I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1.1 Khái niệm và đặc điểm thuế GTGT
Thuật ngữ thuế GTGT thường được dùng để chỉ một loại thuế gián thu, đánh vào việc
sử dụng thu nhập, tức đánh vào việc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ mà cụ thể là đánh vào
hành vi chuyển giao tài sản và cung cấp dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu
thông, tiêu dùng thông qua việc mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ.
Thuế GTGT có những đặc điểm cơ bản sau:
Đặc trưng thứ nhất của thuế GTGT là chỉ đánh vào giá trị gia tăng.
Đặc trưng thứ hai, thuế GTGT là thuế gián thu đánh trên bình diện rộng.
Đặc trưng thứ ba, thuế GTGT mang bản chất liên hoàn và có tính trung lập kinh tế
cao:
1.2 Khái niệm áp dụng thuế GTGT
Thuế GTGT là một loại thuế tiên tiến, hiện đại, song môi trường vận hành (các điều
kiện áp dụng) của chúng hết sức khắt khe, vì vậy, khi áp dụng loại thuế này được Chính
phủ các nước cân nhắc rất kĩ lưỡng. Áp dụng thuế GTGT bao gồm những hoạt động nhằm
đưa thuế GTGT vào cuộc sống, gồm hoạt động xây dựng, ban hành Luật thuế GTGT, thực
hiện Luật thuế GTGT và cả cơ chế bảo đảm thực hiện. Nghiên cứu những vấn đề pháp lý
về việc áp dụng thuế GTGT thực chất là nghiên cứu việc điều chỉnh pháp luật thuế GTGT
tức bao gồm hoạt động xây dựng pháp luật, hoạt động dùng pháp luật để tác động vào hành
vi của con người (sự vận động của pháp luật trong thực tế) và cả cơ chế bảo đảm thực hiện.
II. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC THI PHÁP LUẬT
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Điều kiện kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế:
Các nhà khoa học kinh tế cho rằng: thuế GTGT là 1 trong những đặc điểm riêng có
của một nền kinh tế phát triển, quản lý theo cơ chế thị trường. Thuế GTGT được tính và
thu qua mỗi lần chuyển giao hàng hoá và cung cấp dịch vụ trong quá trình sản xuất lưu
thông đến tiêu dùng. Ở đâu, khi nào các hoạt động chuyển giao hàng hoá và cung cấp dịch
vụ diễn ra một cách sôi động thì ở đó, khi đó có khả năng thu thuế GTGT lớn và ngược lại.
Bởi thuế có nguồn gốc từ giá trị thặng dư của xã hội, nên nền kinh tế phát triển, hoạt động
1
sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp ổn định, có hiệu quả và thực hiện quản lý theo
cơ chế thị trường là điều kiện quan trọng nhất để áp dụng thuế GTGT. Trong thời gian qua
nền kinh tế của đất nước ta phát triển không ngừng, các hoạt động sản xuất kinh doanh
phát triển, cung ứng dịch vụ sôi động là điều kiện quan trọng để thực thi pháp luật thuế
GTGT. Tuy nhiên hiện nay điều kiện kinh tế nước ta vẫn còn rất nhiều bất cập ảnh hưởng
lớn tới quá trình thực thi pháp luật thuế GTGT.
Một thực tế là trong thời gian qua do tính chất và quy mô của hoạt động xây dựng cơ
bản cũng có nhiều thay đổi, việc “bán thầu” hay “nhượng thầu” tương đối phổ biến trong
quá trình thi công. Tuy nhiên, ở một số doanh nghiệp việc hạch toán doanh thu đối với các
nghiệp vụ kinh tế trên chưa có sự thống nhất, nhiều doanh nghiệp ký toàn bộ công trình
nhưng chỉ hạch toán phần gói thầu do mình thi công, phần nhượng lại cho nhà thầu phụ thi
công không được phản ánh vào doanh thu nhà thầu chính. Một số nhà thầu phụ thực hiện
gói thầu nhỏ, lẻ lại cho rằng việc kê khai thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp là
thuộc về nhà thầu chính chứ nhà thầu phụ không có nghĩa vụ gì với NSNN. Doanh thu
nhượng thầu hay bán thầu theo tỷ lệ phần trăm được coi là một khoản thu nhập tài chính
(không kê khai thuế) hoặc coi là một khoản doanh thu xây lắp và kê khai nộp thuế theo
thuế suất của hoạt động xây lắp. Thực trạng trên đây dẫn đến việc kê khai thuế không đúng
ở nhiều doanh nghiệp xây lắp.
