Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tải Suy nghĩ về câu chuyện Phấn son - Bài văn mẫu lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.03 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề bài: Suy nghĩ về câu chuyện Phấn son</b>


<b>Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm. Tháng rồi, mẹ vào thăm, mừng</b>
<b>và thương. Mẹ khen: “Bạn gái con xinh”</b>


<b>Cuối tháng, lãnh lương. Con dẫn người yêu đi shopping. Em bảo: “Mỹ</b>
<b>phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên</b>
<b>dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy khơng…”.</b>
<b>Chợt giật mình, mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son</b>
<b>màu gì…</b>


<b>Anh chị suy nghĩ như thế nào về câu chuyện trên? Từ đó có thể rút ra điều</b>
<b>gì bổ ích cho bản thân mình?</b>


<b>Bài làm</b>


<i>“Con dù lớn vẫn là con của mẹ</i>
<i>Đi suốt cuộc đời mẹ vẫn theo con”</i>


Ta còn nhớ bài hát nào đã ru ta từ khi lọt lịng? Phải chăng đó chính là lời ru
ngọt ngào à ơi… của mẹ? Ta còn nhớ điều gì ni lớn ta từng ngày? Phải
chăng đó chính là bữa cơm do chính tay mẹ tảo tần sớm khuya vất vả nấu cho
ta ăn? Ta còn nhớ ngày nào sinh nhật mẹ? Ta cịn nhớ vì sao mẹ buồn, mẹ
mừng mà mẹ vẫn khóc vì ta? Đó chính là đức hi sinh và tình yêu thương vĩ đại
của người mẹ và cũng là thơng điệp sống bổ ích mà câu chuyện “Phấn son ”
muốn gửi đến bạn đọc: là con cái phải có bổn phận và trách nhiệm với cha mẹ,
với đấng sinh thành bởi họ đã dành trọn ánh sáng của tuổi xuân, dành trọn cả
cuộc đời chỉ để lặng lẽ yêu thương,chăm sóc cho những đứa con của mình.
Ngắn ngọn mà vơ cùng sâu sắc, mẫu chuyện tuy không dài nhưng lại khiến
người đọc mang nhiều suy ngẫm. Truyện kể về anh chàng tốt nghiệp đại học,
có công ăn việc làm ở thành phố. Mẹ anh tuy đã già nhưng hằng tháng đều đến


thăm, mẹ luôn mừng và nhớ mong mặc dù anh đã lớn. Lúc anh dẫn người u
đi mua sắm, nếu khơng vì bạn gái nhắc thì có lẽ anh đã qn mất mẹ của mình
trong những ngày tháng tảo tần mưa gió mất rồi. Cứ đến tháng lãnh lương là
mua quà cho cô ấy cịn mẹ anh thì cả đời đã nào biết phấn son là gì? Trái tim
người con trai thức tỉnh và hối hận vơ cùng. Có lẽ chính giây phút ấy anh cảm
thấy có lỗi và ân hận nhất với mẹ mình. Mẹ đã chăm sóc u thương anh từ nhỏ
nhưng khi lớn khơn anh lại chưa báo đáp được gì cho mẹ mình. Má mẹ anh bị
nám gần hết, thứ mà như người yêu anh bảo do dùng những loại phấn son rẻ
tiền, vì thế nó bị gây hại cho da mẹ sần sùi và xấu xí theo năm tháng. Những gì
anh mua tặng người yêu mỗi khi lãnh lương lại khơng phải những gì anh dành
cho mẹ – người đã hi sinh cả nhan sắc lẫn cơ thể dành cho anh mọi phần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

này yêu thương con, hi sinh cho con, tận tụy, âm thầm và không vụ lợi như cha
mẹ đã từng? Câu chuyện đã gợi cho ta ý nghĩa sâu xa về tình mẫu tử, về ơn
nghĩa với cha mẹ, với bậc sinh thành.Con không được phép một giây nào quên
công lao ấy, sự thành cơng và những gì con có ngày hơm nay đều một phần từ
sự nuôi dưỡng của mẹ, sự bảo ban của cha – những vầng sáng vĩ đại nhất cuộc
đời con!


