô tô - xe máy, xi măng, hoá chất cơ bản, cơ khí, sản xuất thép,
các ngành chế biến lương thực, thực phẩm (như: mía, chè, cà phê, bánh kẹo...)
- Ngành mũi nhọn là ngành đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
+ Là ngành có ý nghĩa quan trọng, sự phát triển của nó tác động mạnh mẽ đến
sự phát triển các ngành khác của nền kinh tế quốc dân.
+ Là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế.
+ Là ngành có tốc độ tăng trưởng vượt trội các ngành khác.
+ Là ngành có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, thể hiện ở hệ số ICOR thấp, tỷ lệ
lợi nhuận cao, giải quyết đựoc nhiều việc làm.
+ Là ngành phát huy lợi thế so sánh của đất nước, là ngành đại diện cho tiến
bộ khoa học - công nghệ.
+ Là ngành tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách.
+ Là ngành hướng về xuất khẩu và có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Điều kiện công nhận ngành mũi nhọn khó khăn hơn so với ngành trọng điểm.
Nên kinh tế phải phát triển đến một trình độ nào đó mới có ngành kinh tế mũi
nhọn. Xung quanh vấn đề đã hình thành ngành kinh tế mũi nhọn ở nước ta chưa?
và nháng ngành nào là ngành kinh tế mũi nhọn ở nước ta, hiện nay ý kiến còn khác
nhau. Theo một số chuyên gia kinh tế giai đoạn 2000-2010 các ngành kinh tế sau
đây có thể được chọn là ngành mũi nhọn: công nghiệp điện tử và tin học, công
nghiệp dệt may, khai thác và chế biến thuỷ sản, khai thác và lọc dầu.
3.2. Một số giải pháp.
Xuất phát từ kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một số nước trong
khu vực và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình
phát triển. Theo em, cần tập trung vào một số vấn đề sau đây nhằm thúc đẩy quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
3.2.1. Cần lựa chọn mô hình phát triển hợp lý, nâng cao chất lượng các chiến
lược, quy hoạch phát triển ngành.
- Gắn chiến lược phát triển ngành với chiến lược sản phẩm và chiến lược thị
trường của các doanh nghiệp thuộc ngành.

- Đánh giá đầy đủ nguồn lực, cơ hội, thách thực, khả năng cạnh tranh.
3.2.2. Phát triển mạnh mẽ thị trường.
- Phát triển đồng bộ các loại thị trường: sản phẩm, nguyên vật liệu, công nghệ,
thông tin, lao động, vốn - bao gồm cả thị trường chứng khoán.
- Nhà nước và doanh nghiệp đều phải có trách nhiệm phát triển thị trường
trong nước và nước ngoài.
3.2.3. Đầu tư, chuyển dịch cơ cấu đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư.
- Đầu tư có trọng điểm, tránh tràn lan. Hướng ưu tiên là đầu tư cho xây dựng
kết cấu hạ tầng và đầu tư cho các ngành trọng điểm, mũi nhọn.
- Chuyển hướng từ đầu tư theo chiều rộng sang đầu tư theo chiều sâu trong tất
cả các ngành kinh tế, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật mới và thiết bị máy móc mới vào
sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường
trong nước và nước ngoài.
3.2.4. Đổi mới và phát triển công nghệ.
- Tập trung đổi mới công nghệ cho một số ngành kinh tế mũi nhọn: khai thác
chế biến dầu khí, điện tử - tin học, chế biến thuỷ sản, dệt may.
- Đi ngay vào công nghệ tiên tiến hiện đại với một số ngành có nhu cầu, có
điều kiện và khả năng như: bưu chính viễn thông, công nghệ sinh học, công nghệ
vật liệu mới.
- Đối với vùng nông thôn rộng lớn cần hiện đại hoá công nghệ truyền thống
và áp dụng các công nghệ phù hợp.
3.2.5. Về cơ sở hạ tầng:
Phát triển và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nhất là điện và đường giao
thông, tạo điều kiện để đưa khoa học - kỹ thuật thông tin thị trường đến người sản
xuất, gắn công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp.
3.2.6. Về chính sách vĩ mô:
Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, trước
hết là chính sách tài chính, tiền tệ. Vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền
kinh tế trị trường chủ yếu nhờ vào việc sử dụng chính sách tài chính. Thông qua
chính sách này Nhà nước có thể tăng thuế đối với nháng ngành, nghệ, lĩnh vực

không cần thiết; ngược lại, giảm hoặc miễn thuế đối với những ngành nghề, dịch
vụ thực sự có ích cho nền kinh tế quốc dân, phục vụ đắc lưc cho quá trình chuyển
đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
3.2.7. Về quan hệ quốc tế:
Phát triển kinh tế đối ngoại trên tất cả các ngành và lĩnh vực: thương mại, đầu
tư, hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế, nhằm mở rộng thị trường, thu hút vốn,
khoa học công nghệ mới và kinh nghiệm phục vụ yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nước ta.

×