Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRONG NỀN KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.94 KB, 24 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH TRONG NỀN KINH TẾ
1.1 Một số lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản.
1.1.1.1 Khái niệm về cơ cấu ngành kinh tế.
Cơ cấu ngành kinh tế: là tổ hợp các ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ biểu
hiện mối liên hệ giáa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân.
Cơ cấu ngành phản ánh phần nào trình độ phân công lao động xã hội chung
của nền kinh tế và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, thay đổi mạnh mẽ cơ
cấu ngành là nét đặc trưng của các nước đang phát triển. Khi phân tích cơ cấu
ngành của một quốc gia người ta phân tích theo 3 nhóm ngành chính: nông nghiệp
(bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp), công nghiệp (bao gồm công
nghiệp và xây dựng), dịch vụ (bao gồm các ngành kinh tế còn lại như: thương mại,
bưu điện, du lịch...).
Việc phân tích cơ cấu ngành của nền kinh tế không chỉ dừng lại ở những biểu
hiện về mặt lượng (số lượng ngành, tỷ trọng) mà quan trọng hơn là phân tích được
mặt chất của cơ cấu: vị trí, vai trò của ngành hiện tại trong nền kinh tế, sự tương
tác giữa công nghiệp và nông nghiệp trong phát triển, khả năng hướng ngoại, quan
hệ giữa cơ cấu ngành với cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu theo thành phần kinh tế...
Mặt khác, cơ cấu ngành "luôn luôn vận động, phát triển", nhất là trong điều
kiện cơ chế thị trường. Bởi vậy, khi phân tích cơ cấu ngành cần thấy rõ tính quy
luật của sự vận động và luôn đặt ra phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành cho
thích ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong từng giai đoạn.
1.1.1.2 Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế:
Chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế: là sự thay đổi có mục đích, có định
hướng và dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ căn cứ lý luận và thực tiễn cùng với việc
áp dụng đồng bộ các giải pháp cần thiết để chuyển cơ cấu ngành từ trạng thái này
sang trạng thái khác hợp lý và hiệu quả hơn. Đây không phải đơn thuần là sự thay
đổi vị trí, tỷ trọng và quan hệ giữa các ngành mà là sự biến đổi cả về lượng và chất
trong nội bộ cơ cấu.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải dựa trên cơ sở cơ cấu hiện có, do đó nội


dung của chuyển dịch cơ cấu là cải tạo cơ cấu cũ lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây
dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ
thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn.
Xu hướng có tính quy luật chung của sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là
chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nghĩa là tỷ trọng và vai trò
của ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng nhanh còn tỷ trọng của ngành
nông nghiệp có xu hướng giảm. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy muốn chuyển
từ một nền nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp đều phải trải qua các bước:
Chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp (tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 40-60%,
công nghiệp từ 10-20%, dịch vụ từ 10-30%) sang nền kinh tế công, nông nghiệp
(tỷ trọng ngành nông nghiệp 15-25%, công nghiệp 25-35%, dịch vụ 40-50%) để từ
đó chuyển sang nền kinh tế công nghiệp phát triển (tỷ trọng ngành nông nghiệp
dưới 10%, công nghiệp 35-40%, dịch vụ 50-60%).
1.1.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh
tế.
- Sự phát triển các loại thị trường trong nước và thị trường quốc tế có ảnh
hưởng trực tiếp và quyết định đầu tiên tới cơ cấu ngành của nền kinh tế. Bởi lẽ, thị
trường là yếu tố hướng dẫn và điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều xuất phát từ quan hệ cung - cầu trên thị
trường để định hướng chiến lược kinh doanh của minh. Sự hình thành và biến đổi
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để thích ứng với các điều kiện của
thị trường, dẫn tới từng bước thúc đẩy sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
đất nước. Bởi vậy, sự hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường trong
nước (thị trường hàng hoá dịch vụ, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường
khoa học - công nghệ...) có tác động mạnh đến quá trình hình thành và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế.
- Các nguồn lực và lợi thế so sánh của đất nước là cơ sở hình thành và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế một cách bền váng và có hiệu quả. Việc xác định các ngành
mũi nhọn, các ngành cần ưu tiên phát triển phải dựa trên cơ sở xác định lợi thế so
sánh và các nguồn lực (cả trong và ngoài nước có khả năng khai thác) để chuyển

