Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

(Luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của quản trị công ty đến rủi ro vỡ nợ của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khóan việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

----------------------

NGUYỄN THỊ SONY TRÀ MI

ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY
ĐẾN RỦI RO VỠ NỢ
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

----------------------

NGUYỄN THỊ SONY TRÀ MI

ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY
ĐẾN RỦI RO VỠ NỢ
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: Quản trị kinh doanh - Hướng nghề nghiệp


MÃ SỐ: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.NGUYỄN QUANG THU

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014


LỜI CAM ĐOAN

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài: “Ảnh hưởng của quản trị công ty (corporate
govenance) đến rủi ro vỡ nợ (default risk) của các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khốn Việt Nam” là cơng trình do chính bản thân tơi nghiên cứu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài
nghiên cứu này.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014

Nguyễn Thị Sony Trà Mi


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục ký tự viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ........................................................... 1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 3

1.4.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3

1.5.

Cấu trúc nghiên cứu ............................................................................................ 3

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ RỦI RO VỠ NỢ
......................................................................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý thuyết về “Quản trị công ty” (corporate governance) ........................... 5
2.1.1. Khái niệm công ty (doanh nghiệp) ........................................................... 5
2.1.2. Lý thuyết đại diện và quản trị công ty ...................................................... 6
2.1.3. Năm nguyên tắc quản trị công ty cơ bản của OECD ................................ 9
2.1.4. Quản trị công ty theo nghĩa “governance” và “management” ................ 9
2.1.5. Các nghiên cứu trên thế giới về vấn đề quản trị công ty ........................ 11

2.1.6. Thực trạng quản trị công ty tại Việt Nam ............................................... 13


2.2.

Cơ sở lý thuyết về “Rủi ro vỡ nợ” (default risk)................................................ 19
2.2.1. Khái niệm về vỡ nợ (default) .................................................................. 19
2.2.2. Rủi ro vỡ nợ và Mơ hình KMV về dự báo rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp
................................................................................................................. 20

2.3.

Các yếu tố của quản trị công ty tác động đến rủi ro vỡ nợ ................................ 25
Tóm tắt chương 2 ............................................................................................... 29

Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN RỦI RO VỠ NỢ
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN
VIỆT NAM .................................................................................................................. 31
3.1.

Mơ hình nghiên cứu ........................................................................................... 31

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 36
3.2.1. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................. 36
3.2.2. Xác định các biến trong mơ hình ............................................................ 36

3.3.


Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 38

3.4.

Kết quả thống kê mơ tả ...................................................................................... 39

3.5.

Kết quả hồi quy ................................................................................................. 43

3.6.

Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................ 44
Tóm tắt chương 3 ............................................................................................... 47

Chương 4: HÀM Ý GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP VÀ NHÀ ĐẦU TƯ.... 49
4.1.

Khuyến nghị giải pháp cải thiện hiệu quả và chất lượng Quản trị công ty cho
doanh nghiệp ...................................................................................................... 49


4.1.1. Tăng cường vai trò của các thành viên HĐQT độc lập - những người
chuyên trách vào nhiệm vụ định hướng và giám sát .............................. 49
4.1.2. Thành lập tiểu ban QTCT thuộc HĐQT ................................................. 50
4.1.3. Cần chú trọng hơn đến vai trị của bộ phận “Kiểm sốt nội bộ” ........... 51
4.1.4. Nâng cao nhận thức về QTCT cũng như tầm quan trọng của vấn đề này
đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp .............................................. 52
4.1.5. Thù lao dành cho HĐQT và BKS hợp lý, có tính khuyến khích ............ 52
4.2.


Khuyến nghị tiêu chí lựa chọn cổ phiếu đầu tư ................................................. 53
Tóm tắt chương 4 ............................................................................................... 57

Chương 5: KẾT LUẬN ............................................................................................... 59
5.1.

Kết luận .............................................................................................................. 59

5.2.

Các hạn chế của đề tài ........................................................................................ 59

5.3.

Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................... 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách 70 công ty được chọn mẫu
Phụ lục 2: Ví dụ tính tốn xác suất – EDF
Phụ lục 3: Ví dụ tính tốn độ lệch chuẩn theo năm của giá chứng khoán –STA
Phụ lục 4: Bảng kết quả thống kê mô tả các biến nghiên cứu
Phụ lục 5: Bảng phân tích kết quả hồi
Phụ lục 6: Dữ liệu chạy hồi quy


DANH MỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT

ADB


Asian Development Bank (Ngân hàng Phát triển Châu Á)

BCTC

Báo cáo tài chính

BCTN

Báo cáo thường niên

BGĐ

Ban giám đốc

BKS

Ban kiểm soát

CLSA

Cresit Lyonnais Security Asia (Tên của một tổ chức tài chính ở Châu Á)

HĐQT

Hội đồng quản trị

IFC
IIF
OECD


International Finance Corporation ( Tổ chức Tài chính Thế giới, thành
viên của nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank))
Institue of International Finance (Hiệp hội Tài chính Quốc tế)
Organisation for Economic Co-operation and Development (Tổ chức
hợp tác kinh tế và phát triển)

QTCT

Quản trị cơng ty

Sở GDCK

Sở Giao dịch chứng khốn

TTCK

Thị trường chứng khoán


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới về quản trị công ty ........................ 12
Bảng 2.2: Tóm lược danh sách các biến ....................................................................... 26
Bảng 2.3: Chiều ảnh hưởng của các biến độc lập với biến phụ thuộc ......................... 28
Bảng 2.4: Các biến độc lập có ý nghĩa và mối quan hệ với biến phụ thuộc ................ 29
Bảng 3.1: Kết quả thống kê mô tả các biến nghiên cứu ............................................... 39
Bảng 3.2: Kết quả phân tích hồi quy ............................................................................ 43
Bảng 3.3: So sánh kết quả nghiên cứu với kết quả của Hoàng Ngọc Tuấn Anh và các
cộng sự (2011) ............................................................................................................. 45



DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Hệ thống quản trị cơng ty ............................................................................... 7
Hình 2.2: Quản trị cơng ty theo nghĩa “governance” và “management” ..................... 11
Hình 2.3: Điểm QTCT các nước Asean 2013-2014 (dựa trên số liệu của 2012 và 2013)
....................................................................................................................................... 15
Hình 2.4: Điểm QTCT các nước Asean 2013-2014 theo 5 nguyên tắc QTCT cơ bản
của OECD (dựa trên số liệu của 2012 và 2013) ........................................................... 16
Hình 2.5: Kết quả khảo sát QTCT của Việt Nam theo theo 5 nguyên tắc QTCT cơ bản
của OECD năm 2013 .................................................................................................... 16
Hình 2.6: Kết quả khảo sát QTCT theo thang điểm của Việt Nam trong 2012 và 2013
....................................................................................................................................... 18
Hình 2.7: Vốn cổ phần như là một quyền chọn vỡ nợ của cơng ty.............................. 21
Hình 2.8: Xác định xác suất vỡ nợ kỳ vọng của cơng ty.............................................. 22
Hình 2.9: Thống kê giá trị của EDF và xác suất vỡ nợ của Moody’s .......................... 24
Hình 2.10: Mơ hình nghiên cứu “Ảnh hưởng của các yếu tố quản trị cơng ty đến rủi ro
vỡ nợ” ............................................................................................................................ 27
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 37


1

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài:
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 xảy ra đưa đến sự phá sản hàng loạt của các


công ty, tập đoàn lớn trên thế giới, như Enron (2001), WorldCom (2002), Lehman
Brothers (2008), General Motors (2009), và CIT Group (2009). Nền kinh tế Việt Nam
cũng khơng nằm ngồi vịng xốy đó khi Bông Bạch Tuyết, Vinashin, Dược Viễn
Đông và nhiều công ty khác cũng lần lượt thua lỗ, phải hủy niêm yết, tái cấu trúc cơng
ty,…
Hiện nay, dù tình hình kinh tế đã có những dấu hiệu phục hồi nhưng nguy cơ vỡ
nợ, phá sản vẫn là vấn đề đáng lo ngại, biểu hiện qua việc có rất nhiều cơng ty vẫn làm
ăn thua lỗ, thậm chí phải tái cơ cấu các khoản nợ, giãn nợ, ân hạn nợ,… Thống kê trên
sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam, trong năm 2013 đã có 11 trường hợp huỷ niêm
yết của cơng ty cổ phần, 4 quỹ đầu tư và 1 trái phiếu doanh nghiệp với tổng khối lượng
cổ phiếu và chứng chỉ quỹ huỷ niêm yết tăng 8 lần so với năm 2012 1 . Tính chung cả 2
sàn, năm 2013 được ghi nhận là năm kỷ lục về hủy niêm yết với 37 doanh nghiệp rời
sàn, so với con số 22 công ty của năm 2012. Báo cáo tổng kết quý 1/2014 của sở giao
dịch chứng khoán Tp.HCM cho biết đã có 4 hồ sơ hủy niêm yết bắt buộc do lỗ vượt
quá vốn tự có. Theo thống kê của Vietstock, riêng trong tháng 5/2014 có đến 15 doanh
nghiệp phải hủy niêm yết bắt buộc,…Ngoài những nguyên nhân do lỗ vượt vốn điều lệ,
lỗ lũy kế 3 năm liên tiếp, hay do hủy niêm yết tự nguyện để tái cấu trúc,... thì điều đáng
quan tâm là có 4 doanh nghiệp bị hủy niêm yết do quy chế công bố thông tin - một yêu
cầu quan trọng của quản trị công ty (Corporate Govenance). Đó là chưa kể đến số

