Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ CÁC BIỆN PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.33 KB, 12 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ
CÁC BIỆN PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO KHẢ
NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
I. KHÁI NIỆM VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG CAO
KHẢ NĂNG CẠNH TRANH.
1. Khái niệm về cạnh tranh:
Thuật ngữ “cạnh tranh” có nguồn gốc từ tiếng La tinh với nghĩa chủ yếu là
sự đấu tranh, ganh đua, thi đua giữa các đối tượng cùng phẩm chất, cùng loại, đồng
giá trị nhằm đặt được những ưu thế, lợi thế mục tiêu xác định. Trong hình thái cạnh
tranh thị trường, quan hệ ganh đua xảy ra giữa hai chủ thể cung (nhóm người bán)
cũng như chủ thể cầu (nhóm người mua) , cả hai nhóm này tiến tới cạnh tranh với
nhau vì được liên kết với nhau bằng giá cả thị trường.
Động cơ của bất kỳ cuộc cạnh tranh nào cũng là nhằm đạt được ưu thế, lợi
ích hơn về lợi nhuận, về thị trường mục tiêu Marketing, về nguồn cung ứng, về kỹ
thuật, về khách hàng tiềm năng. Chính vì động cơ này các chủ thể kinh doanh căn
cứ vào vị trí, thế lực của mình để lựa chọn phương cách, công cụ cạnh tranh thích
hợp.
Sức cạnh tranh của doanh nghiệp là cường độ các yếu tố sản xuất trong
tương quan so sánh của doanh nghiệp. Sức cạnh tranh không đồng nhất với quy mô
của doanh nghiệp và nó không được đo lường bởi các yếu tố cạnh tranh kinh điển
mà phải đặt nó trong mối quan hệ với thị trường cạnh tranh, môi trường cạnh tranh,
vì vậy ta có thể có khái niệm tổng quát:
“Sức cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp là tổng hợp các yếu tố để xác
lập vị thế so sánh tương đối hoặc tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng và phát triển bền
vững, ổn định của doanh nghiệp trong mối quan hệ so sánh với tập các đối thủ
cạnh tranh trong cùng một môi trường và thị trường cạnh tranh xác định trong một
khoảng thời gian hoặc một thời điểm định gía xác định”
2. Các loại hình cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường:
Chúng ta có thể phân biệt thành bốn mức độ cạnh tranh căn cứ vào mức độ thay
thế của sản phẩm:
* Cạnh tranh nhãn hiệu:


Doanh nghiệp có thể xem những doanh nghiệp khác có bán sản phẩm và dịch vụ
tương tự cho cùng một số khách hàng với giá bán tương tự là các đối thủ cạnh
tranh của mình.
* Cạnh tranh ngành:
Doanh nghiệp có thể xem một cách rộng hơn tất cả những doanh nghiệp cùng sản
xuất một loại hay một lớp sản phẩm đều là đối thủ cạnh tranh của mình.
* Cạnh tranh công dụng:
Doanh nghiệp có thể xem một cách rộng hơn nữa là tất cả những doanh nghiệp sản
xuất ra những sản phẩm thực hiện cùng một dịch vụ là đối tượng cạnh tranh của
mình.
Để cụ thể hơn, ta có thể phân biệt thành năm kiểu cơ cấu ngành căn cứ vào số
lượng người bán và sản phẩm đồng nhất hay rất khác biệt như sau:
+ Độc quyền hoàn toàn: Độc quyền hoành toàn tồn tại khi chỉ có một doanh nghiệp
duy nhất cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ nhất định trong một nước hay một
khu vực nhất định.
+ Nhóm độc quyền hoàn toàn: Gồm một vài doanh nghiệp sản xuất phần lớn một
loại sản phẩm (ví dụ: dầu mỏ, thép...) .
+ Nhóm độc quyền có khác biệt: Gồm một vài doanh nghiẹp sản xuất ra những sản
phẩm có khác nhau một phần (ví dụ: ô tô, xe máy...) .
+ Cạnh tranh độc quyền: Gồm nhiều đối thủ cạnh tranh có khả năng tạo ra những
điểm khác biệt cho toàn bộ hay một phần sản phẩm của mình (ví dụ: nhà hàng,
khách sạn...) .
+ Cạnh tranh hoàn hảo: Gồm nhiều đối thủ cạnh tranh cùng cung ứng một loại sản
phẩm và dịch vụ (ví dụ: thị trường chứng khoán, thị trường hàng hoá...) .
3. Ý nghĩa và sự cần thiết của việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp:
3.1. Ý nghĩa:
• Đối với doanh nghiệp.
- Cạnh tranh buộc các doanh nghiệpphải tối ưu hoá các yếu tố đầu vào của sản
xuất kinh doanh,phải triệt để không ngừng sáng tạo, tìm tòi.

- Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải không ngừng đưa tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, nắm bắt thông tin kịp thời.
- Cạnh tranh quy định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường thông qua
những lợi thế mà doanh nghiệp đạt được nhiều hơn đối thủ cạnh tranh. Đồng
thời cạnh tranh cũng là yếu tố làm tăng hoặc giảm uy tín của doanh nghiệp trên
thương trường.
• Đối với người tiêu dùng.
- Cạnh tranh mang đến cho người tiêu dùng ngày càng nhiều hơn chủng loại hàng
hoá, đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, của người tiêu dùng.
Khôngnhững thế, cạnh tranh đem lại cho người tiêu dùng sự thoả mãn hơn nữa về
nhu cầu.
• Đối với nền kinh tế quốc dân:
- Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng mọi thành
phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
- Cạnh tranh là điều kiện quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, đưa tiến bộ
khoa học kỹ thuật ngày càng cao vào sản xuất, hiện đại hoá nền kinh tế xã hội.
- Cạnh tranh góp phần xoá bỏ những độc quyền bất hợp lý, xoá bỏ những bất bình
đẳng trong kinh doanh.
Tuy nhiên không phải tất cả các mặt của cạnh tranh đều mang tính tích cực mà bản
thân nó cũng phải thừa nhận các mặt tiêu cực như:
+ Bị cuốn hút vào các mục tiêu cạnh tranh mà các doanh nghiệp đã không
chú ý đến các vấn đề xung quanh như: xử lý chất thải, ô nhiễm môi trường và hàng
loạt các vấn đề xã hội khác.
+ Cạnh tranh có thể có xu hướng dẫn tới độc quyền.
+ Cường độ cạnh tranh mạnh sẽ làm ngành yếu đi.
3.2 Sự cần thiết của việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, chúng ta không một ai nói
đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh là cần thiết cho doanh nghiệp. Bởi một thực
tế là các doanh nghiệp không phải cạnh tranh với nhau mà chỉ cần thực hiện các
chỉ tiêu Nhà nước giao, nhà nước đảm bảo mọi khâu, mọi mặt trong quá trình sản

xuất kinh doanh. Ngày nay nền kinh tế Nhà nước ta vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do
vậy, nó hoạt động theo quy luật khách quan vốn có của nó đó là quy luật giá trị,
quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh.
Quy luật cạnh tranh thể hiện rất rõ trong nền kinh tế thị trường. Có kinh tế thị
trường thì tất yếu có cạnh tranh. Cơ sở của cạnh tranh là chế độ sở hữu khác nhau
về tư liệu sản xuất.
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần với sự tham gia của nhiều
loại hình doanh nghiệp là một tất yếu khách quan. Thêm vào đó với chính sách mở
cửa của nền kinh tế, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào
lĩnh vực kinh doanh trên thị trường Việt Nam thì tình hình cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp ngày càng quyết liệt hơn.
Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra rất yếu trong cạnh tranh so
với các doanh nghiệp nước ngoài. Bởi nước ta mới chuyển đổi nền kinh tế dó đó
các doanh nghiệp Việt Nam chưa quen với cạnh tranh. Vì vậy mà hàng hoá nước
ngoài cạnh tranh gay gắt, chèn ép sản phẩm trong nước.
Hơn nữa, các hình thức trong kinh doanh, cách làm ăn của các doanh nghiệp
trong nước thường mang tính chụp giật, cạnh tranh không lành mạnh và rất ít
doanh nghiệp áp dụng chiến lược kinh doanh. Mặt khác khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của nó
một cách lâu dài trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận
ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp. Loại
thị trường phổ biến trong thực tế là loại thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Do
vậy, các doanh nghiệp tồn tại trong thị trường cạnh tranh đều có một vị trí nhất
định của nó. Vì thế, nếu doanh nghiệp tham gia vào thị trường mà không có khả
năng cạnh tranh hoặc cạnh tranh yếu thì không tồn tại được.
Kết quả tổng hợp các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cạnh tranh của doanh
nghiệp được phản ánh bằng quy mô tiêu thụ. Vì vậy, phần thị trường chiếm lĩnh
của doanh nghiệp được coi là chỉ số tổng hợp đo lường tính cạnh tranh của nó, qua
chỉ số đồng nhất này có thể đánh giá thành tích của doanh nghiệp so với các đối

thủ cạnh tranh khác cũng như so sánh thắng lợi giữa các đối thủ cạnh tranh với
nhau.
Vậy, có thể nói nâng cao khả năng cạnh tranh là một tất yếu khách quan của
các doanh nghiệp làm thay đổi mối tương quan thế và lực của doanh nghiệp trên
thị trường về mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh.
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.
1. Cạnh tranh bằng sự đa dạng hoá:
1.1. Đa dạng hoá sản phẩm: Có 3 phương thức:
* Đa dạng hoá đồng tâm:
Là hướng phát triển đa dạng hoá trên nền của sản phẩm chuyên môn hoá dựa
trên cơ sở khai thác mối liên hệ về nguồn vật tư và thế mạnh về cơ sở vật chất - kỹ
thuật.

×