hướng mạnh mẽ sang phát triển các ngành mà quốc gia có lợi thế và có điều kiện
phát triển mới tạo đà hội nhập và tham gia có hiệu quả vào phân công lao động
quốc tế, ví dụ như tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên phong phú và thuận
lợi tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp du lịch, ngư nghiệp, nông
nghiệp...
Dân số lao động được xem là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế, sự
tác động của nhân tố này lên quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
được xem xét trên các mặt sau:
+ Kết cấu dân cư và trình độ dân trí, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật
mới... là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao và
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các ngành đang hoạt động, là nhân tố
thúc đẩy tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất các ngành kinh tế quốc dân.
+ Quy mô dân số, kết cấu dân cư và thu nhập của họ có ảnh hưởng lớn đến
quy mô và cơ cấu của nhu cầu thị trường. Đó là cơ sở để phát triển các ngành công
nghiệp và các ngành phục vụ tiêu dùng.
- Môi trường thể chế là yếu tố cơ sở cho quá trình xác định và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế. Môi trường thể chế là biểu hiện cụ thể của nháng quan điểm, ý tưởng
và hành vi của Nhà nước can thiệp và định hướng sự phát triển tổng thể cũng như
sự phát triển các bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Vai trò đó được thể thiện:
+ Nhà nước xây dựng và Quyết định chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội tổng thể của đất nước. Đó thực
chất là quá trình định hướng phân bố nguồn lực và hướng đầu tư theo ngành.
+ Bằng hệ thống pháp luật, chính sách... Nhà nước khuyến khích hay hạn chế,
thậm chí gây áp lực để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư (cả trong và ngoài nước)
phát triển sản xuất kinh doanh theo định hướng Nhà nước đã xác định. Ví dụ: để
khuyến khích công nghiệp ô tô phát triển, trong những năm 1970 nhiều tổ hợp
công nghiệp của Hàn Quốc được khuyến khích phát triển chế tạo ô tô và xuất khẩu
ô tô. Các tổ hợp này được hưởng chế độ miễn thuế đặc biệt và trong trường hợp
doanh nghiệp bị thua lỗ thì Nhà nước sẽ bù lỗ.
- Tiến bộ khoa học - công nghệ không những chỉ tạo ra những khả năng sản

xuất mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành làm tăng tỷ trọng của chúng
trong tổng thể nền kinh tế (làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế) mà còn tạo ra những
nhu cầu mới, đòi hỏi sự xuất hiện một số ngành công nghiệp non trẻ công nghệ tiên
tiến như: dầu khí, điện tử... do đó có triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Trên đây, chúng ta vừa xem xét một số khái niệm cơ bản cũng như các nhân
tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Qua đó, giúp cho chúng ta
hiểu rõ hơn về bản chất của vấn đề để từ đó có thể rút ra những kết luận mang tính
giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu kinh tế hợp lý trong quá trình phát triển.
1.1.2 Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế.
Cơ cấu kinh tế hợp lý giúp cho việc thu được mức tăng sản xuất xã hội lớn
nhất, mới có thể phân bố hợp lý lực lượng sản xuất, phát triển các mối quan hệ đối
ngoại, đưa nhanh tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất.
Để làm sáng tỏ kết luận trên, ta có thể phân tích ví dụ sau đây về cơ cấu
ngành sản xuất của hệ thống kinh tế - xã hội cho năm 1976 ở Việt Nam.
Bảng 1: Bảng cân đối liên ngành của Việt Nam năm 1976
ĐV: Triệu
Ngành sản xuất
Giá trị
tổng sản
lượng
Tiêu dùng sản xuất Sản
lượng
cuối
cùng
I II III
C«ng nghiÖp (I)
Nông nghiệp (II)
Các ngành sản xuất khác
(III)
X

1
= 9180
X
2
= 7940
X
3
= 6310
3850
900
1200
0
1100
1160
350
1170
250
1160
3060
5630
3600
Chi phí lao động
Lợi nhuận
Giá trị tổng sản lượng
1940
1290
9180
3550
1780
7940