Trong thực tế, do đặc thù của hoạt động xây lắp nhiều công trình có thời gian xây
dựng kéo dài, việc bàn giao khối lượng từng phần hoàn thành không được tiến hành kịp
thời hay không thực hiện việc bàn giao theo hạng mục. Tiền thanh toán theo tiến độ được
coi như khoản tiền ứng trước của bên chủ đầu tư và chưa được coi là một khoản doanh thu
và chưa kê khai thuế, do vậy đứng ở góc độ doanh nghiệp cũng như góc độ quản lý thuế
của Nhà nước sẽ vướng phải một số vấn đề: doanh thu trong kỳ sẽ không phản ánh đúng
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một kỳ sản xuất, một phần khối lượng công
việc đã thực hiện và thu được tiền nhưng không được hạch toán vào doanh thu trong kỳ;
mặt khác doanh nghiệp sẽ có quyền được chậm nộp một khoản thuế đáng kể trong kỳ
tương ứng với phần doanh thu chưa được kê khai và đặc biệt trong các thời điểm giao thời
khi có sự thay đổi về thuế suất sẽ tạo ra một kẽ hở rất lớn để các doanh nghiệp có thể khai
2
thác nhằm tránh thuế. Trên thực tế đã có hàng loạt đơn vị xây dựng cơ bản trong suốt thời
gian dài không phát sinh doanh thu, không có thuế GTGT đầu ra, mà chỉ có thuế GTGT
đầu vào dẫn đến NSNN phải hoàn thuế khống cho doanh nghiệp, hàng loạt các hạng mục
công trình thực tế đã hoàn thành (và có thể đã được ứng vốn) nhưng không được quyết
toán hay bàn giao hạng mục công trình trước thời điểm
2. Trình độ quản lý và sử dụng chứng từ, hoá đơn:
Thuế GTGT gắn với nghiệp vụ kinh doanh của chủ thể nộp thuế. Nhà nước thực hiện
thu thuế theo kết quả kinh doanh của đối tượng nộp thuế. Điều này có nghĩa chứng từ hoá
đơn là chứng cứ xác định nghĩa vụ thực tế mà chủ thể nộp thuế phải thực hiện đối với Nhà
nước. Do đó, trình độ quản lý và sử dụng chứng từ, hoá đơn của chủ thể nộp thuế cũng như
các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ ảnh hưởng lớn tới việc thực thi pháp luật thuế GTGT.
Với tư cách “là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát
sinh và đã hoàn thành, Luật thuế GTGT quy định chi tiết về các loại chứng từ hoá đơn, áp
dụng cho các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, phương pháp tính trực tiếp
theo phần giá trị tăng thêm (Điều 14 Luật thuế GTGT năm 2008). Hoá đơn, chứng từ là
căn cứ pháp lý cực kỳ quan trọng trong quá trình vận hành của thuế GTGT và có thể nói sự
thành công hay thất bại của quá trình này phụ thuộc rất lớn vào chế độ ghi chép quản lý
chứng từ, hoá đơn.
Thực tiễn áp dụng thuế GTGT ở nước ta trong mấy năm qua cho thấy nạn hoá đơn giả
đã phát triển tới mức báo động và được tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Dạng thứ nhất
là hoá đơn in giả hoàn toàn. Nhìn bề ngoài thì loại hoá đơn này giống như hoá đơn GTGT
do BTC phát hành và chỉ có thể phát hiện bằng máy soi nghiệp vụ còn đối với người mua
và bán hàng thì không mấy dễ dàng phát hiện. Có những trường hợp mua phải hàng lậu
được cấp hoá đơn giả nhưng khi phát hiện thì người bán hàng đã biến mất nên vừa thiếu cơ
sở để áp dụng trách nhiệm pháp lý vừa không được quyền khấu trừ thuế. Dạng thứ hai là
hoá đơn thật do BTC phát hành được bán cho một đơn vị nhất định nhưng tuồn ra thị
trường mua bán một cách bất hợp pháp. Thủ đoạn này có thể thực hiện bằng cách bán hàng
không cấp hoá đơn cho khách hàng sau đó dùng liên trống (lẽ ra phải cấp cho khách hàng)
đem bán trên thị trường chợ đen, hoặc bố cáo giải thể doanh nghiệp nhưng không thanh
3
toán nộp lại hoá đơn mà đem bán; hoặc lợi dụng cơ chế thông thoáng trong việc thành lập
doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh
doanh, đăng kí thuế, cấp mã số thuế và mua hoá đơn GTGT tại cơ quan thuế nhưng không
tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh mà sử dụng chính các hoá đơn đó để kinh doanh
bằng cách mua bán vòng vèo để hợp thức hoá số thuế đầu vào sau đó thực hiện khấu trừ
thuế hoặc hoàn thuế. Dạng thứ ba cũng là hoá đơn do BTC phát hành được sử dụng khi
mua bán hàng hoá nhưng ghi giá thanh toán giữa các liên không đồng nhất hoặc cố tình ghi
sai mã số của người bán gây khó khăn cho sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan thuế. Với
thủ đoạn này số thuế đầu ra thu được ở người bán thì ít mà số thuế đầu vào phải khấu trừ ở
người mua thì nhiều. Đây là một hiểm hoạ kép do cơ chế liên hoàn thuế GTGT tạo ra. Thứ
tư, cạo sửa hoá đơn mua hàng ghi số tiền cao hơn số thực tế để khấu trừ, hoàn thuế, thanh
toán, quyết toán thuế. Thứ năm, lập hoá đơn khống, tức thực tế không mua, bán hàng hoá
nhưng thông đồng với các đơn vị xuất khẩu để kê khai hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu;
hoặc mua hoá đơn bán hàng dùng để kê khai khấu trừ khống thuế GTGT đầu vào. Thứ sáu,
khi bán hàng hoá dịch vụ việc lập giao hoá đơn cho khách hàng còn tuỳ tiện, không giao
hoặc đòi nâng giá hàng khi giao hoá đơn hợp pháp hoặc trong nhiều trường hợp đã chủ
động yêu cầu người bán hàng lập hoá đơn với số tiền cao hơn thực tế thanh toán hoặc tự
lập hoá đơn thanh toán tiền mua hàng cao hơn để tham ô công quỹ của nhà nước.
Khấu trừ thuế GTGT đầu vào là điểm cốt lõi quyết định tính tiên tiến, khoa học và
trung lập của thuế GTGT, trong đó sổ sách kế toán, chứng từ, hoá đơn là căn cứ pháp lý.
Vì vậy, để áp dụng thuế GTGT một trong những điều kiện không thể thiếu được đó là bản
thân các đối tượng nộp thuế phải tổ chức hạch toán được hoạt động kinh doanh của mình
thông qua các hình thức kế toán nhất định và phải sử dụng máy tính trong công tác quản lý
kinh doanh, quản lý chứng từ hoá đơn, đặc biệt lập và sử dụng chứng từ, hoá đơn khi mua
bán hàng hoá dịch vụ. Quá trình in, phát hành, sử dụng hoá đơn của các cơ sở kinh doanh
phải được quản lý chặt chẽ để có thể kiểm soát được chứng từ hoá đơn của các đơn vị kinh
doanh, từ đó mới thực thi được pháp luật thuế GTGT đạt hiệu quả cao.
Trong điều kiện thực hiện thuế GTGT, hoá đơn, chứng từ là cơ sở để kiểm tra thuế
GTGT, là căn cứ xác định thuế GTGT đầu vào, đầu ra của hàng hoá, dịch vụ, để xác định
4
số thuế GTGT được khấu trừ, miễn giảm, phải nộp hay được hoàn lại trong kỳ. Điều này
đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hoá đơn, chứng từ ở cả khâu
mua và khâu bán vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu của nhà nước và quyền lợi của
doanh nghiệp. Do đó việc kiểm soát và tự kiểm soát ở khâu lập chứng từ hoá đơn hay tiếp
nhận chứng từ hoá đơn có ý nghĩa quan trọng với cơ quan quản lý chức năng trong việc
tính số thuế phải nộp nói riêng và quản lý được nguồn thu cho NSNN nói chung. Tuy
nhiên, trong điều kiện KTTT ngày càng phát triển với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
phong phú, đa dạng thì vấn đề chứng từ, hoá đơn càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Vì vậy,
hoá đơn chứng từ là một nội dung hết sức cơ bản được quy định và cần phải được quy định
trong pháp luật thuế GTGT. Hoá đơn, chứng từ được quy định tại Điều 14 Luật thuế
GTGT và mục IV Thông tư 129 hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế giá trị gia
tăng và hướng dẫn thi hành nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT.