1

Nguồn: Báo cáo thường niên sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM – HSX


2

lượng các mã cổ phiếu bị Ủy ban Chứng khoán liệt vào danh sách những cổ phiếu bị
kiểm soát, cảnh báo do thua lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Có rất nhiều yếu tố tác động đến nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp. Trong đó,

vấn đề về quản trị cơng ty (Corporate Govenance) tuy mới mẻ nhưng đóng vai trò khá
quan trọng. Một lẽ dĩ nhiên là các cổ đông khi mua cổ phần của một công ty, ai cũng
muốn cơng ty đó hoạt động kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng và hạn chế tối đa các
nguy cơ bị mất tiền do công ty vỡ nợ, phá sản. Tuy nhiên, tất cả các cổ đông không thể
trực tiếp tham gia điều hành, quản lý các công ty mà mình sở hữu. Điều này lại càng
khó khăn hơn đối với các cổ đông nhỏ lẻ. Như vậy, một cơ chế quản trị công ty chất
lượng là điều kiện cần thiết để đảm bảo lợi ích của cổ đơng được tối đa hóa và cơng
bằng.
Trên thế giới, từ sau các vụ sụp đổ hàng loạt của những tập đoàn kinh tế - tài
chính lớn, các nhà kinh tế đã giành nhiều sự quan tâm đến vấn đề vai trò tác động của
quản trị công ty (Corporate Govenance). Tại Châu Á, người ta cũng cho rằng quản trị
công ty yếu kém là một trong những lý do chính dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế
1997. Tuy nhiên dường như vấn đề này chưa được chú trọng đúng mức tại Việt Nam.
Theo báo cáo thẻ điểm quản trị của Tổ chức Tài chính thế giới (IFC) 20122, khơng có
doanh nghiệp nào đạt được kết quả đáng hài lịng, vì tồn bộ điểm số quản trị công ty
đều ở dưới mức 60% với điểm số bình quân của tất cả các doanh nghiệp năm 2011 là
42,5%. Trong khi đó, kết quả đánh giá này cho các nước Châu Á khác cao hơn nhiều,
chẳng hạn Thái Lan đạt 77% (2011), Hồng Kông đạt 74% (2009), Philippines đạt 72%
(2008).
Do vậy, đề tài “Ảnh hưởng của quản trị công ty (Corporate Govenance) đến
rủi ro vỡ nợ (default risk) của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam” được lựa chọn để nghiên cứu.

2

Nghiên cứu trên 100 công ty lớn niêm yết nhất trên 2 sàn giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội


3


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích các nhân tố của “Quản trị công ty” (corporate governance) và tác động

của các nhân tố này đến rủi ro vỡ nợ (default risk) của các cơng ty niêm yết trên thị
trường chứng khốn Việt Nam. Từ đó đề xuất một số hàm ý giải pháp giúp (i)doanh
nghiệp nâng cao chất lượng quản trị công ty và (ii)kiến nghị các tiêu chí lựa chọn cổ
phiếu cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của quản trị công ty đến rủi ro vỡ nợ
của doanh nghiệp.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: Các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn
Việt Nam.

1.4.

Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Nguồn dữ liệu:
Đề tài sử dụng chủ yếu nguồn dữ liệu thứ cấp từ 70 công ty có giá trị vốn hố

lớn nhất (chiếm 85% giá trị vốn hố tồn thị trường) trên 2 sàn giao dịch chứng khốn
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong hai năm gần nhất là 2012 và 2013.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu định tính thơng qua các phương pháp như: thống kê mô tả và hồi
quy dữ liệu thứ cấp để xác định mối liên hệ giữa các nhân tố quản trị công ty và rủi ro
vỡ nợ.