2200
1530
6310
Năm
1976
Nguồn: Niên giám thống kê
Theo tỷ lệ % ta có:
Bảng 2:
I II III Cộng
Giá trị tổng sản
lượng
39.18 33.89 26,93 100
Chi phí lao động 25.22 56.16 28,62 100
Tổng số vốn đầu tư (trong và ngoài nước) có thể huy động cho năm sau là
1878 triệu đồng và có thể phân bố cho các ngành với mức tiếp nhận cùng hiệu quả
thu được như sau:
Bảng 3:
Công
nghiệp
Nông
nghiệp
Các ngành
khác
Mức % tiếp nhận
Hiệu quả (Mức tăng sản
lượng /1 triệu đồng vốn đầu tư)
25 %- 38%
20%
25 – 35%
25%

30 – 42%
22%
Vượt quá mức, hiệu quả là 15% 22% 20%
Nguồn: Niên giám thống kê.
Ta xét 2 phương án phân bố vốn đầu tư như sau:
Bảng 4:
Vốn đầu tư Công nghiệp Nông nghiệp Các ngành khác
1878 35%(657,3) 25%(469,5) 40%(751,2)
Hiệu quả 131,46 117,38 165,26
Giá trị tổng sản lượng 9311,46 8057,38 6475,26
Bảng 5:
Vốn đầu tư
Công
nghiệp
Nông nghiệp Các ngành khác
1878 40% (751,2) 20% (375,6) 40% (751,2)
Hiệu quả 112,68 82,63 150,24
Giá trị tổng sản lượng 9292,68 8022,63 6460,24
Với 2 phương án phân bổ vốn đầu tư trên, ta thu được hai phương án kế hoạch
của năm 1977 như sau: (Bảng 6 và bảng 7 có hiệu quả khác nhau với cơ cấu khác
nhau - với ký hiệu: Xi (i = I, II, II) là giá trị tổng sản phẩm của ngành i; CPLĐ: Chi
phí lao động; LN : lợi nhuận; GTTSL : giá trị tổng sản lượng.
Bảng 6: Bảng cân đối liên ngành năm 1977 (Phương án I)
Đơn vị: Triệu đồng
Ngành sản xuất
Giá trị
tổng sản
lượng
Tiêu dùng sản xuất
Sản lượng

cuối cùng
I II III
X
1
X
2
X
3
9311
8057,38
6475,26
3905
913
12172
1116,76
1177,15
355,17
1200,64
259
1191,45
CPLĐ
LN
GTTSL
1967,8
1308,48
9311,46
3602,48
1806,32
8057,38
2259,87

1564,3
6475,26
Năm 1977
Phương
án 1
Bảng 7: Bảng cân đối liên ngành năm 1977 (Phương án II)
Đơn vị: Triệu đồng
Ngành sản
xuất
Giá trị tổng
sản lượng
Tiêu dùng sản xuất
Sản lượng
cuối cùng
I II III
X
1
X
2
X
3
9292,6
8022,63
-
3897,3
910,70
1214,6
1111,13
1172,11
1214,6

1195,14
258,41
1188,68
CPLĐ
LN
GTTSL
1963,58
1306,54
9292,68
3586,12
1797,07
8022,63
2254,62
1563,39
6460,24
Năm 1977
Phương
án 2
Như vậy, với cùng một mức vốn đầu tư như nhau (2878 triệu) nếu đầu tư theo
tỷ lệ khác nhau vào các ngành khác nhau, sẽ dẫn tới kết cấu chi phí lao động khác
nhau và hiệu quả thu được mức tăng sản phẩm xã hội khác nhau (Bảng 6,7,8)
Phương án I Phương án II
I II III I II III
Kết cấu vốn 35% 25% 40% 40% 20% 40%
Kết cấu lao động 25,13% 46% 28,87% 25,16% 45,95% 28,89%
Mức tăng TSL + 414, 1 triệu đồng + 345, 28 triệu đồng
Ta thấy phương án I hơn hẳn phương án II mặc dù số vốn đầu tư như nhau.
Chính vì vai trò cơ cấu kinh tế trong việc phát triển, cho nên có nhiều tác giả
đã nói rằng: thực chất của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là chiến lược không
ngừng hoàn thiện và chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