3. Ý thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật
Ý thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật là một trong những yếu tố có ảnh
hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại của quá trình thực hiện pháp luật nói chung và
pháp luật thuế nói riêng. Đối với thuế GTGT, do tính chấp phức tạp của kỹ thuật tính và
thu thuế gắn liền với cơ chế khấu trừ thuế, hoàn thuế nên đòi hỏi các đối tượng nộp thuế
phải có ý thức tự giác cao trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, nếu không rất có thể xẩy ra
hiện tượng số thuế thu được ít nhưng nhà nước phải khấu trừ thuế, hoàn thuế nhiều do các
hành vi gian lận, lợi dụng cơ chế khấu trừ thuế, hoàn thuế. Đối với đối tượng nộp thuế, nếu
có ý thức pháp luật tốt và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật sẽ có đủ khả năng để bảo vệ
lợi ích cho mình, hạn chế được tình trạng các đối tượng lợi dụng các kẽ hở của pháp luật
để chiếm đoạt tài sản của nhà nước làm giảm đi hiệu quả điều chỉnh của pháp luật thuế
GTGT. Đối với nhân dân có tri thức pháp luật và ý thức pháp luật họ sẽ có niềm tin vào
pháp luật, thấy được giá trị của việc tôn trọng và thực hiện chính xác, đầy đủ các quy định
pháp luật, từ đó tự giác tuân theo pháp luật và vận động những người khác tuân theo pháp
luật. Bên cạnh đó, có trình độ nhận thức sâu sắc về luật thuế, người dân có thể phản ánh
5
những bất cập trong các quy định của luật thuế, giám sát được việc thực hiện luật thuế,
chống tiêu cực từ phía cán bộ thuế.
Ý thức pháp luật của đối tượng nộp thuế và nhận thức của người dân về thuế còn hạn
chế, kỷ cương về thuế còn lỏng lẻo ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình thực thi pháp luật thuế
GTGT. Nhiều doanh nghiệp chỉ vì chạy theo đồng tiền mà bất chấp pháp luật, bất chấp đạo
lý, bất chấp kỷ cương thuế miễn sao thu được nhiều lợi nhuận. Sự yếu kém về mặt nhận
thức của một bộ phận khá lớn công chúng và thói quen mua hàng lấy hoá đơn chưa hình
thành ảnh hưởng rất lớn tới quá trình thực thi luật thuế GTGT. Có nhiều trường hợp được
quy tội gian lận thuế không do chủ ý của cá nhân kinh doanh mà do hiểu không đúng các
quy định của thuế. Về phía người tiêu dùng, bản thân họ tiếp tay một cách vô ý cho doanh
nghiệp gian dối khi mua hàng không lấy hoá đơn. Hơn nữa họ cũng không có động cơ giữ
hoá đơn. Vì vậy, nếu được người bán đề nghị không lấy hoá đơn để khỏi mất thêm 10%
tiền thì họ đồng ý ngay.
4. Trình độ quản lý của cơ quan thuế, cán bộ thuế.
Thuế GTGT là thuế gián thu, đánh trên bình diện rộng, mang bản chất liên hoàn có cơ chế
vận hành phức tạp nên đòi hỏi một trình độ quản lý cao ở cán bộ thuế và phương tiện quản
lý hiện đại ở cơ quan thuế, phải có hệ thống máy tính nối mạng, đủ khả năng để quản lý,
kiểm soát hoạt động của các đối tượng nộp thuế. Bởi, nếu cán bộ thuế không có trình độ
tương xứng để quản lý các hành vi chuyển giao thuế GTGT giữa các chủ thể kinh doanh
thì khó lòng đảm bảo nguồn thu cho NSNN. Có thể thấy rằng cơ sở hạ tầng, phương tiện
vật chất kĩ thuật của quá trình thực thi pháp luật thuế GTGT có ảnh hưởng không nhỏ tới
hiệu quả thực hiện luật này trên thực tế. Nếu các cơ quan thuế được trang bị đầy đủ các
phương tiện kĩ thuật hỗ trợ đắc lực cho quá trình làm việc thì quá trình thu thuế, kê khai
thuế, hoàn thuế… được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác. Nếu các phương
tiện quá lạc hậu, điều kiện cơ sở vật chất không đáp ứng đầy đủ cho các cán bộ thuế làm
việc sẽ hạn chế tính chính xác, ảnh hưởng tới tâm lí của cán bộ thuế. Từ đó dẫn tới hiệu
quả làm việc không cao. Không gian của hoạt động kinh doanh thường rộng lớn. Một
doanh nghiệp ở Cà Mau có thể mua bán với các doanh nghiệp ở Lạng Sơn, Gia Lai hoặc
Bình Phước, và cũng có thể xuất khẩu thông qua nhiều cửa khẩu. Vì vậy, thông tin về lô
6