1.5.

Cấu trúc nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu gồm có 5 chương chính như sau:
 Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu


4

Trình bày các vấn đề về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc nghiên cứu.
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết về quản trị công ty và rủi ro vỡ nợ
 Chương 3: Ảnh hưởng của quản trị công ty đến rủi ro vỡ nợ của các cơng ty
niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam.
 Chương 4: Hàm ý giải pháp khuyến nghị cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.
 Chương 5: Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


5

Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ RỦI RO VỠ NỢ

2.1.

Cơ sở lý thuyết về “Quản trị công ty” (Corporate governance)


2.1.1. Khái niệm công ty (doanh nghiệp)
“Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn
định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện
các hoạt động kinh doanh”. (Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2005)
Theo Luật Doanh nghiệp 2005, quy định có 5 loại hình doanh nghiệp:
-

Hộ kinh doanh.

-

Doanh nghiệp tư nhân

-

Công ty Hợp danh

-

Công ty Trách nhiệm Hữu hạn

-

Công ty Cổ phần

Mơ hình cơng ty cổ phần (CTCP) ngày càng trở nên phố biến do nhu cầu huy
động vốn, đặc biệt là các CTCP đại chúng (CTCPĐC). Đây được xem như là một mơ
hình cơng ty hiện đại và cũng là đối tượng được xem xét trong nghiên cứu này.
Theo Điều 25 Luật Chứng khốn, “cơng ty đại chúng là cơng ty cổ phần thuộc

một trong ba loại hình sau: (i)Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra cơng chúng;
hoặc (ii)Cơng ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán hoặc Trung
tâm Giao dịch Chứng khốn; hoặc (iii)Cơng ty có cổ phiếu được ít nhất 100 nhà đầu
tư sở hữu không kể nhà đầu tư chứng khốn chun nghiệp và có vốn điều lệ từ 10 tỷ
Việt Nam đồng trở lên”.


6

2.1.2. Lý thuyết đại diện và quản trị công ty
Lý thuyết chi phí đại diện được Jensen và Meckling phát triển vào năm 1976,
dựa trên lý thuyết trước đó của Alchian và Demsetz (1972). Theo lý thuyết này, QTCT
được hiểu là mối quan hệ giữa những người đứng đầu công ty, gồm các cổ đông và các
đại diện như ban giám đốc điều hành, quản lý công ty (Mallin, 2004). Thông thường
các cổ đông bỏ vốn đầu tư luôn mong muốn nhận được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, tất
cả các cổ đông, dù là chủ nhưng không thể đồng thời tham gia vào hoạt động điều hành
công ty hoặc không đủ năng lực điều hành. Do vậy, đội ngũ trực tiếp điều hành, quản
lý cơng ty thơng thường ngồi một số cổ đơng đại diện cịn bao gồm những nhà quản lý
được thuê ngoài.
Jensen và Meckling (1976) lập luận rằng mối quan hệ đại diện tồn tại khi các cổ
đơng (bên chính) th quản lý (người đại diện) thay mặt mình, và phân quyền cho
người đại diện ra quyết định cho các hoạt động của công ty. Những vấn đề đại diện
phát sinh khi người quản lý không chỉ hành động để tối đa hóa giá trị cho các cổ đơng
mà họ có thể bảo vệ lợi ích riêng của chính họ hoặc tìm kiếm những mục tiêu tối đa
hóa khác như mục tiêu tăng trưởng cho cơng ty thay vì mục tiêu thu nhập cho cổ đơng.
Từ đó, chi phí đại diện phát sinh do sự bất đồng về lợi ích của các cổ đơng và người
quản lý cơng ty.
Như vậy, cần phải có một cơ chế để hạn chế những vấn đề chi phí đại diện phát
sinh do việc tách biệt giữa quyền sở hữu và kiểm sốt, quản lý của các nhà cung cấp
vốn (cổ đơng), gọi là QTCT (corporate governance).

Vậy quản trị công ty (corporate governance) là một quá trình (process) hay
thủ tục về giám sát (supervision) và kiểm soát (control) được thực hiện để đảm
bảo cho việc thực thi quản trị công ty (management) phù hợp với lợi ích của cổ
đơng. (Parkinson, 1994).