Cuộc sống quanh ta được tạo nên từ những điều giản dị. Sa mạc bao la bắt đầu
từ những hạt cát rất nhỏ. Những chồi non mướt xanh báo hiệu đông tàn, cánh
én chao nghiêng giữa nền trời thắm biếc để dẫn về cả một mùa xuân tinh
khôi….Và mẹ – mẹ chính là điều giản dị nhất, vĩ đại nhất mà thế gian này đã
tặng cho ta. Vòng tay ấm áp yêu thương, dòng sữa ngọt ngào cùng lời ru thiết
tha trìu mến của mẹ đã quấn quýt bên ta trong từng giấc ngủ tuổi thơ:


<i>“Ầu ơ…gió mùa thu mẹ ru con ngủ</i>
<i>Năm canh dài mẹ thức đủ năm canh”</i>


Mẹ lo lắng cho ta từng miếng ăn, giấc ngủ, thức thâu đêm mỗi khi ta đau bệnh.


Ngày đầu tiên ta cắp sách đến trường, chính thức hịa mình vào thế giới rộng
lớn bên ngồi, mẹ đã dìu dắt ta đi. Nuôi cho ta ăn học từ cấp một, cấp hai, cấp
ba rồi tới khi lên đại học mẹ vẫn thương nhớ và lo lắng nhiều lắm. Trong mắt
mẹ, con lúc nào cũng còn nhỏ nên chẳng khi nào mẹ ngừng quan tâm, mẹ cứ
lặng lẽ như thế để rồi khóe mắt mẹ đã có nếp nhăn, vùng da mẹ đã “nám gần
hết”. Đó có phải do mẹ dùng mỹ phẩm rẻ tiền nên mới gầy gò và nhăn nheo
như vậy khơng? Đó có phải mẹ khơng mua loại hàng xịn, hàng tốt của Mĩ
Ohammr như bạn gái con nói nên khuôn mặt của mẹ mới như vậy không? Mẹ
sống ở nông thôn, mẹ đã quen với áo vải nâu bạc và có lẽ mẹ chưa biết đến son
phấn cao cấp là gì bởi khi cịn trẻ,ở thời buổi ấy đã có những loại đắt tiền như
thế đâu, khi lập gia đình và sinh con – mẹ đã dành hết thời gian, cơng sức và
tuổi xn của mình để chăm lo cho con có cuộc sống đủ đầy như bao đứa trẻ
khác. Mẹ ln dành tặng con những gì q giá nhất đời mẹ, ấy vậy mà khi lớn
khôn, khi thành cơng con có nghĩ đến mẹ đầu tiên khơng? Phải chăng khi nhận
được nhiều tình yêu thương của cha mẹ nên khi lớn lên con dường như quên đi
và rất tự nhiên nghĩ rằng mọi thứ được cho sẵn và có quyền hưởng thụ trên nỗi
vất vả nhọc nhằn của cha mẹ. Và sau này, có những khi ta trở thành ba, thành
mẹ rồi lúc đó ta có chợt thấy buồn lịng và đau đớn khi con chúng ta khơng cịn
nhớ đến cha mẹ chúng nữa? Lúc đó dường như ta mới thấu hiểu nỗi niềm của
cha mẹ và sự ân hận của chính bản thân mình. Như Henry Ward Beecher từng
nói: “Chúng ta khơng bao giờ biết được tình yêu bao la mà cha mẹ dành cho
mình chỉ tới khi chúng ta trở thành những ông bố, bà mẹ thực sự”


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

cách đối nhân xử thế, cách biết tự lập. Cha mẹ dạy ta bằng những kinh nghiệm,
những hiểu biết về cuộc sống, về đạo làm người của chính bản thân. Sau này,
dù chúng ta lớn lên, đi học có thầy cơ dạy dỗ, nhưng cha mẹ vẫn là người thầy
đầu tiên – người thầy vĩ đại nhất.