1.1.3 Lý luận về mối liên hệ giũa chuyển dịch cơ cấu và quá trình phát triển
nền kinh tế.
Quá trình phát triển tăng trưởng kinh tế của một quốc gia thường được xem
xét như là một quá trình làm thay đổi thu nhập bình quân đầu người. Mặc dù có
nhiều thay đổi trong quan niệm về phát triển và tăng trưởng nhưng chỉ tiêu trên vẫn
được coi trọng và làm thước đo cho sự phát triển kinh tế. Một xu hướng mang tính
quy luật là cùng với sự phát triển của kinh tế là một quá trình thay đổi về cơ cấu
kinh tế, tức là một sự thay đổi tương đối về mức đóng góp, tốc độ phát triển của
từng thành phần, từng yếu tố riêng về cấu thành nên toàn bộ kinh tế. Một trong
những cơ cấu kinh tế được quan tâm và nghiên cứu nhiều trong mối liên hệ với quá
trình tăng trưởng và phát triển kinh tế là cơ cấu ngành. Ngay từ cuối thế kỷ 19, nhà
kinh tế học người Đức E.Engle đã phát hiện ra mối quan hệ giữa phát triển kinh tế
(thu nhập bình quân tăng lên) với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Theo E.Engle, khi thu nhập của các gia đình tăng lên thì tỷ lệ chi tiêu của họ
cho lương thực, thực phẩm giảm đi. Do chức năng chính của khu vực nông nghiệp
là sản xuất lương thực, thực phẩm nên có thể suy ra là tỷ trọng nông nghiệp trong
toàn bộ nền kinh tế sẽ giảm đi khi thu nhập tăng lên.
Quy luật E.Engle được phát hiện cho sự tiêu dùng lương thực, thực phẩm
nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng cho việc nghiên cứu tiêu
dùng các loại sản phẩm khác. Các nhà kinh tế gọi lương thực, thực phẩm là các sản
phẩm thiết yếu, hàng công nghiệp là sản phẩm tiêu dùng lâu bền và việc cung cấp
dịch vụ là sự tiêu dùng cao cấp. Qua quá trình nghiên cứu, họ phát hiện ra xu
hướng chung là khi thu nhập tăng lên thì tỷ lệ chi tiêu cho hàng tiêu dùng lâu bền
tăng phù hợp với thu nhập, còn chi tiêu cho tiêu dùng cao cấp tăng nhanh hơn tốc
độ tăng thu nhập, tức là tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh
tế đã có sự thay đổi
Như vậy, quy luật tiêu thụ sản phẩm của E.Engle đã làm rõ tính xu hướng của
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành nói riêng trong quá
trình phát triển.
1.2 Cơ cấu ngành kinh tế trong các lý thuyết phát triển.

Với tư cách là loại lý thuyết chủ yếu nghiên cứu các con đường phát triển
kinh tế của các nước chậm phát triển hiện đang tiến hành công nghiệp hoá, các lý
thuyết phát triển trực tiếp hoặc gián tiếp đều bàn tới một trong những vấn đề cơ
bản nhất của công nghiệp hoá là chuyển dịch cơ cấu ngành. Song do bản thân thế
giới chậm phát triển bao gồm nhiều quốc gia với những đặc điểm đặc thù khác
nhau. Do xuất phát từ các quan điểm và các góc độ nghiên cứu khác nhau nên vấn
đề chuyển dịch cơ cấu ngành trong quá trình công nghiệp hoá của các loại lý thuyết
phát triển cũng rất khác nhau. Có thể thấy điều này qua một số lý thuyết phát triển
chủ yếu sau:
1.2.1. Lý thuyết phân kỳ phát triển kinh tế.
Năm 1960 cuốn "Các giai đoạn phát triển kinh tế" của nhà kinh tế học Mỹ
Walt -Rostow đã tạo ra sự quan tâm lớn về nghiên cứu quá trình tăng trưởng và
phát triển kinh tế của các nước. Theo W.Rostow, nhìn chung quá trình phát triển
kinh tế của một nước có thể chia ra 5 giai đoạn: Xã hội truyền thống, chuẩn bị cất
cánh, trưởng thành và mức tiêu dùng cao.
* Giai đoạn I. Xã hội truyền thống: Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là sản
xuất nông nghiệp giá vai trò chủ yếu trong hoạt động kinh tế. Năng suất lao động
thấp do sản xuất chủ yếu bằng công cụ thủ công, khoa học - kỹ thuật chưa phát
triển mạnh. Hoạt động chung của xã hội kém linh hoạt: sản xuất nông nghiệp còn
mang tính tự cung, tự cấp, sản xuất hàng hoá chưa phát triển.
Tuy vậy xã hội truyền thống không hoàn toàn là tĩnh tại, mức sản lượng có thể
là vẫn tăng liên tục, do diện tích canh tác được mở rộng, hoặc do áp dụng những
cải tiến trong sản xuất như: xây dựng các hệ thống thuỷ lợi, áp dụng giống cây
trồng mới. Song nhìn chung nền kinh tế không có những biến đổi mạnh. Đặc trưng
cơ cấu ngành kinh tế là: nông - công nghiệp và công nghiệp còn rất nhỏ bé, chậm
phát triển.
* Giai đoạn II. Chuẩn bị cất cánh: Đây được coi là thời kỳ quá độ giữa xã
hội truyền thống và sự cất cánh. Trong giai đoạn này những điều kiện cần thiết để
cất cánh đã bắt đầu xuất hiện. Đó là những biểu hiện về khoa học - kỹ thuật đã bắt
đầu được áp dụng vào sản xuất cả trong nông nghiệp và công nghiệp với những