7

Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), QTCT là những biện pháp
nội bộ để điều hành và kiểm sốt cơng ty, liên quan tới các mối quan hệ giữa HĐQT,
ban giám đốc và các cổ đông của cơng ty với các bên khác có liên quan. QTCT cũng
tạo ra một cơ chế để xác định những mục tiêu của công ty cũng như các phương tiện để
đạt được các mục tiêu đó, đồng thời giám sát kết quả hoạt động của công ty. QTCT chỉ
được cho là có hiệu quả khi khuyến khích được ban giám đốc và HĐQT theo đuổi các
mục tiêu vì lợi ích của công ty và các cổ đông, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho
việc giám sát hoạt động của cơng ty một cách hiệu quả, từ đó khuyến khích công ty sử
dụng các nguồn lực một cách tốt hơn. (OECD, 1999)
Thơng thường, HĐQT và ban kiểm sốt được thiết lập để tối thiểu hóa các chi
phí đại diện thơng qua các cấu trúc cho phép HĐQT phê chuẩn và cùng ban kiểm soát
giám sát các hành vi của ban giám đốc. Nhờ đó giảm thiểu được sự khác nhau về mặt
lợi ích giữa cổ đơng và những nhà quản lý (ban giám đốc). (Fama, Eugene F., 1980;
Fama, Jensen, 1983).

Hình 2.1: Hệ thống quản trị công ty
(Nguồn: Tổ chức tài chính thế giới – IFC, 2010)


8

Hình 2.1 mơ tả một các khái qt về hệ thống QTCT và các mối quan hệ giữa

các thể chế quản trị trong công ty. Cụ thể, các cổ đông cung cấp vốn cho ban giám đốc
hoạt động kinh doanh và kỳ vọng sẽ nhận được lợi tức trên vốn đầu tư của mình. Tuy
nhiên, tất cả các cổ đơng, dù là chủ nhưng không thể đồng thời tham gia vào hoạt động
điều hành cơng ty. Do đó, để đảm bảo lợi ích của mình, họ cần có một cơ chế giám sát.
Cơ chế này thường thông qua HĐQT và ban kiểm sốt do chính cổ đơng bầu ra. HĐQT
sẽ có thẩm quyền quyết định một số vấn đề theo quy định của pháp luật cũng như điều
lệ của công ty.
Là đại diện của cổ đơng, HĐQT và BKS có trách nhiệm đưa ra phương hướng
chiến lược để ban giám đốc thực hiện, đồng thời giám sát quá trình cũng như hiệu quả
của việc thực hiện này. Đối với các vấn đề khác, HĐQT sẽ phải lấy ý kiến biểu quyết
từ cổ đơng.
Ngồi báo cáo từ HĐQT và BKS, các cổ đơng sẽ cịn nhận được thơng tin về
các báo cáo tài chính cũng như các báo cáo hoạt động khác từ ban giám đốc để theo dõi
quá trình hoạt động của cơng ty. Định kỳ, ít nhất một lần trong năm, đại hội đồng cổ
đông sẽ được tổ chức với sự tham gia của các cổ đông công ty. Tại đây, cổ đông sẽ
biểu quyết để thông qua các vấn đề về kết quả kinh doanh, chiến lược hoạt động, phân
chia lợi nhuận, và các vấn đề quan trọng khác…
Tóm lại, QTCT tốt có thể làm tăng giá trị doanh nghiệp bằng cách nâng cao
hiệu quả hoạt động của công ty thông qua việc quản lý hiệu quả hơn, phân bố tài sản
hợp lý hơn, các chính sách lao động cũng như các cải thiện hiệu suất khác tốt hơn,…
QTCT kém có thể ảnh hưởng đến sự vận hành của thị trường tài chính cũng như khối
lượng đầu tư nước ngồi của một quốc gia nào đó. (S.Cleassens & B.Yurtoglu, 2012)


9

2.1.3. Năm nguyên tắc quản trị công ty cơ bản của OECD:
QTCT có ý nghĩa rất quan trọng đối với các công ty đại chúng và đặc biệt được
chú trọng hơn sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và sự sụp đổ của
hàng loạt các công ty niêm yết lớn ở các thị trường phát triển. Từ năm 1999, các nước

trong tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đưa ra các nguyên tắc về
QTCT. Nội dung gồm 5 nguyên tắc cơ bản dưới đây:
-

Quyền của cổ đông (nhận thức quyền hạn của cổ đông do luật pháp xác nhận
hoặc thông qua thoả thuận giữa các bên, khuyến khích hợp tác năng động
giữa cơng ty và các cổ đơng).