Suốt một cuộc đời, cha mẹ vất vả, tần tảo nuôi con không màng tới sự báo đáp.
Thiết nghĩ, cha mẹ có thể cho ta cả một đời để ni nấng, cho ta cuộc sống ấm


no cả vật chất lẫn tinh thần. Đổi lại, những đứa con chỉ cần giành một chút thời
gian mỗi ngày quan tâm, một cuộc gọi hỏi thăm cha mẹ, một nụ cười ấm áp,
hạnh phúc của con đã khiến cha mẹ vui rồi. Nhưng những điều nhỏ nhặt ấy
chúng ta đã làm được hay chưa? Cha mẹ dù buồn, dù nhớ nhưng có bao giờ
trách móc ta hay chưa? Đứa con nào rồi cũng sẽ có lúc hồn nhiên khơng lo
nghĩ, vơ tư nhưng đừng bao giờ vô tâm,vô cảm với cha mẹ – đừng để khuôn
mặt của họ nhiều nếp nhăn hơn nữa bởi cuộc đời họ đã lam lũ quá rồi!


“Tảo tần sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn – đưa tấm lưng gầy cha che chở đời
con”. Sớm nhận biết được công lao vĩ đại của đấng sinh thành dành cho con
cái, ta dễ dàng bắt gặp những “bông hoa hiếu thảo” vẫn ngát hương trong mỗi
gia đình, trong cuộc sống thường nhật hôm nay. Bà Bùi Thị Kim Cúc là một
nhân vật điển hình. Bà Cúc tuổi đã gần 60, bà mang nhiều di chứng do trấn
thương sọ não nhưng vẫn ngày đêm vất vả, lo toan cho người mẹ 92 tuổi bị
đãng trí và người dì ruột ngồi 80 tuổi đau yếu liên miên. Đã 40 năm nay bà
Cúc không dám đi đâu xa, chỉ quanh quẩn chăm sóc khu vườn để hàng ngày
mang ra chợ bán kiếm sống bởi đó chính là nguồn sống của ba người phụ nữ
trong nhà. Cứ thế thời gian cùng nỗi lo mưu sinh đè nặng lên đơi vai, khi ngẩng
đầu lên thì đã già, bà Cúc ở vậy ni mẹ và dì cho trọn đạo thảo hiếu. Hay
người con trai 63 tuổi cũng vậy, dù bị tật nguyền, dù nghèo khó, đi lại và nói
năng rất khó khăn nhưng hằng ngày vẫn đi ăn xin ni mẹ già 87 tuổi bị mù
lịa, chăm sóc từ bữa ăn tới giấc ngủ cho mẹ. Bé Gia Huy 4 tuổi cũng là một
điển hình, mẹ bị tai nạn giao thông rất nặng, sau mỗi buổi đi nhà trẻ về bé chỉ
quanh quẩn bên mẹ trên chiếc giường ọp ẹp, lúc thì bóp chân, lấy nước, đút
cháo cho mẹ. Gia Huy chính là động lực to lớn khiến mẹ em khơng cịn chán
nản, tự ti và cố gắng mỗi ngày… Đó là những tấm gương sáng về lịng biết ơn,
sự hiếu thảo cho mọi người soi mình vào để yêu thương, nghĩ về cha mẹ nhiều
hơn. Những người con khuyết tật, đứa trẻ nhỏ như vậy đã ý thức được chữ hiếu
đối với đấng sinh thành thì tại sao chúng ta là những người bình thường, khỏe
mạnh lại khơng thể?



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

huống hồ gì người ngồi… Họ là những con người đang làm tối đi bức tranh
“uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta bao đời, cần lên án và phê phán mạnh
mẽ!


Câu chuyện đã thức tỉnh lương tâm của chúng ta,gửi đến bạn đọc thông điệp
sống bổ ích: là phận con phải biết ơn cha mẹ, ơng bà – những đấng sinh thành
đã dìu dắt, nâng đỡ ta từ khi lọt lòng đến lúc lớn khơn bởi sự hi sinh và dưỡng
dục của họ kì diệu như phép màu của bà tiên, ông bụt vậy, đó là tình u vĩ đại
nhất thế gian. Chúng ta hãy báo đáp công ơn cha mẹ bằng cách cố gắng học tập
thật tốt, giúp đỡ và quan tâm cha mẹ nhiều hơn, có trách nhiệm với gia đình
hơn, u thương nhiều hơn và đừng bao giờ làm cha mẹ buồn lịng. Đơn giản
như vậy thơi hãy dành thời gian cho gia đình bởi gia đình là điều tuyệt vời
nhất!


<i>“Lưng mẹ cứ còng dần xuống</i>
<i>Cho con ngày một thêm cao”</i>


</div>

<!--links-->

×