thay đổi quan trọng là trong xã hội đã xuất hiện nháng khu vực "đầu tầu" có tác
động lôi kéo nền kinh tế. Bắt đầu phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi phải sử
dụng nhiều lao động như các ngành dệt, may, đồ da, chế biến nông sản và các hàng
tiêu dùng khác... vốn đầu tư ít. Giáo dục được mở rộng và có những cải tiến phù
hợp để phù hợp với những yêu cầu mới của sự phát triển. Nhu cầu đầu tư tăng lên
đã thúc đẩy sự hoạt động của ngân hàng và sự ra đời của các tổ chức huy động vốn.
Tiếp đó giao lưu hàng hoá trong và ngoài nước phát triển đã thúc đẩy sự hoạt động
của ngành giao thông vận tải, thông tin liên lạc.
Tuy vậy, tính cả các hoạt động này chưa vượt qua được phạm vi giới hạn của
một nền kinh tế với những đặc trưng của phương thức sản xuất truyền thống, năng
suất thấp. Xã hội truyền thống vẫn tồn tại song song với các hoạt động kinh tế hiện
đại đang phát triển.
* Giai đoạn III. Cất cánh: Đây là giai đoạn mà lực cản của xã hội truyền
thống và các thế lực chống đối với sự phát triển đã bị đẩy lùi. Các lực lượng tạo ra
sự tiến bộ về kinh tế đang lớn mạnh và trở thành lực lượng chiếm tỷ trọng lớn
trong xã hội. Trong giai đoạn này khoa học - kỹ thuật tác động mạnh vào công
nghiệp và nông nghiệp; công nghiệp giá vai trò “đầu tầu”, có tốc độ tăng trưởng
cao, đem lại lợi nhuận lớn. Ngoài ra, ở giai đoạn này hầu hết các nước đã phát huy
các ngành công nghiệp mũi nhọn để chiếm lĩnh đỉnh cao về khoa học - công nghệ
của lĩnh vực này và tiến hành chuyển giao cho các nước đi sau. Sự chuyển dịch cơ
cấu ngành trong giai đoạn này đã phát triển đến một trình độ cao hơn. Ví dụ, nước
Anh tiến hành công nghiệp hoá từ cuối thế kỳ XVII với sự khởi sắc của ngành
công nghiệp dệt và đến nay vẫn là ngành có ưu thế. Đức, Hoa Kỳ, Bỉ, Pháp, Thuỵ
Điển là những nước tiến hành công nghiệp hoá ở vào thời kỳ những năm 40-50 của
thế kỷ XIX và chiếm giữ thế mạnh là ngành cơ khí chế tạo. ở trên ta mới xét đến
đặc điểm về cơ cấu ngành, ngoài ra ở giai đoạn này còn một số đặc điểm về mặt
kinh tế - xã hội như: tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư tăng từ 5 đến 10% và cao hơn trong
thu nhập quốc dân thuần tuý (NNP), ngoài vốn đầu tư huy động trong nước, vốn
đầu tư huy động từ nước ngoài có ý nghĩa quan trọng.
* Giai đoạn IV. Trưởng thành: Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là: Tỷ lệ

đầu tư đã tăng từ 10 đến 20% thu nhập quốc dân thuần tuý; khoa học - kỹ thuật

×