-

Đối xử bình đẳng đối với các cổ đông (kể cả cổ đông thiểu số và cổ đơng
nước ngồi,…)

-

Vai trị của các bên có quyền lợi liên quan trong QTCT (bảo vệ và hỗ trợ
quyền lợi của cổ đơng và các bên có liên quan).

-

Cơng bố thơng tin và tính minh bạch (đảm bảo thơng tin chính xác về tình
hình hoạt động liên quan của cơng ty, bao gồm tình hình tài chính, kết quả
hoạt động, sở hữu và quản trị doanh nghiệp).

-

Trách nhiệm của HĐQT (duy trì định hướng chiến lược của cơng ty, tính
hiệu quả trong điều hành của Ban giám đốc công ty và trách nhiệm của
HĐQT đối với công ty và cổ đông).


2.1.4. Quản trị công ty theo nghĩa “governance” và “management”
Theo Sam Ashe-Edmunds (2012) trong “The Difference Between Corporate
Governance & Corporate Management”, nếu QTCT theo nghĩa “management” chủ yếu
là tập trung vào mục đích tạo ra lợi nhuận cho cơng ty, phát triển cơng ty; thì QTCT
theo nghĩa “governance” lại nghiêng về việc mục đích tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp


10

một cách bền vững, dài hạn, đảm bảo quyền lợi cho các cổ đơng và các bên có liên
quan.
Theo đó, “governance” thường liên quan đến các chính sách và quy trình, thủ
tục được thiết lập nhằm đảm bảo doanh nghiệp được hoạt động theo đúng quy định và
tối ưu hoá lợi ích của cổ đơng. Trong đó, quản trị là vai trị trung tâm của HĐQT và
Ban kiểm sốt. Ngược lại, “management” sẽ bao gồm việc vận dụng các kỹ thuật điều
hành giúp công ty hoạt động, phát triển và quản lý là vai trò trung tâm của Ban điều
hành cơng ty – cũng là người kiểm sốt doanh nghiệp.
Cụ thể hơn, nếu ví dụ cơng ty là một chiếc xe, thì “management” chính là việc
vận hành để chiếc xe có thể chạy và chạy nhanh để mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy
nhiên, không phải cứ chạy càng nhanh thì sẽ càng tốt, vì rất có thể chiếc xe sẽ gây ra
tai nạn. Nếu việc này xảy ra, chắc chắn sẽ gây nên những tổn thất cho người chủ chiếc
xe đó. Do đó, có “governance” sẽ giúp người chủ kiểm sốt để chiếc xe có thể chạy
nhanh nhưng vẫn an tồn, khơng gây ra tai nạn.
Hình 2.2 bên dưới cho thấy sự khác biệt giữa QTCT theo nghĩa “governance” và
“management”. Trong đó, tầng 1 chính là “management”, cịn tầng 2 là “governance”.
Theo đó, tầng 2 khơng thể bảo đảm một cơ cấu quản trị hiệu quả nếu tầng 1 quản trị
kém cỏi. Ngồi ra, tầng 2 cũng khơng thể làm cơng việc của tầng 1 vì ở đó khơng có
đội ngũ nhân sự chuyên trách của tầng 1. (Nguyễn Ngọc Bích, 2008)



11

QTCT theo
nghĩa
“governance”

QTCT theo
nghĩa
“management”

Hình 2.2: Quản trị cơng ty theo nghĩa “governance” và “management”
(Nguồn: Nguyễn Ngọc Bích, 2008)
Lưu ý thêm, cơng cụ để đánh giá hiệu quả của HĐQT (liên quan đến QTCT) là
Thẻ điểm QTCT của IFC trong khi công cụ đo lường hiệu quả quản lý thường là mơ
hình thẻ điểm cân bằng (BSC) hoặc hệ thống KPIs,…
2.1.5. Các nghiên cứu trên thế giới về vấn đề quản trị công ty
QTCT tốt sẽ là nền tảng cho sự phát triển lâu dài, bền vững của một doanh
nghiệp; từ đó đem đến hiệu quả cao hơn cho nhà đầu tư. Ngược lại, một sự yếu kém,
thiếu minh bạch trong QTCT đã là nguyên nhân dẫn tới sự phá sản của hàng loạt các
doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp lớn ở Châu Âu, Mỹ như WorldCom,
Daewoo,… Đã có nhiều bằng chứng thực nghiệm từ các nghiên cứu trên thế giới cho


