Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/E

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.21 KB, 2 trang )

Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/E
Định giá CP áp dụng phương pháp P/E là phương pháp thông dụng
và phổ biến nhất, phù hợp với tất cả nhà đầu tư (NĐT), đặc biệt rất
hiệu quả đối với các NĐT cá nhân vì phương pháp này có ưu điểm
dễ tính và dễ hiểu.
NĐT cần xác định liệu một CP của Cty có giá trị gấp bao nhiêu lần thu
nhập hiện tại của nó, giá CP trên thị trường là đắt hay rẻ có phản ánh
đúng giá trị nội tại của CP.
Các nhân tố ảnh hưởng tới P/E
EPS (thu nhập trên mỗi CP): Tỉ lệ tăng trưởng EPS càng cao thì hệ số P/E
có xu hướng cao theo.
Hệ số đòn bẩy tài chính: Nguồn vốn của Cty được hình thành từ vốn nợ
và vốn chủ sở hữu, nên khi một Cty có hệ số đòn bẩy tài chính cao thì P/E
của Cty đó sẽ thấp hơn so với một Cty khác tương đương trong ngành.
P/E toàn thị trường:
P/E toàn thị trường có ảnh hưởng rất lớn tới P/E riêng lẻ của từng loại
CP. Điều này chúng ta có thể thấy rất rõ tại TTCK VN khi TTCK điều chỉnh
tăng hay giảm thì đa số các Cty đơn lẻ cùng tăng hoặc cùng giảm dẫn đến
P/E của các Cty này tăng giảm theo.
P/E của các CP cùng ngành: Phần lớn CP của các Cty trong cùng một
ngành thường có xu hướng biến động cùng chiều. Cách so sánh nhanh
nhất để biết CP một Cty trong ngành là cao hay thấp là so sánh P/E của
Cty với P/E trung bình ngành.
Lĩnh vực kinh doanh đa dạng: Một Cty có nhiều mảng hoạt động kinh
doanh thì đồng nghĩa với việc phân tán rủi ro, ổn định thu nhập và sự đa
dạng này sẽ giúp làm giảm sự biến động mạnh về thu nhập mỗi CP của
Cty đó. Những Cty đa dạng hoá họat động kinh doanh thường được NĐT
đánh giá cao.
Lãi suất thị trường:
Giá cả các loại CK chịu tác động nhiều từ yếu tố lãi suất. Nếu lãi suất thị
trường cao sẽ dẫn đến giá CK và hệ số P/E thấp hơn vì giá trị hiện tại của


các khoản thu nhập tương lai của Cty sẽ thấp hơn do phải chiết khấu ở
mức lãi suất cao.
Lựa chọn EPS
Ta có thể lấy EPS của Cty trong 12 tháng gần nhất hoặc 4 quý gần nhất.
Nếu lấy thị giá hiện tại của CP chia cho EPS tương ứng ta sẽ sẽ thu được
P/E hiện tại. Nếu ta lấy EPS dự tính của năm sau hoặc trung bình của 3
đến 5 năm ta sẽ thu được P/E gọi là P/E tương lai.
Chỉ số nào tốt hơn? Tỉ lệ P/E hiện tại có ưu điểm là nó phản ánh tình hình
thực tế vì mẫu số EPS là con số thực tế đã được kiểm toán. Tuy nhiên,
nhược điểm của nó là lợi nhuận này chắc chắn sẽ thay đổi trong tương
lai. Do đó, bằng cách ước tính lợi nhuận trong tương lai, chỉ số P/E tương
lai dự đoán được cả mức tăng trưởng của DN.
Mặc dù con số ước tính này có thể không chính xác, ít nhất nó cũng giúp
các NĐT có cơ sở để tham khảo ra quyết định đầu tư. Trên thực tế để
định giá phục vụ cho mục đích đầu tư trong thời gian trung và dài hạn thì
NĐT nên sử dụng EPS trung bình ước tính của Cty 3 đến 5 năm tới.
Lựa chọn P/E trong định giá CP
Khi sử dụng phương pháp định giá bằng P/E ta có thể lựa chọn một trong
các cách sau:
Xác định hệ số P/E theo công thức:
Với: Re- tỉ lệ chiết khấu;
g- tốc độ tăng trưởng thu nhập;
b- tỉ lệ chia cổ tức. D1: Cổ tức tại năm dự đoán.
Sau đó nhân hệ số P/E này với thu nhập dự kiến của Cty để đạt được
mức giá dự kiến hợp lý.
Xác định hệ số P/E bình quân của nhóm Cty tương đương trong ngành về
kỹ thuật, mạng lưới khách hàng, quy mô, cơ cấu vốn và nhân hệ số này
với thu nhập dự kiến của Cty để có mức giá hợp lý.
Xác định hệ số P/E trung bình các Cty tương đương cùng ngành các
nước trong khu vực và nhân hệ số này với thu nhập dự kiến để có mức

giá hợp lý.
Xem xét CP có ý định đầu tư đắt hay rẻ không chỉ đơn thuần dựa vào hệ
số P/E mà cần phải kết hợp nhiều yếu tố và phương pháp khác để có kết
quả chính xác hơn. Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, vẫn có thể
sử dụng hệ số P/E như một phương pháp tham khảo để đưa ra các quyết
định đầu tư hợp lý.

×