12

thấy sự tương quan chặt chẽ giữa vấn đề QTCT với kết quả hoạt động cũng như giá cổ
phiếu của cơng ty đó trên thị trường chứng khốn. Cụ thể ở bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1: Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới về quản trị công ty
Tác giả


Mẫu nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu/khảo sát

1. QTCT và giá trị doanh nghiệp
McKinsey
(2000)

McKinsey
(2000)

CLSA
(2001)

Mitton
(2001)

Lynda

Các nhà đầu tư tổ
chức (NĐTTC) ở
Châu Á (thường sở
hữu hơn 50% cổ
phần niêm yết trên
thị trường chứng
khoán)

Kết quả khảo sát về mức độ quan trọng QTCT trong
quyết định đầu tư:
-


82% NĐTTC đánh giá vấn đề QTCT quan trọng
ngang bằng hoặc thậm chí quan trọng hơn cả kết quả
tài chính của doanh nghiệp.

-

60% NĐTTC sẽ tránh đầu tư vào các doanh nghiệp
có quản trị yếu kém.

-

78% NĐTTC sẵn lịng trả giá cao hơn cho cổ phần
cơng ty có các tiêu chuẩn QTCT tốt.

100 công ty niêm Các doanh nghiệp được quản trị tốt nhất có giá trị thị
yết lớn nhất tại Thái trường trung bình cao hơn 45% so với mức bình qn
Lan
của các doanh nghiệp ở nhóm thấp hơn về các tiêu chuẩn
QTCT.
495 công ty tại 25 Các công ty có tiêu chuẩn QTCT tốt hơn sẽ có giá trị P/B
thị trường mới nổi
(tỷ suất giá/giá trị sổ sách của cổ phiếu) cao hơn. Đặc
biệt là những công ty nằm trong số ¼ các cơng ty có tiêu
chuẩn QTCT cao nhất có mức P/B cao hơn 54% mức
bình qn thị trường. Ngược lại, các cơng ty trong nhóm
¼ đạt mức thấp nhất về tiêu chuẩn QTCT có mức P/B
thấp hơn 43% so với mức bình quân của thị trường.
398 công ty tại Hàn
Quốc,

Malaysia,
Indonesia, Philippin
và Thái Lan

Những yếu tố khách nhau liên quan đến QTCT có tác
động lớn đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong
giai đoạn khủng hoảng tại Đơng Á 1997-1998. Cụ thể,
cơng ty có giá trị tốt là những cơng ty có chất lượng cơng
bố thơng tin cao, mức tập trung của sở hữu bên ngoài cao
và tập trung hoạt động ở một ngành cụ thể hơn là đa
dạng hoá ngành nghề.

Mối quan hệ giữa chỉ số QTCT (Corporate governance
& 168 công ty lớn
Index -CGI) với chỉ số P/B có hệ số của biến CGI là


13

W.Q.Zhou

nhất Hồng Kông

(2002)

0,0369 và giá trị thống kê t=2,29, tức là nếu chỉ số CGI
tăng thêm 10 điểm thì giá trị P/B sẽ tăng thêm 36,9%.

2. QTCT và tỷ suất sinh lợi, chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp
CLSA

(2000)

100 thị trường mới Các cơng ty có tiêu chuẩn QTCT cao hơn thường có tỷ
nổi lớn nhất
suất sinh lợi cao hơn. Cụ thể, tỷ suất sinh lợi trên vốn
đầu tư (ROCE) của các cơng ty thuộc nhóm ¼ có tiêu
chuẩn QTCT cao nhất là 33,8%, so với mức 23,5% bình
quân 100 công ty khảo sát và 16% của các công ty thuộc
nhóm ¼ có tiêu chuẩn QTCT thấp nhất.
Ngồi ra, các cơng ty được quản trị tốt cũng có khả năng
thu hút vốn đầu tư với chi phí tốt hơn.

Brown
Caylor
(2004)

& 2.327 công ty tại Kết quả đo lường chỉ số QTCT với 51 nhân tố chia thành
Mỹ
8 biến cho thấy QTCT tốt có liên quan đến lợi nhuận cao
hơn, gia tăng giá trị của doanh nghiệp và mức chi trả cho
cổ đông.

Nguồn: Tổng hợp từ các kết quả của các nghiên cứu trước (chi tiết tại phần “Tài liệu tham khảo”)

2.1.6. Thực trạng quản trị công ty tại Việt Nam
QTCT có ý nghĩa rất quan trọng đối với các cơng ty đại chúng và đặc biệt được
chú trọng hơn sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và sự sụp đổ của
hàng loạt các công ty niêm yết lớn ở các thị trường phát triển. Từ năm 1999, các nước
trong tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đưa ra các nguyên tắc về
QTCT. Riêng ở Mỹ, sau vụ Enron, Quốc hội Mỹ đã biến các nguyên tắc này thành luật.

QTCT tốt được coi là nhân tố cơ bản cho phát triển kinh tế và đang trở thành mục tiêu
tại tất cả các quốc gia.
Không chỉ nhận được sự chú trọng của các nước, QTCT còn thu hút sự quan
tâm nghiên cứu của các tổ chức kinh tế tài chính lớn trên thế giới như Ngân hàng thế
giới (WB), chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), tổ chức Hợp tác và Phát


14

triển Kinh tế (OECD),… Các tổ chức này thường xuyên có những báo cáo đánh giá về
tình hình tn thủ các nguyên tắc và chuẩn mực QTCT.
Tại Việt Nam, vấn đề QTCT nhìn chung vẫn cịn khá mới mẻ. Năm 2002, Uỷ
ban Chứng khoán mới dịch bộ nguyên tắc QTCT của OECD (OCED’s principles of
corporate governance 1999) sang tiếng Việt để làm bản mẫu cho điều lệ của các công
ty niêm yết. Về sau, đến 2007, các quy tắc này mới chính thức được quy định trong
luật theo quyết định số 12/2007/QĐ BTC về “Quy chế Quản trị Công ty áp dụng cho
các Công ty Niêm yết trên Sở GDCK, trung tâm giao dịch chứng khốn”.
Tuy nhiên, theo ơng Philip Armstrong, Giám đốc Diễn đàn Quản trị Cơng ty
tồn cầu của IFC: “Tại Việt Nam có hướng dẫn và quy tắc hoạt động của HĐQT,
nhưng đó thường là quy trình tĩnh, mang nặng tính hình thức hơn là thực chất, đồng
thời, chưa có một hệ thống quy tắc đạo đức hoặc quy trình tương tự trong quản trị
cơng ty để củng cố hệ thống giá trị của HĐQT. Quy trình lựa chọn thành viên HĐQT
cũng chưa được xây dựng”.
Theo báo cáo “Thẻ điểm QTCT các nước Asean 2013-2014” (Asean Corporate
Governance Scorecard - Country Reports & Assessments 2013-2014) của Ngân hàng
Phát triển Châu Á (ADB), Việt Nam đang là nước có điểm quản trị công ty thấp nhất
(28,42 điểm cho 2012 và 33,87 điểm cho 2013) so với 6 nước trong khu vực là
Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia và Thái Lan. Trong đó, Thái Lan là nước
có kết quả khảo sát đánh giá về QTCT tốt cao nhất và kết quả bình quân của 6 nước
trong năm 2012 và 2013 lần lượt là 53,66 và 64,02 điểm. (Chi tiết hình 2.3 bên dưới)



15

Hình 2.3: Điểm QTCT các nước Asean 2013-2014 (dựa trên số liệu của 2012, 2013)
(Nguồn: ADB, 2014)
Điểm trung bình của Việt Nam cho từng khía cạnh khảo sát đều thấp hơn các
nước còn lại. Đáng lưu ý, khác với các nước, điểm số của khía cạnh thứ 5 – Trách
nhiệm của HĐQT (thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu điểm QTCT này) đều
đạt kết quả tốt nhất trong các nội dung được khảo sát, thì đối với Việt Nam, đây lại là
một điểm yếu. (Chi tiết hình 2.4 và hình 2.5)


16

Hình 2.4: Điểm QTCT các nước Asean 2013-2014 theo 5 nguyên tắc QTCT cơ bản của
OECD (dựa trên số liệu của 2012 và 2013) (Nguồn: ADB, 2014)

Hình 2.5: Kết quả khảo sát QTCT của Việt Nam theo theo 5 nguyên tắc QTCT cơ bản
của OECD năm 2013 (Nguồn: ADB,2014)


×